Saturday, February 24, 2018

Bắc Ninh: Tưng bừng Lễ hội khán hoa mẫu đơn tại chùa Phật Tích

Thanh Thương (TTXVN/Vietnam+)
Bản in
 
Chùa Phật Tích. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)

Lễ hội Khán hoa Mẫu đơn (tức Lễ hội chùa Phật Tích), ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, diễn ra từ ngày 18-20/2, (tức từ mồng 3 đến mồng 5 Tết), thu hút đông đảo du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Tiên Du, Phó Trưởng ban Chỉ đạo lễ hội Khán hoa Mẫu đơn, năm nay do thời tiết đẹp nên lượng khách đến với lễ hội đông hơn mọi năm, đặc biệt trong ngày mùng 4 Tết - ngày chính hội.

Để lễ hội diễn ra an toàn, bảo đảm đúng nghi lễ truyền thống và thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo lễ hội do Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện làm trưởng ban; cấp xã thành lập Ban tổ chức lễ hội.

Phần lễ được diễn ra trang nghiêm, từ ngày mùng 3 gồm hoạt động dâng hương, tế lễ do nhà chùa và Hội phật tử địa phương tiến hành. Sáng mùng 5, trên Quảng trường Đại Phật tượng, lễ cầu quốc thái dân an, cầu bình an cho nhân dân sẽ diễn ra.

Phần hội gồm các trò chơi dân gian như tổ tôm điếm, vật, hát Quan họ... hướng về lễ hội truyền thống.

Do lượng du khách địa phương về khu vực diễn ra lễ hội rất đông, Ban Chỉ đạo lễ hội đã thành lập gần 20 chốt an ninh trật tự để phân luồng xe, tránh ùn tắc giao thông, bảo đảm an toàn lễ hội, tránh tình trạng trộm cắp tài sản của du khách về trảy hội.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được chú trọng. Ban Chỉ đạo đã giao cho Phòng Y tế huyện Tiên Du xây dựng kế hoạch phối hợp với Đội quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra các cửa hàng dịch vụ ăn uống.

Tại khu vực diễn ra lễ hội, Ban tổ chức bố trí 10 cụm loa phát thanh tuyên truyền về nội quy, quy chế lễ hội, giới thiệu di tích chùa...

Lễ hội Khán hoa Mẫu đơn là một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn, sớm nhất tỉnh Bắc Ninh. Việc tổ chức lễ hội nhằm khơi dậy lòng tự hào của nhân dân địa phương về di sản văn hóa; cổ vũ, động viên nhân dân thi đua yêu nước, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

[Trảy hội chùa Phật Tích nghe huyền thoại "Từ Thức gặp tiên"]

Lễ hội đã tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, gắn liền với ngôi chùa Phật Tích có bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh, nơi khởi nguồn của Phật giáo Việt Nam với câu chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên.

Theo huyền thoại, xưa kia, vùng núi Phật Tích và vườn chùa Phật Tích trồng nhiều hoa mẫu đơn. Hằng năm, mỗi khi Xuân về, hoa mẫu đơn nở đỏ rực cả một góc trời. Người người đổ về đây trảy hội, ngắm hoa, vãn cảnh chùa.

Trên trời, nàng tiên Giáng Hương thấy cảnh trần gian tuyệt đẹp, đã xin giáng trần dự hội chùa nhưng vô tình, nàng đánh gãy một cành hoa mẫu đơn giữa cửa chùa nên bị chú tiểu giữ lại.

Chàng Từ Thức bèn xin chuộc tội cho nàng. Cảm động với nghĩa cử cao đẹp của chàng trai hào hoa, phong nhã, nàng Giáng Hương đã ngỏ lời hò hẹn với chàng và đã mời chàng về chốn “bồng lai” xin kết duyên vợ chồng.

Chùa Phật Tích là nơi các nhà sư từ Ấn Độ lần đầu tiên đến truyền dạy đạo Phật vào nước ta rồi xuôi theo dòng sông Dâu về vùng Luy Lâu lập nên trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Đến thời Lý, chùa Phật Tích được xây dựng thành đại danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa bị giặc chiếm đóng và phá hủy nhiều, chỉ còn lại một số di vật, cổ vật. Sau đó, chùa được khôi phục lại.

Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ 2 nhóm bảo vật quốc gia là 10 linh thú đá, tượng Phật Adiđà bằng đá có niên đại từ thời Lý.

Ngày 31/12/2014, chùa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt./.
 
Source https://www.vietnamplus.vn/bac-ninh-tung-bung-le-hoi-khan-hoa-mau-don-tai-chua-phat-tich/488980.vnp

Thursday, February 22, 2018

Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 4)

Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 4)

Dưới đây là trích đoạn góp ý kiến về Gia Phả của bà Đinh Thị Cúc trên FaceBook (KYDV có chua thêm dấu để dễ đọc. Quý vị cũng có thể xem trực tiếp trên FaceBook tại Kỷ Yếu Dũng Vi)...

