Wednesday, January 23, 2013
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 7)
Nói về hàng Mục tử
thì từ ngày Thôn Ngoài tòng giáo, trên Tòa Giám Mục Bắc
Ninh có các Đức Giám Mục: Đức cha Lễ, Đức cha Khâm,
Đức cha Phúc, Đức cha Chỉnh (4 Đức cha gốc Y Pha Nho -
Espagnã - Tây Ban Nha, lấy tên Việt Nam), Đức Cha Hoàng
Văn Đoàn, Đức Cha Khuất Văn Tạo, Đức Cha Phạm Đình
Tụng, Đức Cha Nguyễn Quang Tuyến. Về các Linh mục thì
có quí Cha: Cha già Khải, Cha già Đoán, Cha già Chấn, Cha
Châu, Cha Liêm, Cha Nghĩa, Cha Mẫn, Cha Yên, Cha Tự... Đến
quí Thầy thì có: Thầy già Tín, Thầy già Xuân, Thầy già
Huệ, Thầy Ước, Thầy già Cửu, Thầy Trạch, Thầy Nhật,
Thầy Xướng... Hàng giáo dân tham gia Mục vụ thì tiên
khởi có cụ Phó Trương Cả già (Chánh Trương là người
ở chính xứ Cẩm Giang, Dũng Vy là họ lẻ nên chỉ có
đến Phó Trương là lớn nhất), tiếp theo là các cụ:
Phó Trương Nghìn, P.Trương My, P.Trương Tể.
Nối theo hai câu thơ là hình ảnh lớp học tiếng Pháp với Cha Tự, rồi những buổi học hát, những buổi hát lễ Mồ, thấy chúng tôi mệt, Cha thường khôi hài mời chúng tôi ăn sung và khế cùng lúc và thay vì chấm muối như bình thường thì Cha tự tay rót tương cho chúng tôi chấm - có lẽ để bớt vị chua của cây khế nhà Chung vốn dĩ rất chua và bớt đi vị chát của sung xanh - cũng thấy hay hay, nhưng kỷ niệm thì không sao quên được. Đặc biệt vào dịp lễ Giáng Sinh, trời rét ngọt, chúng tôi co ro trong những chiếc áo len đan bằng tay, miệng run lập cập - hai hàm răng đánh đàn - vẫn cố hát theo cái náo nức trong tim trên con đường dẫn đến Thánh Đường: “Đi mau! Vào chầu! Đi đi mau! Vào lậy chầu! Vào hang cung chúc Chúa ta ra đời, để tạ ơn Người đoái thương ta...”.
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 1)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 2)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 3)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 4)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 5)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 6)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 7)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 8)
Trước 1949 và sau
1954, Dũng Vy chỉ là họ lẻ thuộc giáo xứ Cẩm Giang.
Chỉ đến 1949, khi Cha Chính xứ Cẩm Giang là Ngô Văn Yên
thì tòa Giám có cử Cha Phạm Quang Tự (sinh quán Cẩm
Giang) về làm Chính xứ Dũng Vy. Từ 1952 đến 1954 thì Cha
Tự về tòa Giám Mục Bắc Ninh, Cha Yên lại về thay Cha
Tự làm Chính xứ Dũng Vy. Tuy phần lớn thời gian, Dũng
Vy chỉ là họ lẻ, nhưng công việc duy trì và phát triển
Đức tin Kitô Giáo vẫn rất tốt đẹp. Cứ thử tưởng
tượng trước l949, hàng tuần giáo dân Dũng Vy vẫn lũ
lượt kéo nhau đi dâng lễ rất đông tại Cẩm Giang (cách
Dũng Vy khoảng 4 - 5 km), đến sau 1954 còn phải đi xa hơn
nữa, lên tận Bắc Ninh mới có Thánh lễ (cách làng
khoảng 15km). Sau biến cố 1954 có đến gần phân nửa
giáo dân Dũng Vy di cư vào Miền Nam Việt Nam, vậy mà nhà
Chung vẫn được trông coi tươm tất, nhà Thờ sớm tối
vẫn vang lên lời kinh tiếng hát - đèn nến phụng thờ
Thiên Chúa vẫn luôn được thắp sáng và hàng năm vẫn
tổ chức lễ kính Thánh Cả Giuse Quan Thầy Giáo Họ một
cách hết sức long trọng, có Cha Quản Hạt về dâng Thánh
lễ, thậm chí có năm do chínnh Đức Cha Tuyến về Chủ
tế. Và mỗi năm làng như mở hội lớn vào ngày lễ kính
Thánh bổn mạng (Thánh Giuse Thợ 01/05). Sau ngày đất nước
thống nhất, kẻ viết bài này đã hết sức sửng sốt
và thật sự vui mừng khi được biết 21 năm qua, quê nhà
vẫn giữ được nếp Sống Đạo như xưa - thậm chí còn
hơn cả xưa nữa.
Lại nhớ đến hai câu thơ trong bài thơ của tôi viết cho quê nhà:
Lại nhớ đến hai câu thơ trong bài thơ của tôi viết cho quê nhà:
Làng tôi đó
- bao thăng trầm lịch sử
Bao sao dời
vật đổi vẫn ung dung
Nối theo hai câu thơ là hình ảnh lớp học tiếng Pháp với Cha Tự, rồi những buổi học hát, những buổi hát lễ Mồ, thấy chúng tôi mệt, Cha thường khôi hài mời chúng tôi ăn sung và khế cùng lúc và thay vì chấm muối như bình thường thì Cha tự tay rót tương cho chúng tôi chấm - có lẽ để bớt vị chua của cây khế nhà Chung vốn dĩ rất chua và bớt đi vị chát của sung xanh - cũng thấy hay hay, nhưng kỷ niệm thì không sao quên được. Đặc biệt vào dịp lễ Giáng Sinh, trời rét ngọt, chúng tôi co ro trong những chiếc áo len đan bằng tay, miệng run lập cập - hai hàm răng đánh đàn - vẫn cố hát theo cái náo nức trong tim trên con đường dẫn đến Thánh Đường: “Đi mau! Vào chầu! Đi đi mau! Vào lậy chầu! Vào hang cung chúc Chúa ta ra đời, để tạ ơn Người đoái thương ta...”.
Nói đến
nhà Thờ, dòng liên tưởng của tôi lại chuyển qua sự
kiện mới xẩy ra cách đây một năm: Công việc trùng tu
Thánh Đường Dũng Vy sau 60 năm xây dựng. Tôi cũng vinh dự
được góp chút tâm huyết vào Ban Cố Vấn vì thấy được
rằng những người con xứ Dũng dù ở bất cứ nơi đâu
- trong bất cứ hoàn cảnh nào - dù chính kiến có thể
bất đồng - nhưng luôn vẫn một lòng nhớ về nơi quê
cha đất tổ, luôn vẫn thể hiện tình đồng hương gắn
bó trong tình yêu Đức Kitô và duy trì đức tin, sống đạo
một cách vững vàng. Xin đọc thêm bài “Lời cảm nhận”
của Tương Giang ĐQT vì trong bài viết này tôi chỉ sơ
lược vài dòng về vấn đề này để còn dành chỗ cho
các sự kiện khác. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây
là kể từ Cụ Tổ của làng đến cắm đất ở Đồng
Vĩnh (thuộc Vĩnh Phú gần núi Cổ Miễu) rồi dần dần
chuyển cư xuống địa giới hiện nay, trải nhiều thế
hệ làng tôi vẫn luôn duy trì và phát triển được đức
tính kiên nhẫn để tồn tại và tự hào.
