Tuesday, July 30, 2019

Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hiện nay (07-2019) có 4 thôn là LƯƠNG, GIÁO, ĐINH và CAO ĐÌNH (CAO ĐƯỜNG). Những đơn vị hành chính thôn, làng, xã, tổng, huyện, tỉnh này đã trải qua nhiều thế kỷ và được thay đổi qua nhiều giai đoạn lịch sử dưới những triều đại và chế độ khác nhau...

Những đơn vị hành chính và tên gọi cũng đã được đề cập trong những bài viết đã đăng trước đây trên Blog KYDV.

- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)

Thôn CAO ĐÌNH xưa kia là Thôn CAO ĐƯỜNG thuộc Tổng THỤ PHÚC. Bài viết này sẽ tóm lược một số những THẦN SẮC và THẦN TÍCH của xã Tri Phương hiện nay gồm 2 phần TỔNG DŨNG VI và TỔNG THỤ PHÚC qua trích dẫn một số những tài liệu trên mạng hiện nay.

1- TỔNG DŨNG VI

Trong một số những tài liệu và bài viết đã được đăng trước đây. Blog KYDV đã trình bày về THẦN SẮC của thôn, xã Dũng Vi thuộc tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh dưới những triều đại phong kiến xưa.

Bản Thần sắc của làng bằng chữ Hán tên BẮC NINH TỈNH, TIÊN DU HUYỆN, DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 mang ký hiệu AD.a7/27 được lưu trữ trong mục Di Sản Hán Nôm của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm. Thần sắc này cũng đã được tác giả đồng hương Đinh Văn Diệm bút hiệu Lam Thy, Giáo sư Cử nhân Hán-Việt dẫn giải qua bài "Dũng Vi tổng các xã thần sắc‏ (Dẫn giải)" đăng trên Blog KYDV ngày Thứ Năm 24 tháng 10 năm 2013.

Thần sắc gồm 4 đạo sắc phong cho 2 thôn Đinh và thôn Khê Lương. Xem nguyên văn dưới đây:

5086/ 48. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕

- 1 bản viết, 14 tr., 32 x 22, chữ Hán.AD. A7/ 27.


Thần sắc 2 thôn, thuộc xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.


 1. Thôn Đinh
, xã Dũng Vi 勇 為:
6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家...大 王; Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu 第 一 高 家... 隍 太 后.


2. Thôn Khê Lương 溪 良
, xã Dũng Vi: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia, Đệ Nhị Cao Gia, Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家, 第 二 高 家, 第 三 高 家...大 王


Trong một bài viết khác mới đây "Đình thôn Lương cần sớm được tu bổ, tôn tạo 22/07/2019 08:15" của tác giả Minh Hường đăng trên trang mạng BacNinhOnline ngày 22/07/2019. Tác giả cho biết Đình còn giữ được 5 đạo sắc phong thời Nguyễn. Có thể đây chính là những sắc phong đã được trình bày ở phần trên. Xem trích đoạn dưới đây:

"...

Đình thôn Lương còn tồn tại tới ngày nay là do công sức giữ gìn, bảo vệ của nhân dân. Đình là công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật độc đáo, phong phú, điêu luyện của phong cách chạm khắc gỗ dân gian ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 17 còn lại ở Tiên Du. Những hình chạm khắc ở đây mang đề tài chủ yếu là rồng, hoa lá, mây lửa vẫn còn giữ nghiêm chỉnh trong cách bố cục, hình khối, đường nét. Ngoài những hình chạm khắc đứng trong vị trí kiến trúc, bổ trợ cho giá trị nội dung lịch sử cũng như nghệ thuật kiến trúc, đình còn giữ được nhiều cổ vật quý, tài liệu hiện vật vô cùng phong phú và đa dạng có giá trị nghiên cứu, giáo dục sâu sắc. Các hiện vật là đồ thờ: Loại chất liệu bằng gỗ, loại bằng đồng, bằng sành, sứ, gốm. Đồ thờ bằng gỗ ở đây đều được sơn son thếp vàng rực rỡ như: Án thờ, sập thờ, bát biểu, đèn gỗ, hạc gỗ, phỗng gỗ, mâm bồng gỗ, lọ cắm hoa, bình hương…

Các đồ thờ được chạm khắc đẹp và tài nghệ, có giá trị. Hương án và sập còn giữ nguyên được kiểu dáng ban đầu rất cổ xưa với những thân rồng uốn lượn đứng trên thân rùa (biểu tượng cho sự vững bền). Đáng chú ý là cây đèn bằng gỗ chạm khắc cầu kỳ tài nghệ. Chân đèn là một con vật đầu rồng, mình cá, đuôi tôm, nằm cuộn tròn ôm lấy cây trúc cao 1,5m. Đặc biệt bên dưới hương án, trên sập thờ còn một đôi phỗng gỗ, mình cởi trần trông lực lưỡng khỏe mạnh trong tư thế quỳ nghiêm trang, 2 tay khoanh về phía trước thành kính dâng hương, mặt ngoảnh vào trung tâm bàn thờ. Đình còn giữ được 5 đạo sắc phong thời Nguyễn.

..."

Một tài liệu khác có tựa "Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Hưng" cho biết "Đình Lương cũng được thống kê là có thờ phụng 4 vị nhân thần và 10 đạo sắc phong".

"...

Nằm trên vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, đình Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một ngôi đình cổ, một công trình bề thế với những nét son về nghệ thuật điêu khắc, trang trí kiến trúc đình làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII. Cùng với đó là hệ thống di vật, cổ vật phong phú, đa dạng niên đại thời Hậu Lê, Nguyễn còn khá nguyên vẹn, mang nhiều giá trị văn hóa, thẩm mỹ. Đồng thời đây cũng là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng, nơi gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của cư dân làng Lương thông qua hoạt động thờ cúng Thành hoàng, lễ hội và các hình thức diễn xướng dân gian đặc sắc. Với những giá trị tốt đẹp mang trên mình, đình Lương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm và xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990.

Đình Lương đã có một số tài liệu, văn bản đề cập tới một số giá trị của di tích. Tuy nhiên việc nghiên cứu, tìm hiểu toàn diện, sâu sắc thì chưa có một công trình nào.

Năm 1938, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc thống kê, kiểm kê các loại hình di tích trên cả nước, Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) có nhiệm vụ quản lí, thì đình Lương cũng được thống kê là có thờ phụng 4 vị nhân thần 10 đạo sắc phong. Trong làng Lương có quy định một số hương ước, tục lệ thành văn và bất thành văn về chăm lo bảo vệ đình làng.

..."

2- TỔNG THỤ PHÚC

Trong một luận văn khác có tựa "Nghiên cứu Thần Tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du tỉnh Bắc Ninh" - Tác giả Đào Thị Huệ (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm - 2016. Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Hà Nội, dài 57 trang). Trong Luận văn thống kê Thần tích và Thần sắc các thôn, xã thuộc tổng Thụ Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Luận văn cho biết số luợng Thần tích thực tế còn lưu giữ tại VNCHN (Viện Nghiên Cứu Hán Nôm) và tại địa phương là 1 Thần tích thuộc Làng Cao Đình (tên Nôm là Đường), 1 xã thuộc tổng Thụ Phúc (Xem trang 39/57, Xã Tri Phương).

Xem nguyên văn thống kê Thần tích và Thần sắc các thôn, xã thuộc tổng Thụ Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm dưới đây:

5491/ 453. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN THỤ PHÚC TỔNG CÁC XÃ THÔN THẦN TÍCH 北 寧 省 仙 遊 縣 受 福 總 各 社村 神 蹟

- 1 bản viết, 27 tr., 31 x 21, chữ Hán.

AE.A7/26


Thần tích 2 thôn, 1 xã thuộc tổng Thụ Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

1. Thôn Phúc Nghiêm
 福 嚴 , xã Trùng Quang 重 光: 8 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, về sự tích Tiệp Công 捷 公 (Đương Cảnh Thành Hoàng... Đại Vương 當 境 城 隍... 大 王) thời 12 Sứ quân.

2. Thôn Ngô Xá
 吳 舍 , xã Trùng Quang 重 光: 11 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, về sự tích Pháp Loa Phổ Huệ Đại Thánh Thiền Sư ở chùa bản thôn, có công phù giúp vua Trần đánh giặc, được phong Pháp Phổ Tuệ... Đại Vương 法 普 慧... 大 王 (Ông nguyên họ Ngô 吳 , được ban quốc tích là họ Trần 陳 
).

3. Xã Cao Đình
 高 亭: 8 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, về sự tích Đống Vinh 凍 榮 (Bản Cảnh Thành Hoàng Cao Sơn Đống Vinh... Đại Vương 本 境 城 隍 高 山 凍 榮... 大 王), Minh Công 明 公 (Bản Cảnh Thành Hoàng Cao Sơn Quý Minh... Đại Vương 本 境 城 隍 高 山 貴 明... 大 王), và Phúc Công 福 公 (Bản Cảnh Thành Hoàng Cao Sơn Phúc Hưng... Đại Vương 本 境 城 隍 高 山 福 興... 大 王) thời Lê.


----------

5090/ 52. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN THỤ PHÚC TỔNG CÁC XÃ THÔN THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 受 福 總 各 社村 神 敕

- 1 bản viết, 78 tr., 32 x 22, chữ Hán.AD. A7/ 31.

Thần sắc 2 thôn và 1 xã thuộc tổng Thụ Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

1. Thôn Phúc Nghiêm 
福 嚴, xã Trùng Quang 重 光: 46 tr., phong cấp vào các năm Đức Long (2 đạo), Dương Hòa (2 đạo), Phúc Thái (2 đạo), Vĩnh Thọ (1 đạo), Dương Đức (1 đạo), Chính Hòa (1 đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hưng (1 đạo).* Phong cho Nguyễn Lệnh Công... Đại Vương 阮 令 公...大 王.

2. Xã Thụ Phúc 受 福: 20 tr., phong cấp vào các năm Cảnh Hưng (2 đạo), Chiêu Thống (1 đạo), Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đông Hải... Đại Vương 東 海...大 王.

3. Thôn Thượng , xã Phù Lập 扶 立: 4 tr., phong cấp vào các năm Cảnh Hưng (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Bản Thuộc Uy Linh Đại Vương 本 屬 威 令 大 王.

4. Thôn Trung , xã Phù Lập: 8 tr., phong cấp vào các năm Cảnh Hưng (2 đạo), Cảnh Thịnh (2 đạo).* Phong cho Quý Minh Công Chúa 季 明 公 主; Kiếp Nam Đế Đê Vũ Linh ứng Đại Vương   帝 堤 靈 應 大 王.
 
----------

Tóm tắt:

Tổng DŨNG VI các xã thôn, theo liệt kê của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm có 4 đạo sắc phong. Theo tác giả Minh Hường có 5 đạo sắc phong. Theo tác giả Nguyễn Hưng có 10 đạo sắc phong.

Tổng THỤ PHÚC các xã thôn, theo liệt kê của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm có 23 đạo sắc phong và 3 thần tích. Theo tác giả Đào Thị Huệ có 1 thần tích.

Mong nhận được những ý kiến của quý đồng hương và bạn đọc.

Thung Lũng Hoa Vàng, Hoa Kỳ
Tháng 07-2019
Đinh Tất Thức


Xem tiếp bài: "Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi".

----------

Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức

Hà Nội - Thủ Đô Ngàn Năm Văn Hiến - Từ Góc Nhìn Flycam


Friday, July 26, 2019

Hình ảnh đồng hương: Ông Nguyễn Văn Huỳnh và gia đình

Dưới đây là ảnh gia đình và tư gia của ông Nguyễn Văn Huỳnh gởi KYDV ngày 25/07/2019.
 
Ông Nguyễn Văn Huỳnh và gia đình hiện đang sinh sống ti thành ph Adelaide, tiu bang Nam Úc, Úc Châu (Australia).

Liên lạc:
Điện thoại di động: 0011 61404 071 331


 


Cách làm ỐC XÀO THƠM giòn thơm xuất sắc | MÓN NGON MỖI NGÀY


Wednesday, July 24, 2019

Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)

Trong bài viết trước "Những tên gọi của làng Dũng Vi" đăng trên Blog KYDV ngày Thứ Hai 22 tháng 07 năm 2019. Tôi đã trình bày một số tài liệu tham khảo về tên gọi các thôn làng Dũng Vi xưa và nay.

Như vậy, chúng ta đã xác thực được những tên gọi này, như VE, PHÚC LAI VI, DŨNG VY và TRI PHƯƠNG cùng những tên gọi các thôn trong làng như VE ĐINH, VE LƯƠNG và VE CHỢ (VE GIÁO) hoặc THÔN NGOÀI (THÔN GIÁO), THÔN TRONG (THÔN LƯƠNG)... qua tham khảo, đối chiếu những tài liệu.

Vị trí, địa điểm của làng thì chúng ta đã có thể căn cứ trên tài liệu và bản đồ. Hãy thử phỏng đoán thời gian tính của những tên gọi này. Tổng kết có 4 tên gọi:


1-VE (Tên khởi thủy, khoảng Thế kỷ thứ ?)
2-PHÚC LAI VI (Tên vua ban tặng, khoảng Thế kỷ 10)
3-DŨNG VI (Tên hành chính, khoảng sau Thế kỷ thứ 10)
4-TRI PHƯƠNG (Tên hành chính, khoảng Thế kỷ thứ 19)

1-VE (Tên khởi thủy, khoảng Thế kỷ thứ ?)

Theo như lý giải phóng đoán của tác giả đồng hương Đinh Văn Đích bút hiệu Đinh Bằng (Giáo sư, Cử nhân Sử-Địa) trong bài LÀNG TÔI viết vào tháng 05-2000. VE là tên gọi từ khi mới khai hoang lập làng. Dưới đây là trích đoạn bài viết:

"I - Ve

Tại sao Ve ? Thử đưa ra một cách giải thích nguồn gốc danh xưng này.

Thuở xa xưa, khi đường xá còn trong tình trạng sơ khai, Ve là một vùng sâu, vùng xa (ve kêu vượn hót) hẻo lánh, nằm lọt thỏm giữa cánh đồng khá rộng lớn, có vị trí tự nhiên trải dài từ chân núi Chè ở phía Bắc qua Đồng Lạng, Ve... đến Trung Mầu, Phù Đổng ở phía Nam. Phía Đông là Cao Đình, Đền Xộp và phía Tây giáp Đại Vy... chợ Giầu bên quốc lộ 1. Nếu kẻ một trục thẳng đứng (tung) hướng Bắc-Nam từ núi Chè xuống Phù Đổng và hướng Đông-Tây từ Cao Đình đến quốc lộ 1 (hoành) thì Ve nằm ở vùng giữa hai trục. Nói một cách hình tượng. Ve là cái túi, cái rốn của vùng này.

Khi tổ tiên chúng ta tới đây lập nghiệp khung cảnh còn hoang sơ, cây cối rậm rịt. Nơi đây qui tụ nhiều muông chim hoang dã, trong đó có giống ve sầu, một loài sâu có cánh chuyên sống trên các ngọn cây cao hoặc bụi rậm. Hàng năm, cứ vào đầu mùa Hè, chúng cất cao “tiếng gọi tình thương” mở đầu thời kỳ “vui vẻ” để duy trì nòi giống. Cuộc tình ầm ĩ này vốn kéo dài đến ngày nay, dầu chỉ là rơi rớt, dư âm của một thời vang bóng.

Phải chăng tiếng ve-ve inh ỏi suốt mùa Hè đã khiến cha ông chúng ta, vốn đơn sơ chất phác lấy nó đặt tên cho nơi mình sinh sống là xóm Ve, làng Ve ?

Đây chỉ là giả thiết. Mong các bạn và các bậc cao tuổi tại quê nhà tìm hiểu, xác minh."

2-PHÚC LAI VI - 福 來 為 (Tên vua ban tặng, khoảng Thế kỷ 10)

Căn cứ trên thời gian tính của sự kiện "Chiến thắng Như Nguyệt" của danh tướng Lý Thường Kiệt tại sông Cầu vào năm 1076 (Thế Kỷ 10)...

Trích "Xứ Dũng Quê Tôi" của tác giả Đinh Văn Diệm bút hiệu Lam Thy (Giáo sư, Cử nhân Hán-Việt) đăng trên Blog KYDV ngày Thứ Bảy 19 tháng Một năm 2013.

"...Phía Nam làng cũng có một nhánh sông ôm sát lũy tre làng, gọi Ngòi Cầu Cung, hợp lưu với Ngưu Giang ngay tại xóm Gạ. Qua Ngòi Cầu Cung thì tới Đền Vua và Mả Ngụ. Nghe đồn từ xa xưa, Triều đình phong kiến có lập tại đây một trường tập bắn cung gọi là Mả Ngụ và xây dựng một ngôi đền (Đền Vua) để nếu nhà vua có về ngự thi xạ tiễn thì có nơi để nghỉ ngơi. Theo suy nghĩ của tôi thì có lẽ trường tập bắn tên là Mã Ngự (ngựa của vua hoặc có thể hiểu theo nghĩa: Mã là ngựa, Ngự là vua ngự lãm - Mã Ngự là vua cỡi ngựa bắn cung hoặc xem bắn cung - ở đây tôi giải thích chữ Mã Ngự theo cách giải thích những chữ sau: Ngự thiện = Vua ăn cơm - Ngự triều = Vua họp triều đình - Ngự xạ = Vua bắn cung - Ngự tiễn = mũi tên vàng của vua v.v...), rồi theo dòng thời gian, dân chúng đọc trại đi (luật biến âm của từ nguyên) thành Mả Ngụ chăng ? Tôi đã hỏi các vị cao niên, nhưng không ai rõ nguồn gốc chữ Mả Ngụ và cũng chẳng thấy có ngôi mộ nào tại trường tập bắn cả. Còn một điểm nữa, cổng làng phía Nam của làng tôi gọi là cổng Cầu Cung (nơi ghi dấu một cái Cung đường để nhà vua cầu phúc, hoặc có thể hiểu là nơi cầu cho cung tên được bách phát bách trúng). Trên cổng Cầu Cung còn có 3 đại tự: PHÚC LAI VI (phúc lại vi hành đến hoặc phúc đến với làng Dũng Vy). Tổng hợp cả 3 địa danh CẦU CUNG - ĐỀN VUA - MẢ NGỤ, chứng tỏ có ghi dấu ấn các Hoàng đế phong kiến ở nơi đây mà 3 đại tự PHÚC LAI VI có thể là do vua ban hoặc sắc phong cho làng..."

Đây là ý kiến của tác giả đồng hương Đinh Văn Diệm bút hiệu Lam Thy viết trong lời "KHAI TỪ - ĐINH TỘC THẾ PHỔ ( 丁 族 世 譜 )".

"...
Theo những tài liệu do các cụ thu thập được để làm cuốn GIA PHẢ HỌ ĐINH đầu tiên, thì khởi thủy từ Tiên tổ duy nhất họ Đinh (không nhớ được tên) đến khai hoang lập ấp tại bãi đất hoang ở vào khoảng giữa dãy núi hình cánh cung ở phía bắc với sông Đuống (Thiên Đức giang) ở phía Nam. Dãy núi phía bắc gồm: Trà sơn (núi Chè), Cổ Miễu, Vĩnh Phú, Bát Vạn, Phật Tích, Long Khám (Long Giáng). Nhờ dãy núi hình cánh cung, trên có sông Cầu dưới có sông Đuống, danh tướng Lý Thường Kiệt – một danh tướng văn võ toàn tài đời Lý Thánh Tông – đã lập phòng tuyến sông Cầu (vào năm 1076) để chống lại quân nhà Tống (Trung Quốc). Lý Thường Kiệt đã từng cầm quân đánh cả sang Tàu chiếm được Châu Ung, Châu Liêm, với câu nói bất hủ “Muốn phòng thủ chắc chắn, hãy tấn công vào hang ổ địch”. 

Vì có được Thiên thời + Địa lợi + Nhân hòa như vậy, nên tên làng đầu tiên được đặt là PHÚC LAI VI (khắc trên cổng Cầu Cung, mãi tới sau 1954 mới bị phá bỏ). PHÚC ( 福  ) là sự tốt lành, LAI ( 來 ) là tới, VI ( 為 ) là hành động, PHÚC LAI VI là hành động đem tới sự tốt lành, hạnh phúc. Đó là một hành động dũng cảm, và vì thế mới chính thức đặt lại tên làng là DŨNG VY ( 勇 為  )....


(Trích đoạn lời "KHAI TỪ - ĐINH TỘC THẾ PHỔ ( 丁 族 世 譜 )" của tác giả Lam Thy Đinh Văn Diệm.)


3-DŨNG VY - 勇 為 (Tên hành chính, khoảng sau Thế kỷ thứ 10)

Căn cứ trên thời gian tính sau sự kiện "Chiến thắng Như Nguyệt" của danh tướng Lý Thường Kiệt tại sông Cầu vào năm 1076 (Thế Kỷ 10).

"...
Vì có được Thiên thời + Địa lợi + Nhân hòa như vậy, nên tên làng đầu tiên được đặt là PHÚC LAI VI (khắc trên cổng Cầu Cung, mãi tới sau 1954 mới bị phá bỏ). PHÚC ( 福  ) là sự tốt lành, LAI ( 來 ) là tới, VI ( 為 ) là hành động, PHÚC LAI VI là hành động đem tới sự tốt lành, hạnh phúc. Đó là một hành động dũng cảm, và vì thế mới chính thức đặt lại tên làng là DŨNG VY ( 勇 為  )....

(Trích đoạn lời "KHAI TỪ - ĐINH TỘC THẾ PHỔ ( 丁 族 世 譜 )" của tác giả Lam Thy Đinh Văn Diệm.)"

Đây là tên hành chính dưới những triều đại phong kiến được ghi trên Thần sắc của xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Trích "Dũng Vi tổng các xã thần sắc‏ (Dẫn giải)" của tác giả Đinh Văn Diệm bút hiệu Lam Thy đăng trên Blog KYDV ngày Thứ Năm 24 tháng 10 năm 2013.

"Trong kho thư tịch di sản Hán-Nôm. Địa danh Dũng Vi đã được ghi chép trên "Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc", mang ký hiệu AD.a7/27 của Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm vào khoảng Thế kỷ 17 dưới triều vua Quang Trung và Cảnh Thịnh...

 

BẮC NINH TỈNH, TIÊN DU HUYỆN, DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 (Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm)". 

4-TRI PHƯƠNG (Tên hành chính, khoảng Thế kỷ thứ 19)

Đây là tên hành chính của xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh dưới giai đoạn của chính quyền Cộng sản từ khoảng năm 1954 đến hiện nay (2019).

Xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hiện nay (07-2019) có 4 thôn là Lương, Giáo, Đinh và Cao Đình (Cao Đường).

Mong đón nhận những ý kiến của quý đồng hương và bạn đọc.

Thung Lũng Hoa Vàng, Hoa Kỳ
Tháng 07-2019
Đinh Tất Thức
----------

Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức

Tuesday, July 23, 2019

Thôn Lương, Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh. - June 19, 2019


Đình thôn Lương cần sớm được tu bổ, tôn tạo

Đình thôn Lương cần sớm được tu bổ, tôn tạo

22/07/2019 08:15
 
Trải bao biến thiên của lịch sử, đình thôn Lương, xã Tri Phương (Tiên Du) vẫn sừng sững uy nghi, trầm mặc trên nền đất cũ. Đình được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1990. Hơn 300 năm nay, đình là nơi gắn kết sinh hoạt cộng đồng, nhân dân trong thôn vẫn hàng ngày bảo vệ, gìn giữ song đến nay đã xuống cấp cần sớm được trùng tu, tôn tạo.
 

Cột bên ngoài cửa vào đình bị nghiêng.

Thôn Lương hiện có hơn 3.000 nhân khẩu, hơn 1.000 hộ, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp. Cũng như bao làng, xã khác, đình thôn Lương là nơi thờ các vị tiên thánh, nhân thần có công với đất nước là nơi hội họp, bàn bạc, quyết định mọi việc chung của dân làng. Đình được xây dựng năm Canh Thìn 1700 đời vua Lê Hy Tông. Theo lời kể của các cụ, 4 giáp trong làng cùng chung lưng đấu cật góp công sức tiền của để xây dựng công trình văn hóa bằng tài nghệ của mình.
 
Đình thờ bà Nguyên Phi Ỷ Lan vợ vua Lý Thánh Tông sinh ra vua Lý Nhân Tông. Bà có nhiều công lớn cùng với chồng con giữ gìn đất nước, củng cố, xây dựng vương triều Lý vào những giai đoạn rực rỡ nhất của thế kỉ XI. Đình còn thờ 3 anh em họ Cao: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, có nhiều công lao giúp vua đánh giặc, bảo vệ đất nước, được các triều vua phong lên bậc “Trung đẳng thần” hộ quốc an dân, còn ghi rõ trong sắc phong lưu lại ở đình Lương. Tại đây dân làng vẫn quanh năm đèn nhang, hương khói, “xuân thu nhị kỳ” có hai tiết lệ chính trong một năm đó là ngày 1 tháng 2 âm lịch và ngày 15 tháng 8 âm lịch, là ngày kỷ niệm và tưởng nhớ tới ngày sinh và ngày hóa của các nhân hiền được thờ ở đình làng. Những ngày này dân làng quy tụ đông nhất thể hiện lòng tôn kính đối với các vị tiên hiền.

Xưa kia việc tế lễ và rước sách được tổ chức một cách long trọng, nghiêm trang và vui nhộn với các ban nhạc, cờ quạt, tàn lọng, bát biểu, kiệu rước… cùng màu cờ sắc áo âm thanh của nhạc khí, sự tham gia của già, trẻ, trai, gái. Đám rước trở thành lực lượng biểu dương lòng ngưỡng mộ của cả làng đối với đức thánh cuốn hút rất nhiều người xem. Ngày nay, dù không tổ chức tế lễ, rước sách cầu kì, tốn kém như xưa, song việc thờ cúng, hành lễ vẫn được dân làng tổ chức rất trang nghiêm thành kính, nhất là lễ hội ngày 1 tháng 2 âm lịch.

Đình thôn Lương còn tồn tại tới ngày nay là do công sức giữ gìn, bảo vệ của nhân dân. Đình là công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật độc đáo, phong phú, điêu luyện của phong cách chạm khắc gỗ dân gian ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 17 còn lại ở Tiên Du. Những hình chạm khắc ở đây mang đề tài chủ yếu là rồng, hoa lá, mây lửa vẫn còn giữ nghiêm chỉnh trong cách bố cục, hình khối, đường nét. Ngoài những hình chạm khắc đứng trong vị trí kiến trúc, bổ trợ cho giá trị nội dung lịch sử cũng như nghệ thuật kiến trúc, đình còn giữ được nhiều cổ vật quý, tài liệu hiện vật vô cùng phong phú và đa dạng có giá trị nghiên cứu, giáo dục sâu sắc. Các hiện vật là đồ thờ: Loại chất liệu bằng gỗ, loại bằng đồng, bằng sành, sứ, gốm. Đồ thờ bằng gỗ ở đây đều được sơn son thếp vàng rực rỡ như: Án thờ, sập thờ, bát biểu, đèn gỗ, hạc gỗ, phỗng gỗ, mâm bồng gỗ, lọ cắm hoa, bình hương… Các đồ thờ được chạm khắc đẹp và tài nghệ, có giá trị. Hương án và sập còn giữ nguyên được kiểu dáng ban đầu rất cổ xưa với những thân rồng uốn lượn đứng trên thân rùa (biểu tượng cho sự vững bền). Đáng chú ý là cây đèn bằng gỗ chạm khắc cầu kỳ tài nghệ. Chân đèn là một con vật đầu rồng, mình cá, đuôi tôm, nằm cuộn tròn ôm lấy cây trúc cao 1,5m. Đặc biệt bên dưới hương án, trên sập thờ còn một đôi phỗng gỗ, mình cởi trần trông lực lưỡng khỏe mạnh trong tư thế quỳ nghiêm trang, 2 tay khoanh về phía trước thành kính dâng hương, mặt ngoảnh vào trung tâm bàn thờ. Đình còn giữ được 5 đạo sắc phong thời Nguyễn.

Ông Nguyễn Văn Tuẩn, Trưởng Ban khánh tiết thôn Lương cho biết: Năm 2009 do các cột đình bị rỗng đã được bơm keo tu bổ nên vẫn giữ nguyên được kiểu dáng ban đầu, tuy nhiên hiện nay một số dui mè, cột, hoành đang bị hư nát, đứng bên ngoài quan sát, mái đình đang nghiêng về hướng Đông khoảng 20 độ. Địa phương có kế hoạch cùng với kinh phí của tỉnh và sự đóng góp của nhân dân sẽ tu bổ, tôn tạo để bảo vệ tốt hơn cho ngôi đình.
 
Minh Hường
 

Monday, July 22, 2019

Những tên gọi của làng Dũng Vi

Xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hiện nay (07-2019) có 4 thôn là Lương, Giáo, Đinh và Cao Đình. Trước năm 1954 gọi là làng Dũng Vi.

Vài năm trước đây. Có một người làng Dũng Vi (thôn Lương) hỏi tôi: "Anh có phải người ở VE không ?". Tôi hiểu đại ý là anh ấy muốn hỏi tôi có phải là người làng Dũng Vi không ?...

Ngày nay, chúng ta ít tìm thấy trên những trang mạng hoặc sách báo, tài liệu viết về địa danh VE. VE chính là tên gọi của làng DŨNG VI từ nhiều thế kỷ trước...

Chợ VE chụp năm 2006 - Photo Đinh Quang Thành

Những tên gọi như: làng VE, xóm VE, cầu VE, chợ VE hay đơn giản chỉ gọi là VE cũng đã được các tác giả đồng hương Dũng Vi như ông Đinh Văn Đích (bút hiệu Đinh Bằng, Giáo sư, Cử nhân Sử-Địa), ông Đinh Văn Diệm (bút hiệu Lam Thy, Giáo sư, Cử nhân Hán-Việt) vv... kể đến trong những bài viết đã đăng trên Blog KYDV (Xem bài LÀNG TÔI - Tác giả Đinh Văn Đích tháng 5/2000 đăng trên tập KYDV Số 1, trang 34 và trên Blog KYDV ngày 02/02/2013).

Những tên gọi này không biết đã có từ bao giờ, có lẽ đã khá cổ vì được nhắc lại vào khoảng thời điểm của Tổng Dũng Vi dưới những triều đại phong kiến Thế kỷ 17 hoặc xa xưa hơn nữa ...

Nhân dịp đọc qua luận văn "Nghiên cứu Thần Tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du tỉnh Bắc Ninh" - Tác giả Đào Thị Huệ (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm - 2016. Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Hà Nội, dài 57 trang). Luận văn được đánh giá qua kết quả thu được là có những đóng góp hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa hai huyện Từ Sơn và Tiên Du nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.

Trong luận văn ghi chép chi tiết rõ về tên gọi các thôn làng Dũng Vi đã được sử dụng trong quá khứ và hiện tại. Cạnh những tên gọi hiện nay, luận văn còn cho biết thêm về tên Nôm, tên cũ của các thôn làng...

Dưới đây là những tên gọi của các thôn làng ghi trong luận văn (trang 39/57):

Làng Đinh (tên Nôm là Ve Đinh)     
1 thôn xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi

Làng Cao Đình (tên Nôm là Đường)   
1 xã thuộc Tổng Thụ Phúc

Làng Dũng Vi Giáo (tên Nôm là Ve Chợ) 
1 thôn xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi

Làng Lương (Ve Lương)
1 thôn xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi

Tất cả tên Nôm các thôn làng thuộc xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi đều được gọi bắt đầu bằng VE (Ve Đinh, Ve Chợ, Ve Lương), ngoại trừ thôn làng Cao Đình (tên Nôm là Đường) thuộc tổng Thụ Phúc.


GOOGLE MAPS 07.2019 - Photo KYDV

Trên một số trang mạng và bản đồ hiện nay (07-2019), ngoài 4 tên thôn kể trên (Lương, Giáo, Đinh và Cao Đình) còn có thêm tên thôn Cao Đường cũng thuộc xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Người xem có thể nhầm lẫn thôn Cao Đình và thôn Cao Đường là 2 thôn với tên gọi riêng biệt nằm kề nhau (xem ảnh trên). Luận văn nghiên cứu này cũng cho biết rằng tên thôn Cao Đường chính là tên Nôm hay tên cũ của thôn Cao Đình hiện nay vậy...

Mong đón nhận những ý kiến của quý đồng hương và bạn đọc.

Thung Lũng Hoa Vàng, Hoa Kỳ
Tháng 07-2019
Đinh Tất Thức

(Còn tiếp)
----------

Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức

Thursday, July 18, 2019

Khám phá Nhà máy Điện Mặt Trời HIỆN ĐẠI NHẤT Việt Nam - KHÔNG THUA GÌ TH...


Hài Kịch "Chung Một Mái Nhà" | PBN 91 | Chí Tài, Hương Thủy, Bé Tí, Uyên Chi


Phát âm cho đúng - Ông Nguyễn Văn Huỳnh

Dưới đây là nguyên văn bài viết "Phát âm cho đúng" dưới dạng WORD file của Ông Nguyễn Văn Huỳnh gởi đăng từ Úc châu.

HUYNH NGUYEN <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Wed 7/17/2019 9:20 PM
You

KTphàtâm.Doc
138 KB

Chú Thức thân mến,

Anh Huỳnh gửi chú bài "Phát âm cho đúng", nhờ chú đưa lên KYDV, hy vọng đồng hương đọc và thấy được việc phát âm đúng là cần thiết (nếu phát âm sai thì xấu hổ lắm!")
 
Chào chú và chúc bình an.
 
Mong được quý đồng hương cho biết ý kiến.
 


 (Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài)

Album kỷ niệm 5 năm thành lập Xứ đoàn Maria Goretti - Gx. Dũng Vi


Monday, July 15, 2019

Phục vụ cộng đồng người Việt ở Nam Philly với niềm tin và công việc - Bethany Welch

Lời giới thiệu

Blog KYDV mới nhận được bài viết bằng Anh ngữ với tựa đề: “Serving South Philly’s Vietnamese community with faith and works” trong mục People của tác giả Bethany Welch đăng trên trang mạng Generocity do ông Nguyễn Văn Huỳnh từ Úc châu gởi ngày 13/07/2019.

Bài viết kể sơ nét về sinh hoạt, đời sống của ông Đinh Văn Chính hiện đang sinh sống tại thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania miền đông-bắc Hoa Kỳ. Theo như phần ghi chú trong thư cho biết ông là một đồng hương gốc Dũng Vi, Trích: "N.B. : Đinh Văn Chính là con Ông Bà Đinh Văn Sách thuộc Làng Dũng Vy, Bắc Ninh." (Quý vị có thể xem thêm về Gia phả ĐINH TỘC THẾ PHỔ - Lam Thy Đinh Văn Diệm, phần IV.B. & IV.B9).

Để thuận tiện cho bạn đọc Việt. Dưới đây là phần chuyển dịch bài viết từ Anh ngữ sang Việt ngữ sử dụng phương tiện Google Translation.

Quý vị cũng có thể xem nguyên bản Anh ngữ tại trang mạng Generocity qua đường dẫn này
Serving South Philly’s Vietnamese community with faith and works.

Ngày 15 tháng 07 năm 2019
Blog KYDV

-----------

(Phần chuyển ngữ của Google Translation)

Ngày 19 tháng 6 năm 2019 3:58 chiều
Bởi Bethany Welch / GUEST

Phục vụ cộng đồng người Nam Philly miền Nam với niềm tin và công việc
(* Phục vụ cộng đồng người Việt ở Nam Philly với niềm tin và công việc.)

Generocity yêu cầu các nhà lãnh đạo phi lợi nhuận có trung tâm làm việc nhập cư viết về các nhà lãnh đạo nhập cư mà họ biết hoặc họ làm việc với ai. Tại đây, giám đốc điều hành của Trung tâm Aquinas hồ sơ Chinh V. Dinh.

Chinh V. Dinh.
(Ảnh của Bethany Welch)

Câu chuyện này là một phần của tháng "Lãnh đạo nhập cư" của Lịch biên tập tổng hợp.

Đây là một bài khách của Bethany Welch, giám đốc điều hành của Trung tâm Aquinas ở Nam Philadelphia.

Có những tuần tôi thấy ông Chinh V. Dinh với tần suất nhiều hơn bất kỳ ai khác trong đời.

Chúng tôi thường tình cờ gặp nhau trước Thánh lễ hàng ngày tại Cộng đồng Công giáo St. Thomas Aquinas nơi phụng vụ được cử hành bên cạnh nhà thờ trong một tòa nhà liền kề. Kể từ khi nghỉ hưu, ông Dinh phục vụ với tư cách là một giáo sĩ, nghĩa là ông chuẩn bị nhà nguyện nhỏ cho bí tích Thánh Thể. Ông đếm các máy chủ, đảm bảo rằng các bài đọc đã sẵn sàng cho cả ngày, và dọn dẹp.

Vào cuối ngày, tôi có khả năng nhìn thấy anh ta bên ngoài Trường Truyền giáo Độc lập St. Thomas Aquinas đang chờ đón cháu trai của mình. Đến tối, ông Dinh đến vào khoảng 7 giờ tối cho lớp học tiếng Anh tại Trung tâm Aquinas, hoặc cho một cuộc họp lãnh đạo giáo xứ.

Khi tôi ngồi xuống hỏi ông Dinh về cuộc sống của ông trước bối cảnh tôi biết ông, ông mô tả đến Hoa Kỳ sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975. "Tôi là một sĩ quan cấp dưới với tư cách là Thiếu úy (LTJG) trong Hải quân Việt Nam," anh nói, "khi tôi rời Việt Nam sau khi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ."

Đầu tiên anh hạ cánh tại một trại tị nạn gần Harrisburg. Sau bốn tháng ở đó, anh được giáo xứ St. Alphonsus bảo trợ và tái định cư gần Bethlehem Pike.

Năm 1977, ông Dinh bắt đầu học đại học tại Đại học Iowa và sau đó chuyển sang bang Pennsylvania. Anh tốt nghiệp bằng kỹ sư cơ khí và bắt đầu làm việc cho Hải quân Hoa Kỳ, nơi anh ở lại cho toàn bộ sự nghiệp của mình, lên đường đến Hải quân ở Nam Philadelphia trong 34 năm.

Ông Dinh bị tách khỏi vợ và con trai nhỏ trong vài năm đầu ở Mỹ.

Cuối cùng anh ấy đã có thể tài trợ cho họ, và họ đã đến vào năm 1984 sau khi anh ấy sống ở South Philadelphia với bạn bè. Sau đó, ông đã mua một ngôi nhà và bỏ rễ trong khu phố, bao gồm việc trở thành giáo dân tại St. Thomas Aquinas. Năm 1986, Chinh và vợ là Quy, cùng với con trai Giang, chào đón Christopher, con trai thứ hai của họ sinh ra ở Philadelphia.

Cho đến thời điểm đó, ông Dinh tự mô tả mình là người tập trung vào việc học tiếng Anh và xây dựng cuộc sống cho gia đình.

Tuy nhiên, vào năm 1988, một cái gì đó mới bắt đầu mở ra. Mục sư Joseph Dinh C. Huynh (không có quan hệ và hiện đã qua đời) được cài đặt làm linh mục giáo phận tại St. Thomas Aquinas để đồng hành và phục vụ cộng đồng tị nạn Việt Nam đang phát triển trong khu phố.

Chinh mô tả, với một nụ cười, rằng nó giống như "bị bắt cóc". Cuộc sống của anh ta sẽ không bao giờ giống như vậy. Cha Joseph hỏi anh có biết bất kỳ người Công giáo Việt Nam nào khác không và cùng nhau, họ bắt đầu xây dựng một cộng đồng những người thờ phượng. Họ bắt đầu nhỏ với 15-20 người gặp nhau trong một nhà nguyện nhỏ vào các buổi chiều Chủ nhật và tăng lên 300 người trong vòng vài năm.

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều người tị nạn cho thấy nhu cầu về các nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ. Cha Joseph và ông Dinh không chỉ tập trung vào tâm linh và đức tin, họ đã đáp lại bằng sự hỗ trợ về vật chất và giáo dục bằng cách bắt đầu Trung tâm Dịch vụ Xã hội Châu Á trong một ngôi nhà liền kề với khuôn viên giáo xứ lớn.

Vị trí này đã trở thành một điểm nhập cảnh quan trọng cho các gia đình. Ông Dinh là tình nguyện viên chính, trong nhiều năm, cho các lớp học tiếng Anh và xóa mù chữ cơ bản. Sau đó, ông đã chuyển những kỹ năng và sự nhiệt tình đó đến Trung tâm Aquinas, được thành lập vào năm 2013 tại tu viện cũ của giáo xứ.

Khi được hỏi anh thích gì nhất khi trở thành một phần của cộng đồng, anh nhanh chóng mỉm cười và nói rằng đó là một người làm việc với những người khác, từ tất cả các nền tảng khác nhau.

Với gần 1.400 người tham dự sáu Thánh lễ bằng bốn ngôn ngữ trong các ngày thứ Bảy và Chủ nhật, có rất nhiều dự án, chương trình, sự kiện, lớp học và ủy ban để điều hướng và đàm phán. Ông chỉ ra sự khác biệt về văn hóa giữa các nhóm đa dạng này là thách thức lớn nhất để thực hiện công việc có ý nghĩa.

Khi được hỏi ông tự hào nhất về điều gì, khi nhìn lại cuộc đời mình, ông Dinh mô tả cách ông "đã thay đổi" thành công trong quá trình phục vụ. Ông mô tả là một người Công giáo thường xuyên đi lễ vào Chủ nhật tới một người hoàn toàn đắm chìm trong cuộc sống của cộng đồng, thông qua đức tin và dịch vụ thực hành.

"Tôi đã tham gia và sau đó tôi thấy mình luôn luôn giúp đỡ," anh ấy nói. Và thực sự, anh thường là một trong những người đầu tiên đến và là người cuối cùng về nhà.

Chinh là chất keo trung thành đan xen rất nhiều nền tảng - và tương lai - của một cộng đồng như St. Thomas Aquinas.

----------

(*) Ghi chú của Blog KYDV:
 
Blog KYDV đã hiệu đính tựa bài viết của Google Translation "Phục vụ cộng đồng người Nam Philly miền Nam với niềm tin và công việc" thành "Phục vụ cộng đồng người Việt ở Nam Philly với niềm tin và công việc".
 
Philly là biệt danh của thành phố Philadelphia.

Bài viết liên quan đăng trên trang mạng Việt ngữ SBTN ngày 20/06/2019
"Người đàn ông phục vụ cộng đồng người Việt Công Giáo tại thành phố Nam Philadelphia"
 

Friday, July 5, 2019

Du lịch Bắc Ninh “bắt tay” với nông nghiệp công nghệ cao

Du lịch Bắc Ninh “bắt tay” với nông nghiệp công nghệ cao

05/07/2019 08:41
 
Về Bắc Ninh bây giờ, du khách không chỉ được thưởng thức những làn điệu Dân ca Quan họ ngọt ngào tình nghĩa, tham quan những ngôi chùa, mái đình thâm nghiêm cổ kính cùng hàng trăm di tích giàu giá trị lịch sử, văn hóa mà còn được trực tiếp khám phá công nghệ sản xuất nông sản sạch, an toàn bằng ứng dụng công nghệ cao (CNC)... Những nông trại vật nuôi, cây trái, vườn hoa được ươm trồng từ hệ thống cảm biến sensor và máy móc hiện đại sẽ là một sản phẩm du lịch mới mẻ, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm bất ngờ, thú vị…
 
Phát triển loại hình du lịch gắn với nông nghiệp CNC không chỉ là hướng đi mới, hứa hẹn mở ra một sản phẩm du lịch hấp dẫn, tăng tính trải nghiệm cho du khách khi về Bắc Ninh mà còn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp quảng bá, tiêu thụ nông sản sạch, an toàn. Mới đây, ngành du lịch Bắc Ninh vừa tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn và thuyết minh viên của tỉnh đến tham quan, khảo sát trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC -  Delco Farm tại xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành. Đầu năm 2017, Delco Farm được triển khai bởi Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delco. Mô hình được đầu tư bài bản trên quy mô diện tích hơn 6 ha, trong đó 2 ha mặt nước nuôi thả cá, khu chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô 50.000 con, 7.000 m2 nhà kính trồng dưa lưới gốc Nhật Bản; 1.000 m2 nhà kính trồng các loại rau thủy canh. Tất cả nông sản của Delco Farm như trứng gà, dưa lưới, rau muống, xà lách, rau cần, cải ngọt… đều có mã truy xuất nguồn gốc (QR code), người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra xuất xứ và biết rõ chi tiết quy trình sản xuất. 
 

Du khách có cơ hội trải nghiệm công nghệ nuôi trồng, chăm sóc nông sản sạch từ ứng dụng công nghệ cao.

Tham quan thực tế, chúng tôi được biết toàn bộ quy trình sản xuất, nuôi trồng ở Delco Farm được kiểm soát tự động, lắp đặt cảm biến kết nối qua phần mềm để đo đạc thông số của đất, môi trường, không khí từ đó tự động đề xuất, cho phép kiểm soát, điều chỉnh chính xác lượng nước, dinh dưỡng phù hợp với cây trồng, vật nuôi qua máy tính hoặc smartphone. Từng quả dưa lưới Delco được theo dõi sát quá trình sinh trưởng và còn được mát-xa bằng tay trong giai đoạn tạo lưới. “Những cô gà hạnh phúc” của Delco được sống trong điều kiện môi trường tối ưu nhất với hệ thống không khí tươi, sạch; nhiệt độ, độ ẩm luôn duy trì ở ngưỡng cho phép; nguồn nước và thức ăn cho gà được kiểm soát kỹ, đạt chứng nhận an toàn cùng với dây chuyền cho ăn, uống nước, pha vaccine đều tự động, thậm chí gà còn được nghe nhạc xả stress để bảo đảm luôn trong tình trạng khỏe mạnh và cho ra đời những quả trứng dinh dưỡng an toàn nhất… Ông Lê Khánh Mạnh, Giám đốc Delco Farm cho biết: Điều chúng tôi mong muốn nhất là làm sao thay đổi nhận thức của người dân về nông sản sạch, từ đó truyền cảm hứng sản xuất, tiêu dùng nông sản an toàn, chất lượng… Mới đi vào hoạt động chưa đầy 3 năm nên Delco Farm đang tập trung cho khâu sản xuất, bảo đảm mỗi quả trứng, cây rau đưa tới người tiêu dùng phải thực sự sạch và có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất. Vì vậy, khâu tiếp thị, quảng cáo hay làm du lịch chúng tôi sẽ nghiên cứu và xúc tiến vào thời điểm phù hợp. Tuy vậy, hầu như tuần nào, chúng tôi cũng được tiếp đón các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập, nhận chuyển giao công nghệ. Đại sứ quán Israel tại Việt Nam khi đến đây đã rất ngạc nhiên bởi toàn bộ phần mềm vận hành hệ thống sản xuất tự động của Delco Farm đều là nội địa. 

Sau một ngày với nông nghiệp CNC tại Delco Farm, được giới thiệu quy trình sản xuất nông sản hiện đại, tham gia các hoạt động trải nghiệm canh tác trồng dưa lưới trong nhà màng, thưởng thức và mua sản phẩm trứng, rau sạch… Đại diện một số đơn vị kinh doanh lữ hành tin tưởng mô hình nông nghiệp CNC sẽ trở thành một sản phẩm du lịch mới triển vọng của Bắc Ninh, giúp việc thiết kế tour, tuyến cho khách đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn. Chính khách du lịch sẽ là một kênh quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ nông sản bền vững. Song để có thể phát triển du lịch, Delco Farm cần đầu tư thêm về cơ sở vật chất, tạo cảnh quan môi trường, gia tăng hoạt động trải nghiệm cho du khách… 
 

BCH Hiệp hội du lịch tỉnh Bắc Ninh và một số doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn, thuyết minh viên đến tham quan khảo sát tại Delco Farm.

Được biết ở Bắc Ninh, ngoài Delco Farm, ngày càng có nhiều mô hình nông nghiệp CNC đang khẳng định uy tín như mô hình trồng rau tía tô trong nhà kính tại huyện Lương Tài hay mô hình của Trung tâm sản xuất thực nghiệm nông nghiệp ứng dụng CNC tại xã Việt Đoàn, Tiên Du với các sản phẩm như nấm ăn, nấm dược liệu, nhân giống hoa lan hồ điệp, sản xuất thử nghiệm đông trùng hạ thảo, tảo xoắn…

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được biết: Du lịch nông nghiệp CNC không phải là mô hình mới ở Việt Nam nhưng với Bắc Ninh chỉ đang manh nha. Dưới góc nhìn của người làm du lịch, chúng tôi nhận thấy tín hiệu khả quan và đề xuất bước đầu tổ chức cho các đơn vị kinh doanh lữ hành, nhà hàng, khách sạn cùng đội ngũ thuyết minh viên trong tỉnh đến khảo sát, tham quan tại một vài trang trại tiêu biểu, giúp họ tiếp cận thêm một sản phẩm du lịch mới của tỉnh nhà. Muốn mô hình du lịch này phát triển và thành công cần có sự nghiên cứu phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và chính quyền các cấp cơ sở; thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành tham gia xây dựng tour; nâng cao cơ sở hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật…

Với nhiều lợi thế về vị trí địa lí, tiềm năng du lịch, việc xây dựng tour, tuyến bài bản sẽ là điều kiện thuận lợi để các đơn vị mạnh dạn đầu tư, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn từ nông nghiệp ứng dụng CNC. Các sở, ngành, địa phương liên quan cùng phối hợp nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển mô hình du lịch mới mẻ này. Bởi nếu phát triển đúng hướng, mô hình du lịch nông nghiệp CNC không chỉ thu hút khách du lịch đến Bắc Ninh mà còn gia tăng được giá trị của nông sản, giúp tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn…
 
Bài, ảnh: Thuận Cẩm

Source Bac Ninh Online