Thursday, March 29, 2012

Chùa Dâu

Chùa Dâu nhìn từ tam quan, tháp Hòa Phong ở chính giữa
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.[1]

Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.

Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.

Lịch sử

Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.[1]

Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.

Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp.[1] Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.

Kiến trúc


Tượng Pháp Vân chùa Dâu, phía trước là hộp đặt Thạch Quang Phật
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.

Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim ĐồngNgọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.

Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.

Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.

Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.

Có câu thơ lưu truyền dân gian:.
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm - chùa Tổ - nơi thờ Phật Mẫu Man Nương.


Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Wednesday, March 21, 2012

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự) - Bắc Ninh

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự 寧福寺) nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.

Lịch sử

Để xác định chùa có từ bao giờ thì chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra một tài liệu chính xác. Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không còn nữa. Đến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc". Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó.

Đời vua Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm.

Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996. Đây là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.

Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử và nghệ thuật, chùa Bút Tháp đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng là di tích cấp quốc gia theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28 tháng 4 năm 1962.

Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sunday, March 18, 2012

Gọi Đò - Dân ca Quan họ - Thúy Hường

Sông Đuống

Sông Đuống, còn gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang, là một con sông dài 68 km[1], nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu[1] (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tại địa giới giữa 2 đơn vị hành chính là huyện Đông Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc[1] (xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Về tổng thể sông Đuống chảy theo hướng tây-đông. Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông Hồng có lũ lớn mới tràn qua được[2]. Từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội[2]. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30 %[2]. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại Thượng Cát?, lưu lượng nước trung bình nhiều năm 880 m³/s[2], còn theo website tỉnh Bắc Ninh thì lưu lượng trung bình đạt khoảng 1.000 m³/s[3]. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất 9.000 m³/s (ngày 22 tháng 8 năm 1971)[2]. Đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km[3]. Mực nước cao nhất tại bến Hồ vào tháng 8 năm 1945 là 9,64 m[3], cao hơn so với mặt ruộng là 3-4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa[3].

Sông Đuống là đường giao thông thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam[2].

Các loại tàu thuyền, xà lan tải trọng từ 100 tấn đến 450 tấn có thể vận tải trên sông được cả trong 2 mùa.

Hiện trên sông Đuống có 3 cây cầu bắc qua:
  • Cầu Đuống trên quốc lộ 1A cũ, nối thị trấn Đức Giang thuộc quận Long Biên với thị trấn Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm.
  • Cầu Phù Đổng trên quốc lộ 1A mới, nối hai xã Phù Đổng và Phúc Lợi của huyện Gia Lâm.
  • Cầu Hồ trên quốc lộ 38; nối thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành với xã Tân Chi, huyện Tiên Du; đều thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra, sẽ có thêm 4 cầu đường bộ mới sẽ được xây dựng ngang qua sông Đuống, là: cầu Thạch Cầu, cầu Đông Trù, cầu Phù Đổng II, cầu trên vành đai giao thông đối ngoại (gần cầu Hồ hiện tại).[4]

Các huyện thị chảy qua


Thơ văn

Nhà thơ Hoàng Cầm có bài thơ "Bên kia sông Đuống" nổi tiếng.
...Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ...

Saturday, March 17, 2012

Lên Tiên Cung - Quan họ - Thúy Hường

Đại danh lam chùa Phật Tích và lễ hội Khán hoa Mẫu đơn

Th.s. Đỗ Thị Thủy

Theo thư tịch cổ và truyền thuyết, chùa Phật Tích tên chữ là “Vạn Phúc Tự” là nơi Phật giáo từ Ấn Độ đặt bước chân đầu tiên truyền giáo vào nước ta ngay từ buổi đầu Công nguyên. Thư tịch cổ còn cho biết: Vào thời nhà Đường, vua Đường đã cho người mang ba hòm xá lỵ của Phật đến đất Giao Châu để xây tháp, trong đó có một hòm ở chùa Phật Tích.

Đến thời vua Lý Thánh Tông, chùa Phật Tích được xây dựng thành đại danh lam, còn cho xây dựng một cây tháp cao 10 trượng, trong chứa pho tượng Phật, mình vàng cao 6 xích, đứng từ kinh thành Thăng Long nhìn thấy được. Dấu tích chân cây tháp cổ còn để lại, có kích thước rất lớn (9,20m x 9,20m) với những viên gạch ghi rõ niên đại xây dựng: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (tức vào đời vua thứ 3 nhà Lý niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ 4-(1057).

Dẫu trải hơn ngàn năm lịch sử, chùa xưa tháp cũ không còn nữa, nhưng dấu tích đại danh lam thời Lý vẫn còn với quy mô nền móng rất lớn, gồm 4 cấp nền được kè đá tảng và nhiều di vật cổ thời Lý như: tượng Phật A Di Đà, linh thú (sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa), tượng đầu người mình chim, chân tảng, chân cột, gạch ngói, con giống… Trong số những cổ vật độc đáo của thời Lý, đặc biệt là pho tượng Phật A Di Đà có vẻ đẹp đã vượt thời gian và không gian.

Pho tượng Phật A Di Đà đã hơn 1000 năm tuổi, vẫn còn nguyên vẻ đẹp ở nhiều phương diện như: Triết lý của Phật pháp, tạo hình, chất liệu, đường nét, hoa văn… Tượng được làm từ đá xanh nguyên khối trong tư thế ngồi thiền tĩnh tọa trên tòa sen: thân cao 1,845m, thon thả óng nuột và mềm mại bởi những đường cong và những nếp chảy của tấm áo cà sa khoác ngoài; khuôn mặt đẹp với đôi mắt hiền từ, lông mày thanh cong, miệng cười mỉm. Toàn bộ thân hình và khuôn mặt của tượng toát lên vẻ đẹp thánh thiện từ bi hỷ xả, như đang thấu nghe tiếng kêu cứu khổ cứu nạn của mọi kiếp chúng sinh để cứu khổ độ nạn.

Chùa Phật Tích còn nổi tiếng trong dân gian với lễ hội “Khán hoa mẫu đơn” (tức Hội xem hoa mẫu đơn) với thiên tình sử “Từ Thức gặp tiên”. Huyền thoại kể rằng: Xưa kia, vùng núi Phật Tích và vườn chùa Phật Tích trồng bạt ngàn hoa mẫu đơn. Hàng năm, xuân về hoa mẫu đơn nở đỏ rực cả một góc trời. Chùa Phật Tích mở hội đầu năm vào mồng 4 tháng giêng để đón năm mới, lễ Phật, cầu may. Từ muôn nơi người người đổ về đây trảy hội ngắm hoa vãn cảnh chùa. Trên trời, nàng tiên Giáng Hương thấy cảnh trần gian tuyệt đẹp, đã xin giáng trần dự hội chùa. Nhưng vô tình nàng Giáng Hương đánh gãy một cành hoa mẫu đơn giữa cửa chùa, nên bị chú tiểu giữ lại. Chàng Từ Thức bèn cởi áo khoác xin chuộc tội cho nàng. Cảm động với nghĩa cử cao đẹp của chàng trai hào hoa phong nhã, nàng Giáng Hương đã ngỏ lời hò hẹn với chàng và đã mời chàng về chốn “bồng lai” xin kết duyên vợ chồng. Và từ đó câu chuyện tình thơ mộng “Từ Thức gặp tiên” đã sống mãi với lễ hội Khán hoa mẫu đơn của chùa Phật Tích.

Mỗi khi tết đến xuân về người người lại nô nức rủ nhau về chùa Phật Tích trảy hội. Lễ hội Khán hoa mẫu đơn diễn ra tưng bừng nhộn nhịp, trước cửa chùa. Quan viên chức sắc hai hàng đón tiếp khách, trong chùa thì sư vãi tụng kinh lễ Phật, ngoài sân chùa bạt ngàn hoa mẫu đơn và người đến xem hoa.

Nguồn Thời Sự Phật Pháp

Thursday, March 15, 2012

Núi Thiên Thai (Bắc Ninh)

Núi Thiên thai có hình con rồng uốn lượn 9 khúc (dãy núi này gồm 9 ngọn núi liền nhau), nằm sát sông Đuống, ngọn cao nhất khoảng 150m, hiện nay núi Thiên Thai thuộc 2 xã Song Giang, Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, cách thành phố Bắc Ninh 20 km về phía nam.

Trái núi Thiên Thai được gọi là đầu rồng. Đây là nơi đã sinh ra vị danh nhân đất nước đó là: Thái sư Lê Văn Thịnh. Ngày xưa rừng thông phủ kín núi, trên đỉnh ngọn Thiên Thai có một ngôi chùa cổ trăm gian và một vườn hồng đào, đây là một giống đào đặc biệt, hoa nở thành từng chùm buông xuống như những chiếc đuôi cáo nên mới có cái tên là Hồng đào. Ngày xuân khách lên lễ chùa vãng cảnh vườn đào, dạo chơi rừng thông rồi hướng ra bể đông xem loan phượng ăn xoài.

Tại đây có đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh.

Phát hiện Rồng đá

Một ngày cuối năm 1992, người dân thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu (Gia Bình) dọn gạch vỡ, đá quanh đền thờ Thái Sư Lê Văn Thịnh thấy lộ ra khối đá lớn được đẽo, chạm đường nét tinh sảo, khoét sâu, mở rộng thì thấy lộ nguyên hình đầu rồng. Mọi người dùng đòn tre khiêng, người dùng xà beng, thanh gỗ làm đòn bẩy lên một rồng đá ước chừng 3 tấn được tại sân đền.

Rồng đá được đẽo, chạm miêu tả đầu, hai chân trước và một phần thân. Từ mặt đất lên đỉnh sọ rồng cao 0,76 mét, chiều ngang từ phải sang trái rộng 1,12 mét; chiều dọc từ trước ra sau dài 0,96 mét (xin lưu ý: số đo chia hết cho 8). Rồng được chạm vẩy; tai phải đặc, tai trái rỗng, hai chân trước gân guốc, mỗi chân xòe rộng 5 ngón nắm chặt hai khúc thân kéo vào trước ngực; đầu gục xuống, mắt trợn tròn, miệng há rộng để lộ hàm răng lởm chởm ngoạm khúc thân, quằn quại. Đây là rồng đá to nhất Đông Nam Á và được chạm khắc vào thời Lê [1]


Núi thiên thai và văn học, nghệ thuật

Núi Thiên thai được nhắc nhiều trong các làn điệu dân ca quan họ, ca dao, văn học hiện đại. Trong dân ca quan họ: “Trèo lên trên núi Thiên Thai, thấy chim Loan Phượng ăn Xoài biển đông”. Trong bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm:

... Ai về bên kia sông Ðuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
...


Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Núi Thiên Thai - Quan họ lời cổ - Tốp ca

Chùa Phật Tích & Quỳnh Lâm



Narrator: Prof. Lê Văn Lan

Chùa Phật Tích ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Chùa Quỳnh Lâm ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Monday, March 12, 2012

Đình Làng ĐÌNH BẢNG - Vẻ đẹp của kiến trúc đình Làng Việt Nam



Thứ nhất là Đình Đông Khang
Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang Đình Diềm

Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

Tiên Du là một huyện Bắc Ninh nằm ở phía Nam thành phố Bắc Ninh, phía Bắc sông Đuống. Tiên Du tiếp giáp với thị xã Từ Sơnphía Tây Nam, Quế Võphía Đông và cũng có tiếp giáp một chút với huyện Yên Phongphía Tây (phía Tây xã Phú Lâm tiếp giáp với phía Đông xã Đông Thọ, huyện Yên Phong). Trung tâm hành chính của huyện là thị trấn Lim.

Diện tích và Dân số

Tiên Du rộng 108,2 km². Dân số là 125.100 người (năm 2004). Mật độ dân số là 1157 người/km².

Hành chính

Tiên Du có 14 đơn vị hành chính:

Văn hóa - Lịch sử
  • Theo huyền thoại: Từ Thức từng làm một chức quan nhỏ ở Tiên Du.
  • Tiên Du là trung tâm của vùng dân ca Quan họ.
  • Trong lịch sử, Tiên Du là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam.
  • Năm 966: Nguyễn Thủ Tiệp, một người Trung Quốc từng làm thuộc hạ của Ngô Quyền, đến chiếm một vùng ở Tiên Du, xây dựng thành trì, trở thành một trong 12 sứ quân.
  • Năm 1057: Chùa Phật Tích được xây dựng.
  • Thời nhà Nguyễn, huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Từ năm 1831, là huyện của tỉnh Bắc Ninh.
  • Năm 1961, các xã Phù Đổng, Trung Hưng của huyện Tiên Du cùng với huyện Gia Lâm và một số xã của huyện Từ Sơn, Thuận Thành (đều thuộc tỉnh Bắc Ninh) được sáp nhập về Hà Nội[1].
  • Ngày 14/3/1962: sau khi sáp nhập tỉnh Bắc Ninh với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, huyện Tiên Du cũng được sáp nhập với huyện Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn.
  • Ngày 9/8/1999: tái lập huyện Tiên Du.
  • Năm 2007, các xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh của huyện Tiên Du sáp nhập vào thành phố Bắc Ninh[2].
Tiên Du có 14 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, bao gồm:
  • Thị trấn Lim;
  • Các xã: Phú Lâm, Nội Duệ, Liên Bão, Hiên Vân, Hoàn Sơn, Lạc Vệ, Việt Đoàn, Phật Tích, Tân Chi, Đại Đồng, Tri Phương, Minh Đạo, Cảnh Hưng.

Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia