Saturday, August 31, 2019
Wednesday, August 28, 2019
Văn Chỉ làng Dũng Vi
Làng Dũng Vi hiện nay (2019) là xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vào những thế kỷ trước là xã Dũng Vi thuộc tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Những sử liệu đã ghi chép. Bắc Ninh nằm trong cái nôi của lịch sử, văn hóa và tôn giáo... Lịch sử, tín ngưỡng và văn hóa đã để lại rất nhiều di tích cho đến ngày nay. Một trong những loại hình di tích đó là Văn Miếu và Văn Chỉ. Đây là những dấu ấn của Nho Giáo du nhập vào nước ta từ xa xưa. Văn Miếu được xây dựng trên phạm vi tỉnh như Văn miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội, Văn Miếu Bắc Ninh ở Bắc Ninh và nhiều những Văn Miếu khác trên cả nước. Trong Văn Miếu có dựng những Bia Tiến sĩ. Đề cao và coi trọng việc giáo dục đào tạo hiền tài cho đất nước được ghi khắc trên bia ký.
Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ hình con rùa bằng đá xanh dùng để vinh danh và khích lệ những người đỗ đạt...
Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung thảo bài văn cho các bia đầu tiên. Trong bài ký viết trên bia tiến sĩ đầu tiên, nói về khoa thi năm 1442 có đoạn viết:
"... Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...[6][7]...". (Trích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Văn Chỉ cũng với mục đích và nội dung trên nhưng nhỏ hơn được xây dựng trên phạm vi làng xã...
Theo tác giả Vũ Hiệp trong bài "Văn Chỉ là gì ?"
"... Việc thờ Khổng Tử, Hiền Triết, Tiên Nho ở Văn Chỉ làng xã đã có từ thời Trần (1225 – 1400). Nhưng quốc sử chép: “Năm canh Tuất (1070) tháng tám, mùa thu, Vua Lý Thánh Tông sai lập văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử Chu Công và Tứ Phối. Vẽ tượng Thất Thập Nhị Hiền (72 Hiền Nho). Bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái Tử đến đấy học” (Đại Việt Sử Ký T.T/ Ngô Sĩ Liên/ Bản dịch, tập I, trang 234 NXB – KHXH/ Hà Nội 1967). Phải đến đời Trần, từ triều Anh Tông (1293 – 1314) nước ta đã đánh thắng đuổi xong giặc Nguyên Mông. Triều đình có nhiều Nho gia giúp Vua trị nước, bớt chịu ảnh hưởng Phật học và các Tăng Sĩ như thời Lý và 4 Vua đầu nhà Trần. Có lẽ, ở 1 số làng có người Nho học đỗ đạt như làng Mộ Trạch đã có 2 anh em ông Vũ Nghêu Tá và Vũ Nông và nhiều làng khác ở quanh Thăng Long, ở Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam trọng Nho học, đã bắt đầu lập Văn Chỉ thờ Thánh Khổng và Tiên Nho để tỏ lòng kính mộ Đạo Nho
Nhưng sự phổ biến lập Văn Chỉ ở các làng xã có học thức Nho giáo phải là giai đoạn 38 năm làm Vua của Lê Thánh Tông (1460 – 1497) và các Vua kế tiếp (Hiến Tông, Túc tông, Uy Mục, Tương Dực) mới thịnh hành. Vì lúc đó nước ta phát triển cực thịnh về giáo dục Nho học và mở nhiều khoa thi nhất. từ phủ, huyện cho đến thôn xã đều có trường dạy học. Sĩ tử đua nhau đi học, đi thi. Làng Mộ Trạch phải có Văn Chỉ muộn nhất là thời Hồng Đức (1470 – 1497)? Nhưng có thể sớm hơn là triều Nhà Trần?
Trước tiên, phải mở Tự Điển Hán Việt xem 2 chữ Văn Chỉ nghĩa là gì? Văn là người có học vấn, văn vẻ, lời văn”, “Chỉ là cái nền đất, nơi quê quán” (Xem HV Tự Điển/ Đào Duy Anh, trang 162 và 536). “Văn Chỉ là nền Tế Thánh Khổng ở các hương thôn lập nên. Còn của nhà Vua lập ra gọi là Văn Miếu” (trang 536) ở Kinh Đô..."
Như nhiều làng xã khác, làng Dũng Vi cũng có Văn Chỉ và những di tích Đình, Chùa... Đình làng Dũng Vi hay là đình Thôn Lương hiện nay (08-2019) đã được những tác giả đề cập đến trong nhiều bài viết đã đăng. Nếu có dịp, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về những di tích khác trong "Cụm di tích" của làng như Chùa Trong, Chùa Ngoài....
Bài viết này người viết chỉ muốn tìm hiểu thêm về vị trí, kiến trúc và hình ảnh của Văn Chỉ làng nhà.
Văn chỉ được xây dựng từ bao giờ, tọa lạc ở đâu và kiến trúc như thế nào?
"...Ngay giữa làng, chỗ tiếp giáp ngã ba giữa hai con đường Đông Tây và Nam Bắc, có một Văn Chỉ khá lớn dưới bóng những cây si cổ thụ..."
Đọc qua đoạn mô tả trên của tác giả Lam Thy Đinh Văn Diệm. Chúng ta đã có thể hình dung được khái quát về Văn Chỉ của làng.
Phóng lớn và quan sát kỹ trên họa đồ làng vẽ tay của ông Đinh Văn Đỗ năm 1998. Ngay khoảng giữa của họa đồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi VĂN CHỈ. Như thế, chúng ta có thêm một chỉ dẫn cụ thể khác về Văn Chỉ của làng nhà.
Văn Chỉ làng nhà được kiến trúc khi nào ?
Không có tài liệu nào cho biết rõ Văn Chỉ làng nhà được xây dựng vào năm nào. Theo như phỏng đoán của người viết bài này thì Văn Chỉ làng nhà được xây dựng vào giai đoạn cực thịnh của Nho học từ khoảng Thế kỷ 14,15 cho đến khoảng Thế kỷ 18, cùng thời với những kiến trúc Đình làng ?
Văn Chỉ làng nhà được kiến trúc như thế nào ?
"...Văn chỉ khá lớn dưới bóng những cây si cổ thụ...".
"...Văn Chỉ có những bệ xây theo những hình khối nhất định - thường là những hình lập phương - và trên bệ không hề có để tượng thờ một vị thần (khi tế lễ mới rước tượng Khổng Phu Tử, Mạnh Tử hoặc một danh nho VN như Chu Văn An ra để trên bệ mà tế lễ thôi)..."
Cho đến nay chưa tìm thấy tài liệu hoặc hình ảnh nào mô tả chi tiết về kiến trúc của Văn Chỉ làng nhà. Vẫn theo tác giả Vũ Hiệp trong bài "Văn Chỉ là gì ?":
"...Mỗi làng có một văn từ hoặc văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là văn chỉ, có lợp mái gọi là văn từ. Văn từ, văn chỉ để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Có làng hiếm văn học, chưa có người hiển đạt, thì thờ Đức Khổng Tử, gọi là Tiên Thánh Sư, để làm chủ trương cho việc văn học trong làng.
Các nơi thờ riêng những bực khoa hoạn, đại để chia làm ba hạng:
Hạng nhất là những người đỗ đại khoa (Tiến sĩ) và những người làm quan từ tam, tứ phẩm trở lên, thờ ban giữa;
Hạng nhì là những người đỗ trung khoa (Cử nhân) và những người làm quan từ lục, thất phẩm trở lên, thờ ban hữu;
Hạng ba là những người đỗ tiểu khoa (Tú tài) và những người làm đến bát, cửu phẩm, thờ ban tả.
Đến khi tế tự thì đem cả hào mục tổng lý và các thầy đồ truyền giáo trong làng vào phối hưởng.
Nhưng nhiều nơi chỉ trong riêng về đường khoa mục, hẽ có đỗ mới được liệt tự, còn người làm quan dẫu đến nhất nhị phẩm mà không có chân khoa mục, cũng không được dự, chỉ đến lúc tế mới đem vào phối hưởng mà thôi.
Mỗi năm tháng hai, tháng tám tế hai kỳ, gọi là xuân thu nhị định. Có nơi cả làng tế, có nơi chỉ người có chân trong hội tư văn mới được dự tế.
Năm nào có khoa thi thì cả sĩ tử trong làng, hội lại làm lễ kỳ khoa, hoặc cả làng làm lễ, để cầu cho hương thôn được nhiều người hiển đạt.
Khi đi xong, ai được đỗ thì lúc về phải có lễ ra lễ văn chỉ để tạ ơn tiên hiền..."
Phía sau Đình là một ngôi Chùa (có lối đi riêng) gọi là Chùa Trong, và một ngôi Chùa nữa nằm giữa cánh đồng ngăn cách thôn Trong và thôn Đinh gọi là Chùa Ngoài.
Ngay giữa làng, chỗ tiếp giáp ngã ba giữa hai con đường Đông Tây và Nam Bắc, có một Văn Chỉ khá lớn dưới bóng những cây si cổ thụ.
Xin dừng ở đây để nói rõ hơn về Đình - Chùa - Văn Chỉ, mà nhiều người vẫn ngộ nhận đó là của Phật Giáo. Thực ra, chỉ có Chùa là của Phật Giáo thôi. Còn Đình, là một nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đình không phải là nơi thờ Phật mà là nơi thờ các vị tiền bối có công lớn với làng (cụ thể là Thành Hoàng: những người có công lớn trong làng đã quá cố, được Triều đình sắc phong làm thần bảo hộ làng, và làng có bổn phận phải thờ cúng quanh năm). Vì thế mỗi ngôi Đình của mỗi làng thờ một vị thần riêng của làng, chứ không như tất cả các ngôi Chùa đều thờ Phật. Đình còn là nơi tụ hội mỗi khi làng có hội hè đình đám và ở mỗi ngôi Đình có một ông Đám trông coi, chứ không có Sư trụ trì.
Còn nói về Văn Chỉ thì lại khác hẳn. Văn Chỉ xuất phát từ Khổng Giáo và hoàn toàn chú trọng vào Văn học (Khổng Tử chủ trương NHẬP THẾ chứ không XUẤT THẾ như Phật Thích Ca hoặc Lão Tử), Văn Chỉ không phải là nơi thờ thần (Khổng Tử đã từng nói: “Kính quỉ thần nhi viễn chi” - Kính trọng quỉ thần từ xa xa - ý muốn nói: “Tôi không muốn bàn đến quỉ thần” hoặc “tôi không hẳn là không tin có quỉ thần mà cũng không hẳn là tin có quỉ thần - xin đừng bắt tôi phải nói về quỉ thần”).
Văn Chỉ là nơi để tế lễ tưởng nhớ các vị Tiên Hiền Nho Giáo, có thể dùng làm nơi tụ họp các nho sinh bình văn đọc sách, vì thế trong Văn Chỉ có những bệ xây theo những hình khối nhất định - thường là những hình lập phương - và trên bệ không hề có để tượng thờ một vị thần (khi tế lễ mới rước tượng Khổng Phu Tử, Mạnh Tử hoặc một danh nho VN như Chu Văn An ra để trên bệ mà tế lễ thôi).