Qua trao đổi, Bà cho biết thêm chi tiết về gia đình, họ hàng và cũng gởi lời Chúc Mừng Năm Mới đến quý họ hàng, đồng hương làng Dũng Vi...
-----------

Thuc Dinh: Feb 7th, 11:14am

Chào chị Cúc

Chị cho hỏi thăm thêm về tên anh Bảo (chồng chị) là Đinh Văn Bảo hay là Phan Văn Bảo? Cảm ơn.

Cuc Dinh: Wed 9:22pm

Chào Chú Thức. 

Khỏe không, nghe nói Chú ở San Jose hả?  Tôi ở Stockton (California), tôi có đứa con gái làm ở trên đó.

Ông xã tôi họ chính của ông là họ Phan nhưng bây giờ ông lấy họ Đinh, cái này Chú hỏi bà Khấn là rõ nhất. Tôi có biết bà Khấn và chị Nhuần chồng là anh Ngọ, vì chúng tôi cũng là họ hàng.

Thuc Dinh: 6:20am

Cám ơn chị đã giải thích rõ ràng về anh Bảo... Nếu có dịp Thức sẽ tìm hiểu thêm, họ hàng người làng Dũng Vi nhiều lắm, không có dịp gặp nên khó biết hết được...

Cuc Dinh:

Chú Thức ở San Jose hả? Xuống tôi có một tiếng, tôi ở Stockton.

Thuc Dinh:

Vâng. Cũng gần chị ạ

Cuc Dinh: Wed 9:18pm

Kính chào Bà con làng Dũng Vy

Năm mới xin chúc mọi người luôn An Vui, Mạnh Khỏe và được nhiều hồng ân của Chúa.

Thuc Dinh: 10:06am

Cám ơn chị. 

Chúc chị và gia đình năm mới An Khang-Thịnh Vượng.

Cuc Dinh:
   
Vợ của anh Phan Văn Dậu. Vợ là Nguyễn Thị Hao thì phải, tôi chưa từng nghe chị nào tên Tâm, chị và tôi là chị em dâu mà.

(Phụ chú của KYDV: Đoạn góp ý trên đây tại FaceBook, trong bài viết "Góp ý kiến về Gia Phả: Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc Châu) và Đinh Tất Thức (USA)". Bấm vào chữ f trong ô xanh dương bên góc phải. KYDV đã chua thêm dấu)



(Tạm ngưng)

Bài viết liên quan:

Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (USA) (Đoạn 1)
Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 2)
Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 3)

Monday, February 12, 2018

PBN 124 - Nhạc Xuân Chọn Lọc (Vol. 1)


CHÚC MỪNG NĂM MỚI! - Gia đình Phan Tự Ngôn

From: Ngon Pham
 
Sun 2/11/2018 6:28 PM

To: .................

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

Xin chúc qúy bạn Năm Mới Mậu Tuất được an khang, nhiều ơn trên và phúc lộc tràn đầy! 

Gia đình Phan Tự Ngôn

Thursday, February 8, 2018

Góp ý kiến về Gia Phả: Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc Châu) và Đinh Tất Thức (USA)

From: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
 
Sent: Thu 2/8/2018 12:43 AM
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)

Subject: Góp ý kiến về Gia Phả:

Gia đình anh Nguyễn Văn Tố ở xóm Cầu Giỏ thuộc họ Nguyễn Văn, gồm có:
 
     - Chị Nguyễn Thị Tâm chồng Phan Văn? Dậu?, là anh của Phan Văn? Bảo (chồng cô Đinh Thị Cúc)
     - Anh Nguyễn Văn Uy (Mẫn) vợ Đinh Thị Làu, là rể của cụ trùm Đô.
     - Anh Nguyễn Văn Tố vợ Đinh Thị Tại, là con rể của cụ quản Đỗng.
 
Nếu quí vị nào biết liên hệ thế nào về họ Nguyễn Văn, xin cho chúng tôi biết để cập nhật gia phả.
 
* Anh nhờ chú Thức hỏi mẹ hoặc bác Khấn xem 4 cụ bà sau đây ai là cụ nội của mẹ:
 
    - Nguyễn Thị Mỹ.
    - Nguyễn Thị Sún.
    - Nguyễn Thị Phùng.
    - Nguyễn Thị Phúc.
 
Bốn cụ bà này 1 cụ là chị cả, và 3 cụ là em của 2 cụ ông thuộc họ Nguyễn Văn:
 
    - Nguyễn Văn Kiệu.
    - Nguyễn Văn Tuynh.
 
Có thể coi thêm ở gia phả tộc họ Nguyễn Văn.
 
Chúc chú Thức và gia quyến một Năm Mới tràn đầy Hồng Ân và bình an, hẹn gặp

----------

From: Thuc Dinh (dthuc@live.com)

Sent: Today 10:59 AM

To: Huynh Nguyen <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>

Subject: Góp ý kiến về Gia Phả:

Thức đã nhờ em trai là Phát (Đinh Tất Thông) và cháu ngoại bác Khấn là Tuyet Tran ở VN hỏi về những câu hỏi của anh. Hy vọng 2 cụ bà con nhớ. Hai cụ bà đều ở tuổi 90 cả... Sẽ cho anh biết thêm. Thức.

----------

(Trích đăng cuộc trò truyện với Phát (Đinh Tất Thông) qua Messenger của FaceBook)

"Anh Nguyễn Văn Huỳnh (Úc Châu) con bác Sợi hỏi thăm Mẹ về Gia Phả. Phát hỏi Mẹ dùm anh.

* Anh nhờ chú Thức hỏi mẹ hoặc bác Khấn xem 4 cụ bà sau đây ai là cụ nội của mẹ:
- Nguyễn Thị Mỹ.
- Nguyễn Thị Sún.
- Nguyễn Thị Phùng.
- Nguyễn Thị Phúc.
 
Bốn cụ bà này 1 cụ là chị cả, và 3 cụ là em của 2 cụ ông thuộc họ Nguyễn Văn:
 
- Nguyễn Văn Kiệu.
- Nguyễn Văn Tuynh.
 
Có thể coi thêm ở gia phả tộc họ Nguyễn Văn.
 
Chúc chú Thức và gia quyên một Năm Mới tràn đầy Hồng Ân Và bình an, hẹn gặp".
----------
 
(Trích đăng cuộc trò truyện với Tuyet Tran qua Messenger của FaceBook)
 
"Chào các cháu
 
Ông Nguyễn Văn Huỳnh là họ hàng ở bên Úc có nhờ cậu hỏi thăm bác Khấn về họ hàng trong làng Dũng Vi để biên soạn Gia Phả.
 
Mấy cháu hỏi bà ngoại dùm cậu coi bà có biết không ? Cho cậu biết. 
 
 Cảm ơn các cháu. Cho cậu gởi lời thăm sức khỏe và chúc Tết Bố Mẹ nhé.
 
Cậu Thức
 
Dưới đây là câu hỏi:
 
"* Anh nhờ chú Thức hỏi mẹ hoặc bác Khấn xem 4 cụ bà sau đây ai là cụ nội của mẹ:
 
- Nguyễn Thị Mỹ.
- Nguyễn Thị Sún.
- Nguyễn Thị Phùng.
- Nguyễn Thị Phúc."
 

----------

Phụ chú:

Nếu có quý vị họ hàng đồng hương nào biết về những liên hệ Gia Phả trên. Xin vui lòng góp ý bổ túc thêm.

Cảm ơn.
KYDV

Wednesday, February 7, 2018

Góp ý về gia tộc của cô Cúc (Bảo) - Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc Châu)

From: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Wed 2/7/2018 1:08 AM
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)

Chú Thức thân mến, anh Huỳnh xin góp ý về gia tộc của cô Cúc Bảo,

Bên nội của cô Cúc:
Cụ Đinh Văn Lưỡng vợ cả Nguyễn Thị Mến, vợ kế: ....Đầm (không biết họ) thường gọi là cụ quản Đỗng)
sinh 3 trai và 4 gái.
1- Ông Đinh Văn Đỗng vợ Nguyễn Thị Chiên (Con cụ hội Thậy, danh số: I.A1b họ Nguyễn Văn). gồm 2 trai, 3 gái.
      a- Đinh Thị Tào (chồng tên Tĩnh).
      b- Đinh Thị Thảo
      c- Đinh Văn Trung (chết)
      d- Đinh Văn Thành (England)
      e- Đinh Văn Đức (Rome)
 
Bà hai có thêm 4 người con (Kỳ, Nam,......)
 
2- Đinh Văn Sầm vợ Nguyễn Thị Diện con cụ Nguyễn Văn Lư, (danh số I.C2c họ Nguyễn Văn.) gồm 2 gái, 3 trai.
       a- Đinh Thị Phóng chồng Nguyễn Tuyển Liệu (thuộc họ Nguyễn Tuyển)
       b- Đinh Văn Hùng vợ Nguyễn Thị Len, con ông trùm Hiểm (là chị của bà cố cha Linh).
       c- Đinh Thị Cúc chồng Phan Văn Bảo, thuộc họ Phan Tự.
       d- Đinh Văn Chiến
       e- Đnh Văn Thắng
       f- Đinh Văn Thịnh
       g- Đinh Văn Chuẩn
 
3- Đinh Thị Ngan chồng Đinh Văn Uyên con cụ quản Chiu, danh số II.A4a 
          họ Đinh  ngành 3, bây giờ đổi là Nguyễn Văn Độ.
 
4- Đinh Thị Thu chồng Nguyễn Văn Vượng con cụ Nguyễn Văn Hấn 
     danh số I.A2a3 thuộc họ Nguyễn Văn. Coi các con bên họ Nguyễn Văn.
 
5- Đinh Thị Trại chồng Nguyễn Văn Hành, các con ........?
 
6- Đinh Thị Tại chồng Nguyễn Văn Tố thuộc họ Nguyễn Văn, các con .....?

Đôi hàng để góp ý xin quí vị cao kiến bổ túc cho, chúng tôi cần về gia phả của anh Nguyễn Văn Tố ở xóm cầu giỏ.
 
Chào thân mến.
-----------
 
From: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Wed 2/7/2017 10:36 AM
To: Huynh Nguyen <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
 
Chào anh Huỳnh

Thăm sức khỏe Anh và gia đình. Cũng nhân dịp năm mới, chúc anh và gia đình An Khang - Thịnh Vượng...

Hay quá. Nhờ anh bổ túc thêm về góp ý của chị Cúc nên đồng hương và bạn đọc hiểu rõ ràng hơn về Gia Phả.

Thức sẽ post phần góp ý của anh để mọi người cùng tham khảo và góp ý thêm về "gia phả của anh Nguyễn Văn Tố ở xóm Cầu Giỏ". Phần này có thể chị Cúc biết...

Ngày càng có thêm đồng hương quan tâm và góp ý thêm về Gia Phả. Công việc biên soạn sẽ thuận lợi và tốt đẹp hơn. Mong sẽ có thêm nhiều ý kiến góp ý của họ hàng đồng hương khắp nơi.

Cảm ơn Anh

Thân ái. Thức
----------
 
Phụ chú: Quý vị có thể xem chi tiết tại phần Gia phả các tộc họ

Monday, February 5, 2018

Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 3)

Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 3)

KYDV (facebook) mới nhận được ý kiến góp ý của bà Đinh Thị Cúc (chồng là Đinh Văn Bảo) về gia đình ông Đinh Văn Đỗng tức ông Tào và em trai là ông Đinh Văn Sầm tức ông Phóng. Qua ý kiến đóng góp, họ hàng, đồng hương có thể biết rõ thêm về gia đình ông Tào, ông Phóng và các con cháu hiện đang định cư tại các quốc gia Hoa Kỳ (USA), Anh Quốc (United Kingdom) và Ý Đại Lợi (Italy)...

Bà Cúc cùng chồng và gia đình hiện đang định cư tại Thành phố Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

KYDV xin được trích đăng nguyên văn đoạn góp ý trao đổi để quý họ hàng, đồng hương tiện tham khảo và liên hệ...

Dưới đây là nguyên văn đoạn góp ý trên KYDV facebook. Quý vị cũng có thể xem tại facebook với đường dẫn đính kèm. (Bấm vào chữ f xanh dương góc phải):



Cuc Dinh: Co Phai Chu Thuc la chau Ngoai Ba Co Tim Chu khong Phai la Dim. Hinh Nhu co Tim la co cua Ong Bao Cuc

Kỷ Yếu Dũng Vi: Đinh Tất Thức là cháu ngoại bà Đinh Thị Dỉm hay còn gọi là bà thơ Cống (chồng là ông thơ Cống tên là Phan Tự Cát)

Kỷ Yếu Dũng Vi: Ông Tào có ghé thăm gia đình Ông bà Cuông (cha mẹ Đinh Tất Thức) vài lần ở giáo xứ Bùi Phát trước 1975... Thức còn nhớ gương mặt Ông Tào.



Cuc Dinh: Dinh thi Cuc Chong la Dinh van Bao con gai Ong Dinh van Sam. Ong Dong tuc la Ong Tao la Anh ruat Ong Phong

Kỷ Yếu Dũng Vi: Ông Phóng có phải là chồng bà Uy ở giáo xứ Bùi Phát ?

Cuc Dinh: May nguoi Viet lon do

Kỷ Yếu Dũng Vi: Nếu chị Cúc có gia phả gia đình dòng họ xin vui lòng gởi đăng trên Kỷ Yếu Dũng Vi để bà con họ hàng đồng hương hiểu rõ hơn về liên hệ

Cuc Dinh: Gia dinh Ong Tao
Dinh Thi Tao
Dinh Thi Thao
Dinh van Thanh
Dinh van Duc


Gia dinh Ong Phong tuc la Dinh van Sam. Vo la Nguyen Thi Dien
Con gai Dinh Thi Phong
Dinh van Hung

Dinh Thi Cuc
Dinh van Chien
Dinh van Thang
Dinh van Thinh
Dinh van Chuan


Kỷ Yếu Dũng Vi:  Cảm ơn chị cho biết thêm thông tin về gia đình

Cuc Dinh: Con Ong Tao va ba Chien la
Dinh Thi Tai
Dinh Thi Thao
Dinh van Thanh o Anh
Dinh van Duc o Y

Va bon nguoi con ngoai hon

Cuc Dinh: Dinh Thi Tao

Kỷ Yếu Dũng Vi: Đinh Thị Tào là ai vậy?

Cuc Dinh: Ong Tao tuc la Ong Dinh van Dong anh trai cua ong Dinh van Sam, em gai ong Tao la ba me cua cau Hong vo la Xi, ba Dinh thi Thu Vo cua ong Nguyễn van Vuông, Dinh thi Trai vo ong Hanh, Dinh thi Tai vo ong Nguyễn van To

Gia dinh ong Tao
Dinh thi Tao
Dinh thi Thao
Dinh van Chung
Dinh van Thanh
Dinh van Duc


Gd Ong Dinh van Sam
Dinh Thi Phong
Dinh van Hung
Dinh Thi Cuc
Dinh van Chien 

Dinh van Thang
Dinh van Thinh
Dinh van Chuan

Kỷ Yếu Dũng Vi:


(Tạm ngưng)

Cuc Dinh: Chong Ba UY o bui phat la Ong Dinh van Ngac tuc la o Nghia
Con trai Lon cua bac ten la Anh Dinh van Nghia, con thu la Dinh van Binh, con nua minh khong nho


Cuc Dinh: Con mot chi nua do la con Ba truoc, con Ba Uy la Ba sau. Co may nguoi minh khong ro Vi minh o ngoai Lien Khuong

Kỷ Yếu Dũng Vi: Ông Nghĩa mất sớm nên Thức không có dịp gặp mặt, Bác UY thì gặp thường, bác còn 3 người con nữa là chị Tuyết (chồng tên Long), chị Xinh (chồng cũng tên Long) và con trai tên Điền tất cả đều đã có gia đình... Cảm ơn chị đã cho biết thêm thông tin về họ hàng...

(Tạm ngưng)

Bài viết liên quan:
Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (USA) (Đoạn 1)
Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 2)


MỪNG XUÂN MẬU TUẤT - Lam Thy Đinh Văn Diệm

From: Van Diem Dinh" <lamthydvd@gmail.com>
 
Sun 2/4/2018 5:15 PM
To:





MỪNG XUÂN MẬU TUẤT


ĐƯA TIỄN CHÚ GÀ – HÃY  NHỚ GÁY HOÀI TRONG CUỘC SỐNG
ĐÓN MỪNG ANH CHÓ – XIN ĐỪNG SỦA BẬY GIỮA MÙA XUÂN
 
      
 
XUÂN TIÊU MẠN HỨNG
 
*  Năm là Năm Mới – Người không Mới
*  Tình vẫn Tình Xưa – Bóng chẳng rời (1)
 
- I -
Lại một mùa Xuân nữa tới à?
Một mùa Xuân nữa sắp đi qua,
Mai ngơ ngác nép cành thông cỗi,
Cúc ngẩn ngơ chen khóm trúc già.
Tuổi có Xuân đâu, mà Hạ gắt,
Đời còn Thu đó, đã Đông tà, (2)
Cũng đành vui với Xuân thiên hạ,
Nhấp chén trà thiu – một tiếng “khà!”
 
- II -
Có bất  ngờ chăng để … giật mình?
Xuân sang… Ừ nhỉ ! Cũng xinh xinh,
Mai vàng khép nép tâm hoài cổ,
Cúc thắm bàng hoàng giấc hiện sinh.
Ngất ngưởng vài ly mà tự thọ,
E dè nửa mắt với nhân tình.
Thấy mình “tám bó” (3) sinh ngơ ngác,
Có bất ngờ đâu phải … giật mình!
 
- III -
Coi lại tuổi trời, đã tám mươi,
Buồn cho con tạo khéo trêu ngươi,
Văn chương một dúm bay đâu hết,
Sự nghiệp tay không chín tỏ mười.
Hoa vẫn hoa xưa – lòng thổn thức,
Người còn người mất – dạ chơi vơi (4),
Cũng  đành vui với Xuân thiên hạ,
Nửa chén hoàng hoa – nửa miệng cười!
 
- IV -
Diện bích đầu năm bỗng bật cười,
Thấy mình thất bại đủ mười mươi,
Kém tài – nên mới… mồ côi vợ,
Thua sức – thành ra… mắc nợ đời.
Nhang-khói-văn-chương còn một dúm,
Xôi-gà-thế-sự ứ đầy hơi,
Đành theo bác Tú Xương, xin chúc:
Thiên hạ “cho ra cái giống người” (5).
 
- V -
Năm Mới năm me đã tới rồi,
Mong rằng đừng gặp chuyện lôi thôi,
“Tam nam bất phú” còn chi nữa ???
“Tứ nữ bất bần” hết ỉ ôi !!! (6)
Hãy đón mừng Xuân trong “thiện ý”,
Đừng nghe chuyện Tết ở “đầu môi” (7),
Làm dâu trăm họ là như thế,
Mất mát gì đâu, khỏi phản hồi !!!
 
Lam Thy ĐVD.
--------------------------

Chú thich: Ý nghĩa tiêu đề “Xuân tiêu mạn hứng”: Cảm hứng Đêm Xuân

 
(1) Hình bóng người xưa vẫn chẳng rời (bà xã chê đã 20 năm, nhưng hình bóng vẫn theo hoài trên đường đời).
 
(2)       “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân,
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.“
(Trích “Vội vàng” – Thơ Xuân Diệu).
 
(3) Tám bó: Tám chục tuổi đời rồi!
 
(4) Người còn người mất (“mồ côi vợ” đó).
 
(5)       “Bắt chước ai, ta chúc mấy lời.
Chúc cho khắp hết cả trên đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước.
Sao được cho ra cái giống người.”
(Trích “Năm Mới chúc nhau” – Thơ Tú Xương).
 
(6) Ngu mỗ có 7 người con đi liên tục như có sự sắp đặt từ trước: Ba đứa con 1, 2, 3 là con trai (đúng vào câu thành ngữ “Tam nam bất phú” – 3 con trai thì không giàu). Tiếp theo đó, bà xã lại làm một lèo 4 đứa con 4, 5, 6, 7 toàn là con gái, ấy thế là được an ủi vì “tứ nữ bất bần” (4 con gái thì hổng có nghèo, chẳng cần phải “năn nỉ ỉ ôi” chi cho mất công). Không giàu, chẳng nghèo, cứ “làng nhàng an phận lửng lơ con cá vàng”. Vui thật! Hì hì …..

(7) “thiện tâm + thiện ý” (lòng lành, ý tốt) ≠ “đầu môi, chót lưỡi” (hời hợt ngoài cửa miệng, không thực lòng).

Saturday, February 3, 2018

Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 2)

Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 2)

KYDV (facebook) mới nhận được ý kiến góp ý của bà Đinh Thị Cúc (chồng là Đinh Văn Bảo) về gia đình ông Đinh Văn Đổng tức ông Tào và em trai là ông Đinh Văn Sầm tức ông Phóng. Qua ý kiến đóng góp, họ hàng, đồng hương có thể biết rõ thêm về gia đình ông Tào, ông Phóng và các con cháu hiện đang định cư tại các quốc gia Hoa Kỳ (USA), Anh Quốc (United Kingdom) và Ý Đại Lợi (Italy)...

Bà Cúc cùng chồng và gia đình hiện đang định cư tại Thành phố Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

KYDV xin được trích đăng nguyên văn đoạn góp ý trao đổi để quý họ hàng, đồng hương tiện tham khảo và liên hệ...

Dưới đây là nguyên văn đoạn góp ý trên KYDV facebook. Quý vị cũng có thể xem tại facebook với đường dẫn đính kèm. (Bấm vào chữ f xanh dương góc phải):



Cuc Dinh: Co Phai Chu Thuc la chau Ngoai Ba Co Tim Chu khong Phai la Dim Hinh Nhu co Tim la co cua Ong Bao Cuc

Kỷ Yếu Dũng Vi: Đinh Tất Thức là cháu ngoại bà Đinh Thị Dỉm hay còn gọi là bà thơ Cống (chồng là ông thơ Cống tên là Phan Tự Cát)

Kỷ Yếu Dũng Vi: Ông Tào có ghé thăm gia đình Ông bà Cuông (cha mẹ Đinh Tất Thức) vài lần ở giáo xứ Bùi Phát trước 1975... Thức còn nhớ gương mặt Ông Tào.



Cuc Dinh: Dinh thi Cuc Chong la Dinh van Bao con gai Ong Dinh van Sam Ong Dong tuc la Ong Tao la Anh ruat Ong Phong

Kỷ Yếu Dũng Vi: Ông Phóng có phải là chồng bà Uy ở giáo xứ Bùi Phát ?

Cuc Dinh: May nguoi Viet lon do

Kỷ Yếu Dũng Vi: Nếu chị Cúc có gia phả gia đình dòng họ xin vui lòng gởi đăng trên Kỷ Yếu Dũng Vi để bà con họ hàng đồng hương hiểu rõ hơn về liên hệ

Cuc Dinh: Gia dinh Ong Tao
Dinh Thi Tao
Dinh Thi Thao
Dinh van Thanh
Dinh van Duc


Gia dinh Ong Phong tuc la Dinh van Sam. Vo la Nguyen Thi Dien
Con gai Dinh Thi Phong
Dinh van Hung

Dinh Thi Cuc
Dinh van Chien
Dinh van Thang
Dinh van Thinh
Dinh van Chuan


Kỷ Yếu Dũng Vi:  Cảm ơn chị cho biết thêm thông tin về gia đình

Cuc Dinh: Con Ong Tao va ba Chien la
Dinh Thi Tai
Dinh Thi Thao
Dinh van Thanh o Anh
Dinh van Duc o Y

Va bon nguoi con ngoai hon

Cuc Dinh: Dinh Thi Tao

Kỷ Yếu Dũng Vi: Đinh Thị Tào là ai vậy?

Cuc Dinh: Ong Tao tuc la Ong Dinh van Dong anh trai cua ong Dinh van Sam, em gai ong Tao la ba me cua cau Hong vo la Xi, ba Dinh thi Thu Vo cua ong Nguyễn van Vuông, Dinh thi Trai vo ong Hanh, Dinh thi Tai vo ong Nguyễn van To

Gia dinh ong Tao
Dinh thi Tao
Dinh thi Thao
Dinh van Chung
Dinh van Thanh
Dinh van Duc


Gd Ong Dinh van Sam
Dinh Thi Phong
Dinh van Hung
Dinh Thi Cuc
Dinh van Chien 

Dinh van Thang
Dinh van Thinh
Dinh van Chuan

Kỷ Yếu Dũng Vi:


(Tạm ngưng)

Bài viết liên quan:
Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (USA) (Đoạn 1)
Góp ý kiến về Gia Phả: Bà Đinh Thị Cúc (Đoạn 3)


Friday, February 2, 2018

Chả chiên bách hoa - Cơm Niêu Sài Gòn


Ông Đồ và câu đối Tết

  Dữ liệu

Ông Đồ và câu đối tết
 
Cập nhật lúc 19h34, ngày 30/03/2011

Ông Đồ và câu đối Tết
 
Nói đến ngày Tết cổ truyền là nói đến "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Câu đối đỏ trở thành biểu trưng tâm linh không thể thiếu được đối với mọi nhà khi tết đến xuân về.
Truyền rằng: Từ xa xưa, người ta thường treo trước cửa nhà hai thẻ gỗ đào để trừ quỷ. Sau đó, nhân một đêm giao thừa vua đi thăm thú thấy cửa nhà dân chỉ có hai thẻ gỗ đào để không, cho là nhà nghèo, nên sai đem bút mực đến viết lên hai tấm gỗ đào này hai hàng chữ:
新 年 納 餘 慶
佳節 號 長 春
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Năm mới thêm nhiều phúc,
Tết đến gọi mùa Xuân.
Quan quân đi theo vua thấy hay cũng học theo về nhà viết và treo lên. Từ những năm sau, quan quân sỹ phu khi sắm sang tết đều không quên viết lên thẻ, sau đó viết lên giấy để dán trước nhà.
Vì thế, việc viết và treo câu đối tết đã thành tục lệ. Và câu đối trở thành trang trí quan trọng trong các di tích kiến trúc xưa. Câu đối khắc trên gỗ như những tác phẩm nghệ thuật, thường được các nhà đại gia và nhà giàu treo ở giữa nhà. Câu đối ở đình chùa, đền miếu, còn gọi là câu đối thờ, thường được sơn son thếp vàng. Lại có câu đối khảm trai, nghệ thuật rất tinh xảo. Câu đối để thưởng ngoạn có thể khắc trên hình quả bầu, mai điểu, trúc tước. Câu đối có thể viết trên lụa, trên giấy hoa tiên và phổ biến là trên giấy hồng điều, nên thường được gọi là câu đối đỏ.
Câu đối gồm hai vế đối nghiêm ngặt về từ ngữ, âm thanh, vần điệu và ý tứ. Câu đối còn gọi là “doanh thiếp” hay “doanh liên”, bởi chữ “doanh” ý chỉ cây cột, còn “thiếp” chỉ tờ giấy có in chữ; “liên” chỉ đối xứng với nhau.
Câu đối được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh, mọi không gian, thời gian, mọi môi trường xã hội và chiều dài lịch sử của dân tộc. Trước ngày, người Việt ta có phong tục viết câu đối Tết. Vào sáng mùng một tết Nguyên Đán, sau khi đã làm lễ cúng tế trời đất, gia tiên, gia chủ ngồi vào án thư viết câu đối, khắc bút đề thơ, cốt bộc lộ ý nguyện, mong muốn gia đình họ tộc một năm mới an khang, thịnh vượng. Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng có thể viết được câu đối, nên thường xin chữ ông đồ trong dịp sắm chợ Tết. Những câu đối này thường mang nội dung chúc tụng, thể hiện ước vọng an lành, cầu an khang, thịnh vượng:
Xuân giáng thiên môn phúc;
Hoa khai vạn hộ hoan.
Xuân về muôn nhà phúc;
Hoa nở vạn hộ vui.
 
