Viếng thăm họ hàng trong Sài Gòn
Để tiếp theo thăm họ hàng khu Ông Tạ kỳ trước, tôi có nhờ Anh Ất chở đi thăm những người gần trong khu Ông Tạ. Vì thời gian có hạn, tôi không thể thăm tất cả mọi người trong Sài Gòn được. Trong Sài Gòn mình có rất nhiều người thuộc gốc Dũng Vy như mấy anh em con ông Nguyễn Tuyển Phổ (Vinh và Hùng), gia đình Bác Lễ (ông Đinh Văn Nhạc), Ông Thuật, Ông Cam, Chú Phen, Chú Oánh (Đinh Văn Bô), một số bà con khác ở Gò Vấp, Cô Đôn (mẹ của Cha Đinh Quốc Trụ), vân vân. Tôi đành lại phải hẹn kỳ tới tôi về thăm VN, sẽ cố gắng đi thăm họ hàng.
Anh Ất đã đưa tôi đến thăm những người gần nhất khu Ông Tạ (ngoài khu GX Bùi Phát) là khu gần cầu Trương Minh Giảng, khu vực này có gia đình Bác Tòng, gia đình Dì Đinh Thị Lộc (con ông Quản Sủng), gia đình Cậu Đinh Văn Trung (con ông Quản Sủng). Anh Ất chở đến trước cửa nhà Bác Tòng rồi mà tôi vẫn không nhận ra, khu vực này đã thay đổi hoàn toàn. Lần cuối cùng tôi có ghé thăm nhà Dì Hoà là năm 1991 hay 1992 cùng với anh Đinh Kim Nghị (anh Lũy) vào lần đầu tiên tôi về thăm VN. Trước năm 1975, tôi có ghé thăm khu vực này mỗi lần Tết đến, và nhiều lần đến nhà Bác Ly (Đinh Văn Quảng) vì tôi chơi thân với anh Đinh Thanh Phước (con trai Bác Quảng). Mỗi lần Tết đến, Bố tôi ghé thăm Bà Quản Sủng trước hết, sau đó đến thăm Bác Quảng và Dì Lộc, còn Dì Tại, Dì Hòa, tôi lại không nhớ rõ mấy, và nhà Bác Tòng nữa, tôi thật sự không nhớ rõ. Bây giờ khu vực này đã đẹp qúa, hẻm nhà Bác Ly đã trở thành đường chính, xe cộ nối đuôi nhau liên tiếp, tôi thấy đẹp hơn cả khu Ông Tạ nữa. Khi đến nhà Bác Tòng, anh Ất vội cất tiếng la to từ ngoài cửa: “Ông Tòng ơi, có Cậu Thắng qua chơi nè...!” Bác Tòng đang ở trên lầu đáp giọng: “Có tôi đây, xuống liền...” Bác Tòng vồn vã chạy tới bắt tay anh Ất và tôi, bác liền hỏi: “Cháu về hồi nào vậy? gọi bằng Bác nhé.” Theo tôi hiểu, sở dĩ Bác nhấn mạnh chuyện này là vì tôi cũng có họ hai bên với Bác Tòng, bên họ Mẹ gần hơn, cho nên phải gọi bằng Bác Tòng, còn theo họ Bố thì gọi bằng Chú Tòng.
Bác Tòng bắt tay tôi và nói: “May qúa, nếu cháu đến muộn tí nữa là Bác đi mất rồi, thật là may qúa”. Bác đã dẫn giải cho tôi: “Bác đang đợi Bác Tân (chồng Bác Hoàng, em rể Chú Cuông) đến rồi đi công chuyện”. Thế nhưng Bác Tân có trục trặc, cho nên Bác đang chờ thêm chút nữa để hai người đi chung.
Từ trái qua phải: Bác Tân, anh Ất, Bác Tòng.
