Xã Tri Phương

...
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm.[8]

Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành Cổ Loa. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du...

(Trích Bắc Ninh - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
...


"... Theo những tài liệu do các cụ thu thập được để làm cuốn GIA PHẢ HỌ ĐINH đầu tiên, thì khởi thủy từ Tiên tổ duy nhất họ Đinh (không nhớ được tên) đến khai hoang lập ấp tại bãi đất hoang ở vào khoảng giữa dãy núi hình cánh cung ở phía bắc với sông Đuống (Thiên Đức giang) ở phía Nam. Dãy núi phía bắc gồm: Trà sơn (núi Chè), Cổ Miễu, Vĩnh Phú, Bát Vạn, Phật Tích, Long Khám (Long Giáng). Nhờ dãy núi hình cánh cung, trên có sông Cầu dưới có sông Đuống, danh tướng Lý Thường Kiệt – một danh tướng văn võ toàn tài đời Lý Thánh Tông – đã lập phòng tuyến sông Cầu (vào năm 1076) để chống lại quân nhà Tống (Trung Quốc). Lý Thường Kiệt đã từng cầm quân đánh cả sang Tàu chiếm được Châu Ung, Châu Liêm, với câu nói bất hủ “Muốn phòng thủ chắc chắn, hãy tấn công vào hang ổ địch”. 

Vì có được Thiên thời + Địa lợi + Nhân hòa như vậy, nên tên làng đầu tiên được đặt là PHÚC LAI VI (khắc trên cổng Cầu Cung, mãi tới sau 1954 mới bị phá bỏ). PHÚC ( 福  ) là sự tốt lành, LAI ( 來 ) là tới, VI ( 為 ) là hành động, PHÚC LAI VI là hành động đem tới sự tốt lành, hạnh phúc. Đó là một hành động dũng cảm, và vì thế mới chính thức đặt lại tên làng là DŨNG VY ( 勇 為  )..."


(Trích đoạn lời "KHAI TỪ - ĐINH TỘC THẾ PHỔ ( 丁 族 世 譜 )" của tác giả Lam Thy Đinh Văn Diệm.)



(Họa đồ Làng Dũng Vi do Ông Đinh Văn Đỗ vẽ tay năm 1998 - KYDV 2, trang 98, 99)
-----oOo-----



  
Đôi nét thêm về Dũng Vi

Nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về Dũng Vi. Blog KYDV đã tìm kiếm và tạm đúc kết một số tài liệu có được trên mạng về Dũng Vi, qua đó có thể thấy rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của Dũng Vi trong chiều dài lịch sử của nước nhà...

Theo tài liệu "Quá trình thay đổi tên gọi đơn vị hành chính, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh - Tác giả Nguyễn Quang Khải" đăng trên Bắc Ninh Online. Dũng Vi xưa kia còn được gọi là Tổng Dũng Vi, bao gồm các xã: Dũng Vi, Trung Mầu, Thịnh Lân thuộc huyện Tiên Du. Theo "Đại việt sử ký toàn thư", tên huyện Tiên Du có từ thời nhà Trần (Thế kỷ 13).

Trong kho thư tịch di sản Hán-Nôm. Địa danh Dũng Vi đã được ghi chép trên "Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc", mang ký hiệu AD.a7/27 của Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm vào khoảng Thế kỷ 17 dưới triều vua Quang Trung và Cảnh Thịnh...

 

BẮC NINH TỈNH, TIÊN DU HUYỆN, DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 (Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm)

Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Thôn Lương, xã Tri Phương.


Những di tích còn tồn tại được nhắc đến là Đình Dũng Vi (gọi là đình Dũng Vi vì giai đoạn đó khoảng thế kỷ 17, Dũng Vi chưa phân chia thành 2 thôn Lương, Giáo). Hiện nay (2017) tọa lạc tại Thôn Lương (Đình thôn Lương).

"... Đình Dũng Vi có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới..." (Source Viet Nam Landmarks)

Ngôi đình đã được công nhận là Di sản Văn Hóa Quốc Gia (34/ QĐ-BVH 9/01/1990). Hội Đình làng Lương được tổ chức vào ngày Mùng 1, tháng Hai (Âm lịch) hàng năm, Đình thờ 3 anh em họ Cao gia và bà Vương phi Ỷ Lan. (Xem chi tiết, hình ảnh tại Đình Làng Lương).


 Đình làng Dũng Vi (Photo KYDV)

Một di tích khác cũng đã được xếp hạng cấp Tỉnh là Từ đường họ Trịnh tọa lạc tại Thôn Đinh (1626/QĐ-CT)...

Theo tác giả Đình Bắc viết trên Bắc Ninh Online (Thứ ba, 23/04/2013)

"Từ Đường họ Trịnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Ngôi Từ Đường dòng họ Trịnh vốn được lập lên từ thời Lê (khoảng thế kỷ thứ XVI) khi các bậc tổ tiên đến lập nghiệp tại thôn Đinh. Trong kháng chiến chống Pháp 1952, Từ Đường bị giặc Pháp phá hoại. Sau ngày hòa bình lập lại, năm 1965 ngôi Từ Đường được sửa chữa còn lại 3 gian nhà nhỏ. Năm 1997 con cháu dòng họ Trịnh đã cùng nhau góp công sức, tiền của dựng lại ngôi Từ đường theo kiểu kiến trúc truyền thống của ngôi nhà cổ. 


Từ đường họ Trịnh (Photo Halo Viet Nam)

Hiện nay, Từ đường còn giữ lại được nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý như: Gia phả, Hoành phi, câu đối, đồ thờ tự… đặc biệt là 3 đạo sắc phong có niên đại Cảnh Hưng 11 (1750), Cảnh Hưng 25 (1764), Tự Đức 35 (1882).

Trải qua 16 đời trong đó tiêu biểu có cụ tổ đời thứ 4, thứ 5 và thứ 9 nhờ vào tài, đức của mình nên đã được triều đình phong kiến phong các chức cao quý trong Hoàng cung. Để bảo tồn và phát huy truyền thống của quê hương, dòng tộc, cứ vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, con cháu họ Trịnh lại tề tựu đông đủ tại Từ đường để ôn lại truyền thống và báo công với tổ tiên...". (Xem Bài viết liên quan

- Từ Đường họ Trịnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
- Hình ảnh Từ Đường Tộc Trịnh - Thôn Đinh, xã Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh
- Hình ảnh Sắc phong Tộc Trịnh - Thôn Đinh, xã Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh
- Họ Trịnh Bắc Ninh )

Bên cạnh những di tích cổ xưa trên. Dũng Vi còn có ngôi thánh đường Giáo xứ Dũng Vi tọa lạc tại Thôn Giáo, được khởi công xây dựng từ năm 1936 và khánh thành vào năm 1939... (Xem chi tiết, hình ảnh tại TNTT Giáo Xứ Dũng Vy).
 
"... Đạo Thiên chúa xuất hiện ở Bắc Ninh vào đầu thế kỷ XVIII. Thôn Tử Nê thuộc xã Phá Lãng (Lương Tài) đón nhận sớm nhất, rồi truyền bá sang các thôn Lai Tê, Nghĩa La, Hương La. Sau đó các nhà truyền giáo tiếp tục dựng đặt thêm cơ sở ở Phượng Mao, Phong Cốc, Xuân Hòa…(Quế Võ), Ngô Khê, Đông Tảo (Yên Phong), Dũng Vi (Tiên Du), Cẩm Giang (Từ Sơn), Ngăm Điền (Gia Bình)..." (Source Bắc Ninh vài nét tổng quan 03/04/2017)

"... Bắc Ninh là tỉnh có đông đồng bào Công giáo với 3.351 hộ, tương ứng với hơn 14 nghìn nhân khẩu; có 35/126 xã, phường có người Công giáo sinh sống, sinh hoạt tại 44 họ giáo và điểm Công giáo; có 13 xứ họ đạo toàn tòng, 41 cơ sở thờ tự như nhà thờ, nhà nguyện, có một dòng tu nữ Đa minh, một Nhà tình thương Hương La; Toà Giám mục đặt tại trung tâm thành phố Bắc Ninh..." (Source BacNinhOnline 18/12/2017).


Thánh đường Giáo xứ Dũng Vi (Nguồn: Website GP Bắc Ninh)

Email:

Từ sau 1954, Dũng Vi đã đổi tên thành xã Tri Phương thuộc huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Theo số liệu của Trang mạng ĐCSVN năm 2007. Xã Tri Phương có 7.679 người dân ở 4 thôn: Đinh, Lương, Giáo và Cao Đình.


"... Xã Tri Phương có diện tích 5,69 km², dân số năm 1999 là 7057 người, [1] mật độ đạt 1240 người/km². Xã Tri Phương gồm 4 thôn: thôn Lương, thôn Đinh, thôn Giáo và thôn Cao Đình. Trong khi các văn phòng Đảng Uỷ, ban Công An, trạm Y tế, trường học được đặt tại địa phận thôn Đinh thì thôn Lương lại là thôn mang đậm bản sắc văn hoá của xã và là trung tâm kinh tế của Tri Phương..."

Theo số liệu ngày Thứ hai, 14/07/2014 của Ông Đinh Quang Cát, Chủ tịch MTTQ xã trên trang mạng Bắc Ninh Online thì xã Tri Phương có hơn 2.200 hộ với 8.600 nhân khẩu, sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp...

Cập nhật tháng 01/2020
Blog KYDV
----------


Ngã tư Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh - Photo Google Maps

Đường vào Thôn Giáo - Photo BacNinhOnline


 -----oOo-----

No comments:

Post a Comment