Tuesday, October 20, 2015

Blog Kỷ Yếu Dũng Vi - 4 năm nhìn lại (2012-2015) - Đinh Thức

Blog Kỷ Yếu Dũng Vi - 4 năm nhìn lại (2012-2015) - Đinh Thức

Tính từ tháng 2-2012 đến nay 10-2015. Blog KYDV đã tồn tại được khoảng 4 năm, một khoảng thời gian ngắn và vui. Vui vì đã tạo được một nhịp cầu nối giữa đồng hương Dũng Vi và bạn đọc cư ngụ khắp nơi, vui vì đã được sự đóng góp, ủng hộ của quý đồng hương và bạn đọc gần xa. Nhân đây Blog KYDV xin có lời cảm tạ và mong được quý vị tiếp tục ủng hộ...

- Blog KYDV xem trên iPhone. Photo Đinh Thức.

Nhìn trên số liệu thống kê của Blog, hiện nay Blog đã có được một số khách thăm viếng từ các quốc gia khắp 5 châu, đứng đầu bảng là Mỹ và Việt Nam và gồm từ 40 quốc gia và 164 địa điểm không rõ (Unknown). 

Riêng Hoa Kỳ đã có số khách viếng thăm từ 31 tiểu bang trên tổng số 51 tiểu bang, bên cạnh đó là từ 44 địa điểm không rõ (Unknown).

Canada có số khách thăm từ 4 tỉnh bang (Province/Territory) trên tổng số 13 tỉnh bang, ngoài ra 1 không rõ địa điểm (Unknown).

Qúy vị có thể xem chi tiết tại:

http://s09.flagcounter.com/countries/9bx/
http://s09.flagcounter.com/gmap/9bx/

Top 10 countries:

United States: 14391
Vietnam: 9374
France: 1407
Argentina: 1167
Germany: 656
Russia: 268
Australia: 242
Moldova: 181
Indonesia: 112
South Korea: 99
.....

Dưới đây là một số bài viết và phần mục được xem nhiều (Top 10):

- Múa: Nổi lửa lên (Đội VN GX Dũng Vy thể hiện) - 258
- Con Xin Theo Ngài - Tony Thắng Đinh (TTD)  - 222
- Tân Linh Mục Phao-Lô Bùi Ngọc Linh‏ - Tony Thắng Đinh... - 217
- Bản đồ xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh... - 150
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức...   - 140
- Gia phả các tộc họ - 661
- Liên lạc đồng hương Dũng Vi - 401
- Giới thiệu - Ghi chú - 327
- Bản đồ xã Tri Phương - 203
.....

Internet ngày nay với con số hàng triệu triệu trang Web hấp dẫn luôn sẵn sàng phục vụ 24/7. Số lượng thống kê trên thật là khiêm tốn so với những trang mạng khác có số lượng hàng trăm triệu (thậm chí cả tỷ như FaceBook) lượt khách thăm từ khắp các lục địa... Tuy số lượng khiêm tốn nhưng so với phạm vi, đề tài, nội dung, chi phí và nhân lực của Blog KYDV đó cũng đã là điều đáng quý, đó cũng là sự động viên khích lệ cho những người thực hiện... 

Cho đến nay ngoài những ủng hộ, Blog không thấy có sự phản ứng tiêu cực nào, thêm một điều đáng mừng nữa. Công việc làm Blog nói chung dù thấy dễ dàng nhưng không đơn giản, có lúc không tránh khỏi phiền phức vì những bất đồng quan điểm, chính kiến, nội dung, kỹ thuật, sở thích, vv và vv... Điều này cũng cho thấy sự hiểu biết và bao dung của quý vị dành cho Blog. 

Về hoàn cảnh và điều kiện sức khỏe của Ban Biên Tập nói riêng và qúy đồng hương cao niên nói chung người còn, kẻ mất, tuổi tác và sức khỏe cũng đã có phần hạn chế, không biết còn có thể đóng góp được đến bao lâu... Thôi thì đến đâu hay đến đó vậy... Chúc sức khỏe Ban Biên Tập, quý đồng hương và bạn đọc luôn an khang...

Một lần nữa Blog KYDV xin được phép thay mặt Ban Biên Tập KYDV, quý đồng hương chân thành cảm tạ sự đóng góp tinh thần, vật chất, thời giờ và công sức của quý đồng hương, ân nhân và sự ủng hộ của quý bạn đọc khắp 5 châu.

Blog KYDV
Thung Lũng Hoa Vàng, California, USA
Tháng 10-2015

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 66-70

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.





 
More at source Viet Nam Landmarks

Saturday, October 17, 2015

"Giọng" trong lối hát quan họ là gì? | BTV



Bắc Ninh TV
Published on Jul 27, 2015
 
BTV | Quan họ là dòng nghệ thuật dân gian được lưu truyền từ bao đời nay trên mảnh đất Bắc Ninh. Vậy "giọng" trong hát quan họ được hiểu như thế nào và tiêu chuẩn đánh giá "giọng" ra sao?

Wednesday, October 14, 2015

Ký ức Chợ Tranh

Thứ sáu, 04/09/2015 - 09:20
 
Ký ức Chợ Tranh
 
Chợ nằm ngay bến sông, dấu mốc của cái chợ quanh năm lèo tèo ấy là một ngôi đình nhỏ chỉ có một gian hai chái. Trong đình là bài vị thờ cả trời, đất và nước giống như đền thờ Tam phủ. Trước cửa ngôi đình có một cái giếng khá to quanh năm nước trong leo lẻo.
 
Vào dịp cuối năm, tiết heo may khách về chợ tranh mỗi ngày một đông, thường thì người đến chợ từ phía bên kia sang đò phải đi qua một đoạn bờ sông lầy lội nên cứ đến chợ là múc nước rửa chân. Được cái giếng nước ở bên sông nên lúc nào cũng ăm ắp nước, mọi người tha hồ múc rồi ì oạp té rửa và cảm nhận cái mát lành của không gian sông nước. 
  
Thuở ấy sông Đuống chưa có đê nên dòng sông trải rộng ra mênh mông, phía bên kia là nương dâu, bãi mía và phía bên này cũng vậy, cứ mênh mông ngút ngàn bãi mía nương dâu. Dòng sông khi ấy chỉ chảy xuôi theo dòng vào mùa mưa chứ thường nó chỉ là những hồ nước lớn lan tỏa từ Dâu, Phật Tích, Loa Hồ, Tào Khê, bởi vậy mà nhiều làng xóm cả phía bên này sông và bên kia sông đều có những cái tên gắn với từ Hồ.
 
 
Làng Mái nằm trên địa bàn của hai cái hồ lớn nên còn có tên là làng Hồ, Đông Hồ hay Song Hồ, mãi sau này khi nhà Trần khơi thông dòng chảy để xây dựng thế trận phòng thủ chống giặc Nguyên Mông thì khi ấy đê điều đã làm cho dòng sông có diện mạo như ngày nay. Còn làng Hồ vì gắn với nghề làm vàng mã, nghề làm tranh nên vẫn giữ được cái tên như vậy. 
  
Đấy là lời kể của mấy cụ già trong làng Hồ, câu được, câu chăng truyền lại cho con cháu bằng những ký ức khi mờ khi tỏ, chợt như thật rồi lại chợt như mơ để rồi dần dà trôi vào quên lãng. 
  
Làng Hồ xưa chỉ là mấy chòm xóm lưa thưa ở bên sông, người dân sống bằng chăn tằm, canh cửi như bao làng ven sông khác. Nghề làm vàng mã có trước nghề làm tranh bởi làm vàng mã là một nghề gắn với các hoạt động tâm linh, nhất là khi hoạt động tín ngưỡng nở rộ cùng với các trung tâm phật giáo trên vùng quê Kinh Bắc, từ Phật Tích, chùa Dâu, Bút Tháp bên này cho đến các trung tâm Phật Giáo khác tiếp tục được xây dựng theo các triều đại mở rộng sang tận Yên Tử, Hoành Bồ rồi lan tỏa ra mọi miền đất nước. 
  
Theo một số tài liệu sử học thì nghề làm tranh có lẽ hình thành vào thời nhà Mạc. Tranh Đông Hồ là tranh khắc gỗ, khi nhà Mạc phát hành tiền giấy thì kỹ thuật khắc gỗ mới phát triển. Đoán vậy chứ mọi thứ bây giờ cũng chỉ là ký ức. 
  
Mùa heo may, dòng sông cứ cạn dần sau mùa mưa lũ, người làng Hồ thu gom lá tre để ngâm rồi nghiền thành mầu đen, thu hoạch những vạt cây giành giành mọc quanh bờ ao làm màu vàng, những con thuyền ngược từ phía biển thường ghé lại đình tranh để bán vỏ sò, vỏ trai, đây là nguyên liệu khi nung lên để làm màu điệp. Màu đỏ để vẽ tranh được làm từ sỏi son, màu xanh được làm từ lá khoai. Màu vẽ chỉ đơn giản thế nhưng để cho lên thành tranh thì quả là một bí quyết mà không phải ai cũng làm được. 
  
Cuối năm vào dịp tháng một tháng chạp thì công việc làm tranh mới bận rộn. Chợ bến vào dịp cuối năm cũng luôn nhộn nhịp, ngày nào cũng có người đến mua những sản phẩm của làng, sản phẩm chính vẫn là vàng mã, giáp phiên tết thì tranh mới đắt hàng, bên cạnh những lô vàng mã cồng kềnh, trên những chiếc xe, chiếc thuyền qua sông luôn kèm theo những bó tranh đủ loại từ hứng dừa, đánh ghen, đám cưới chuột hay tranh tứ quý, tranh tố nữ, tranh lợn, tranh gà. Vàng mã là để tống cựu, cúng bái tri ân tiền nhân, thánh thần, còn tranh là để nghinh tân cầu phúc cho năm mới. Chỉ trên những mảnh giấy gió đơn sơ ấy mà có bao điều gửi gắm của cả kẻ bán cho đến người mua. 
  
Có một thời việc thờ cúng và hoạt động tâm linh bị cấm đoán và nhất là việc trao đổi hàng hóa, buôn bán bị triệt tiêu thế nên người ta vu cho nó là nghề tranh bị mai một nhưng đâu phải thế. 
  
Dòng Đuống nay thu mình lại giữa đôi bờ. Những phiên chợ bến nơi diễn ra việc mua bán của những nông dân nay chỉ còn là ký ức. Đình tranh nằm cô liêu ở nơi cuối làng, họa hoằn lắm mới có người ghé thăm. Nhưng không vì thế mà nghề cũ của làng bị thất truyền. Giờ đây về Đông Hồ thì thấy nghề làm vàng mã vẫn phát triển như một thế mạnh kinh tế của làng, còn nghề làm tranh thì nay cũng vậy, tiếng tăm của những bức tranh làng cứ lan tỏa khắp nơi, người làm tranh bây giờ cũng giầu có như bao người làm nghề thủ công khác. Những bức tranh thôn dã với sỏi son, vỏ điệp, than lá tre, quả giành giành vẫn làm bừng sáng niềm vui của những mùa xuân mới.
   
Tiền Hải