Thursday, December 17, 2015

Kỷ Yếu Dũng Vi on FaceBook

Nơi thông tin, gặp gỡ, trò chuyện của những đồng hương Dũng Vi (Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh) và bạn đọc bốn phương...

Họ hàng Dũng Vy gặp nhau - Tony Thắng Đinh (TTD)



(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài.)
Quý vị cũng có thể xem nguyên bản tại Kỷ Yếu Dũng Vi - Đinh Văn Thắng  
 

Monday, December 14, 2015

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH & NĂM MỚI ! - Gia đình Phan-Tự Ngôn

From: Ngon Phan (ngonphan@ymail.com)
Sent:Mon 12/14/15 9:00 AM
To:Tony Dinh (todi_1999@yahoo.com); Vien Dinh (vdinh04@yahoo.ca); Hung Nho (jtrannj@yahoo.com); Luu Nguyen Dinh (nguyendinhluu3@gmail.com); Kiet Le (kietyen78@yahoo.com); Duc Nguyen (tdoan162003@yahoo.com); Khoat Ngo (peterngo_00@yahoo.com); dvt1945@gmail.com (dvt1945@gmail.com); Kha Pham (phk1939@gmail.com); Thoai Dinh (phuongly61@gmail.com); Hoan Tran (htranldoan@gmail.com); Thang&Quinn Chu (qtee_111@yahoo.com); Khang Chu (khangchu@bellsouth.net); dthuc@live.com (dthuc@live.com); Dao Do (daoqdo@yahoo.com); Thu Hương Nguyen (anguyen9529@gmail.com); Trinh Ngo (trinh_gs@yahoo.com); Duyen Nguyen (duyen.richard@gmail.com); giaotran08@yahoo.com (giaotran08@yahoo.com); Loan Nguyyen (myloan@gmail.com); Nhan Nguyen (nguyenngocnhanus@gmail.com); Mien Pham (phmien20021910@att.net); Tuan (tuancomprint@hotmail.com); Amy Nguyen (reginapacis2001@hotmail.com); Bao Dinh (phaolo200930@yahoo.com); Du Do (ddkp@sympatico.ca); Hoa Trinh Q (hoa.trinh@gmail.com); Hoa Q Trinh (Trinh_Hoa@yahoo.com); Khanh Dung Vu (junedkvu@yahoo.com); KimHang Duong (kimhangduong@hotmail.com); Ky Do (kydo@netzero.net); Luy Dinh (luydinh@yahoo.com); Mary Phan (mphanmd@yahoo.com); Minh Bui (rochusbui@hotmail.com); Paul NguyenQ (paulqnguyen@yahoo.com); Quy Pham van (quypham246@yahoo.com); Steve Vu (stevevuasc@hotmail.com); Thang Pham Q. (ptqp2003@yahoo.com); Tho Dang (ThoDang2@yahoo.com); Tin Nguyen (ttnguyen.esq@gmail.com); To Nguyen (tai.t.nguyen@gmail.com); Toan Dang (toan.k.dang@gmail.com); Tri J Phan (tj_phan@hotmail.com); Han Pham (hpham42@yahoo.com); Han Pham (hpham642@gmail.com); Ngoc Lan Dinh (ngoclantdinh@yahoo.com); Long Dinh (Dinhxuanlong2015@gmail.com)

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH & NĂM MỚI !
 
Kính chúc quý Cha và quý bạn
mùa Giáng Sinh 2015 tràn đầy Ơn Trên & thật
vui tươi và Năm Mới Dương Lịch 2016 thật
hạnh phúc & đầm ấm!
 
Gia đình Phan-Tự Ngôn

Wednesday, December 9, 2015

Giáo xứ Nghĩa Hiệp - Giáo hạt Phước Lý - Giáo phận Xuân Lộc

Nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về đồng hương Dũng Vi đang cư trú khắp nơi. Blog KYDV xin được phép chia sẻ một số thông tin liên quan về giáo xứ, giáo hạt, giáo phận nơi có những đồng hương đã và đang sinh sống hiện nay...

Giáo xứ Nghĩa Hiệp

Địa chỉ: Ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Ðồng Nai ( Bản đồ )

Nằm cách không xa Sài Gòn là mấy. Đồng hương Dũng Vi hay quen gọi là Phước Lý, thuộc giáo xứ Nghĩa Hiệp, giáo hạt Phước Lý, giáo phận Xuân Lộc. Địa danh hành chính thuộc Ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Ðồng Nai. (theo giaoxugiaohovietnam)

Sau di cư 1954. Một số gia đình người làng Dũng Vi đã định cư và lập nghiệp tại đây, chủ yếu là làm nghề nông, chăn nuôi, buôn bán, v.v...

Hiện nay 12-2015, vẫn còn một số gia đình đồng hương đang sinh sống tại giáo xứ này. (Đọc thêm bài viết "Thăm bà con Làng Dũng Vy ở xã Phước Lý - Tony Thắng Đinh 10-2015" để biết thêm chi tiết về đồng hương).

Dưới đây là phần chia sẻ thông tin về giáo xứ Nghĩa Hiệp.