Vào Chùa - Dân ca Quan Họ - Thúy Hường
Uploaded on Jul 2, 2010
Vào Chùa do liền chị Thúy Hường trình bày
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 6)
Thu hẹp phạm vi bài
viết này, xin nói về Thôn Ngoài - Thôn Giáo với Ngôi
Thánh Đường 60 tuổi vừa được trùng tu năm 1999 - cũng
chính là cái nôi kẻ viết bài này chào đời và được
nuôi dưỡng, ấp ủ cả quãng đời niên thiếu. Một ấn
tượng sâu sắc nhất đối với tôi là năm khánh thành
Ngôi Thánh Đường Dũng Vy cũng là năm tôi cất tiếng
khóc chào đời (1939 - Kỷ Mão). Đó cũng chính là năm chú
ruột của tôi (ông Đinh Văn Sách) về làng mở tiệc khao
mừng chức chánh quản (một chức vụ tương đương với
Quan Tứ phẩm trong Triều đình Phong kiến). Biết bao nhiêu
cảm xúc, biết bao nhiêu hồi ức, hoài tưởng, kỷ niệm
dồn dập xô tới như những ngọn triều cứ càng lúc
càng lớn, càng lúc càng trào dâng. Ký ức thì thật nhiều
nhưng không hiểu tôi còn đủ khả năng ghi lại đầy đủ
và có trình tự được như
một cuốn phim không ? Vẫn tràn đầy những màu hồng của
tuổi ngọc và màu xanh lớp lớp của hy vọng thanh xuân.
Nói về Thôn Ngoài, xin khởi từ ngày tòng giáo. Nguyên cả cánh đồng màu mỡ ôm lấy lũy tre làng phía Bắc và một phần phía Đông, là đất canh tác của cả 2 thôn: Thôn Ngoài và Thôn Trong. Còn Thôn Đinh thì có cánh đồng phía Nam của làng trải dài đến sát bờ đê sông Đuống. Tất nhiên cánh đồng nào cũng có tư điền và công thổ. Tư điền là của riêng từng nhà dân. Còn công điền công thổ là ruộng đất chung của làng. Công điền của 2 Thôn Ngoài và Thôn Trong nằm ở Đường Giồ, nơi những thửa ruộng được xếp vào loại Thượng đẳng điền. Do có chia thôn nên cũng phải chia công điền theo tỷ lệ dân số. Dân Thôn Ngoài ít nên nhận được phần công điền nhỏ hơn, đó cũng là lẽ thường. Nhưng càng về sau càng bị chèn ép theo cái thế “cả vú lấp miệng em”, “cá lớn nuốt cá bé” của Thôn Trong. Tức nước vỡ bờ - việc lên quan mà quan thì cứ “nắm kẻ có tóc”, chứ ai lại “nắm kẻ trọc đầu”. Cho nên việc kiện tụng cứ mãi là “kiện củ khoai”. Mà thời gian càng kéo dài thì “kẻ có tóc” càng có lợi thế. Thôn Ngoài càng lúc càng bị lép vế, đành dùng mưu trí, bám lấy các vị Cố Đạo vì ở thời điểm này, các vị ấy có rất nhiều uy thế với Chính quyền. Một thỏa thuận được giao kết: Dân Thôn Ngoài thắng kiện thì sẽ tòng giáo. Đó là thời gian Đức Giám Mục Chỉnh đang đảm nhiệm Tông Tòa Bắc Ninh. Thôn Ngoài tòng giáo từ đó (vào khoảng thập niên 80 thế kỷ XVIII). Người Thầy tiên khởi được cử về dạy kinh hạt giáo lý cùng các nghi thức tế lễ Kitô Giáo là Thầy già Tín. Vì thế, sau này khi Thầy già Tín qua đời thì cả thôn đều chọn ngày 20-11 âm lịch (ngày tạ thế của Thầy) làm ngày giỗ chung, coi như giỗ Tổ vậy. Ngôi Thánh Đường đầu tiên năm gian lợp tranh được dựng lên trên khu đất rộng khoảng nửa hécta nằm gần phía Đông Thôn Ngoài, phía Bắc giáp lũy tre làng, phía Nam giáp con đường Đông Tây giữa làng. Nhà thờ làm dọc theo hướng Đông Tây, gần với đường giữa làng, hai đầu hồi trát vách đất kín, hai hướng Nam và Bắc trổ nhiều cửa phần lớn đều bằng phên tre. Về sau cũng trên nền cũ, nhà thờ được xây bằng gạch lợp ngói cũng năm gian, làm cửa gỗ suốt hai hướng Nam Bắc (cửa bức bàn), hai đầu hồi xây kín có tô những hình cửa giả. Còn làm thêm hai tảo mạc Đông Tây thành hình chữ U hướng về Nam, sát đường làng có xây tường và trổ cổng, đối diện với cổng - bên kia đường làng - xây một cái giếng khá lớn, đường kính lòng giếng khoảng 2m. Giếng sau này không dùng được vì liền với ao làng, nước bị ô nhiễm nặng. Lối kiến trúc này vẫn dựa trên nền kiến trúc cổ Đông Phương và mang phong cách VN (kiến trúc Đình) khá rõ nét. Tuy nhiên, nét hoành tráng thanh thoát của phong cách kiến trúc Tây Phương cũng đã được manh nha (nhà thờ và hai tảo mạc đều dùng tường đứng, mái phẳng và thẳng góc, chứ không dùng kiểu mái cong, tường trạm trỗ...). Đến thời Cha J.M Nguyễn Khắc Mẫn về làm chính xứ, hai tảo mạc được rỡ đi (bán cho 2 người: Ô. Trùm Đụng Nguyễn Đình Sính - và ông Xếp - Đinh Văn Khúc). Tới khoảng năm 1938, cha chính Mẫn hợp cùng dân họ xây dựng ngôi Thánh Đường theo hướng Bắc (đầu nhà thờ) Nam (cuối nhà thờ) ở chính giữa khuôn viên đất. Ngôi nhà thờ 5 gian cũ vẫn để lại làm trường học (đến đầu năm 1952 thì bị phá bỏ do chính biến, các cụ gom góp lại đem vào trùng tu ngôi nhà xứ cũng đã xuống cấp nặng nề. Ngôi nhà xứ được xây lại có ghi trên bậu cửa chính hướng Nam: “Trọng Thu Nhâm Thìn - 1952” tồn tại đến ngày nay). Thánh Đường mới được khánh thành năm 1939 mang phong cách Thánh Đường Phương Tây (La Mã), với thời điểm đó phải nói là rất uy nghi tráng lệ nổi tiếng khắp vùng. Nếu đem so với nhà thờ Cẩm Giang thì nhà thờ Dũng Vy đã cách tân hoàn toàn. Nhà thờ Cẩm Giang còn mang đậm dấu ấn cổ Đông Phương, cả bên ngoài lẫn bên trong (như bàn thờ vẫn còn sơn son thiếp vàng) thì ở Dũng Vy từ bàn thờ đến tượng Thánh đều được xây đắp, tô đúc rất đẹp. Phía Bắc, đầu nhà thờ là nhà Chung với ngôi nhà chính cũng 5 gian xây hướng Nam. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ ngôi nhà này xây theo lối cổ, chạy hiên đủ 4 mặt, trong nhà thì làm trần bằng cót và hoa văn trang trí được tượng hình bằng Dịch Số (ở giữa trần là hình âm dương, tứ phía là các chữ Càn ☰, Khảm ☵, Cấn ☶, Chấn ☳, Tốn ☴, Ly ☲, Khôn ☷, Đoài ☱ đủ bát quái tự viết đúng theo lối chữ triện của Dịch số) nhìn tổng thể thì nhà Chung + Nhà thờ + Trường học (Nhà thờ cũ) hợp thành chữ Công 工rất có ý nghĩa (xin mở ngoặc nói thêm về Cha Chính Mẫn: Ngài có bốn nghĩa tử là Công, Minh, Chính, Trực)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 1)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 2)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 3)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 4)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 5)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 6)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 7)
XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 8)
Nói về Thôn Ngoài, xin khởi từ ngày tòng giáo. Nguyên cả cánh đồng màu mỡ ôm lấy lũy tre làng phía Bắc và một phần phía Đông, là đất canh tác của cả 2 thôn: Thôn Ngoài và Thôn Trong. Còn Thôn Đinh thì có cánh đồng phía Nam của làng trải dài đến sát bờ đê sông Đuống. Tất nhiên cánh đồng nào cũng có tư điền và công thổ. Tư điền là của riêng từng nhà dân. Còn công điền công thổ là ruộng đất chung của làng. Công điền của 2 Thôn Ngoài và Thôn Trong nằm ở Đường Giồ, nơi những thửa ruộng được xếp vào loại Thượng đẳng điền. Do có chia thôn nên cũng phải chia công điền theo tỷ lệ dân số. Dân Thôn Ngoài ít nên nhận được phần công điền nhỏ hơn, đó cũng là lẽ thường. Nhưng càng về sau càng bị chèn ép theo cái thế “cả vú lấp miệng em”, “cá lớn nuốt cá bé” của Thôn Trong. Tức nước vỡ bờ - việc lên quan mà quan thì cứ “nắm kẻ có tóc”, chứ ai lại “nắm kẻ trọc đầu”. Cho nên việc kiện tụng cứ mãi là “kiện củ khoai”. Mà thời gian càng kéo dài thì “kẻ có tóc” càng có lợi thế. Thôn Ngoài càng lúc càng bị lép vế, đành dùng mưu trí, bám lấy các vị Cố Đạo vì ở thời điểm này, các vị ấy có rất nhiều uy thế với Chính quyền. Một thỏa thuận được giao kết: Dân Thôn Ngoài thắng kiện thì sẽ tòng giáo. Đó là thời gian Đức Giám Mục Chỉnh đang đảm nhiệm Tông Tòa Bắc Ninh. Thôn Ngoài tòng giáo từ đó (vào khoảng thập niên 80 thế kỷ XVIII). Người Thầy tiên khởi được cử về dạy kinh hạt giáo lý cùng các nghi thức tế lễ Kitô Giáo là Thầy già Tín. Vì thế, sau này khi Thầy già Tín qua đời thì cả thôn đều chọn ngày 20-11 âm lịch (ngày tạ thế của Thầy) làm ngày giỗ chung, coi như giỗ Tổ vậy. Ngôi Thánh Đường đầu tiên năm gian lợp tranh được dựng lên trên khu đất rộng khoảng nửa hécta nằm gần phía Đông Thôn Ngoài, phía Bắc giáp lũy tre làng, phía Nam giáp con đường Đông Tây giữa làng. Nhà thờ làm dọc theo hướng Đông Tây, gần với đường giữa làng, hai đầu hồi trát vách đất kín, hai hướng Nam và Bắc trổ nhiều cửa phần lớn đều bằng phên tre. Về sau cũng trên nền cũ, nhà thờ được xây bằng gạch lợp ngói cũng năm gian, làm cửa gỗ suốt hai hướng Nam Bắc (cửa bức bàn), hai đầu hồi xây kín có tô những hình cửa giả. Còn làm thêm hai tảo mạc Đông Tây thành hình chữ U hướng về Nam, sát đường làng có xây tường và trổ cổng, đối diện với cổng - bên kia đường làng - xây một cái giếng khá lớn, đường kính lòng giếng khoảng 2m. Giếng sau này không dùng được vì liền với ao làng, nước bị ô nhiễm nặng. Lối kiến trúc này vẫn dựa trên nền kiến trúc cổ Đông Phương và mang phong cách VN (kiến trúc Đình) khá rõ nét. Tuy nhiên, nét hoành tráng thanh thoát của phong cách kiến trúc Tây Phương cũng đã được manh nha (nhà thờ và hai tảo mạc đều dùng tường đứng, mái phẳng và thẳng góc, chứ không dùng kiểu mái cong, tường trạm trỗ...). Đến thời Cha J.M Nguyễn Khắc Mẫn về làm chính xứ, hai tảo mạc được rỡ đi (bán cho 2 người: Ô. Trùm Đụng Nguyễn Đình Sính - và ông Xếp - Đinh Văn Khúc). Tới khoảng năm 1938, cha chính Mẫn hợp cùng dân họ xây dựng ngôi Thánh Đường theo hướng Bắc (đầu nhà thờ) Nam (cuối nhà thờ) ở chính giữa khuôn viên đất. Ngôi nhà thờ 5 gian cũ vẫn để lại làm trường học (đến đầu năm 1952 thì bị phá bỏ do chính biến, các cụ gom góp lại đem vào trùng tu ngôi nhà xứ cũng đã xuống cấp nặng nề. Ngôi nhà xứ được xây lại có ghi trên bậu cửa chính hướng Nam: “Trọng Thu Nhâm Thìn - 1952” tồn tại đến ngày nay). Thánh Đường mới được khánh thành năm 1939 mang phong cách Thánh Đường Phương Tây (La Mã), với thời điểm đó phải nói là rất uy nghi tráng lệ nổi tiếng khắp vùng. Nếu đem so với nhà thờ Cẩm Giang thì nhà thờ Dũng Vy đã cách tân hoàn toàn. Nhà thờ Cẩm Giang còn mang đậm dấu ấn cổ Đông Phương, cả bên ngoài lẫn bên trong (như bàn thờ vẫn còn sơn son thiếp vàng) thì ở Dũng Vy từ bàn thờ đến tượng Thánh đều được xây đắp, tô đúc rất đẹp. Phía Bắc, đầu nhà thờ là nhà Chung với ngôi nhà chính cũng 5 gian xây hướng Nam. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ ngôi nhà này xây theo lối cổ, chạy hiên đủ 4 mặt, trong nhà thì làm trần bằng cót và hoa văn trang trí được tượng hình bằng Dịch Số (ở giữa trần là hình âm dương, tứ phía là các chữ Càn ☰, Khảm ☵, Cấn ☶, Chấn ☳, Tốn ☴, Ly ☲, Khôn ☷, Đoài ☱ đủ bát quái tự viết đúng theo lối chữ triện của Dịch số) nhìn tổng thể thì nhà Chung + Nhà thờ + Trường học (Nhà thờ cũ) hợp thành chữ Công 工rất có ý nghĩa (xin mở ngoặc nói thêm về Cha Chính Mẫn: Ngài có bốn nghĩa tử là Công, Minh, Chính, Trực)
ĐẤT CỔ VIỆT YÊN XỨ KINH BẮC
Published on May 2, 2012
Việt Yên là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang. Đây là huyện có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc với 19 làng quan họ đã được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại .Việt Yên là huyện nằm ven sông Cầu, có địa giới hành chính như sau:
Phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh,
Phía tây giáp huyện Hiệp Hòa,
Phía đông giáp huyện Yên Dũng,
Phía bắc giáp huyện Tân Yên và thành phố Bắc Giang.
Các đơn vị hành chính gồm
Hai thị trấn là: Thị trấn Bích Động (huyện lị), thị trấn Nếnh,
Các xã: Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Trung Sơn, Bích Sơn, Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, Quảng Minh, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Tự Lan, Hương Mai, Hoàng Ninh, Nếnh.
Di tích lịch sử
Việt Yên có nhiều ngôi đình không những mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hóa của làng xã Việt Nam như đình Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Đông (Bích Động - Việt Yên). Nhiều ngôi chùa ở Việt Yên cũng đã được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như: chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn - Việt Yên), chùa Vĩnh Hưng Tự (thôn Khả Lý thượng, xã Quảng Minh, Việt Yên), chùa Sùng Nghiêm Tự và đìng làng (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung, Việt Yên) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đặc biệt vào ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch tại 2 chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn) và Sùng Nghiêm Tự (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung) có ngày hội lớn, tại thôn Vân Cốc, xã Vân Trung có lễ rước thánh rất trang nghiêm.
Các làng quan họ Bắc Giang
Việt Yên là huyện có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, thì Việt Yên có tới 19 làng quan họ cổ (Toàn vùng Kinh Bắc hiện có 67 làng, trong đó: Yên Phong có 16 làng, Từ Sơn có 3 làng, Tiên Du có 11 làng, thành phố Bắc Ninh có 14 làng, Yên Dũng có 2 làng, Hiệp Hòa có 2 làng).
19 làng quan họ Bắc Giang ở Việt Yên gồm: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Mật Ninh, Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc, Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng.
Kinh tế và giáo dục
Hiện nay Việt Yên đang trên đà phát triển. Điển hình là khu công nghiệp Đình Trám (Nhà máy ô tô Hyundai lớn nhất Việt Nam), Khu công nghiệp Hoàng Mai. Khu công nghiệp Quang Châu đã đưa vào sử dụng, với số lượng công nhân làm việc lên tới hơn 10.000 lao động (số liệu tháng 11/2011). Ngoài ra còn có Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thượng, Hạ... cung cấp ra cho cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu. Nơi phát lưu truyền những làn điệu quan họ của Kinh Bắc xưa ven dòng sông Cầu huyền thoại và lịch sử. Giáo dục có tất cả 4 trường THPT: Việt Yên Số 1, 2, Lý Thường Kiệt, Tư Thục, và một trường Cao đẳng Nông Lâm, chất lượng giáo dục của trường THPT Việt Yên số 1 được xếp vào tốp đầu của tỉnh!
Danh nhân
Thân Nhân Trung.
Anh hùng Nguyễn Văn Cốc.
Quận công Dương Quốc Cơ (người làng Vân Cốc, xã Vân Trung - sinh trưởng trong một gia đình nhà nho có truyền thống hiếu học. Quận công Dương Quốc Cơ là đời thứ 8 của họ Ngô chuyển từ Hưng Yên đến, do các đời trước các cụ tổ làm trung thần cho vua Mạc Đăng Dung nên phải đổi họ sang Dương)
Nhà văn Đỗ Chu
Phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh,
Phía tây giáp huyện Hiệp Hòa,
Phía đông giáp huyện Yên Dũng,
Phía bắc giáp huyện Tân Yên và thành phố Bắc Giang.
Các đơn vị hành chính gồm
Hai thị trấn là: Thị trấn Bích Động (huyện lị), thị trấn Nếnh,
Các xã: Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Trung Sơn, Bích Sơn, Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, Quảng Minh, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Tự Lan, Hương Mai, Hoàng Ninh, Nếnh.
Di tích lịch sử
Việt Yên có nhiều ngôi đình không những mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hóa của làng xã Việt Nam như đình Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Đông (Bích Động - Việt Yên). Nhiều ngôi chùa ở Việt Yên cũng đã được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như: chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn - Việt Yên), chùa Vĩnh Hưng Tự (thôn Khả Lý thượng, xã Quảng Minh, Việt Yên), chùa Sùng Nghiêm Tự và đìng làng (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung, Việt Yên) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đặc biệt vào ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch tại 2 chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn) và Sùng Nghiêm Tự (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung) có ngày hội lớn, tại thôn Vân Cốc, xã Vân Trung có lễ rước thánh rất trang nghiêm.
Các làng quan họ Bắc Giang
Việt Yên là huyện có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, thì Việt Yên có tới 19 làng quan họ cổ (Toàn vùng Kinh Bắc hiện có 67 làng, trong đó: Yên Phong có 16 làng, Từ Sơn có 3 làng, Tiên Du có 11 làng, thành phố Bắc Ninh có 14 làng, Yên Dũng có 2 làng, Hiệp Hòa có 2 làng).
19 làng quan họ Bắc Giang ở Việt Yên gồm: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Mật Ninh, Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc, Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng.
Kinh tế và giáo dục
Hiện nay Việt Yên đang trên đà phát triển. Điển hình là khu công nghiệp Đình Trám (Nhà máy ô tô Hyundai lớn nhất Việt Nam), Khu công nghiệp Hoàng Mai. Khu công nghiệp Quang Châu đã đưa vào sử dụng, với số lượng công nhân làm việc lên tới hơn 10.000 lao động (số liệu tháng 11/2011). Ngoài ra còn có Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thượng, Hạ... cung cấp ra cho cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu. Nơi phát lưu truyền những làn điệu quan họ của Kinh Bắc xưa ven dòng sông Cầu huyền thoại và lịch sử. Giáo dục có tất cả 4 trường THPT: Việt Yên Số 1, 2, Lý Thường Kiệt, Tư Thục, và một trường Cao đẳng Nông Lâm, chất lượng giáo dục của trường THPT Việt Yên số 1 được xếp vào tốp đầu của tỉnh!
Danh nhân
Thân Nhân Trung.
Anh hùng Nguyễn Văn Cốc.
Quận công Dương Quốc Cơ (người làng Vân Cốc, xã Vân Trung - sinh trưởng trong một gia đình nhà nho có truyền thống hiếu học. Quận công Dương Quốc Cơ là đời thứ 8 của họ Ngô chuyển từ Hưng Yên đến, do các đời trước các cụ tổ làm trung thần cho vua Mạc Đăng Dung nên phải đổi họ sang Dương)
Nhà văn Đỗ Chu
Subscribe to:
Posts (Atom)