Thursday, January 30, 2014

Tuesday, January 28, 2014

Gia Phả Họ “Phan-Tự” - Phan Tự Ngôn & Đinh Văn Thắng (Tony)

Thưa quý đồng hương Dũng Vi

Blog KYDV mới nhận được 2 bản Gia phả họ "PHAN-TỰ" của ông Phan Tự Ngôn gởi qua trung chuyển của ông Đinh Văn Thắng (Tony). Đính kèm dưới đây là E-Mail của 2 vị.

1. Gia Phả Họ Phan-Tự.docx (14.7 KB)
2. Gia Phả Họ Phan-Tự.pdf (215.9 KB)

Blog KYDV đã đăng nguyên văn 2 bản Gia phả họ "PHAN-TỰ" trong mục Hình ảnh - Văn bản KYDV. Quý vị có thể xem qua những đường dẫn (links) trên. 

Chúng tôi xin phép được thêm dấu vào E-Mail của ông Ngôn. Nếu như dấu thêm không đúng với ý của ông, xin ông vui lòng cho Blog KYDV biết để điều chỉnh.

Nếu quý vị có gởi E-Mail cho Blog KYDV, xin vui lòng viết chữ Việt có dấu để tiện đọc và tránh hiểu lầm về phương diện ngôn ngữ, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian cho Blog KYDV gõ thêm dấu và có khi không chính xác như ý của tác giả.

Cảm ơn sự đóng góp của quý đồng hương và bạn đọc.

Blog KYDV

-----------

From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Tue 1/28/14 7:42 AM
To:  Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc:  ngonphan@ymail.com (ngonphan@ymail.com)

2 attachments (total 230.7 KB)

Gia Phả Họ Phan-Tự.docx (14.7 KB)
Gia Phả Họ Phan-Tự.pdf (215.9 KB)

Hello Thuc;

   I have received the Gia Phả Họ “Phan-Tự”  from Uncle Ngon.  Can you post it on KYDV.? It is a preliminary version, but he will update as we go. I have looked at it, it seems to be very good.

Best Regards/

Tony Thang Dinh
First Texas Realty
Broker Associate.
Cell:  214-228-0223
-----------

----- Forwarded Message -----
From: Ngon Phan <ngonphan@ymail.com>
To: Tony Dinh <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Tuesday, January 28, 2014 9:24 AM
Subject: Gia Phả Họ “Phan-Tự”

Chau Thang,

Cau gui cho chau Gia Pha ho"PHAN_TU" Tai que Dung-Vy. Gia pha nay cau ghi theo su nho lai duoc qua su ke lai cua bo Cau, me chau va mot vai nguoi khac nua. Di nhien la thieu sot lam tai vi cac cu khong dung tuc danh ma chi dung ten con thoi. Ran hinh dung ve relationship giua cac ba con ho Phan nhe! Xin Chua chuc lanh cho msy anh em nhe!

Cau NGON
-----------

(Ghi chú: Phần thêm dấu của Blog KYDV)

Cháu Thắng,

Cậu gửi cho cháu Gia Phả họ "PHAN_TỰ" Tại quê Dũng-Vy. Gia phả này cậu ghi theo sự nhớ lại được qua sự kể lại của bố Cậu, mẹ cháu và một vài người khác nữa. Dĩ nhiên là thiếu sót lắm tại vì các cụ không dùng tục danh mà chỉ dùng tên con thôi. Ráng hình dung về relationship giữa các bà con họ Phan nhé! Xin Chúa chúc lành cho msy anh em nhé!

Cậu NGÔN

Monday, January 27, 2014

XUÂN NHẬT MẠN ĐÀM - JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm

XUÂN NHẬT MẠN ĐÀM
春 日 慢 譚


Nhân ngày Xuân nhàn rỗi, xin mạn đàm về 3 vấn đề: Tập KỶ YẾU DŨNG VY, cuốn ĐINH TỘC THẾ PHỔ và Blog KỶ YẾU DŨNG VY:

1/- Tập KỶ YẾU DŨNG VY: Trước hết, cần nói rõ về từ KỶ YẾU (紀 要): Đó là từ ghép vắn tắt của KỶ NIỆM (紀 念  nỗi nhớ, hoài niệm) và CHỦ YẾU (主 要 quan trọng nhất). Trước 1975, ở miền Nam Việt Nam đã có rất nhiều hội đồng hương, hội tương tế viết những cảm nghĩ, thơ văn, nhật ký về hoạt động của hội rồi in thành tập và gọi là Kỷ yếu. Vd : Tập Kỷ Yếu Hội Thánh Minh Tương Tế, Tập Kỷ Yếu Phú Nhai (Bùi Chu), Tập Kỷ Yếu Kinh Bắc v.v…

Như vậy, KỶ YẾU DŨNG VY (紀 要 勇 為) là những kỷ niệm sâu sắc, quan trọng về Dũng Vy. Tập Kỷ Yếu Dũng Vy do tôi khởi xướng với sự cộng tác của các ông: ĐINH QUANG TÒNG, ĐINH VĂN ĐƯỜNG, ĐINH VĂN SỬU và ĐINH VĂN ĐÍCH. Ngay ở Lời Nói Đầu (Khai Từ) cuốn KỶ YẾU DŨNG VY (số 1 – ngày 19/6/2000), tôi đã viết: “Cách đây trên một năm nhân một cuộc họp bầu Ban Cố Vấn Công trình Trùng tu Thánh Đường Dũng Vy vào cuối tháng 3/1999, có một ý kiến đưa ra trong lúc mạn đàm: Thành lập Hội Đồng Hương Dũng Vy. Tuy là một ý kiến bên lề, nhưng lại được đa số đồng tình. Thời gian qua đi, công trình trùng tu Thánh đường xứ Dũng tuy có gặp một vài trở ngại, nhưng cũng được hoàn tất một cách tốt đẹp, đúng với mong ước của những người con xứ Dũng tha phương (cả ở miền Nam VN và nước ngoài).”

Từ lý do đó, nhóm 5 anh em chúng tôi (như nêu trên) quyết định viết KỶ YẾU DŨNG VY. Tôi hay gọi đùa nhóm 5 anh em chúng tôi là Ngũ Quái (lấy ý của ban nhạc Tứ quái Beatles bên Anh quốc – xc bài “Ngũ Quái Đăng Trình” ở KYDV số 1 có trích đăng trên blogs KYDV). Cũng vì khả năng viết không được đồng đều, nên tôi phải bao biện hơi nhiều (với những bút hiệu: Lam Thy, Tiên Du Tử, Du Ninh Vy, Thu Lan, Muỗi Cầu Ve, Diễm Thu). Xuất phát từ những ý niệm hướng về nguồn cội, về quê cha đất tổ, lại trong không khí Thánh ân của Năm Thánh 2000, chúng tôi đã thực hiện được sở nguyện. Sở nguyện ấy gói ghém trong đôi câu đối ở bài Khai Từ cuốn KYDV (số 1):

* Hoài niệm dĩ vãng ghi công đức tiền nhân, trách nhiệm nặng nề sao (!), gắng sức thì CỦA TIN vẫn để.
* Hướng tới tương lai cho hành trình hậu duệ, ước mơ cao đẹp thế (!), kiên tâm nên KỶ YẾU tất thành.

Cuối Lời KHAI TỪ, tôi viết: “Tập KYDV thành hình là như vậy đó. Tất nhiên cũng còn nhiều hạn chế, nhưng tôn chỉ vẫn là một: Thắp lên một ngọn đèn (lấy ý của ngạn ngữ Tây phương: “Thà thắp lên một ngọn đèn, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”). Tưởng cũng cần nói thêm là lúc đầu nhóm Biên tập cũng định mời tất cả mọi người cùng chung tâm niệm hoài hương ở hải ngoại cùng tham gia, nhưng vì điều kiện liên lạc và thời gian tính, nên chưa thực hiện được. Và nếu quả thực ngọn đèn đã được thắp lên – dù còn leo lét – như hai câu thơ của Muỗi Cầu Ve “Những đêm ươm DŨNG khí – Chuyển mộng thành hành VI” – thì cũng xin thắp lên ở đây một nén hương lòng – đón nhận tất cả mọi ý kiến và bài vở của những người con xứ Dũng từ khắp mọi nơi trên trái đất này cho một Tập KYDV số 2 (cùng với việc thành lập Hội Đồng hương Dũng Vy) nhằm vào dịp đại cát: Ngày kỷ niệm mừng kính Thánh Cả Giu-se, bổn mạng Giáo họ Dũng Vy – 19/3/2001. Mong lắm thay!”.
 
Sang đến KYDV số 2 thì có thêm được một số người cộng tác: Cụ Lễ (Đinh Văn Nhạc), cụ Cam (Nguyễn Đình Liên), Đinh Văn Bảo (ở Mỹ), Đinh Văn Đường (bút hiệu Lưu Ly, ở Mỹ), Đinh Văn Thắng (ở Mỹ), Phan Trọng Xuyên (ở Úc), Nguyễn Văn Ất, Đinh Văn Đỗ, Đinh Văn Hoạt, Đinh Tất Cuông, Đinh Quang Tòng (Tương Giang), Đinh Văn Chi, Đinh Văn Huy, Đinh Văn Sửu, LM Đinh Quốc Trụ (con ông Đinh Văn Túy), Đinh Quốc Thể (con ông Diệm), Nguyễn Văn Thanh (con ông Ất), Nguyễn Tuyển Vinh & Nguyễn Tuyển Hùng (con ông Phổ), Nguyễn Văn Đảng (con ông Ngành), Nguyễn Văn Đương (con ông Đơn), Soeur Nguyễn Thị Hùy (con ông Nguyễn Khắc Thiện, tức Thìn), Thầy Trần Duy Nhiên (không thuộc Dũng Vy, do Sr Hùy giới thiệu), và tôi (Đinh Văn Diệm).

2/- Cuốn ĐINH TỘC THẾ PHỔ: Về cuốn ĐINH TỘC THẾ PHỔ (GIA PHẢ HỌ ĐINH) có lai lịch như sau:  Lúc đầu, cụ Thơ Thành (Đinh Văn Đan) và cụ Xếp (Đinh Văn Khúc) có ý định triệu tập và thành lập Hội Đồng Hương Dũng Vy, mà muốn hoạt động thì Hội phải có nội quy (các cụ gọi là Hương Ước). Hương ước là những quy ước, điều lệ về sinh hoạt nơi làng xóm. Rộng ra đến quốc gia thì gọi là Ước pháp (như kiểu Hán Cao Tổ Lưu Bang khi thống nhất Trung Quốc có thiết lập Ước Pháp Tam Chương – Ba Chương quy định về pháp luật). Sau này gọi là Hiến Pháp.

Song song với việc đó, hai cụ muốn kêu gọi bà con đồng hương Dũng Vy lập một Gia phả chung cho tất cả mọi tộc họ của Dũng Vy nhất xã tam thôn (thôn Giáo, thôn Lương, thôn Đinh) như: Đinh, Nguyễn, Phan, Trần, Đào, Vũ, Cao v.v…). Để như một gợi ý, các cụ làm Đinh Tộc Thế Phổ (trong đó cũng có các họ khác nhưng chỉ sơ lược, vì các cụ không nắm được hết). Kể từ cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 (thế kỷ XX) bắt tay vào thực hiện. Công đầu phải kể là cụ Thơ Thành, cứ như con thoi đi khắp các miền (từ Bến Hải trở vào miền Nam) thu thập tư liệu, về họp bàn với cụ Xếp và cụ Quản Vụ (Đinh Văn Tam), rồi giao cho Đinh Văn Diệm và Đinh Văn Đích biên tập lại (nhưng ông Đích bận dạy học ở xa – huyện Bình Chánh, Saigon – nên ông Diệm phải làm hết). Cuốn Đinh Tộc Thế Phổ hoàn tất vào đầu năm 1974. Ông Diệm hệ thống lại theo cách làm Phả Ký của người xưa và biên tập xong ngày 01/8/1974 với tên gọi ĐINH TỘC THẾ PHỔ. 

Khi nhóm biên tập KYDV thực hiện công trình, giao cho ông Tòng phụ trách in, thì ông Tòng lại được ông Đinh Văn Huy trao cho một tập “Nhớ đến nguồn gốc Dũng Vy” (trong đó có đề cập đến họ Đinh và nhiều tộc họ khác). Cuốn này được hình thành do cuộc họp của các ông Đinh Văn Đỗ, Đinh Văn Huy, Đinh Văn Sầm, Đinh Văn Quảng…. tại Liên Khương, Đà Lạt. Nhưng cũng còn sơ lược và thiếu sót nhiều. Khi in, thì thợ đánh máy lại đánh sai nhiều, nhất là cách trình bày theo Phả Ký không ổn, mà ông Tòng không duyệt lại được, kể cả tên gọi cuốn ĐINH TỘC THẾ PHỔ cũng được ông Tòng cho in bằng tiếng thuần Việt: GIA PHẢ HỌ ĐINH.

Đó là sơ lược lai lịch về KỶ YẾU DŨNG VY và ĐINH TỘC THẾ PHỔ, còn Hội Đồng hương Dũng Vy cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tới tháng 6/2013, Ban Mục Vụ Giáo xứ Dũng Vy nhờ ông Diệm liên lạc với đồng hương tại miền Nam và hải ngoại chung tay giúp đỡ công trình quy tập Nghĩa trang và dựng tượng đài Thánh Cả Giu-se. Ông Diệm nhờ ông Đào Tiên Oánh giúp ở miền Nam VN, còn hải ngoại thì nhờ cháu Đinh Văn Thắng. Kết quả cuối cùng cháu Thắng đã quyên góp được tổng cộng 8500 USD (tính ra tiền Việt Nam được khoảng 180 triệu) – một con số vượt quá sự mong ước của mọi người! Cứ tưởng chuyện Kỷ Yếu đã chìm vào quên lãng, nhưng không ngờ nhân dịp quyên tiền cho Giáo xứ  Dũng Vy, phát hiện trang blog KỶ YẾU DŨNG VY.

3/- Blog KỶ YẾU DŨNG VY: Trong khi bàn bạc, trao đổi ý kiến về việc quyên tiền qua Internet, bất ngờ cùng lúc hai cậu cháu (ông Diệm và Thắng) phát hiện Blog KYDV. Có tên Dũng Vy là có sự hấp dẫn, mở ra thì mới biết đó là công trình của cháu Đinh Tất Thức (con ông Đinh Tất Cuông, cháu đích tôn cụ Thơ Thành). Với thế hệ đi trước như chúng tôi, quả thật tôi không thể ngờ được hàng hậu duệ Dũng Vy lại có được một Đinh Tất Thức đơn thương độc mã (không có ai cộng tác) làm được một công trình như vậy. Từ một tập Kỷ yếu lưu hành hạn chế trong một số thân hữu và người đồng hương Dũng Vy, giờ đây đã trở thành trang web được bà con đồng hương (kể cả nhiều người không cùng quê hương bản quán) từ khắp nơi trên thế giới biết tới. Đó phải chăng chính là sự sung sướng và hãnh diện không chỉ cho riêng ai, mà là cho cả Dũng Vy?

Tất cả những điều trên cho thấy: Những bài viết, những suy nghĩ về quê hương Dũng Vy khởi đi từ một cá nhân hay một nhóm thân hữu đều quy về một tâm tình hướng về cội nguồn, đồng thời mong mỏi được nhiều người đồng hương đóng góp ý kiến, chia sẻ cảm xúc. Mong muốn vậy, nhưng chẳng thấy ai hưởng ứng. Nhóm biên tập hoàn toàn không ai muốn độc quyền hay chỉ thích đề cao một tộc họ, một cá nhân nào. Khổ một nỗi, những công trình trên (từ ĐINH TỘC THẾ PHÔ tới KỶ YẾU DŨNG VY, Blog KYDV) đều do những người họ Đinh khởi xướng và thực hiện, nên mới có sự ngộ nhận cho là chỉ đề cao cụ Thơ Thành, cụ Xếp, ông Diệm. 

Bản thân chúng tôi còn không đủ sức nói về họ Đinh (chớ đừng nói đến các họ khác), thì cháu Thức (xa quê, xa họ hàng từ nhỏ) làm sao có thể thực hiện? Về điểm này, phải thấy cháu Thức đã xử sự rất đàng hoàng (kêu mời các tộc họ gửi bài vở hay gia phả cho Blog KYDV). Thêm một điểm son chứng minh rằng Blog KYDV chỉ hướng về quê hương, đó là cháu Thức đã cất công tìm hiểu địa danh, bản đồ, còn tìm được cả Thần Sắc (Sắc lệnh của Vua) từ đời Vua Quang Trung truy phong Dũng Vy xã, Tiên Du huyện, Bắc Ninh tỉnh (xc Blogs KYDV October 29, 2013). Ngoài ra, trong trang blog thì những bài viết về Dũng Vy chỉ chiếm một phần, phần lớn còn lại dành cho cả Kinh Bắc (gồm cả tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang…) quê hương Quan Họ. Ngoài Quan Họ ra, còn tìm hiểu cả những sinh hoạt, ngành nghề khác (như: Gốm sứ, dệt may, nấu ăn v.v…).

Kết luận:

Như đã nói từ phần Dẫn Nhập, nhân ngày Xuân nhàn rỗi, mạn đàm về Dũng Vy qua các công trình truyền thông đã thực hiện, chỉ với một mong ước tránh sự hiểu lầm không đáng có; đồng thời tha thiết mời gọi tất cả mọi người đồng hương (ở Việt Nam cũng như hải ngoại) chung tay góp sức (tinh thần cũng như vật chất) xây dựng quê cha đất tổ ngày một tốt đẹp hơn. Blog KYDV rất hân hạnh được tiếp nhận tất cả mọi ý kiến đóng góp xây dựng, mọi bài vở hay Phả ký các tộc họ thuộc Dũng Vy.

Cuối cùng, xin mượn mấy câu thơ trong bài “Nhắn về xứ Dũng” (KYDV, số 1) để kết thúc bài viết này:

Ai về biển lúa mênh mông,
Xứ Dũng Vy – lũy tre đông tiếng cười.
Cho ta gửi chút bồi hồi,
Vũng tâm tư của con người phiêu linh. (phần đề từ)
Ơi xứ Dũng! Muôn năm đầy thắm thiết,
Những người con dù lưu lạc Tây Đông, 
Vẫn nặng mang tình quê hương bất diệt,
Ghi lại đây, gọi một chút hương lòng,
Nhìn DĨ VÃNG – mơ TƯƠNG LAI rạng rỡ,
Hỡi hồn linh xứ Dũng, có nghe không? (phần kết)

Saigon, áp Tết Giáp Ngọ 
(27 tháng Chạp Quý Tỵ – 27/01/2014)
JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm
-----------

Ghi chú của Blog KYDV:

Tác giả JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm mới gởi cho Blog KYDV 2 bài viết mới 1-XUÂN NHẬT MẠN ĐÀM và 2- MỪNG XUÂN, HÃY DÂNG TẤT CẢ CHO CHÚA.

Chúng tôi trích đăng bài "XUÂN NHẬT MẠN ĐÀM" để đồng hương và bạn đọc cùng xem. Quý vị có thể đọc tiếp những bài viết khác của tác giả JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm tại Hình ảnh Văn bản KYDV - Đinh Văn Diệm.

Saturday, January 25, 2014

Đồng hương tâm sự: Đinh Văn Thắng (Tony)

From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Fri 1/24/14 12:02 AM
To:  Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc:  Chinh Dinh (chinhvdinh49@yahoo.com); Giao- Long Ly (lyvglong@gmail.com); Ren Nguyen (rennguyen169@yahoo.com); ngonphan@ymail.com (ngonphan@ymail.com); Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); tuyen dinh (tuyend@yahoo.com)

4 attachments (total 958.6 KB)

1. ÁNH SÁNG HUY HOÀNG ĐÃ BỪNG LÊN (CN.III/TN-A) 
2. XUÂN CANH TÂN
3. NĂM NGỰA NÓI CHUYỆN NGỰA 
4. THÁNG GIÊNG ĂN TẾT Ở NHÀ

Thưa Cậu;

Cháu thấy email này nên post lên trang KYDV. Trước là để chứng minh những gì cháu tìm thấy lần trước họ đã ngộ nhận JM Lam Thy là Linh Mục, email này cũng là hình thức đính chính JM Lam Thy là ai, sau là một số người có thể tìm thấy JM Lam Thy để liên lạc xin phép đăng bài một cách chính thức, không thôi họ áy náy lương tâm nghề nghiệp.

Một số bạn của cháu ở bên Na Uy và Mỹ, cháu cũng đã đính chính với bạn bè là JM Lam Thy hồi xưa chỉ là Giáo Sư từ trước năm 1975 và sau đó ít năm thì "mất dậy" (hì hì, Thôi dậy vì không hợp cách thức giáo dục sau khi Sài Gòn bị thất thủ). Cháu cũng forward email này để những đọc giả trung thành của JM Lam Thy chứng minh bằng giấy trắng mực đen "Lam Thy không phải là Linh Mục".
----------

Thức ơi;

Email này rất có gía trị, nay mai Thức sẽ có nhiều ngạc nhiên những tin tức Thắng đưa cho Thức đăng, công việc đang tiến hành tốt đẹp, cho Thắng vài tuần nữa thôi, Thắng sẽ đưa cho Thức nhiều ngạc nhiên.

Để Thắng bật mí cho một chút nhe: Thắng đang tiến hành công việc có liên quan đến nhiều họ trong làng Dũng Vy như họ Nguyễn, họ Phan, họ Đinh bên ngành Bố của Thắng, họ Đinh Công nữa, những tin tức này sẽ có hình ảnh đàng hoàng. Thắng không muốn bị mang tiếng là KYDV chỉ có họ Đinh về phía bên ông Xếp và ông Thơ Thành.

Tất cả chúng ta là họ hàng cả, không họ bố cũng họ bên Mẹ. KYDV không phân biệt thôn Giáo, thôn Lương, không phân biệt về ngành Đinh bên nào và cũng không phân biệt họ bên ngoài họ Đinh. Thắng thấy Thức đã khéo xử trong những việc đáng tiếc đã xảy ra là mời tất cả bà con thuộc gốc Dũng Vy trong và ngoài nước tham gia đóng góp bài vở và Gia Phả của mọi tộc thuộc làng Dũng Vy. Mình là thân phận con cháu, không biết nhiều về họ hàng, tất cả chúng mình đang tự tìm lại gốc tích để duy trì sự liên kết anh em trong họ nội ngoại.

Đây là những lời chân tình Thắng muốn gửi đến Thức và tất cả các họ hàng nội ngoại xa gần. Mong rằng tất cả các ông bà, chú bác, cô cậu và anh em trong họ thông cảm cho lớp con cháu như mình và tha thứ cho mình nếu có điều gì sai trái.

Chúc Cậu Diệm và Thức một ngày vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc, và bình an trong tay Chúa.

Cháu Thắng. 
Cell: 214-228-0223

Friday, January 24, 2014

E-Mail và bài viết của Tác giả JM Lam Thy Đinh Văn Diệm

From: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent: Thu 1/23/14 8:17 PM
To:  Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); tuyen vu (tuyenbachvu@gmail.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)

4 attachments (total 958.6 KB)

1. ÁNH SÁNG HUY HOÀNG ĐÃ BỪNG LÊN (CN.III/TN-A) 
2. XUÂN CANH TÂN
3. NĂM NGỰA NÓI CHUYỆN NGỰA 
4. THÁNG GIÊNG ĂN TẾT Ở NHÀ

Chuyện vui cuối năm:

Trước đây thằng cha Đinh-To-Đầu-mà-dại đã từng bị độc giả (cụ thể là Lm Cao Huy Hoàng) hiểu lầm và gọi bằng danh xưng “Cha JM. Lam Thy”. Bây giờ lại đến trang web của GP Vinh (lamhong.net) gọi như vậy. Nhìn lại mình, thấy mắc cỡ, vì mình đã lên chức Ông nội Ông ngoại từ lâu. Vậy mà thiên hạ vẫn gọi là Cha. Hì… hì… Vui thật!

Cháu Thắng & Thức,

Nếu có thể được, các cháu đưa lên blog KỶ YẾU DŨNG VY mấy bài Xuân của cậu (đính kèm) để bà con vui Xuân chia sẻ Lời Chúa. Cảm ơn nhiều.

JM. Lam Thy ĐVD.

---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Van Diem Dinh <lamthydvd@gmail.com>
Ngày: 08:46 Ngày 23 tháng 01 năm 2014
Chủ đề: Re: Cam on Cha
Đến: LamHong Net <lamhongnet@gmail.com>

Kính gửi quý ban Biên tập lamhong.net,

Thật vô cùng cảm động trước thịnh tình quý BBT đã dành cho ngu mỗ. Để đáp lại tấm chân tình đó, xin được dài dòng văn tự phúc đáp:

Trước hết xin được đính chính ngu mỗ không phải là linh mục. Cũng không phải đây là lần đầu xảy ra sự hiểu lầm này. Tuy là một sự hiểu lầm, nhưng là sự hiểu lầm đáng quý mà quý vị đã dành cho, bản thân ngu mỗ rất cảm động.

Vào năm 1999, bị bà xã chê, buồn lắm, anh em rủ “đi tu” (năm 2001). Hỏi tu chùa nào, thì được trả lời “Mồ côi vợ, thì nên vào tu "chùa" Dòng Ba Đa Minh”. Lên hỏi ý kiến một vị linh mục thân tình (Cha Giuse Nguyễn Cao Luật – nguyên Giám tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh VN), thì ngài nói: “Tôi đang cần những người như anh”. Xin vâng. Vào Huynh đoàn thì được giao chức vụ Huấn đức Huynh đoàn. Nghe danh Huấn đức, sợ lắm (mình tội lỗi đầy mình, làm sao dám đi “dạy đạo đức” cho ai?). Sau mới biết đây chỉ là chức vụ phụ trách học tập trong Huynh đoàn.

Vì công việc đòi hỏi, cố gắng học tập để nâng cao kiến thức. Cũng nhờ trước đây dạy Văn (Trung học Đệ nhất cấp, sau 1975 gọi là cấp II), nên công việc tương đối trôi chảy. Tới 2005 thì được bầu làm Huấn đức Liên huynh Các Thánh Tử Vì Đạo VN (hạt Chí Hòa, Saigon), tiếp theo là Huấn đức Huynh đoàn Gp Saigon, Giảng viên Huynh đoàn Tỉnh Dòng Đa Minh VN.

Theo lời mời của Cha Giám tỉnh, bắt đầu viết cho tập san Chia Sẻ Tin Mừng của Tỉnh Dòng (từ 02/2002)  Đến 2008, bắt đầu viết cho Thanhlinh.net, 2010 viết cho nguyệt san Dân Chúa (TGP Saigon). Hiện tại có viết cho trang web Legio Mariae và tập san Đạo Binh Dức Mẹ.

Khoảng 2010, được mấy cha trẻ trong HĐGP Saigon cho biết tài liệu “Nhân Bản Học Ki-tô Giáo” được GP Vinh trích đăng. Biết vậy thôi, chớ trình độ vi tính còn yếu lắm (học đâu quên đó, nên chỉ dừng lại ở bước “nhập môn”, không tiến lên được). Mãi tới khoảng tháng 6/2013, một số học sinh và con cháu ở hải ngoại tin về cho biết có rất nhiều trang mạng trên thế giới (Vietcatholicnews, Liên Minh Thánh Tâm, Kính Mừng Maria, GP Vĩnh Long, Cần Thơ…, trong đó có Lamhong.net) trích đăng những bài chia sẻ TM trên. Thanhlinh.net. Từ đó mới biết Lamhong.net là của GP Vinh. Rất muốn được cộng tác, nhưng trình độ kém quá, không tìm được đ/c gửi bài. Bây giờ mới tìm được và gửi bài làm quen. Không ngờ được dành cho những thịnh tình đáng quý như vậy. Ngu mỗ xin chân thành cảm ơn.

Xin nói thêm là trước đây cũng được cộng tác với cha Nguyễn Thái Hợp (nhất là cha Tôma Aquinô Hoàng Trọng Hiếu) trong công tác Huấn đức và Giảng viên tại TGP Saigon. Cho tới khi cha Hợp được thăng Giám mục phụ trách GP Vinh và gần đây cha Hiếu cũng được chuyển về GP Vinh, thì lòng mong mỏi được cộng tác thường xuyên với Lamhong.net lại càng tăng trưởng. Đó là chưa kể anh Trầm Thiên Thu và anh Nguyễn Văn Nội cũng là chỗ quen biết cả.

Một lần nữa xin thứ lỗi cho vụ “dây cà ra dây muống”. Kính chúc quý Đức Cha, quý Cha, cùng toàn thể quý vị vui hưởng một mùa Xuân Hồng Ân và một Năm Mới Tân Phúc-Âm-hóa, sẵn sàng “đứng thẳng và ngẩng đầu lên” (Lc 21, 28) vì Đấng Cứu Độ, như đã từng thực hiện trong vụ Mỹ Yên vừa qua.

Trân trọng,
Jos Marie Lam Thy ĐVD.
----------

Vào 21:06 Ngày 22 tháng 01 năm 2014, LamHong Net <lamhongnet@gmail.com> đã viết:

Kính thưa Cha,

BBT Lam Hồng chân thành gửi lời cám ơn Cha đã gửi bài cho chúng con. Đã từ lâu, chúng con thường lấy bài suy niệm của Cha trên thanhlinh.net. Nay chúng con được Cha trực tiếp gửi bài, thật là niềm vui cho chúng con.

Kính xin Cha tiếp tục gửi bài cộng tác với chúng con trong công việc loan báo Tin Mừng.
Trước thềm năm mới Giáp Ngọ 2014, chúng con xin kính chúc Cha được nhiều ơn lành của Chúa.

Kính,

BBT Lam Hồng

Năm NGỰA nói chuyện NGỰA - JM Lam Thy Đinh Văn Diệm

NĂM NGỰA NÓI CHUYỆN NGỰA 
JM Lam Thy Đinh Văn Diệm

Lại gần tới Tết Nguyên Đán năm Con Ngựa (Giáp Ngọ). Năm Ngựa nói chuyện ngựa là phù hợp, nhưng chuyện ngựa thì nhiều lắm, nhiều không kể xiết: Ngựa Đông phương, ngựa Tây phương; ngựa trong văn chương, điển tích; trong ca dao, tục ngữ; trong dân gian, chính quyền kim cổ; ngựa thành công (mã đáo thành công), ngựa thất bại (“Mã đề dương cước anh hùng tận… Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng, Cha con dòng họ thầy tăng hết thời – “Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”). Đến như tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ân Độ giáo…) cũng có rất nhiều giai thoại, truyền thuyết về ngựa.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan (VN) cũng có 2 tác phẩm mang tên ngựa (1- “Con ngựa già” – ngụ ý con người cũng như con ngựa, lúc còn trẻ khỏe, sung sức, thì còn được ưa chuộng, đến khi già yếu thì bị phế bỏ ; 2-  “Ngựa người và người ngựa” –  nói về kiếp người sống bằng nghề kéo xe đưa khách chẳng khác gì con ngựa). Vì “Truyện dài về ngựa” không có hồi kết, nên chỉ xin nói đến 2 vấn đề:

1- NGỰA ĐÁ;
2- NGÃ NGỰA.

Nhưng trước hết, xin để ngựa tự giới thiệu về mình:

NGỰA KỂ CÔNG

Ngựa nghe nói, tím gan, nổi phổi,
Liền chạy ra hầm hí vang tai:
"Ớ! này, này, tao bảo chúng bay,
Đố mặt ai dày bằng mặt ngựa ?
Tuy rằng thú, cũng hai giống thú.
Thú như tao ai dám phen lê (1)
Tao đã từng đi quán, về quê,
Đã ghe trận đánh Nam, dẹp Bắc.
Mỏi gối nưng phò xã tắc,
Mòn lưng cúi đội vương công.
Ngày ngày chầu chực sân rồng.
Bữa bữa dựa kề loan giá,
Ông Cao tổ (2) năm năm thượng mã,
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia,
Ông Quan Công (3) sáu ải thoát qua,
Vì cậy có Thanh long, Xích thố (4) 
Đã nhiều thủa ngăn thành, thủ phủ
Lại ghe phen (5) đột pháo, xông tên 
Đàng xa xôi ngàn dặm quan sơn
Ngựa phi đệ (6) một giờ liền thấu.
Các chú đặng ăn no, nằm ngủ,
Bởi vì ta cần cán (7), giữ gìn.
Khắn khắn lo nhà trị, nước yên,
Chốn chốn đặng nông bô lạc nghiệp. (8)
Các chú những nằm trong xó bếp,
Tài các ngươi ở chốn quê mùa.
Đừng đừng buông lời nói khật khù (9)
Bớt bớt thói chê bai giớn giác,
Nếu tao chẳng lo trong việc nước,
Giặc đến nhà ai để chúng bay?
Thật biết một mà chẳng biết hai,
Chớ lừng lẫy cậy tài, cậy thế".
Ngựa nói lâu, gẫm càng hữu lý,
Vậy chủ bèn phân giải một lời:
"Đại tiểu các hữu kỳ tài,
Vô đắc tương tranh nhĩ ngã" (10).

(Trích “LỤC SÚC TRANH CÔNG” – Khuyết Danh)
----------------------------------
Chú thích:

(1) Phen lê: Phân bì, so sánh, ganh tị. 
(2) Cao tổ: Vua Cao tổ nhà Hán (Lưu Bang).
(3) Quan Công (tức Quan Vân Trường) vị tướng tài có bộ mặt đỏ như lửa, đã “kết nghĩa Vườn Đào” với Lưu Bang (Hán Cao tổ) và Trương Phi (mặt đen thui) (x. Tam Quốc Chí).
(4) Quan Công chuyên cưỡi ngựa Xích thố (lông màu đỏ rực) tay cầm Thanh long đao (thanh gươm hình con rồng màu xanh).
(5) Ghe phen: Nhiều lần.
(6) Phi đệ: Chạy nhanh như tên bay.
(7) Cần cán (cần mẫn, cốt cán): Chăm chỉ và làm việc giỏi. 
(8) Nông bô lạc nghiệp: Dân cày cấy yên vui nghề nghiệp. 
(9) Khật khù: Gàn dở.
(10) “Ðại tiểu các hữu kỳ tài - Vô đắc tương tranh nhĩ ngã”: Vật lớn vật nhỏ đều có một nghề tài giỏi riêng, không được ganh tị nhau. 
----------------------------------

(Trich "Năm NGỰA nói chuyện NGỰA" - Tác giả JM Lam Thy Đinh Văn Diệm).

Thưa bạn đọc

Tác giả JM Lam Thy Đinh Văn Diệm mới gởi cho Blog KYDV 4 bài viết về nhiều chủ đề. Mỗi bài khá dài, nên Blog chỉ xin trích đăng một đoạn trong bài "NĂM NGỰA NÓI CHUYỆN NGỰA". Quý vị có thể xem tiếp qua các đường dẫn (links) dưới đây:

1. ÁNH SÁNG HUY HOÀNG ĐÃ BỪNG LÊN (CN.III/TN-A) 
2. XUÂN CANH TÂN
3. NĂM NGỰA NÓI CHUYỆN NGỰA 
4. THÁNG GIÊNG ĂN TẾT Ở NHÀ

Blog KYDV cảm ơn sự đóng góp của tác giả JM Lam Thy Đinh Văn Diệm và mong tiếp tục được đón nhận những đóng góp trong tương lai.

Blog KYDV

Wednesday, January 22, 2014

Tết Việt Nam và phong tục ngày Tết

TẾT VIỆT NAM VÀ PHONG TỤC NGÀY TẾT PDF Print E-mail

                
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
 
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
 
Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần “lễ” cũng như phần “hội” đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà.
 
Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.
 
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
 
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả những người xa xứ cách hàng ngàn kilômét, vẫn mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương ở nơi mình cất tiếng chào đời. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình gia đình, tình thầy trò, con bệnh với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con nợ và chủ nợ…
 
Tết cũng là dịp “tính sổ” mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm này, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về… Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.
 
Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghỉ việc sau lễ “Phất thức” (tức lễ rửa ấn, rửa triện). Ở cấp triều đình, trong lễ nầy có sự hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm. Xem thế đủ biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào.

Sau đó, các quan cất vào tủ, niêm phong cẩn thận. Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình đều đóng cửa. Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới tiến hành giải quyết. Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa).
 
Không biết Tết cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã trở nên thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Những tục lệ trò vui trong dịp Tết, chiếc bánh chưng xanh, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên, cành đào, chậu quất khoe sắc trong mỗi gia đình đã trở thành một phần hình ảnh của quê hương để mỗi người Việt Nam dù sống ở nơi đâu mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ nhung tha thiết. Làm sao quên được thuở ấu thơ cùng đám trẻ con ngồi vây quanh nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ giờ vớt bánh! Làm sao có thể quên được những phiên chợ Tết rợp trời hoa!
 
                         
Ngày Tết chính thức bắt đầu từ giao thừa. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hòa với thiên nhiên, Tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên của năm mới, con cái chúc thọ ông bà cha mẹ, người lớn cho trẻ em tiền quà mừng tuổi đựng trong những bao giấy đỏ.

Sau lễ giao thừa còn có tục đi đến đền chùa làm lễ sau đó hái về một nhánh cây đem về gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần Phật ban cho thì sẽ làm ăn phát đạt quanh năm. Sau giao thừa người nào từ ngoài đường bước vào nhà đầu tiên là người “xông nhà”, là người “tốt vía” thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, vì vậy người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân.
 
Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi đâu xa vào ngày này, cũng cố trở về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày Tết cũng làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó không vừa lòng nhau thì dịp này cũng bỏ qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp hơn, hoà thuận hơn. Có lẽ đó là ý nghĩa nhân bản của Tết Việt Nam.
 
Source Cỏ Thơm

Friday, January 17, 2014

Liên hệ họ hàng với Ông Phan Tự Ngôn‏ - Đinh Văn Thắng

From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Thu 1/16/14 6:59 PM
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)

Thắng mới vô Blog KYDV, thấy có mục thư mời các chi họ khác trong làng Dũng Vy. Thật là đáng mừng, để sau này còn biết thêm họ hàng xa gần. Thắng sẽ cố gắng thực hiện lại cuốn Gia Phả bên chi họ Đinh bên ngành của Bố Thắng (Đinh Văn Đột) rồi gửi cho Thức sau nhé.

Tiện đây Thắng cho Thức biết sự liên hệ của Thức và Cậu Ngôn để tránh chuyện hiểu lầm và tránh những chuyện không may xảy ra. Ông ngoại của Thức, và ông ngoại của Thắng và Bố Cậu Phan Tự Ngôn là anh em con chú con bác, tức là Bà Phan Thị Yêm (Mẹ của Thắng), bà Phan Thị Xin (Mẹ của Thức) và ông Phan Tự Ngôn là cháu Chú cháu Bác. Bố của Cậu Ngôn là bé nhất, do đó Thắng và Thức đều gọi ông Phan Tự Ngôn bằng "Cậu Ngôn".

Rất tiếc là Ông Ngôn không tự giới thiệu mình là ai để Thức biết đường xưng hô như Thức đã trình bày. Cậu Ngôn năm nay đã 78 tuổi ta. Thua Bố Mẹ của Thắng và Thức cả hơn một con giáp. Thắng chưa có dịp gặp Cậu Ngôn, nhưng được Mẹ kể về Cậu Ngôn nhiều lần, và cũng nói chuyện ĐT dăm ba lần. Thức có thể hỏi Dì Cuông để xác minh sự liên hệ họ hàng. Nhớ hỏi là Cậu Ngò (sau này đổi tên là Phan Tự Ngôn). Còn Gia phả họ Phan, Thắng đang yêu cầu Cậu Ngôn thành lập và hỏi thêm ý kiến của Mẹ Thắng và Mẹ Thức, vì hai bà còn minh mẫn lắm, còn Dì Chỉ thì đã yếu nhiều rồi, và không còn minh mẫn như Bà Yêm và Bà Xin nữa. 

Talk to you later.
Thắng
-----------

From: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent: Fri 1/17/14 10:43 AM
To: Thang Tony Dinh Van (todi_1999@yahoo.com)

Hi Thắng

OK. Khi nào xong gia phả thì cứ gởi cho Thức. Nếu các tộc họ trong làng đều có gia phả thì hay quá (có khi anh em đánh nhau vỡ đầu mà không biết).

Hồi nào tới giờ không nghe ai nói về ông Ngôn nên Thức không biết. 78 tuổi là đã già lắm mà vẫn còn thích "nói chuyện chơi". Cho Thức gởi lời vấn an sức khỏe. Hy vọng ông sẽ thực hiện gia phả Họ Phan để đồng hương có thể hiểu biết thêm về Dũng Vi và những liên quan họ hàng gần xa.

Bye. See U.
Thức Đ.

Thursday, January 16, 2014

Gia phả các tộc họ trong làng Dũng Vi

Thưa quý đồng hương

Qua ý kiến đóng góp của ông Phan Tự Ngôn về gia phả. Trong làng Dũng Vi còn có nhiều chi họ ngoài họ Đinh (ngay cả họ Đinh cũng có nhiều chi).

Nếu quý vị đồng hương Dũng Vi muốn phổ biến thêm những gia phả của các tộc họ trong làng, xin gởi về Blog KYDV qua Email dthuc@live.com - Blog KYDV sẽ rất hân hạnh phổ biến để quý đồng hương cùng rõ.

Blog KYDV

Tản mạn về “ngôi nhà chung” của làng

Thứ sáu, 27/12/2013 - 09:32
 
Tản mạn về “ngôi nhà chung” của làng
 
Đình làng giống như “ngôi nhà chung” của một cộng đồng làng xã mà ở đó lòng dân luôn được quy tụ, gắn kết. Bắc Ninh không chỉ tự hào vì được mệnh danh là “xứ sở của đình, đền, chùa, miếu” mà còn có những ngôi đình đẹp nổi tiếng, được dân gian ngợi ca, truyền tụng qua những câu ca dao:
 
Thứ Nhất là đình Đông Khang,
Thứ Nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm.…
 
Đình Đình Bảng (thị xã Từ Sơn) là một trong những ngôi đình đẹp nổi tiếng xứ Bắc.

Những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng hẳn khắc sâu hai âm thanh đặc biệt xúc động là tiếng chuông chùa và tiếng trống đình. Đình làng và chùa làng là biểu tượng của văn hóa làng xã gắn bó với người nông dân Việt. Nếu như vị trí tọa lạc của chùa làng không cần quá câu nệ, thường được xây dựng ở nơi thanh vắng, tĩnh mịch có thể là góc làng, ven làng hoặc giữa làng thì vị trí của đình làng nhất định phải được cất dựng trên thế đất phong thủy, nơi cao ráo, phong quang nhất làng. Bởi, trong tâm thức dân gian, ngôi đình là phúc phận của cả làng nên mới  có câu “Toét mắt là tại hướng đình/Cả làng toét mắt chứ mình em đâu”. Còn theo như nhà nghiên cứu văn hóa Lý Khắc Cung từng phân tích: “Đình làng là một tập hợp kiến trúc mở chứ không khép kín như chùa. Ở đình làng diễn ra mọi hoạt động chung của làng: từ hội họp, bàn bạc công việc, tổ chức hội hè, lễ tết, diễn xướng nghệ thuật cho đến thực thi lệ làng như: khao thọ, thu thuế, xét xử, phạt vạ… Tất cả công việc lớn nhỏ của làng đều được quyết định tại đình. Chính vì vậy, đình thường không có tường bao quanh. Từ bốn phương, tám hướng đều có thể đến với đình. Nội thất, ngoại thất của đình đều được trang trí nguy nga, độc đáo”.
 
Bộ cửa võng được chạm khắc tinh xảo làm nên sự vẻ vang của đình Diềm (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.)

Tìm hiểu lịch sử đình làng được biết, vốn xưa đình làng chỉ là đình trạm-nơi dừng chân của khách bộ hành, trong đó có cả vua, quan đi vi hành, tuần du và mọi người dân thường khác. Nhưng đến thời Lê Sơ (khoảng thế kỷ XV), nhân dân bắt đầu đưa các vị thần của làng vào thờ trong đình. Kể từ đó, đình làng vừa là nơi “hội sở thần thánh”, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã. Đó là một ngôi nhà chung của cả làng, nơi quy tụ, gắn kết cộng đồng dân cư. Đình làng đã trở thành bản sắc văn hóa và là di sản vô giá của dân tộc. Có một nhà nghiên cứu về Mỹ học người nước ngoài đã nói: “Đến Việt Nam mà chưa thăm những ngôi đình làng là chưa biết gì về Việt Nam”. Như vậy, đình làng Việt không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc dân gian mà còn là nơi lưu dấu, chứa đựng hồn cốt dân tộc với những giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thuyết, huyền thoại, thần tích, sắc phong… 
  
Bắc Ninh vốn là trung tâm văn hóa của người Việt cổ, là vùng đất có bề dày văn hiến nên hầu hết các làng đều có đình. Ở Bắc Ninh, đình làng phát triển rực rỡ nhất vào thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ XVII-XVIII). Về tổng thể, đình làng ở Bắc Ninh cũng giống như bao ngôi đình làng Việt khác, vừa là nơi thờ các vị thần thánh là những người có công khai khẩn, mở đất lập làng, giữ nước, giúp dân trong mọi lĩnh vực, các anh hùng chống giặc ngoại xâm, các vị tổ nghề… vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân trong làng. Trong số hàng trăm ngôi đình trên địa bàn tỉnh thì đã có 237 ngôi đình được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, trong đó, 67 di tích cấp Quốc gia và 170 di tích cấp tỉnh (tính đến ngày 1-9-2013). Đặc biệt, ở Bắc Ninh còn có những ngôi đình đẹp nổi tiếng, được dân gian ngợi ca: “Thứ Nhất là đình Đông Khang, thứ Nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm…”. Bà Đỗ Thị Thủy, Phó Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh cho biết thêm, đình làng ở Bắc Ninh còn mang đặc điểm nổi bật về sự dung hội nhiều tín ngưỡng, tôn giáo. Nghĩa là, một ngôi đình không chỉ thờ một vị thần mà có thể thờ 5, 7 vị thần của làng. Hoặc cũng có những ngôi đình lớn với kiến trúc “tiền Thần hậu Phật”, bởi người được thờ vừa là Thần vừa là Phật mà Tứ Pháp ở vùng Dâu (Thuận Thành) là một minh chứng. Dấu tích vẫn còn ghi rõ trong những sắc phong là: “Đại Thánh Pháp Vân Phật/Đại Thánh Pháp Vũ Phật/Đại Thánh Pháp Lôi Phật/ Đại Thánh Pháp Điện Phật…” 
  
Giá trị, vai trò của ngôi đình làng Việt không thể phủ định và chắc chắn nó sẽ còn tồn tại mãi mãi với tư cách là một yếu tố văn hóa, lịch sử. Nhưng trước xu hướng đô thị hóa, trong đó có cả tác động của con người từ những công cuộc trùng tu, tôn tạo khiến không gian văn hóa đình làng đang dần bị biến dạng, mai một. Nói như vậy vì bây giờ ở nhiều địa phương, đình làng thường chỉ được xem như một di tích với vai trò là một nơi thờ tự các vị Thành Hoàng làng, còn chức năng quy tụ, gắn kết thành viên trong cộng đồng lại chưa được chú ý đến nhiều. Vì lẽ đó, muốn bảo tồn và phát huy giá trị đình làng mà chỉ tập trung vào việc xây dựng, trùng tu, tôn tạo về mặt kiến trúc vật chất thì chưa đủ, cần phải để cho ngôi đình thực sự sống trong không gian văn hóa làng xã, vừa là nơi thờ tự tôn nghiêm nhưng cũng là nơi sinh hoạt chung của người dân. Có như thế, đình làng mới được bảo tồn đúng nghĩa là ngôi nhà chung của làng. 
  
Bài, ảnh: Thuận Cẩm
 

Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm

12/04/2011

Tác giả : PGS.TS. Đinh Khắc Thuân (Chủ biên)
    Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2008

Tài liệu địa phương chí Hán Nôm là nguồn tài liệu phong phú phản ánh nhiều mặt về lịch sử, địa lý, danh nhân, danh tích, văn hóa, sản vật, con người và phong tục tập quán của từng địa phương. Nguồn tài liệu này đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công trình nghiên cứu quan tâm sử dụng, song phần lớn vẫn chưa được dịch chú, chỉnh lý và công bố một cách có hệ thống.
 
Chương trình nghiên cứu và dịch thuật nhằm xã hội hóa tài liệu Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong nhiều năm qua đã hết sức chú trọng mảng tài liệu địa phương chí viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Viện đã tiến hành tổ chức sưu tập, chỉnh lý và dịch chú các tài liệu địa phương chí Hán Nôm thuộc các tỉnh phía Bắc: Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Bình…
 
Năm 2008, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã biên dịch và xuất bản cuốnĐịa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm” do PGS.TS. Đinh Khắc Thuân chủ biên. Số tài liệu địa phương chí Hán Nôm của các tỉnh khác sẽ được tiếp tục sưu tầm, biên dịch và chỉnh lý xuất bản trong những năm tới. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
 
 Thu An

Source VASS

Wednesday, January 15, 2014

Hình ảnh xưa: Di cư vào Nam 3 September 1954

Phi trường Gia Lâm

Operation Passage to Freedom, October 1954 đi tìm tự do



Hình chụp vào tháng 9 năm 1954 với một số người Bắc di cư trên tàu USS Bayfield khi tàu vừa cặp bến Saigon. Sau Hiệp Định Geneve, tàu USS Bayfield là một trong những vận-chuyển hạm của Hải Quân Hoa Kỳ được giao phó nhiệm vụ chở người tị nạn từ Bắc vào Nam. (HÌNH ẢNH: Trung Tâm Quân Sử Hải Quân Hoa Kỳ).

Hình chụp tại Saigon vào tháng 10 năm 1954 trong một trại định cư với hàng trăm căn lều. Lúc đó, một trong những trại định cư lớn nhất ở Saigon là trại Phú Thọ. Lều được thiết lập tại Quận 10 sát bên trường đua Phú Thọ. Trại này có lúc đã chứa đến 10,000 người di cư. (HÌNH ẢNH: VNCTLS sưu tầm).

Mời xem tiếp tại: Bald Eagle Blog "Từ Hà Nội đến Sài Gòn 1954-1975"

Tuesday, January 14, 2014

Vài nhận xét về Website "Kỷ Yếu Dũng Vy" - Phan Tự Ngôn

From:Ngon Phan (ngonphan@ymail.com)
Sent:Tue 1/14/14 3:47 AM
To: dthuc@live.com (dthuc@live.com)
 
Dear Thuc,
 
I'd like to send you some constructive ideas. Please take your time to read those and think. Thanks.
 
Trước hết cám ơn Đinh Thức đã cống hiến website “Kỷ-Yếu Dũng-Vy” cho bà con Dũng-Vy ở cả hai miền Nam Bắc tại quê nhà cũng như ở hải ngoại. Tuy nhiên, xin có vài nhận xét xây dựng sau đây:

1. Giới thiệu quê hương cho thế hệ mai sau thuộc quê Dũng-Vy thì phải là nơi thông tin (information) cho biết tổng quát về nơi đó thuộc nhiều mặt.

2. Nói về người làng Dũng-Vy thì phải đề cập đến nhiều người và nhiều chi họ chứ không phải chỉ có cụ Xếp, cụ Thơ Thành (hay Thơ Sành) và ông Đinh Văn Diệm và họ Đinh

3. Về văn hoá, có thể giới thiệu chung cho cả vùng và những điểm văn hoá đặc biệt của riêng tỉnh Bắc Ninh như “Hát Quan Họ” thì phải do các tác giả viết theo chiều hướng khách quan, chứ không nên sao chép hoặc trích đăng bài thuộc chế độ hiện tại, vì như thế là trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền và xây dựng cho chế độ ấy. Nói thẳng ra là website vô hình chung đang tuyên truyền cho chế độ Cộng Sản bán dân hại nước mà chúng ta cần phải tranh đấu và đang tiếp tay với bà con trong nước đấu tranh để huỷ diệt nó. 

Trên đây là vài nhận xét xây dựng và mong rằng có nhiều người đọc khác đóng góp thêm và cũng yêu cầu Đinh Thức hãy ghi nhận và chỉnh đốn vấn đề đăng tải bài vở cho phù hợp với ý nguyện vọng của người đọc.

Ô. Phan Tự Ngôn
-----------

From:Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent:Tue 1/14/14 11:30 AM
To: Ngon Phan (ngonphan@ymail.com)

Chào Ô. Ngôn

Cám ơn ông đã Email cho Blog KYDV.

Hơi bất ngờ khi nhận được Email của ông (thực sự tôi chưa được hân hạnh gặp ông và cũng không biết tuổi tác, địa vị của ông và rất tiếc ông cũng không tự giới thiệu vài hàng cho tôi được biết), vì mấy năm nay chẳng có ai Email hay đóng góp ý kiến, bài vở gì cho Blog KYDV cả, cho đến vài tháng nay mới có sự góp mặt của các bác, chú và vài người trong làng (có lẽ vì chưa biết Blog KYDV).

Thưa ông

Qua ý kiến của ông. Tôi không có nhiều thời giờ nhưng cũng xin có vài ý kiến vắn tắt sau đây:

1. Blog KYDV là nơi nói về Làng Dũng Vi (nay là Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh). Gồm những bài viết tự nguyện của nhiều người có chuyên môn và không chuyên môn (thậm chí không biết chữ) cho nên không được toàn hảo. Chúng tôi cũng đang xây dựng thêm mỗi ngày. Cá nhân tôi làm Blog này cũng chỉ vì là hậu duệ Dũng Vi, muốn phổ biến và tìm hiểu thêm về quê cha, đất tổ.
 
Blog KYDV không nhận được bất cứ một đồng tiền tài trợ nào của bất cứ ai (trong và ngoài nước), cho nên cũng không cần thiết phải phục vụ cho bất cứ ai. Cá nhân tôi cũng không chịu áp lực từ bất cứ ai, ngoài ý muốn của thân mẫu là cho con cháu hiểu biết thêm về quê cha, đất mẹ. Mong ông hiểu nhiều hơn những gì tôi muốn nói...

2. Blog cũng muốn đăng nhiều bài viết về nhiều người, nhiều chi họ, nhiều những gì liên quan đến Dũng Vi, nhưng rất tiếc chúng tôi không có thời giờ và điều kiện để làm và cũng không nhận được bài viết gì nhiều từ bạn đọc, ngoài những bài viết từ các tập KYDV và trích đăng những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau...

3. Nói về văn hóa của một đất nước hơn 4000 ngàn năm lịch sử với mấy chục triều đại và chế độ cùng những thăng trầm dâu bể không phải là công việc dễ dàng... Riêng về Quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của cả nhân loại, thì tôi nghĩ có trích đăng những bài viết về Quan họ thì cũng không có gì là đáng tiếc cả... Nếu ông hoặc những tác giả khác trong hoặc ngoài nước có những bài viết hay về Quan họ thì tôi cũng sẽ tìm đọc và trích đăng (Share), chẳng cứ gì phải của chế độ nào cả (cá nhân tôi không ăn lương của ai nên không làm công việc tuyên truyền cho ai).

Và cuối cùng, nếu ông thấy không bằng lòng với Blog KYDV này, ông có thể làm một Website khác theo như ý ông và cho tôi biết địa chỉ để cùng xem. Tôi không làm theo ý của riêng ai và cũng chẳng cần thiết phải ghi nhận hay chỉnh đốn theo ý của ai cả, thưa ông. 

Tôi cũng xin lỗi bạn đọc vì không thể hiểu hết nguyện vọng của bạn đọc, nên cũng không thể chiều theo ý của bạn đọc được. Mong bạn đọc thông cảm.

Blog KYDV - Đinh Tất Thức

Monday, January 13, 2014

Giếng cổ vùng Kinh Bắc

Thứ sáu, 20/12/2013 - 09:19
 
Giếng cổ vùng Kinh Bắc
 
Làng quê Việt xưa luôn gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Trong đó thì giếng nước gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân hơn cả. Giữa nhịp sống hiện đại ngày nay, những chiếc giếng cổ vẫn đang góp cho đời những dòng nước mát ngọt và là bộ phận không thể thiếu tạo nên những giá trị độc đáo rất riêng trong đời sống văn hóa vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc.
 
Những mạch nguồn trong mát 
  
Chưa có ai thống kê tại các làng quê Bắc Ninh hiện còn bao nhiêu giếng cổ, giếng nào là cổ nhất, độc đáo nhất... nhưng trong số đó nổi tiếng hơn cả có lẽ là giếng Ngọc tại thôn Viêm Xá, xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh). Giếng đã có tuổi đời hàng trăm năm gắn liền với di tích đền Cùng thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Thủy Tiên - con vua Lý Thánh Tông.
 
Giếng cổ ở chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh) gắn với sự tích bà Tấm.
 
Miệng giếng Ngọc hình bán nguyệt nhưng lòng giếng hình vuông. Kiến trúc giếng khá độc đáo gồm 11 bậc gạch, 4 bậc đá và 1 bậc gỗ lim ở sát mép nước. Dưới lòng giếng là lớp đá ong tự nhiên sâu chừng 10m. Do nước giếng được hình thành từ những mạch nước ngầm chảy ra từ núi đá Kim Lĩnh lại được lắng qua hàng chục lớp đá ong tự nhiên nên rất trong. Người làng Diềm luôn tâm niệm nhờ uống nước giếng Ngọc mới có được giọng hát Quan họ “vang, rền, nền, nảy” trứ danh bậc nhất xứ Kinh Bắc. Đa số các hộ ngày nay vẫn giữ thói quen múc nước giếng để pha trà vì cho rằng trà pha xong bao giờ cũng thơm, xanh, ngọt hơn hẳn khi pha với thứ nước khác. Bởi thế mà dân làng vẫn truyền nhau câu ca:
 
“Nước giếng Ngọc, trà Tân Cương
Như chàng Kim Trọng đẹp duyên Thúy Kiều”. 
  
Một giếng cổ nổi tiếng khác của Bắc Ninh là giếng Gióng ở thôn Đại Bái, xã Đại Bái (huyện Gia Bình). Tương truyền khi thánh Gióng đánh giặc Ân đi qua đây đã dừng lại để uống nước. Xung quanh giếng có một vết lõm vừa bàn chân người được cho là bàn chân của Thánh Gióng để lại. Ngoài ra còn nhiều vết lỗ chỗ nhỏ ly ty khác vẫn được truyền tụng là vết nước trầu bắn do Thánh Gióng ăn trầu, nhả bã xuống. Đặc biệt, nguồn nước ở đây lúc nào cũng có màu đỏ như màu bã trầu nên người dân thường gọi là nước trầu. Vào dịp lễ hội (mùng 8-4 âm lịch), dân làng lại trang trọng tổ chức lễ rước nước. Sáng sớm, người ta múc đầy một chóe nước từ giếng lên đặt vào kiệu khiêng rước về đình làng, thờ cúng liên tục trong ba ngày rồi ban cho người dân. Không chỉ đơn giản là nguồn nước sinh hoạt, giếng Gióng đã trở thành một phần trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây, gửi gắm niềm tin và tấm lòng hướng về tổ tiên, cội nguồn. 
 
Giữ hồn giếng cổ 
  
Các giếng cổ ở Bắc Ninh nằm rải rác tại các làng quê. Về cơ bản giếng có 3 kiểu dáng: Hình tròn (chiếm đa số), hình vuông hoặc trên tròn dưới vuông. Chất liệu để xây giếng chủ yếu là gạch, đá. Một số giếng có khung gỗ vuông (bằng lim) ở dưới thành gạch. Khung gỗ này giữ vai trò quan trọng bảo đảm tuổi thọ của giếng, giữ cho thành giếng ổn định lâu dài không bị sụt lún. Đặc biệt, nước ở các giếng này hầu hết đều rất trong và mát dù đã tồn tại qua hàng trăm năm.
 
Giếng Ngọc (thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) nước vẫn trong xanh dù đã hàng trăm năm tuổi.

Ngày nay, có lẽ hình ảnh người dân múc từng gầu nước giếng làng gánh về nhà dùng thật hiếm gặp bởi nước máy, nước giếng khoan phổ biến. Nhiều giếng cổ vì thế bị xuống cấp, bị lãng quên. Nhưng giếng Ngọc và một số giếng cổ khác ở Bắc Ninh vẫn đang tồn tại như một mạch nguồn nhắc nhở người dân về bề dày lịch sử, văn hóa quê hương. Ông Nguyễn Văn Thư, một  bậc cao niên ở làng Viêm Xá cho biết: “Khi tôi sinh ra, giếng Ngọc đã có rồi. Nghe ông bà, cha mẹ kể lại thì giếng này đã có từ đời cụ kỵ. Tôi nhớ lúc còn bé vẫn theo mẹ ra giếng gánh nước về nhà dùng hàng ngày. Cả làng cùng tề tựu trò chuyện, ca hát, trẻ con đùa nghịch, trai gái hò hẹn… Giờ đã có nước máy nhưng dân làng vẫn lấy nước ở đây về pha trà, nấu cơm như một thói quen”. 
 
Những chiếc giếng cổ đã đi vào tiềm thức của biết bao người dân mỗi làng quê. Trong đó có những sự tích, những câu chuyện kể và cả niềm tin vào những điều thiêng liêng. Chẳng thế mà nhiều nơi người ta lập cả một ngôi miếu nhỏ gần giếng để thờ thần giếng hay coi giếng như một vật phong thủy mang lại điềm lành cho làng… Du khách thập phương đến những nơi này cũng không ngần ngại múc một cốc nước ngọt lành từ giếng lên uống với ước mong về những điều tốt đẹp. 
 
Những chiếc giếng cổ đã và đang song hành cùng lịch sử, văn hóa và đời sống của người dân xứ Kinh Bắc. Cuộc sống có hiện đại, tiện dụng đến đâu thì giếng làng luôn là một mảnh ghép không thể thiếu của hồn quê và sẽ trường tồn mãi với thời gian.
 
Thương Huyền
 

Thursday, January 9, 2014

Tuesday, January 7, 2014

Quá trình thay đổi tên gọi đơn vị hành chính, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh (Tiếp theo kỳ trước)

Thứ hai, 22/03/2010 - 13:47
 
Quá trình thay đổi tên gọi đơn vị hành chính, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh
 
(Tiếp theo kỳ trước)

Huyện Tiên Du

Theo “Đại việt sử ký toàn thư”, tên huyện Tiên Du có từ thời Trần (thế kỷ XIII). Thời thuộc Minh (1414 - 1427) huyện Tiên Du thuộc châu Vũ Ninh. Bắt đầu từ thời Lê (1428), huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn. Theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, thì đầu thế kỷ XV, huyện Tiên Du có 52 xã. Đến thời Lê Thánh Tông (1490), huyện có 52 xã. Thời Gia Long (1802 – 1819) huyện có  9 tổng với 52 xã:

1. Tổng Phù Đổng có 3 xã: Phù Đổng, Phù Ninh, Đổng Xuyên.
2. Tổng Dũng Vi có 3 xã: Dũng Vi, Trung Mầu, Thịnh Lân.
3. Tổng Đại Vi có 4 xã: Đại Vi, Đại Vi Thượng, Đại Vi Trung, Dương Húc.
4. Tổng Đông Sơn có 5 xã: Đông Sơn, Đại Sơn, Đồng Lạng, Long Khám, Dưỡng Mông.
5. Tổng Thụ Triền có 7 xã thôn: Thôn Triền thuộc xã Thụ Triền, Thụ Triền (gồm 2 thôn Phù Lập Thượng và Phù Lập Trung), Phật Tích, Cổ Miếu, Cao Đường, Vĩnh Phú, Trùng Minh.
6. Tổng Nội Duệ có 10 xã thôn: Nội Duệ, thôn Đông thuộc xã Nội Duệ, thôn Nam thuộc xã Nội Duệ, thôn Khánh thuộc xã Nội Duệ, Hoài Bão (gồm 2 thôn Trung và Thị), Lũng Giang, Bái Uyên.
7. Tổng Khắc Niệm có 8 xã: Khắc Niệm Thượng, Khắc Niệm Hạ, Hiên Ngang, Bồ Sơn, Xuân Ổ, Dương Ổ, Vân Khám, Lai Đình.
8. Tổng Chi Nê có 5 xã: Chi Nê, Chi Nê Nội, Nghĩa Lộ, Tư Vi.
9. Tổng Nội Viên có 7 xã: Nội Viên, An Động, Hoa Hội,  Hộ Vệ, Hương Vân, Nghi Vệ
Các xã:  Nguyễn Xá, Phù Đổng, Văn Trinh năm 1807 phiêu tán, năm 1808 phục hồi.

Đến năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), huyện có 9 tổng với 56 xã, thôn. Đó là các tổng:
1. Tổng Phù Đổng có 4 xã: Phù Đổng, Phù Dực, Đồng Viên, Đổng Xuyên.
2. Tổng Dũng Vi có 3 xã: Dũng Vi, Trung Mầu, Thịnh Lân.
3. Tổng Đại Vi có 4 xã: Đại Vi, Đại Vi Thượng, Đại Vi Trung, Dương Húc.
4. Tổng Đông Sơn có 7 xã: Đông Sơn, Đại Sơn, Đồng Lạng, Long Khám, Dưỡng Mông, Văn Trinh, Đại Tảo.
5. Tổng Thụ Phúc có 8 xã, thôn: Thôn Phúc thuộc xã Thụ Phúc (tên cũ là Thụ Triền, năm 1843 đổi là Thụ Phúc), thôn Phù Lập Trung và thôn Phù Lập Thượng thuộc xã Thụ Phúc, Trùng Minh, Phật Tích, Cổ Miếu, Tam Bảo, Cao Đường, Vĩnh Phú.
6. Tổng Nội Duệ có 10 xã, thôn: Nội Duệ, Nội Duệ Đông, Nội Duệ Nam, Nội Duệ Khánh, thôn Trung và thôn Thị xã Hoài Bão, Lũng Sơn, Lũng Giang, Bái Uyên, Hồi Bão, thôn Thượng xã Hoài Bão.
7. Tổng Khắc Niệm có 8 xã: Khắc Niệm Thượng, Khắc Niệm Hạ, Hiên Đường, Bồ Sơn, Xuân Ổ, Dương Ổ, Vân Khám, Hoà Đình.
8, Tổng Chi Nê có 5 xã: Chi Nê, Chi Nê Nội, Tử Nê, Nghĩa Chỉ, Tư Vi.
9. Tổng Nội Viên có 7 xã: Nội Viên, An Động, Xuân Hội (trước là Hoa Hội, năm 1841 đổi là Xuân Hội), Hộ Vệ, Hương Vân, Nghi Vệ, Tiên Xá (trước là Nguyễn Xá, năm 1852 đổi là Tiên Xá).

Đầu thế kỷ XX, tổng Khắc Niệm được chuyển về huyện Võ Giàng. Sau đó, một thời gian, tổng Khắc Niệm lại được chuyển trả lại cho Tiên Du.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi cấp tổng bị bãi bỏ, đơn vị hành chính cấp xã cũ được gữ nguyên và trực thuộc huyện Tiên Du.

Thực hiện Sắc lệnh số 201 ngày 15 tháng 10 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ,  hai xã Vân Khám và Hiên Ngang thuộc huyện Võ Giàng nay sáp nhập vào huyện Tiên Du.

Năm 1948, các  xã được thành lập trên cơ sở một số làng sáp nhập lại.

Thực hiện NQ của QH khóa II kỳ họp thứ 2  ngày 20 tháng 4 năm 1961, xã Phù Đổng và xã Trung Hưng (sau đổi là Trung Mầu) được chuyển về huyện Gia Lâm (TP Hà Nội).

Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn. Cũng theo Quyết định này, 2 xã Phú Lâm và Tương Giang của huyện Yên Phong được chuyển về huyện Tiên Sơn và chuyển 2 xã Đông Thọ và Văn Môn của huyện Từ Sơn về huyện Yên Phong (nay là xã Tương Giang thuộc thị xã Từ Sơn).

Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện lấy tên là huyện Tiên Phong. Nhưng đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 17-CP phê chuẩn đề nghị của UBND tỉnh Hà Bắc thôi không hợp nhất huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong.

Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 130-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới các huyện Tiên Sơn, Quế Võ và thị xã Bắc Ninh. Theo đó, xã Võ Cường thuộc huyện Tiên Sơn được chuyển về thị xã Bắc Ninh.

Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Tiên Sơn có 26 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã: Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ, Tân Chi, Phú Lâm, Vân Tương, Liên Bão, Hiên Vân, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Nội Duệ, Tương Giang, Hoàn Sơn, Phật Tích, Tri Phương, Tam Sơn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đại Đồng, Hương Mạc, Phù Khê, Châu Khê, Đồng Quang, Đình Bảng, Phù Chẩn và thị trấn Từ Sơn.

Ngày 10 tháng 12 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Lim, huyện lỵ huyện Tiên Sơn  trên cơ sở toàn bộ 488 ha diện tích đất tự nhiên và 9.778 nhân khẩu của xã Vân Tương.

Ngày 11 tháng 8 năm 1999 Chính phủ ra Nghị định số 68/1999/NĐ – CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện, lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn. Tại thời điểm đó, huyện Tiên Du có 10.630,03 ha diện tích đất tự nhiên và 125.157 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 15 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã: Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ, Tân Chi, Phú Lâm, Liên Bão, Hiên Vân, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Nội Duệ, Hoàn Sơn, Phật Tích, Tri Phương, Đại Đồng và thị trấn Lim.

Địa giới hành chính của huyện Tiên Du: Đông giáp huyện Quế Võ, Tây giáp huyện Từ Sơn, Nam giáp huyện Thuận Thành và thành phố Hà Nội, Bắc giáp huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh.

Thực hiện Nghị định số 60/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh, từ ngày 24 tháng 4 năm 2007, toàn bộ diện tích đất tự nhiên và nhân khẩu của xã Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh (gồm 1.240,45 ha diện tích đất tự nhiên và 14.783 nhân khẩu) được chuyển về thành phố Bắc Ninh.

Đến thời điểm đó, huyện Tiên Du còn lại 9.620,71 ha diện tích đất tự nhiên và 119.721 nhân khẩu; có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Lâm, Nội Duệ, Liên Bão, Lạc Vệ, Hiên Vân, Việt Đoàn, Hoàn Sơn, Phật Tích, Đại Đồng, Minh Đạo, Tri Phương, Cảnh Hưng, Tân Tri và thị trấn Lim.

Từ năm 1832 trở về trước, huyện lỵ huyện Tiên Du đóng tại làng Đông Sơn. Năm 1833, chuyển huyện lỵ về thôn Trung và thôn Thị xã Hoài Bão, chung quanh đắp tường đất, mỗi chiều dài 12 trượng, trồng tre làm lũy, mặt trước mở một cửa hướng Nam. Năm 1963 khi hợp nhất 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn, huyện lỵ đóng tại chân núi Lim xã Vân Tương. Hiện nay, huyện lỵ vẫn đóng ở chỗ cũ (nay là thị trấn Lim).

Đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, huyện Tiên Du có 124.497 nhân khẩu, trong đó có 61.498 nam, 62.999 nữ.

Nguyễn Quang khải
(Còn nữa)