Blog KYDV
----------

27/04/2015

GIÁO XỨ NGHĨA HIỆP

 
Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1954, Cha Vincentê Phạm Khắc Đoan dẫn khoảng 1.500 giáo dân từ các Giáo xứ miền Bắc, phần lớn là xứ Mỗ Thổ, Giáo phận Bắc Ninh, đến định cư tại vùng đất thuộc ấp Nghĩa Hiệp, Nhơn Trạch, Biên Hòa và thành lập Giáo điểm truyền giáo lấy tên Minh Châu. Một năm sau, Giáo điểm được nâng lên thành Giáo xứ và lấy tên là Mỗ Thổ dưới sự coi sóc của Cha Vincentê Phạm Khắc Đoan. Cùng năm, Cha Vincentê và cộng đoàn Mỗ Thổ dựng một nhà thờ tạm tường đất, kèo gỗ làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Năm 1971, với lòng nhiệt thành vì đoàn chiên, Cha Vincentê cùng cộng đoàn Mỗ Thổ xây dựng nhà thờ mới bằng gạch và gỗ với diện tích 12m x 28m. Cuối năm 1971, Cha Giuse Ngô Văn Tố thay Cha Vincentê phụ trách Giáo xứ Mỗ Thổ. Bên cạnh việc khích lệ và nâng đỡ đời sống đức tin cho cộng đoàn, Cha Giuse và giáo dân Mỗ Thổ đã xây nhà xứ mới (1972). Năm 1973, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn chính thức đổi tên Giáo xứ Mỗ Thổ thành Nghĩa Hiệp. Năm 1993, Cha Giêrađô Phạm Anh Thái thay Cha Giuse phụ trách Giáo xứ. Ngoài việc chăm lo đời sống đức tin cho cộng đoàn, Cha Giuse đã xây lại nhà xứ mới. Ba năm sau, Cha Phêrô Mai Văn Sâm được bổ nhiệm làm chánh xứ Nghĩa Hiệp. Cha Phêrô cùng cộng đoàn xây nhà giáo lý khang trang để đáp ứng nhu cầu mục vụ của Giáo xứ. Qua các thời quý Cha quản xứ, bên cạnh việc tu sửa nhà thờ và các công trình phụ cận, cộng đoàn Nghĩa Hiệp đang ngày càng lớn mạnh trong đức tin và tình mến, các sinh  hoạt trong Giáo xứ cũng dần đi vào nề nếp. Hiện nay, dưới hướng dẫn của Cha Vincentê Dương Đức Chiến, cộng đoàn Nghĩa Hiệp đã ổn định và các sinh hoạt của Giáo xứ đã hòa nhập với các sinh hoạt của Giáo phận.

Địa dư: Đông giáp xứ Nghĩa Mỹ; Tây giáp xứ Đại Điền; Nam giáp rừng Sác; Bắc giáp rừng Giòng
Diện tích: 0,23 km2
Dân số: 876 người
  • 216 gia đình công giáo, gồm 876 giáo dân
  • Tỷ lệ: 100%
Linh mục quản xứ:
  • Vincentê Phạm Khắc Đoan (1954 - 1971)
  • Giuse Ngô Văn Tố (1971 - 1993)
  • Giêrađô Phạm Anh Thái (1993 - 1996)
  • Phêrô Mai Văn Sâm (1996 - 2006)
  • Giuse Nguyễn Văn Học (2006 - 2007)
  • Giuse Đinh Mạnh Cường (2007 - 2010)
Linh mục đương nhiệm:

Vincentê Dương Đức Chiến
               (2010 - )

Thánh bổn mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm
Ngày chầu lượt: CN III MV
Thống kê
Năm195519741989199920092013
Giáo dân1.500710824721895868
Gia đình-101182168203216


Giáo xứ vui đón xuân


Quang cảnh Nhà mục vụ đang xây dựng


Quý cha và quý chức BHG giáo xứ

Saturday, December 5, 2015

Hình ảnh đồng hương: Gia đình Ông Bà Phan Tự Ngôn


Cảm ơn Cháu Thắng, và đây là mấy tấm hình gia đình nhà cậu: Cậu mợ, gia đình Cậu Mợ và 2 em, vợ chồng em trai tên TRÍ ở bên trái, Cậu Mợ, 2 cháu nội và gia đình em gái tên CHI.
 

 


Ghi chú của Blog KYDV:

Ảnh gia đình Ông Bà Phan Tự Ngôn do ông Đinh Văn Thắng cung cấp tháng 12-2015. Quý vị cũng có thể xem tại Kỷ Yếu Dũng Vi - Phan Tự Ngôn

Liên lạc đồng hương Dũng Vi

Phan Tự Ngôn
Charlotte, NC, USA
Home: 704-563-8709

Friday, December 4, 2015

Thăm bà con Làng Dũng Vy ở xã Phước Lý - Tony Thắng Đinh


(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài.)
Quý vị cũng có thể xem nguyên bản tại Kỷ Yếu Dũng Vi - Đinh Văn Thắng

Wednesday, December 2, 2015

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 81-85

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.






More at source Viet Nam Landmarks

Monday, November 30, 2015

Bắc Ninh tỉnh, Tiên Du huyện, Dũng Vi tổng các xã thần sắc

Các vị đều là những vị Thần, Thánh, Tiên nhân của Việt Nam, là nguyên khí tinh túy của các vì sao trên trời đầu thai xuống nhân gian. Là những người trần do tu luyện mà thành. Có công với đất nước, với dân tộc Việt Nam, lập nên những chiến công hiển hách và được phong vương, phong thánh, phong thần. Đã từng nghiên cứu ra những văn minh, tri thức bất hủ để lại cho đời mà chỉ có những bậc tối cao, thần thánh cao nhân mới có được. Nên được người đời lưu truyền sử sách, nơi nơi lập điện thờ, là tấm gương sáng để lại cho các thế hệ sau noi theo. Con cháu muôn đời hương hỏa.

130   Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương            
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)

145   Đệ Nhị Cao Gia... Đại Vương               
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)


146   Đệ Nhị Cao Gia... Hoàng Thái Hậu              
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)

163   Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương             
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
----------

5086/ 48. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 - 1 bản viết, 14 tr., 32 x 22, chữ Hán.AD. A7/ 27.Thần sắc 2 thôn, thuộc xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1. Thôn Đinh
, xã Dũng Vi 勇 為: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家...大 王; Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu 第 一 高 家... 隍 太 后.2. Thôn Khê Lương 溪 良, xã Dũng Vi: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia, Đệ Nhị Cao Gia, Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家, 第 二 高 家, 第 三 高 家...大 王

Source
Thần Tiên Việt Nam
BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮCAD.a7/27