Thăng bình thịnh thế hưng ca dật;
Hạnh phúc dân sinh đắc ý đa.
Hòa bình đời thịnh vui khúc hát;
Hạnh phúc nhân dân thỏa ý mừng.
Hòa thuận nhất môn thiêm bách phúc;
Bình an nhị tự trị thiên kim.
Hòa thuận một nhà thêm trăm phúc;
Bình an hai chữ giá ngàn vàng.
Minh nguyệt thanh phong bách loại ngư cầm giai quốc sắc;
Kim chi ngọc diệp tứ thời hoa thảo hữu thiên hương.
Gió mát trăng thanh, trăm loại ngư cầm đều quốc sắc;
Cành vàng lá ngọc, bốn mùa hoa thảo có hương trời.
Ngày Tết cũng là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn, nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của tổ tiên, nên thường chuộng câu:
海大
Cúc dục ân thâm Đông Hải đại
Sinh thành nghĩa trọng Thái Sơn cao
Ơn dưỡng dục sâu tựa biển Đông Hải
Nghĩa sinh thành cao hơn núi Thái Sơn.
Tết đến, người thêm tuổi, thêm tài lộc; xuân về, hoa thêm đẹp, hứa hẹn một năm mới tốt đẹp:
滿滿
Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn môn
Trời thêm năm tháng người thêm thọ
Xuân khắp đất trời phúc mọi nhà.
Câu đối được làm bằng chữ Hán, song cũng được làm bằng chữ Nôm, thậm chí bằng chữ Quốc ngữ:
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân.
 
Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.
Đối với bậc văn nhân, những câu đối tết này là nỗi niềm của họ về gia cảnh, về sự đời, về thế sự.
Cao Bá Quát với một đôi câu đối sau cũng đủ nói lên một tâm hồn, một khí phách hào hùng của ông:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Hàng chục năm giao du để tìm những bậc anh hùng,
Một đời ta luôn cúi đầu vái lạy hoa mai).
Những cặp đối của Tú Xương cũng cho thấy chất hào hoa, phóng túng nhường nào của ông:
"Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt".
(Phẩm giá bậc nhất ở cõi thế gian này, là kẻ ôm nhớ thương trăng gió.
Phong lưu trên hết ở trên đời là người có khí cốt giang hồ).
 
"Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.
Tết với Nguyễn Công Trứ, thì:
"Đuột trời ngất một cây nêu, hết tối ba mươi, gì cũng Tết!
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một, thế là Xuân"!
 
"Tối ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà".
Còn Nguyễn Khuyến:
"Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng,
Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lau nhau".
 
"Không tham, không hãi, không ngại, không lo, không cứng cổ, không to khí tượng,
Có phúc, có phần, có nhân, có nở, có lọt lòng có nợ quân thân".
 
"Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén,
Xuân về, cầm bút thử vài trang".
Trần Tế Xương :
"Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,
Loẹt lòe trên vách, bức tranh gà!".
 
"Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo,
Nhân tình bạc thế lại bôi vôi".
Và Nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
“Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”.
Lệ xưa, chuẩn bị đón tết, người ta thường dựng tre làm cây nêu, lấy 3 lạt buộc 1 bó vàng, hoặc lấy cành đa lá dừa cài ngoài cửa ngõ, hoặc rắc vôi bột trong sân ngoài ngõ, vẽ bàn cờ cái cung, cái nỏ. Ý để trừ ma quỷ, kẻo sợ năm mới quỷ vào nhà. Vì thế mà thường gặp những chi tiết này trong câu đối Tết.
Ngày Tết, người ta không chỉ sắm câu đối đỏ mà còn xin chữ ông đồ. Chính ông đồ đã giúp người ta truyền đi ý vị ngọt ngào từ những chữ xin ấy. Nhắc đến ngày xuân, nhắc đến ông đồ, không gì hơn bằng đọc lại vần thơ Ông đồ của cố nhà thơ tài hoa Vũ Đình Liên:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay".
Đúng là mỗi khi hoa đào nở, là lúc tết đến xuân về, lại xuất hiện hình ảnh quen thuộc của những ông đồ với giấy đỏ, với mực tàu cho chữ trên phố.
Lệ xưa, Ông đồ đã trở thành một biểu tượng của ngày Tết xưa, với những nét chữ “phượng múa rồng bay”. Phượng múa rồng bay là nét chữ, đồng thời còn là nết người, là nỗi niềm. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện của bản thân, của gia đình. Vì thế có người xin chữ Lộc, có người xin chữ Phúc, hoặc chữ Đức, chữ Tâm, chữ Tín, chữ Nhẫn,...
Thói quen xin chữ và cho chữ ngày Tết cổ truyền mang nhiều ý nghĩa văn hóa là vậy.
 
Tài liệu dẫn
Những câu đối hay, Câu đối Tết:; http://my.opera.com/hadung80/blog/show.dml; Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên: http://www.thivien.net/viewpoem.php
Minh Thuận

                 
Source    VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM