Thursday, June 14, 2018

Tranh luận về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Những vị thánh ở các vùng, địa phương

Những vị thánh ở các vùng, địa phương


Thánh ở các vùng, hoặc là thánh của các địa phương, hầu như được tôn thờ ở khắp nơi trên đất nước ta, từ một thôn làng – có khi chỉ là một địa điểm, cho đến một tỉnh thành, một trấn, hoặc một miền rộng lớn. Thánh ngự trị ở một quê hương nhất định, song rất nhiều trường hợp danh tiếng của Ngài vượt khỏi phạm vi quê hương mình, hoặc có mối liên hệ với nhiều vị thánh ở các địa phương khác.
 

Những vị thánh ở các vùng, địa phương

Các vị thánh này thường là những nhân vật lịch sử, đã có vai trò nhất định trong lịch sử dân tộc – có thể ở những thời kỳ cổ đại, cận đại, có khi là một nhân vật huyền thoại, nhân vật dã sử, được ghép vào với một anh hùng dân tộc, nhưng mang tên gọi nôm na ở địa phương mình. Những cái tên này có khi giải thích được, thí dụ thánh Bưng quê ở thôn Bưng (Băng Sơn) thuộc huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá), thánh Chèm quê ở làng Chèm (Tlem) tức là Từ Liêm (Hà Nội). Song cũng có trường hợp rất khó phân định. Tại sao các ông Lê Ngọc hay Trần Khát Chân lại được tôn là thánh Lưỡng (ở Nông Cống và Vĩnh Lộc Thanh Hoá),? Danh sách các vị thánh khá dài, chúng ta chỉ tạm ghi dưới đây một số tôn hiệu quen thuộc nhất.

 
Chu văn an

Chẳng hạn:
  • Thánh Chèm là chỉ vào Lý ông Trọng
  • Thánh Côi là chỉ vào Lữ Gia
  • Thánh Lưỡng là chỉ vào Lê Ngọc hoặc Trân Khát Chân
  • Thánh Bưng là chỉ vào Lê Phụng Hiểu
  • Thánh Lác là chỉ vào Đỗ Anh Vũ
  • Thánh Bối là chỉ vào Nguyên Bình An
  • Thánh Chu là chỉ vào Chu Văn An
  • Thánh Láng là chỉ vào Từ Đạo Hạnh
  • Thánh Mây là chỉ vào Phạm Bạch Hổ
  • Thánh Bần là chỉ vào Đoàn Thượng
  • Thánh Bầu là chỉ vào Vú Văn Mật
  • Thánh Cờn là chỉ vào bà Tống Hậu
  • Thánh Đông Hải là chỉ vào Nguyễn Phục v.v…

Rồi còn các đức Thánh Cưu (có lẽ là Cao Sơn, Cao Các…) thánh Linh Lang, thánh Độc Cước, thánh Đồng Đen v.v… Tất cả các vị đều giành được niềm tin sâu sắc, sự kính trọng thiêng liêng và cảm động của nhân dân qua nhiều thế hệ ờ từng địa phương, miền Bắc hay miền Trung và sau là miền Nam.
 
Họ là những con người thật có vai trò trong lịch sử đất nước, và nhất là địa phương quê mình. Điều đáng chú ý là với các vị thánh này, nhân dân trong vùng thường chỉ chú trọng vào ân đức của các Ngài đối với dân chúng bản địa, chứ không quan tâm đến sự đánh giá qua sử sách. Đổ Anh Vũ – theo sứ là một quyền thần gãy nhiều bất bình trong triều chính, nhưng vẫn là đức thánh Lác rất có uy tín ở vùng là một thí dụ. Các vị thánh này, hình như cũng không chỉ thu hẹp phạm vi của mình ở một làng hay một tỉnh, một phương rộng lớn. Người dân thủ đô Tháng Long trước đôy tin rằng bốn phía Kinh thành được chia thành bốn trấn, mỗi trấn như vậy đã được một vị thánh án ngữ. Ai phân công trách nhiệm này thì không rô, nhưng thánh Cao Sơn trấn giữ phía Nam, thánh Trấn Vũ trấn ở phía Bắc. Phía Đông có thánh Bạch Má, còn phía Tây là thánh Linh Lang (tức là đền Voi Phục bây giờ).
 
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Câu nói ấy chứng minh rất rõ ý thức tôn vinh các thánh của làng xã. Làng nào cũng có thánh hoàng, phúc thần, những vị này đều được tôn vinh là thánh của làng cả. Thậm chí, nhiều nơi, những vị tổ khai canh lập ấp, những ông mở nghiệp cho các dòng họ trong làng cũng được gọi là thánh. Làng Hội Thống (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) là do các vị thuộc 7 dòng họ cùng nhau đến đây hội tụ, kết tình thông gia với nhau. Bảy dòng họ này đều có ông tổ họ, được dân chúng thờ trong một ngôi đền độc đáo, gọi là đền Ông Nội ông Ngoại^\ Dân chúng thường gọi 7 ông này là 7 vị thánh của làng.
 
Thánh địa phương không chỉ là thánh của từng miền, vùng hay của tỉnh, của làng. Có nhiều trường hợp lả thánh ở từng địa điểm rất bé nhỏ. Tuy bé nhỏ, nhưng là địa điểm quan trọng đối với quê hương, nên vẫn có những vị thánh được tôn vinh và ngự trị ngay tại đó. Xă Quan Nha, tổng An Khê, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có đến 3 vị thánh được tôn thờ.
 
  • Thánh Mẫu Cửa Nha Công Chúa
  • Thánh Linh Lang Cửa Trước Đại Vương
  • Thánh Hồi Chính cư sĩ Cửa Sau Đại Vương

Thần tích của các vị thánh này, đều do Nguyễn Bính soạn từ năm Hồng Phúc 1 (1572), hiện còn lưu ở Viện Hán Nôm (Ký hiệu AE a 13/1). Nguyễn Bính còn soạn thần tích cho nhửng vị thánh ở từng khúc sông, từng bến đò. Thí dụ như là trường hợp thánh Bến Đò và thánh Cửa Ngòi ở xã Thanh Láng, huyện Duyên Hạ, tỉnh Thái Bình (thần tích lưu ở Viện Hán Nôm, ký hiệu AE a 5/12).
 
Hơn đâu hết, đây là trường hợp các Thánh mang dấu ấn Việt Nam ngay trong danh hiệu. Tên nôm của các Thánh không hề có ý nghĩa tầm thường, mà có giá trị dân tộc rất cao, hình như cũng hiếm thấy ở nhiều nước khác.
 
Thánh ờ các vùng còn có một đặc điểm nữa. Đó là tính tập thể, và tính gia đình. Phải có những tính cách này mới thực sự liên quan đến dân tộc tính Việt Nam. Người Việt Nam rất trân trọng tinh thần tập thể. “Nhiều tay mới vổ nên bộp! Một cây làm chẳng nên non!”. Các thế hệ xưa nay biết cái sức mạnh tập thể đã tạo nên thắng lợi, kỳ tích quốc gia. Với các Thánh cũng vậy, một số làng ở Việt Nam đã thờ cả một tập thề văn quan võ tướng nhiều người quê quán xa nhau, nhưng đã có công chung sức bảo vệ triều đại. Làng đâ tập hợp tất cả các vị ấy để thờ chung. Các vị đã thành thánh hay chưa, chưa biết, nhưng chắc là họ đá cúng “hiền thánh”. “Ấy là trường hợp các vị hiển thánh được thờ ở xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh (xưa thuộc Phúc Yên, nay là Hà Nội). Bảng thần tích ở đây ghi họ là “Hiển thánh đại vương Chư bộ tướng hành trạng” (Ký hiệu AE a 11/4) gồm đến 9 người:Đỗ Khắc Chung, Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư, Phạm Ngô, Yết Kiêu, Nguyễn Tiến, Đỗ Hành, Trần Thi Kiến, Trương Hán Siêu
 
Một điều cũng có thể xem là độc đáo, là các thánh Việt Nam đều có gia đình. Các vị thánh đều có mẹ, và những bà đã sinh ra thánh cũng xứng đáng là các vị thánh mẫu. Ta cũng có cả những thánh ông, thánh bà. Song không nhất thiết các ông bà này đều là những cặp vợ chồng cùng chung duyên lứa. Có trường hợp các vị ở rất xa nhau, không cùng chung một khuynh hướng tín ngưỡng, mà vẫn được nhân dân cho là cha là mẹ như trường hợp: Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ. Mẹ là bà chúa Liễu thì rõ rồi, còn cha, có người nói là Bát Hải đại vương, có người nói là đức thánh Trần. Dân chúng không cần biết đến chuyện hôn thú nào cả, mà chỉ thấy đây là những vị thánh độ trì cho sự an ninh của bản thân mình và gia đình mình thì công nhận là cha mẹ. Trường hợp đức thánh Loả cũng vậy. Một thiên thần và một nhân thần đã được xem là thánh Bà và thánh Ông. Thần tích làng Xuân Đỗ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) ghi rõ ở đây là Đức Thánh Ông. ông có tên là Loả (sách vở thì ghi là Khoả Ba Sơn) là một vị tướng của Hai Bà Trưng, đâ có công đẹp giặc, ồng thu được thắng lợi là nhờ có sự trợ giúp của một nàng tiên (thiên thần). Không biết tên thực của bâ là gì (người nhà trời làm gì có tên họ như người trần gian), nhưng nghe nói là con gái của Lạc Long quân (cách Khoả Ba Sơn có đến hàng trăm năm) mang hiệu là Lậu Li Ni công chúa. Và thế là dân chúng tôn là thánh ông, thánh Bà. Người địa phương phải kiêng tên: hai chữ Khoả, chữ Lâu không được dừng mà phải đọc theo một cách khác. Thí dụ khuây khoả phải nói là khuây dần, lâu ngày phải nói là chậm ngày v.v… chuyện được ghi rõ trong sách Bắc Núi thần tích.
 
Còn các anh em, chị em của một gia đình trở thành thánh thì rất nhiều. Ta thường gặp các ông thánh Cả, thánh Hai, thánh Ba v.v… Xã Ngái Cầu, phủ Hoài Đức (Hà Đông) thờ một gia đình gồm 5 anh em đều là tướng lĩnh đời Hùng Vương. Người ta tôn các vị là Thánh Cả, Thánh Hai, Thánh Ba, Thánh Tư đại vương và một bà là Àm phù thánh Bà hiển cung phu nhân… chứ không nói tên họ là gì (thần tích ký hiệu AE a2/64). Có khi các thánh này là những người nổi tiếng vì một tài năng nào đó, mà mấy anh em đều được tôn là thánh. Đó là những ông thánh có tài bắn cung nỏ thời đại Hùng Vương. Không biết tên các ông là gì, chỉ gọi là thánh Cả Xạ (ông anh bắn giỏi) thánh Hai Xạ (ông em bắn giỏi). Đấy là theo thần tích ký hiệu AE a2/86, của xa Vĩnh Trung, huyện Thanh Trì (Hà Đông). Còn những câu chuyện như của gia đình Lê Ngọc (Nông Cống, Thanh Hoá) có đức thánh Cả (anh) đức thánh Lường (em), hay của gia đình họ Trương (anh em Trương Hống, Trương Hát ở suốt hai bên tả ngạn hữu ngạn Sông Cầu) thì cũng không hiếm lắm. Ở một số cuộc lễ hội, người dân địa phương tổ chức những cuộc diễn xướng những trò chơi thượng võ cung nghinh đức thánh ở một nơi, rồi kéo nhau đi làm lề ở nơi khác (nhất là ở các cuộc chèo bơi). Phải đưa đi như vậy để cho các thánh gặp nhau: con chào mẹ hay em mừng chị – Tình nghĩa gia đình như vậy thì đúng là không phân biệt âm dương, đúng là tình máu mủ, rất xứng đáng với văn hoá gia đình Việt Nam
 
Nói đến các thánh địa phương, cũng không nên quên các vị thánh ở miền núi, thánh của bà con dân tộc thiểu số. Có lẽ trường hợp tiêu biểu nhất là trường hợp thánh Đuổm. Ông có tên là Dương Tự Minh, người dân tộc Tày, sống dưới triều Lý Anh Tông, đã có công lao với Châu Quảng Uyên nói riêng, và triều đình nói chung với tư cách là phò mã, chồng của hai nàng công chúa nhà Lý là Thiều Dung và Diên Bình. Có câu chuyện ông được tiên cho cái áo tàng hình từ thuở còn là cậu bé hàn vi, đói khổ. Nhân dân Việt Bắc gọi ông là thánh Đuổm (tên nôm của xă Động Đạt) thờ ông ở các đền Đuổm, đền Quán Triều (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà (Bắc Giang). Còn Hoàng Công Chất vốn là người miền xuôi, lại được dân Thái thờ ở đền Bản Phủ (Lai Châu).
 
Dân tộc Thái không gọi ông là thánh, nhưng lại gọi là Then, có hiệu là Then Chất. Then cũng là thánh, thần và cũng là Trời.
 
Còn có những vị thánh mà tầm ảnh hưởng lan rộng ra cả miền Nam lẫn miền Bắc, nhưng lại chỉ là thánh của vùng, chứ không được xem là thánh cả nước. Có thể từ đây mà tìm hiểu khuynh hướng tín ngưởng trong cách xếp đặt các thánh ở Việt Nam. Đây là trường hợp thánh Tam toà được thờ ở Nam Đàn Nghệ An, và ở hầu hết các huyện Nghệ Tĩnh. Có đền Tam toà rất lớn ờ Nghệ An, song chưa quan trọng bằng đền trên núi Quả Som; ở huyện Đô Lương xã Bạch Ngọc. Phương ngôn xứ Nghệ có câu: Đền Cờn, đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng; chính là đền Quả này. Nhưng đi sâu vào miền Nam Trung bộ, đến cửa Thi Nại, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đền thờ Thánh ở đây cũng chính là vị thánh ở đền Quả. Cái tên Tam Toà chính là ở đất Bình Định này, vi có núi Tam Toả. Đức Thánh này có tên là Lý Nhật Quang, vị hoàng tử thứ 8, con của Thái tổ Lý Công Uẩn, được phong Uy Minh Vương địa phương gọi là Thánh Mượn. Lại còn có những vị Thánh cứ như trong sử sách thì vốn là những danh tướng, hoặc có công trạng đặc biệt, hoặc được nhiều thế hệ ghi chép, song lại chỉ mang tên riêng của lâng quê mình, chứ không mở rộng ra với nhiều không gian khác. Đó là trường hợp đức thánh Hạ Bi huyện Gia Lộc, (nay là Tứ Kỳ) tỉnh Hải Dương. Thánh chính là Yết Kiêu, vị gia tướng của Trần Hưng Đạo. Ông chính tên là Phạm Hữu Thế. Hoặc là đức thánh Hàm Giang, ờ huyện Cẩm Giang, cũng thuộc tỉnh Hải Dương. Thánh Hàm Giang, chính là tướng quân Đinh Văn Tả (đời vua Lê Thần Tông) được dân của 11 xã thờ làm Thành hoàng, nhưng người ta chi gọi theo tên sinh từ ở bản quán.
 
Tiếp cận với các thánh ở các vùng có một vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam, mà có lẽ còn lâu mói có thể giải quyết được. Có nhiều vị thánh không rõ là do sự tưởng tượng, bịa đặt của dân địa phương, tự tạo nên thần thánh để tôn vinh quê hương minh, hay thực ra vốn có một cái lõi lịch sử nào đó, từ lâu không được ghi chép, kê cứu, mà chỉ đành để bàng bạc trong cái kho tàng gọi là dã sử. Nhưng đó là đứng về tư cách nhà nghiên cứu, cần sự giám định theo phương pháp lịch sử mà thôi. Chứ đứng về tâm lý quê hương, về khuynh hướng tâm linh thì không thể có sự nghi ngờ ấy được. Vả chăng, nhiều trường hợp đúng là sự kiện lịch sử rõ ràng. Như trường hợp thánh Kim Giao ở xã Tiên Thắng, huyện Mê Linh. Kim Giao là tên làng cũ của Lý Hoàng Đế Thánh Vương. Vị thánh này chính là Lý Bôn, là vua Lý Nam Đế đã cùng với Triệu Quang Phục đuổi được tướng xâm lược Tiêu Tư, lập nên nước Vạn Xuân – (lần đầu tiên nước ta có quốc hiệu, chính là cái tên này). Sử sách chỉ biết ghi công lao của Lý Nam Đế, chứ không biết tại làng quê, ông được tôn vinh là Thánh Kim Giao. Nhưng còn những vị như ông thánh Cả Chàng Rồng một tướng của Hai Bà Trưng, được thờ ở xã Quỳnh Lý, huyện Thuy Anh (tỉnh Thái Bình) thì quả là không sao khám phá được. Nhưng ai dám nói vị thánh Cả Chàng Rồng này là nhân vật hoàn toàn do trí tưởng tượng của người đời sau (thần tích ký hiệu AE a5/57)?. Thời Lê Đại Hành là thời mà người ta đã có ý thức ghi chép tài liệu, thế nhưng hai vị thánh Chu Văn và Sở Định quả thực không thể biết được hành trạng của họ thế nào (thần tích AE a3/44). Nhưng ai mà dám quên các vị ấy, và dân làng Phùng Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên vẫn lấy các ông làm niềm tự hào. Còn có những vị thánh thật ra không thể nào đoán định được. Thí dụ ờ làng Phượng Mao, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh thờ vị thánh Lôi Công. Theo đúng chữ nghĩa thì có lẽ đây là thờ thần sét. Nhưng sét sao lại có đến 5 vị, mà lại có họ rõ ràng. Bản thần tích ký hiệu AE a7/21 ghi rất rõ năm vị thánh này là:
 
  • Đệ nhất Nguyễn Lôi Công hiển ứng
  • Đệ nhị Nguyễn Lôi Cồng uy linh
  • Đệ tam Nguyễn Lôi Công dũng liệt
  • Đệ tứ Nguyên Lôi Công hách chấn
  • Đệ ngũ Nguyễn Lôi Công anh linh…

Vấn đề quả thực là không đơn giản. Theo dõi các thánh ở từng vùng, còn có thể gặp những vấn đề xứng đáng là đề tài khoa học cho những người có quan tâm. Chỉ lấy một trường hợp Thánh Bưng ở Thanh Hoá ra làm ví dụ. Theo sử sách thì ông là viên tướng đố giúp cho vua Lý Thái Tông giữ được ngôi, trừ bỏ được âm mưu của mấy hoàng tử em đang gây bạo loạn. Nhưng ông đỗ trở thành nhân vật huyền thoại, thành một mẫu thánh Khổng Lồ. Chuyện Khổng Lồ có từ thời tiền sử với các ông Đủng bà Đả, các bà Nữ Oa, ông Tứ Tượng, đã tắt đi từ những ngày lập quốc sau thời đại vua Hùng. Thế nhưng đền đời nhà Lý này thì ngọn đèn Khổng Lồ lại bỗng sáng loà lên vói ông Thánh Bưng vừa ảo huyền vừa thiết thực. Sau này, nó sẽ còn le lói với những tia hồi quang của vua Quang Trung trừng trị bầy ngựa Xà Đàng. Nhưng với Lê Phụng Hiểu thì đúng là chặng đường chấm dứt cho trang sử Khổng Lồ ở kho huyền thoại. Song sự tích Thánh Bưng còn khá nhiều ánh sáng gợi mở. Có chuyện thánh Việt Nam thi tài với thánh Trung Quốc để cuối cùng thánh Trung Quốc phải chịu phận làm em. Thánh Cưu ở đâu bên kia biên giới Việt Trung, tìm sang Việt Nam, đến tận những cánh đồng Hoàng Hoá, đối địch với Thánh Bưng, rồi phải xin tôn Thánh Bưng làm anh. Thánh Bưng lại còn nhiều lần giáp chiến với thánh Vồm, và ném được ông Vồm ra xa. Lại còn có câu chuyện Thánh Bưng với thánh Hà Rò. Thánh Hà Rò có một bình nước phép, có thể cứu dân tránh được nạn hạn hán, nhưng ông rất khó tính. Trời làm hạn hán kéo dài, thánh Hà Rò vần không chịu té nước làm mưa, dân chúng khắp nơi phải cầu đến Thánh Bưng, và Thánh Bưng đã lập mẹo trộm được bình nước phép. Câu thành ngữ “Đầu núi Nít, đít Hà Rò” là có liên quan đến cuộc đấu tranh này. Có cái gì như vấn đề đối lập giữa khô ráo và ẩm ướt như ta thường gặp ở nhiều chuyện huyền thoại khác. Nhiều vị thánh ở các địa phương khác cũng có thể khiến chúng ta liên hệ đến các vấn đề tương tự. “Thánh các vùng”, có vị trí quan trọng trong việc tìm hiểu Đạo Thánh ở Việt Nam, và cũng hứa hẹn nhiều cho việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam nữa.
 
Source  https://tienamphu.com/nhung-vi-thanh-o-cac-vung-dia-phuong/