Đúng y như lời Bác Tòng nói, chỉ có năm phút sau là Bác Tân xuất hiện. Bác Tòng hỏi thăm liên tiếp về họ hang ở bên Hoa Kỳ, Bác Tòng cũng nhắc tới Quê Mẹ Dũng Vy, Bác nói là Bác mới đi thăm Dũng Vy, Bác kể lại những công trình trùng tu của năm 2013 như Tượng Đài Thánh Giuse, khuôn viên Nhà Thờ và Vườn Thánh Dũng Vy. Bác ca ngợi về những công trình này rất nhiều, và Bác Tòng cũng ca ngợi về những đóng góp của bà con ở hải ngoại thuộc gốc Dũng Vy cũng như những đóng góp của dân làng trong nước. Bác Tòng cũng đã về “Quê Mẹ” vài lần rồi, Bác nhớ rất rõ Dũng Vy trước năm 1954 và hiện tại. Bác Tòng cũng viết khá nhiều sách vở và nhiều tập thơ nói về Dũng Vy và Bắc Ninth. Bác Tòng cũng đóng góp khá nhiều về tài liệu Dũng Vy cho con cháu như ấn loát Kỷ Yếu Dũng Vy 1&2, Dũng Vy Quê Tôi, và gia phả Họ Đinh. Bác Tòng có in ấn một cuốn gia phả họ Đinh cho nhiều ngành (tức là viết rộng hơn cuốn Đinh Tộc Thế Phổ của Đinh Văn Diệm tái thực hiện năm 2013). Bác Tòng có tính tình rất nghệ sỹ và thích làm thơ. Gần đây nhất, Bác Tòng có in Tuyển Tập Thơ “Ân Tình Mẹ Cha”.
Sau đây, xin được mượn lời thơ mở đầu của tuyển tập thơ này để gìới thiệu đến đến Qúy Đồng Hương:
Trăn Trở.
Tương Giang
Tương Giang
Đêm trường giấc ngủ không ngon.
Miên man trăn trở:“Đứa con tinh thần”
Ân tình hai bậc song thân
Đáp đền dưỡng dục, vơi phần nhớ thương
Sách chưa in, dạ vấn vương...!
Ấn in hoàn tất đêm trường ngủ ngon.
Miên man trăn trở:“Đứa con tinh thần”
Ân tình hai bậc song thân
Đáp đền dưỡng dục, vơi phần nhớ thương
Sách chưa in, dạ vấn vương...!
Ấn in hoàn tất đêm trường ngủ ngon.
Trong tuyển tập thơ này, Bác cũng trích một số bài thơ từ trong tập Kỷ Yếu Dũng Vy 1&2, Dũng Vy Quê Tôi. Bác đã tặng anh Ất và tôi 4 cuốn sách (hình trên có 4 cuốn sách nằm trên bàn), trong đó có cuốn “Ân Tình Mẹ Cha” và Gia Phả Họ Đinh. Đặc biệt một số bài thơ có kèm theo hình tác giả, chẳng hạn như Chú Đinh Văn Bảo (Bảo nhà ông Hội Nho), Đinh Văn Diệm, Ông Đinh Sửu, ông Đích, Ông Đường, vân vân… Sau đó Bác dẫn tôi qua nhà Chú Hoàn (chồng Dì Lộc), Chú Hoàn ở ngay cạnh nhà Bác Tòng. Rất tiếc Chú không có nhà, có cô em chạy ra cổng đón tiếp, hình như cô em này tên Thoa, tôi không nhớ rõ lắm. Tôi có trò chuyện đôi ba câu và hỏi thăm cô em này, rồi nói là khi khác anh trở lại gặp Chú Hoàn và cả nhà. Sau đó anh Ất định đưa tôi qua nhà Cậu con trai ông Quản Sủng (trước 1975 là nhà của Bác Ly nếu tôi không lầm), nhưng thật không may cho tôi, bất ngờ tôi có điện thoại cần phải về nhà gấp, cho nên không ghé thăm Cậu Trung được. Từ đó, tôi bận chuyện này qua chuyện khác, chẳng trở lại được khu Trương Minh Giảng nữa. Sau đó một tuần, Bác Tòng có mời tôi lên nhà Bác ăn cơm tối với gia đình Bác, nhưng tôi đã từ chối Bác vì thời gian không cho phép. Thế là tôi chẳng có dịp thăm gia đình Chú Hoàn, và Cậu Trung nữa. Thật tiếc thay…! Đành phải đợi lần tới về VN sẽ ghé qua Bác chơi và nhờ Bác đưa đi thăm mấy gia đình họ hàng quanh khu Trương Minh Giảng.
Vợ chồng Bác Đinh Quang Tòng.
Thực hiện: Đinh Quang Tòng, 08-2007.
Bài tới tôi sẽ kể tiếp những gia đình ở Giáo họ Đồng Tâm, Giáo phận Buôn Mê Thuật, Thị xã Đồng Xoài. Tôi xin tạm dừng bút nơi đây, và sẽ thuật lại chuyện đi thăm những gia đình ở Đồng Xoài trong bài kế tiếp.
Kính chúc qúy đồng hương và họ hàng nội ngoại xa gần sức khỏe dồi dào và tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Thân ái.
Đinh Văn Thắng (Tony).
Dallas, Texas ngày 16 tháng 3, năm 2014.
No comments:
Post a Comment