Wednesday, November 25, 2015

Happy Thanksgiving ! - Gia đình Phan Tự Ngôn‏

From: Ngon Phan (ngonphan@ymail.com)
Sent:Wed 11/25/15 2:57 AM
To:Tony Dinh (todi_1999@yahoo.com); Vien Dinh (vdinh04@yahoo.ca); Hung Nho (jtrannj@yahoo.com); Kiet Le (kietyen78@yahoo.com); Duc Nguyen (tdoan162003@yahoo.com); Khoat Ngo (peterngo_00@yahoo.com); thamnguyenvn@yahoo.com (thamnguyenvn@yahoo.com); dvt1945@gmail.com (dvt1945@gmail.com); Kha Pham (phk1939@gmail.com); Thoai Dinh (phuongly61@gmail.com); Hoan Tran (htranldoan@gmail.com); Khang Chu (khangchu@bellsouth.net); dthuc@live.com (dthuc@live.com); Dao Do (daoqdo@yahoo.com); Thu Hương Nguyen (anguyen9529@gmail.com); Trinh Ngo (trinh_gs@yahoo.com); Duyen Nguyen (duyen.richard@gmail.com); giaotran08@yahoo.com (giaotran08@yahoo.com); Nhan Nguyen (nguyenngocnhanus@gmail.com); Mien Pham (phmien20021910@att.net); Tuan (tuancomprint@hotmail.com); Amy Nguyen (reginapacis2001@hotmail.com); Bao Dinh (phaolo200930@yahoo.com); Du Do (ddkp@sympatico.ca); Hoa Trinh Q (hoa.trinh@gmail.com); Hoa Q Trinh (Trinh_Hoa@yahoo.com); Khanh Dung Vu (junedkvu@yahoo.com); KimHang Duong (kimhangduong@hotmail.com); Ky Do (kydo@netzero.net); Luy Dinh (luydinh@yahoo.com); Mary Phan (mphanmd@yahoo.com); Minh Bui (rochusbui@hotmail.com); Quy Pham van (quypham246@yahoo.com); Steve Vu (stevevuasc@hotmail.com); Tham Nguyen (thamnguyen1@yahoo.com); Thang Pham Q. (ptqp2003@yahoo.com); Tho Dang (ThoDang2@yahoo.com); Tin Nguyen (ttnguyen.esq@gmail.com); Toan Dang (toan.k.dang@gmail.com); Tri J Phan (tj_phan@hotmail.com); Han Pham (hpham42@yahoo.com); Han Pham (hpham642@gmail.com); Ngoc Lan Dinh (ngoclantdinh@yahoo.com); Van Nguyen (van.nguyen.pmkp@statefarm.com); Long Dinh (Dinhxuanlong2015@gmail.com)

Kính chúc quý Cha và quý bạn NGÀY LỄ TẠ ƠN tràn đầy ơn Trên, rất vui và thật đầm ấm!

Gia đình Phan-Tự Ngôn

Monday, November 23, 2015

Gìn giữ báu vật của làng

Thứ sáu, 13/11/2015 - 09:49
 
Gìn giữ báu vật của làng
 
Sắc phong xưa là một loại hình văn bản Hán-Nôm đặc biệt quan trọng luôn được các thế hệ người dân tôn thờ, bảo vệ và cất giữ cẩn mật như báu vật linh thiêng của làng xã mình. Có một điều mà hầu hết đấng bậc cao niên của các dòng tộc, làng xã tự hào tâm niệm trao truyền răn dạy cháu con rằng- “giữ sắc phong tức là giữ làng”…
 
Theo các nguồn tài liệu, sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong những công trình tín ngưỡng như đình, đền, miếu, từ đường… ở các làng xã của người Việt. Nhưng, sắc phong không chỉ đơn thuần là “bằng khen”, “tấm huân chương” của Nhà nước phong kiến đối với làng xã hay cá nhân, dòng họ có công trạng mà còn là nguồn tài liệu quý lưu giữ hồn cốt tinh thần, những giá trị truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của từng địa phương.
 
Bản sắc phong ở đình làng Tam Tảo, Phú Lâm, Tiên Du được phong tặng triều vua Tự Đức thứ 33 năm 1880.
 
Nghiên cứu của Nguyễn Phạm Bằng, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh cho thấy, nội dung của mỗi đạo sắc thường bố cục gồm 4 phần chính: Mở đầu là một chữ “sắc” rồi ghi đối tượng gửi, tiếp đó là phần ban thưởng tước vị hoặc quyền lợi mới, sau đến phần chỉ thị cho đối tượng được phong tước phải tuân theo và phần cuối cùng ghi niên hiệu, ngày tháng ban sắc, có dấu triện màu đỏ tươi của vị vua đang trị vì được đóng xác nhận vuông vức. Riêng về đặc điểm hoa văn trang trí, hình thức trình bày, lối viết chữ hay kích thước rộng dài, độ dày mỏng của sắc phong thì ở đời Lê sẽ khác với đời Nguyễn. Thậm chí, ngay các sắc phong đời Nguyễn cũng có sự thay đổi qua từng triều vua như triều Gia Long, Minh Mệnh có mẫu dấu khác với triều Thiệu Trị, Tự Đức... 
  
Giới chuyên môn khẳng định, hầu như làng nào ở Bắc Ninh cũng có sắc phong, làng ít nhất cũng phải có từ ba đến bốn đạo, làng nhiều nhất là Quan Đình ở Văn Môn (Yên Phong) có tới 57 đạo sắc phong do các đời vua phong tặng cho 4 vị thần được thờ ở đình làng là: Cao Sơn đại vương- một vị tướng thời Hùng Vương có công giúp vua đánh giặc, giúp dân trừ tai họa; Tam Giang Khước Địch đại vương (Trương Hống) và Tam Giang Uy Địch đại vương (Trương Hát) là hai vị tướng giúp Triệu Quang Phục đánh giặc Lương ở thế kỷ thứ VI, ngoài ra còn có Thổ thần. 
 
Trên cơ sở của các bản sự tích, ngọc phả, thần phả ghi chép thân thế sự nghiệp, đặc biệt là xuất xứ, công trạng của các vị thần để triều đình ban tặng sắc phong vào những dịp lễ tiết lớn hoặc mừng thọ nhà vua. Sắc phong có nhiều loại: Sắc phong chức tước cho quí tộc, quan lại, sắc phong thần cho các vị thần được thờ trong đình, đền, miếu, từ đường... tại các làng, xã. Đến nay, sắc phong chức tước không còn nhiều và nếu còn thì chủ yếu do các dòng tộc lưu giữ, trong khi đó, sắc phong thần vẫn còn khá tương đối. 
  
Tuy chưa có một thống kê chính thức đầy đủ về tình trạng bảo tồn sắc phong trên địa bàn tỉnh nhưng khảo sát sơ bộ cho thấy, các sắc phong hiện còn cổ nhất có niên đại từ đời Lê, gần đây nhất thuộc đời Nguyễn. Có làng vẫn còn đầy đủ bản gốc, có làng giữ được một phần, có làng đã mất sạch và có làng thì thực hiện in lại bản sao. Ngay trong số những đạo sắc gốc đang còn được lưu giữ thì nhiều sắc đã bị hư hỏng, rách nát, ẩm mục hoặc mất chữ... nguyên nhân là bởi một số địa phương thiếu kinh nghiệm trong việc bảo quản. 
 
Sắc phong là một loại cổ vật quý do tính độc bản, đồng thời còn là nguồn tư liệu giá trị và trung thực nhất được truyền lại cho hậu thế biết rõ về tên, tuổi, quê quán, công trạng của các vị thần cũng như sự tôn vinh của các triều đại và cộng đồng dân cư đối với vị thần đó. Sắc phong có giá trị khoa học liên ngành và đa ngành, bởi nó không chỉ cung cấp thông tin quý giá, bổ khuyết cho những tồn nghi trong lịch sử mà còn là một nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu về tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng dân gian. Mỗi tờ sắc phong được xem như một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, cho phép người ta thấy được phong cách mỹ thuật đặc trưng qua từng thời kỳ lịch sử, đồng thời hiểu hơn về tư tưởng thẩm mỹ, tư tưởng vương quyền của các triều đại. Ngoài ra, sắc phong còn giúp cho việc nghiên cứu kỹ thuật làm giấy dó, giấy lụa, giấy sắc… 
 
Sắc phong là một tài liệu quý để nghiên cứu nhiều mặt về đời sống của cư dân mỗi làng cụ thể, nhưng nếu tách ra khỏi địa phương thì ý nghĩa và giá trị sẽ không cao. Vậy nên việc gìn giữ sắc phong được xem là một trong những việc hệ trọng của làng, của họ. Hy vọng, các địa phương sẽ biết cách bảo quản, gìn giữ “kho vàng” thiêng liêng ấy thật lâu bền để từ đó tiếp tục có những nghiên cứu khám phá, phát hiện thêm giá trị mới, bồi đắp và làm giàu truyền thống tốt đẹp của quê hương mình. 
 
Bài, ảnh: V.Thanh
 

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 76-80

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.






More at source Viet Nam Landmarks

Wednesday, November 18, 2015

Danh sách ân nhân GX Dũng Vi (cập nhật 11-2015)

Danh sách dưới đây do ông Đinh Văn Thắng (Tony) gởi Blog KYDV ghi nhận những tấm lòng hảo tâm đã ủng hộ tinh thần vật chất cho việc trùng tu Thánh đường Giáo xứ Dũng Vi trong những năm qua... Chân thành cảm tạ.
 
Blog KYDV sẽ cập nhật nếu có thêm những thông tin mới. Quý vị cũng có thể xem đầy đủ các văn bản khác như Thư hồi đáp, biên nhận vv... tại Hình ảnh, văn bản KYDV
 
Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc ông Đinh Văn Thắng (Tony) tại địa chỉ:
 
Đinh Văn Thắng (Tony)
Coppell, TX, USA
 
Cell: 214-228-0223
Cell: 214-868-1045
Home: 972-800-1430
 


 
2015 - Ông Đinh Văn Phen 50.000.000VND (Năm chục triệu đồng VN)

Cập nhật ngày 16 tháng 11 năm 2015


 

Saturday, November 14, 2015

Bảo tồn di sản trong lòng đất Bắc Ninh

Thứ sáu, 05/06/2015 - 15:00
 
Bảo tồn di sản trong lòng đất Bắc Ninh
 
Thời gian qua công tác khảo cổ được quan tâm nên đạt nhiều kết quả quan trọng. Các nhà khoa học liên tiếp tiến hành khai quật và phát hiện nhiều vấn đề quan trọng, mới lạ từ những di vật, di sản trong lòng đất Bắc Ninh.
 

Cần có phương án bảo tồn phát huy giá trị của các di tích, hiện vật khảo cổ học trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Các đại biểu nghe báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học tại chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh) năm 2011.
 
Đầu tiên phải kể đến đợt khai quật tại Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành) được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia công bố kết quả vào đầu tháng 1-2015. Với sự phối hợp tham gia của các chuyên gia đến từ Đại học Đông Á Nhật Bản và sử dụng phương pháp khai quật khảo cổ học hiện đại, đoàn nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa và khảo sát viễn thám trước đó để xác định vị trí mở các hố khai quật nhằm tìm vết tích chính xác của thành nội Luy Lâu. Sau gần 2 tháng tiến hành nạo vét, bóc tách 2 hố khai quật và 1 hố thám sát với tổng diện tích 30m2, các nhà khoa học phát hiện được ở khu di tích này rất nhiều bằng chứng quan trọng, giúp làm sáng tỏ những bí ẩn lịch sử còn gây nhiều tranh luận bấy lâu nay.
  
Thành công lớn nhất là làm rõ phạm vi, cấu trúc bên trong thành nội Luy Lâu không phải là lệch về phía Tây như bản vẽ năm 1969 và năm 1986 của Viện Khảo cổ mà thành Nội được mở rộng về phía Đông và thiên về phía Bắc. Cấu tạo của thành Nội có chiều dài Đông - Tây là 170m, chiều rộng Nam - Bắc là 110m. Cũng từ các tầng văn hóa khảo cổ đã chứng minh khu đô thị Luy Lâu thuộc quận Giao Chỉ xưa được xây dựng trải qua các thời kỳ từ Hán đến Lục Triều, Tùy Đường đều được xây dựng tại chính địa điểm thành cổ Luy Lâu. Đây cũng là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu tìm được những mảnh khuôn đúc trống đồng Đông Sơn với số lượng lớn và nằm trong địa tầng ổn định, chứng minh cho tính bản địa của trống Đông Sơn cũng như giúp chúng ta hình dung rõ hơn về quy trình đúc trống đồng.
 
Cũng vào đợt cuối năm 2014, một nhóm nghiên cứu khác tại di chỉ gốm Quả Cảm do cán bộ khảo cổ của Trung tâm nghiên cứu Kinh Thành phối hợp với Bảo tàng Bắc Ninh tiến hành bóc tách 3 hố khai quật với diện tích 196m2 thuộc xóm Vườn Lò, thôn Quả Cảm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Kết quả, làm xuất lộ nền móng, quy mô của lò nung cùng những bằng chứng liên quan đến kỹ thuật làm gốm sứ, như “ắc bàn xoay”, “các chồng dính”… Di vật thu được chủ yếu là đồ sành với tổng số 21.618 hiện vật nguyên và mảnh các loại sản phẩm như: lon, bình, nồi, vung/nắp, lọ hình ống, vò, hũ, chậu, mảnh vại, quai bình vôi, con giống. Có những sản phẩm được giới nghiên cứu so sánh và đánh giá là giống với một số hiện vật đồ sành đã tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ngoài ra, còn tìm thấy 244 hiện vật gốm sứ, như bát, đĩa, chậu… thuộc các dòng men trắng, ngà, men trắng hoa lam, men ngọc.
  
Đây là đợt khai quật đầu tiên tại Quả Cảm và có ý nghĩa quan trọng. Bởi từ kết quả khai quật, căn cứ vào hình dáng, quy mô, kích thước của lò nung và các sản phẩm, các nhà khoa học cho rằng gốm Quả Cảm có niên đại từ thế kỷ 15 - 16. Đặc biệt, kết quả này còn góp phần tìm hiểu về nguồn gốc, niên đại và kỹ thuật chế tác, đặc trưng, các loại hình… của đồ sành Quả Cảm, cũng như mối liên hệ, sự khác biệt của nó so với các di tích sản xuất gốm được xác định trước đây. Ngoài ra, còn cung cấp nhiều tư liệu về địa tầng, di tích, di vật để hiểu biết được quá trình hình thành, phát triển và tàn lụi của một trung tâm sản xuất đồ gốm sành Quả Cảm (Hòa Long), Đương Xá (Vạn An) và Khúc Toại (Khúc Xuyên).
 
Theo các nguồn sử liệu và kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, Bắc Ninh là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc. Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương... sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt di vật bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai… như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp... Đặc biệt là những mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức và làm gốm...
 
Nhờ khảo cổ học, con người đương đại có thể lật giở lại từng trang sách có niên đại từ rất xa xưa để nghiên cứu lịch sử. Và cũng dựa vào kết quả khảo cổ học mà các nhà quản lý di sản có thể phục dựng lại những công trình kiến trúc cổ xưa giống như bản thân nó đã có từ cách đây hàng ngàn năm trước. Đã có biết bao câu chuyện lịch sử được mở ra, bao nhiêu di tích, di vật được xác định niên đại với không ít công trình kiến trúc cổ nằm sâu trong lòng đất từ nhiều thế kỷ đã được phát lộ nhờ những đợt nghiên cứu khai quật khảo cổ học. Đó là nguồn sử liệu vật thật vô cùng phong phú nhưng cũng rất dễ bị lãng quên và không dễ để khai thác vì nó nằm sâu trong các lớp địa tầng.
  
Làm thế nào để bảo tồn lâu dài các dấu tích kiến trúc, hiện vật, di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện và tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; việc quy hoạch khu vực khảo cổ học tránh sự chồng chéo, xung đột giữa các công trình xây dựng mới với giá trị, lợi ích của công tác bảo tồn các di tích, hiện vật khảo cổ học vẫn nằm sâu trong lòng đất thực sự là vấn đề rất cần nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng…
 
Bài, ảnh: Thuận Cẩm
 

Friday, November 6, 2015

Khai trương trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh...

Thứ năm, 22/10/2015 - 15:49
 
Khai trương trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh và hội thảo “Quê ngoại Kinh Bắc với Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới và Truyện Kiều”
 
Nhân kỉ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, ngày 22-10, tại Bảo tàng Bắc Ninh, Hội Kiều học Việt Nam tại Bắc Ninh khai trương trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh và hội thảo “Quê ngoại Kinh Bắc với Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới và Truyện Kiều”.
 
Khách thăm quan phòng trưng bày
 
Phòng trưng bày giới thiệu khoảng 250 hiện vật, hình ảnh, di vật của quê nội Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh và 4 gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh gồm: nhà thờ họ Trần, quê ngoại Nguyễn Du; nhà thờ cụ Nguyễn Trừ- anh trai thứ 5; nhà thờ cụ Nguyễn Nghi- em trai thứ 10 và nhà thờ gia tộc họ Vũ- trong đó thờ cử nhân Vũ Trinh, anh rể Nguyễn Du; bộ sưu tập 61 bản Kiều cổ chữ Nôm và chữ Quốc ngữ của Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam Nguyễn Khắc Bảo; hơn 100 đầu sách nghiên cứu, bàn luận về Truyện Kiều của Nguyễn Du của các nhà nghiên cứu và một số hiện vật cổ tái hiện không gian sinh hoạt của các gia đình trung lưu thời phong kiến. 
   
Cuộc trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh diễn ra từ nay đến hết ngày 29-10.
   
Hội thảoQuê ngoại Kinh Bắc với Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới và Truyện Kiều” nhằm làm rõ mối quan hệ gia đình và những ảnh hưởng của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc văn hiến đối với Nguyễn Du, đặc biệt là tinh thần nhân văn trong sáng tác của ông. Từ mối quan hệ sâu đậm ấy, Đại thi hào Nguyễn Du và gia tộc của ông để lại nhiều dấu ấn văn hóa trên quê hương Bắc Ninh, với một số di sản tiêu biểu như: các nhà thơ gia tộc họ Trần, họ Nguyễn Tiên Điền với bề dày văn hiến. Tại đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, tài liệu quý, nhiều bản Kiều được khắc in, xuất bản. 
  
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu đưa ra những phát hiện mới về mô hình gia đình trong Truyện Kiều và việc sử dụng đồng tiền của các nhân vật trong truyện Kiều… càng khẳng định tài năng của Đại thi hào Nguyễn Du.
 
Nguyễn Hoa
 

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 71-75

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.






More at source Viet Nam Landmarks

Saturday, October 31, 2015

Món Ngon Mỗi Ngày - Nem nướng


Quê mẹ Kinh Bắc với Nguyễn Du và truyện Kiều

Thứ sáu, 23/10/2015 - 09:52
 
Quê mẹ Kinh Bắc với Nguyễn Du và truyện Kiều
 
Cốt cách và văn chương siêu việt Đại thi hào Nguyễn Du là sự hội tụ, kết tinh của nhiều giá trị. Trong đó, nổi bật là giá trị miền Kinh Bắc văn hiến quê mẹ và vùng văn hóa sông Lam-Hà Tĩnh quê cha với sự hào hoa, thanh lịch của đất Thăng Long kinh kỳ - nơi ông chào đời và gắn bó suốt thời thơ ấu.
 
Tại Bảo tàng tỉnh, hàng chục bản Kiều nôm cổ được trưng bày, giới thiệu tới công chúng.
 
Danh nhân văn hóa thế giới-Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1820) là con trai thứ bảy của quan Tể tướng-Đại tư đồ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Mẹ đẻ của Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần, vợ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà là con gái thứ ba của một vị quan trông coi việc sổ sách kế toán dưới quyền Nguyễn Nghiễm tên là Trần Ôn-người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc (nay là thôn Kim Thiều, xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn). Dòng dõi “Trần gia” của thân mẫu Nguyễn Du được xếp vào hàng “danh gia vọng tộc” có nhiều bậc túc nho, khoa bảng, tiêu biểu là Tiến sĩ Trần Ngạn Húc và Tiến sĩ Trần Phi Nhỡn. 
 
Người con gái xứ Kinh Bắc thông minh, xinh đẹp, nết na Trần Thị Tần đã được quan Tể tướng Nguyễn Nghiễm đất Hà Tĩnh yêu quý lấy làm vợ và sinh ra Nguyễn Du.
 
“Trai Tiên Điền - tinh anh Hồng Lĩnh
Gái Kinh Bắc - thanh sắc Tiêu Tương”
 
thật đẹp duyên, môn đăng hộ đối. Vì vậy, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ được thừa hưởng những “gen” tốt của cha mẹ mà còn thừa hưởng cả những tinh hoa văn hiến của hai vùng đất Bắc Ninh - Hà Tĩnh. 
  
Người thân của Nguyễn Du ở Kinh Bắc 
  
Qua điền dã nghiên cứu, phân tích và đối chiếu gia phả của các họ tộc, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Bảo, Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam là người đã có hơn 20 năm dày công sưu tầm nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều cho biết: “Ở quê ngoại Kinh Bắc-Bắc Ninh, ngoài thân mẫu Trần Thị Tần thì Nguyễn Du còn có hai người mẹ kế, một chị dâu, một em dâu, một anh rể và một em rể đều là người Kinh Bắc”. 
  
Cụ thể là: Quan Tể tướng Nguyễn Nghiễm, sau khi cưới bà Trần Thị Tần làm bà ba đã cảm nhận được vẻ “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” của giai nhân xứ Kinh Bắc nên đã cưới thêm bà vợ thứ tư là Nguyễn Thị Xuyên người xã Hoàng Mai, Yên Dũng và bà vợ thứ năm Nguyễn Thị Xuân người xã Tiêu Sơn, Yên Phong (nay là thôn Hưng Phúc, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn). Theo sử liệu ghi chép thì cụ Nguyễn Nghiễm có 8 vợ và 21 người con. 
  
Anh thứ hai, khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Điều lấy bà vợ hai là Nguyễn Thị Nguyện-con gái thứ tư của Đạt Võ hầu Nguyễn Gia Ngô, quê ở Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc. Bà Nguyễn Thị Nguyện chính là em gái của danh nhân Nguyễn Gia Thiều, tác giả Cung oán ngâm khúc. Đôi uyên ương này sau đó sinh ra Nguyễn Hành cũng là nhà thơ nổi tiếng đương thời được xếp vào An Nam ngũ tuyệt cùng với chú ruột Nguyễn Du. 
 
Em trai cùng mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Ức lấy vợ ở làng Phù Đổng, Đông Ngàn, Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). 
  
Người chị ruột cùng mẹ với Nguyễn Du là bà Nguyễn Thị Diên được gả cho ông Vũ Trinh-người có dòng dõi danh gia vọng tộc ở Xuân Lan, Lương Tài, Kinh Bắc cũng là một thi nhân nổi tiếng với tập Lan trì kiến văn lục và tập thơ Nôm Cung Oán thi gồm 100 bài, sau tham gia soạn Luật Gia Long. Anh rể Vũ Trinh chính là người đầu tiên được Nguyễn Du tin tưởng giao đọc và phẩm bình Truyện Kiều. 
  
Ngoài ra, còn một người em gái khác mẹ với Nguyễn Du cũng lấy chồng là Vũ Trạch, người cùng xã Xuân Lan, Lương Tài, Kinh Bắc. 
 
Như vậy trong dinh thự quan Tể tướng Nguyễn Nghiễm ở kinh đô Thăng Long có ba bà phu nhân, hai nàng dâu, hai chàng rể xứ Kinh Bắc và cùng với họ là hàng trăm người giúp việc cũng ở xứ Bắc và Thăng Long. Đó chính là môi trường ngôn từ sinh động để thi hào có vốn ngữ liệu phong phú sáng tác nên Truyện Kiều. Bởi từ lúc chào đời và suốt hơn 20 năm đầu đời, Nguyễn Du đã sống ở đất Bắc, hít thở không khí và thụ hưởng nếp sống, phong tục, ngôn ngữ của văn hóa Thăng Long – Kinh Bắc. Khoảng thời gian đó đủ để hồn thơ của ông thấm ngấm văn hóa xứ Bắc và định hình ngôn ngữ, tư duy cho mình và cho quá trình sáng tác sau đó. 
 
Dấu ấn văn hóa Quan họ trong Truyện Kiều 
 
Truyện Kiều của Nguyễn Du dài 3.254 câu thơ nôm viết theo thể lục bát. Trong suốt hai thế kỷ qua, Truyện Kiều và Nguyễn Du đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ. Thật hiếm có tác giả, tác phẩm nào ngấm vào máu thịt người Việt Nam với một sức sống bền lâu, thiết thân đến vậy. 
  
Bàn về ảnh hưởng của văn hóa Kinh Bắc trong hồn thơ Nguyễn Du, các nhà Kiều học đều cho rằng: Có mối liên hệ giữa Truyện Kiều và lời ca Quan họ. Vì rằng, Nguyễn Du được sinh thành và nuôi dạy bởi bà mẹ Trần Thị Tần là con gái vùng Quan họ, lại trong môi trường mà các bà dì, anh rể, chị dâu, gia nô, đầy tớ, bạn học… đều ở vùng Kinh Bắc nên ngôn ngữ thấm đượm trong đời sống được thi hào sử dụng trong Truyện Kiều cũng dễ hiểu.
   
Đề cập đến vấn đề này, có một trường phái nghiên cứu cho rằng, chính các nghệ nhân Quan họ học tập thơ Kiều để sáng tác lời ca. Ví dụ, có đoạn lời ca Quan họ và Truyện Kiều giống nhau nguyên văn:
 
“... Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày...”. 
  
Có quan điểm ngược lại, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Bảo cho rằng Nguyễn Du chịu ảnh hưởng từ văn hóa xưng hô của người Kinh Bắc và dẫn chứng trong Truyện Kiều có các câu:
 
“Sinh rằng: Hay nói dè chừng
Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao?”
 
hoặc là:
 
“ Nữa khi giông tố phũ phàng
Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây”...
 
Theo ông Bảo, cặp đại từ nhân xưng “Đấy-Đây” chính là thi hào Nguyễn Du đã ảnh hưởng của lời ca Quan họ
 
“Đấy với đây không dây mà buộc
Anh với nàng chưa chuốc mà sao say”
 
hoặc là ảnh hưởng của Tranh dân gian Đông Hồ “
 
Khen ai khéo tạc nên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”. 
 
Tuy nhiên, thật khó để khẳng định quan điểm nào đúng bởi như hai câu thơ sau Nguyễn Du viết về nỗi đau trớ trêu nghịch cảnh của nàng Kiều:
 
“...Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh chầy...”.
 
Trong khi đó, lời ca Quan họ lại có câu hát:
 
“Người về tựa chốn loan phòng
Tôi về tựa bóng đèn chong canh chầy”.
 
Cũng là “Loan phòng” và “tựa bóng đèn chong canh chầy” nhưng trong lời ca Quan họ không phải nói về nghịch cảnh đau khổ mà mang ý nghĩa là hai tâm hồn hướng tới nhau, thể hiện nỗi thương nhớ tương tư muôn thủa của tình yêu. 
  
Như vậy, sẽ không khoa học nếu chỉ nhìn nhận một chiều mà cần nghiên cứu đánh giá mối liên hệ tác động qua lại hai chiều giữa văn hóa Quan họ với Nguyễn Du-Truyện Kiều và ngược lại. Có điều, những ảnh hưởng của văn hóa quê ngoại tới hồn thơ của Đại thi hào là điều tất yếu. 
 
Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh và đón nhận danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, được sự đồng ý của UBND tỉnh Bắc Ninh, trong tháng 10 này, Hội Kiều học Việt Nam phối hợp với một số đơn vị của tỉnh tổ chức Tuần văn hóa, du lịch Đại thi hào Nguyễn Du tại Bắc Ninh với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội thảo khoa học “Ảnh hưởng của quê ngoại Kinh Bắc - Bắc Ninh với Nguyễn Du và Truyện Kiều”; triển lãm “Đại thi hào Nguyễn Du và các di vật của gia tộc tại Bắc Ninh”; tổ chức các buổi nói chuyện về Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều tại các cơ quan, trường học trong tỉnh… Đây là dịp để nhân dân Hà Tĩnh-quê nội và nhân dân Bắc Ninh-quê ngoại cùng với nhân dân cả nước cũng như trên khắp thế giới hướng về ông, hướng về vầng ánh sáng tỏa ra từ hàng trăm năm trước vẫn không ngừng soi rạng đến mai sau. 
 
Bài, ảnh: Việt Thanh
 

Friday, October 23, 2015

Phân ưu: Linh hồn Giuse Đinh Văn Phen

Thưa quý đồng hương

Blog KYDV mới nhận được tin từ ông Đinh Văn Thắng (Tony) về việc ông Đinh Văn Phen từ trần vào ngày 18-9-2015 Dương Lịch tại Việt Nam. Thành thật chia buồn cùng tang quyến. Nhân đây, cũng xin quý đồng hương dâng lời cầu nguyện cho Linh hồn Guise Đinh Văn Phen được hưởng nhan thánh Chúa. 
 
Blog KYDV xin được phép thay mặt quý đồng hương gởi lời tri ân lòng hảo tâm của ông và gia đình đã dành cho Giáo xứ Dũng Vi. (Đính kèm Email và thư hồi báo cám ơn của Giáo xứ Dũng Vi).

Blog KYDV và ông Đinh Văn Thắng (Tony) có yêu cầu và đã được ông Đinh Văn Dũng là con trai ông Đinh Văn Phen, hiện đang ở Dallas, USA cung cấp. Nhân đây Blog KYDV xin cảm ơn và post lên đây để họ hàng, bà con đồng hương gần xa tiện nhận diện. (Quý vị cũng có thể xem tại địa chỉ OneDrive - Đinh Văn Phen)

Cá nhân người viết Blog đã được gặp ông Phen những ngày còn ở Việt Nam nhưng thời gian đã quá lâu (có lẽ cũng khoảng 40, 50 năm trước, lúc còn trẻ), nay nhờ nhìn thấy hình ông chụp lúc còn trung niên nên mới nhận ra được...

Cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ (Trang Tử: "Nhân sinh thiên địa chi, gian nhược bạch câu chi quá khích." (đời người ta trong khoảng trời đất, như bóng bạch câu qua khe hở)... Khi thấy lại thì đã hóa người thiên cổ!

...
Trăm năm có nghĩa gì đâu
Rầu rầu một đám cỏ khâu xanh rì
...
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 
Blog KYDV
Ngày 23-10-2015
----------
 
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Thu 10/22/15 7:48 PM
To: Thức Đinh (dthuc@live.com)
 
Hello Thức;
 
Thắng mới nhận được tin Chú Phen qua đời. Thắng nghe tin Chú bị bệnh nặng hồi đầu tháng 9, cuối tháng 9 Thắng về VN thăm Mẹ có 2 tuần. Về lại Mỹ hôm Oct 15. Về ít ngày quá, cho nên chẳng đi thăm Bà Con họ hàng như lần trước. Thắng có ghé Phước Lý thăm vài gia đình và ghé thăm Nguyễn Văn Đảng ở Tam Hiệp.

Anyway, làm ơn thông báo cho mọi người biết và cầu nguyện cho Linh Hồn Giuse Đinh Văn Phen, qua đời ngày 18-9-2015 Dương Lịch. 
 
Chú Phen là một trong những Đại Ân Nhân của người làng Dũng Vy. Chú đóng góp rất nhiều về tinh thần lẫn vật chất cho mọi lần quyên tiền trùng tu Thánh Đường Dũng Vy Bắc Ninh. Chú đã rời bỏ cuộc sống ở Hoa Kỳ và về lại VN sống khoảng 10 năm nay. Trước khi chết, chú có để lại Di Chúc là dâng cúng Năm mươi triệu đồng (VNĐ) khoảng $2500 USD cho Nhà Thờ Dũng Vy Địa phận Bắc Ninh. Đinh Văn Mạnh con trai của Chú Phen đã thực hiện ước mơ cuối cùng của Chú Phen. Ngoài Bắc đã nhận và có hồi báo thư cám ơn. Tiện đây Thắng gửi cho Thức để post lên trang blog KYDV.
 
Cám ơn Thức nhiều nhe.
 
Best Regards/
Tony Thang Dinh

Cell:  214-228-0223
 







 

Tuesday, October 20, 2015

Blog Kỷ Yếu Dũng Vi - 4 năm nhìn lại (2012-2015) - Đinh Thức

Blog Kỷ Yếu Dũng Vi - 4 năm nhìn lại (2012-2015) - Đinh Thức

Tính từ tháng 2-2012 đến nay 10-2015. Blog KYDV đã tồn tại được khoảng 4 năm, một khoảng thời gian ngắn và vui. Vui vì đã tạo được một nhịp cầu nối giữa đồng hương Dũng Vi và bạn đọc cư ngụ khắp nơi, vui vì đã được sự đóng góp, ủng hộ của quý đồng hương và bạn đọc gần xa. Nhân đây Blog KYDV xin có lời cảm tạ và mong được quý vị tiếp tục ủng hộ...

- Blog KYDV xem trên iPhone. Photo Đinh Thức.

Nhìn trên số liệu thống kê của Blog, hiện nay Blog đã có được một số khách thăm viếng từ các quốc gia khắp 5 châu, đứng đầu bảng là Mỹ và Việt Nam và gồm từ 40 quốc gia và 164 địa điểm không rõ (Unknown). 

Riêng Hoa Kỳ đã có số khách viếng thăm từ 31 tiểu bang trên tổng số 51 tiểu bang, bên cạnh đó là từ 44 địa điểm không rõ (Unknown).

Canada có số khách thăm từ 4 tỉnh bang (Province/Territory) trên tổng số 13 tỉnh bang, ngoài ra 1 không rõ địa điểm (Unknown).

Qúy vị có thể xem chi tiết tại:

http://s09.flagcounter.com/countries/9bx/
http://s09.flagcounter.com/gmap/9bx/

Top 10 countries:

United States: 14391
Vietnam: 9374
France: 1407
Argentina: 1167
Germany: 656
Russia: 268
Australia: 242
Moldova: 181
Indonesia: 112
South Korea: 99
.....

Dưới đây là một số bài viết và phần mục được xem nhiều (Top 10):

- Múa: Nổi lửa lên (Đội VN GX Dũng Vy thể hiện) - 258
- Con Xin Theo Ngài - Tony Thắng Đinh (TTD)  - 222
- Tân Linh Mục Phao-Lô Bùi Ngọc Linh‏ - Tony Thắng Đinh... - 217
- Bản đồ xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh... - 150
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức...   - 140
- Gia phả các tộc họ - 661
- Liên lạc đồng hương Dũng Vi - 401
- Giới thiệu - Ghi chú - 327
- Bản đồ xã Tri Phương - 203
.....

Internet ngày nay với con số hàng triệu triệu trang Web hấp dẫn luôn sẵn sàng phục vụ 24/7. Số lượng thống kê trên thật là khiêm tốn so với những trang mạng khác có số lượng hàng trăm triệu (thậm chí cả tỷ như FaceBook) lượt khách thăm từ khắp các lục địa... Tuy số lượng khiêm tốn nhưng so với phạm vi, đề tài, nội dung, chi phí và nhân lực của Blog KYDV đó cũng đã là điều đáng quý, đó cũng là sự động viên khích lệ cho những người thực hiện... 

Cho đến nay ngoài những ủng hộ, Blog không thấy có sự phản ứng tiêu cực nào, thêm một điều đáng mừng nữa. Công việc làm Blog nói chung dù thấy dễ dàng nhưng không đơn giản, có lúc không tránh khỏi phiền phức vì những bất đồng quan điểm, chính kiến, nội dung, kỹ thuật, sở thích, vv và vv... Điều này cũng cho thấy sự hiểu biết và bao dung của quý vị dành cho Blog. 

Về hoàn cảnh và điều kiện sức khỏe của Ban Biên Tập nói riêng và qúy đồng hương cao niên nói chung người còn, kẻ mất, tuổi tác và sức khỏe cũng đã có phần hạn chế, không biết còn có thể đóng góp được đến bao lâu... Thôi thì đến đâu hay đến đó vậy... Chúc sức khỏe Ban Biên Tập, quý đồng hương và bạn đọc luôn an khang...

Một lần nữa Blog KYDV xin được phép thay mặt Ban Biên Tập KYDV, quý đồng hương chân thành cảm tạ sự đóng góp tinh thần, vật chất, thời giờ và công sức của quý đồng hương, ân nhân và sự ủng hộ của quý bạn đọc khắp 5 châu.

Blog KYDV
Thung Lũng Hoa Vàng, California, USA
Tháng 10-2015