Văn Chỉ thường chỉ có ở những làng trọng văn học và có những bậc Đại Khoa (Cử nhân, Tiến sĩ hoặc ít ra cũng Tú tài). Dũng Vy tuy chưa có các bậc Đại Khoa, mới chỉ có các vị Khóa sinh (đỗ trong phạm vi Tỉnh) như cụ Thủ Hiệu (Thôn Ngoài), cụ Chánh Hội Niên (Thôn Trong) mà đã xây Văn Chỉ, chứng tỏ rằng Dũng Vy rất coi trọng Văn học. Và cả một vùng rộng lớn cũng mới chỉ có một Văn chỉ Dũng Vy, điều này đủ cho các thế hệ sau tự hào về cha ông của mình
Câu nói ở trên của tôi về làng tôi (“nôi trong nôi” - cái “nôi văn hóa làng tôi” trong cái “nôi văn hóa Kinh Bắc”) tưởng cũng không ngoa lắm vậy ! Sau l954, Dũng Vy đã có các bậc Đại Khoa (không phải Đại Khoa Nho giáo vì Nho học đã bị bãi bỏ ở nước ta từ đầu thế kỷ XX theo trào lưu tiến hóa chung của Thế giới) hậu bối như: Đinh Văn Đích (ĐHSP khoa Sử - tương đương cử nhân Sử), Đinh Văn Bảo (Võ bị LQ. Đàlạt - tương đương cử nhân), Đinh Văn Diệm (Cử nhân giáo khoa Văn Chương Việt Hán), Đinh Công Luy (Cử nhân Sử), Nguyễn Văn Hùng (tức Duyến - con ông Hội Gioan - Kỹ sư Cầu đường) - Lớp hậu duệ sau nữa thì có rất nhiều kỹ sư, giáo sư, dược sĩ... Đó phải chăng là những thành quả tốt đẹp sinh sôi nảy nở từ cái nôi trọng Văn học của Văn Chỉ Dũng Vy ?"
Xem XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 5) - Bút ký Lam Thy Đinh Văn Diệm
Ngày nay, không biết Văn Chỉ của làng còn tồn tại hay đã bị hủy hoại, tàn phá theo thời gian và chiến tranh ? Duy có một điều, Văn Chỉ của làng vẫn còn tồn tại trong ký ức của những người làng Dũng Vi.
Thung Lũng Hoa Vàng, Hoa Kỳ
Ngày 16/08/2019
Đinh Tất Thức
----------
Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức
Những sử liệu đã ghi chép. Bắc Ninh nằm trong cái nôi của lịch sử, văn hóa và tôn giáo... Lịch sử, tín ngưỡng và văn hóa đã để lại rất nhiều di tích cho đến ngày nay. Một trong những loại hình di tích đó là Văn Miếu và Văn Chỉ. Đây là những dấu ấn của Nho Giáo du nhập vào nước ta từ xa xưa. Văn Miếu được xây dựng trên phạm vi tỉnh như Văn miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội, Văn Miếu Bắc Ninh ở Bắc Ninh và nhiều những Văn Miếu khác trên cả nước. Trong Văn Miếu có dựng những Bia Tiến sĩ. Đề cao và coi trọng việc giáo dục đào tạo hiền tài cho đất nước được ghi khắc trên bia ký.
Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ hình con rùa bằng đá xanh dùng để vinh danh và khích lệ những người đỗ đạt...
Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung thảo bài văn cho các bia đầu tiên. Trong bài ký viết trên bia tiến sĩ đầu tiên, nói về khoa thi năm 1442 có đoạn viết:
"... Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...[6][7]...". (Trích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Bia Tiến sĩ - Photo Wikipedia
Văn Chỉ cũng với mục đích và nội dung trên nhưng nhỏ hơn được xây dựng trên phạm vi làng xã...
Theo tác giả Vũ Hiệp trong bài "Văn Chỉ là gì ?"
"... Việc thờ Khổng Tử, Hiền Triết, Tiên Nho ở Văn Chỉ làng xã đã có từ thời Trần (1225 – 1400). Nhưng quốc sử chép: “Năm canh Tuất (1070) tháng tám, mùa thu, Vua Lý Thánh Tông sai lập văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử Chu Công và Tứ Phối. Vẽ tượng Thất Thập Nhị Hiền (72 Hiền Nho). Bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái Tử đến đấy học” (Đại Việt Sử Ký T.T/ Ngô Sĩ Liên/ Bản dịch, tập I, trang 234 NXB – KHXH/ Hà Nội 1967). Phải đến đời Trần, từ triều Anh Tông (1293 – 1314) nước ta đã đánh thắng đuổi xong giặc Nguyên Mông. Triều đình có nhiều Nho gia giúp Vua trị nước, bớt chịu ảnh hưởng Phật học và các Tăng Sĩ như thời Lý và 4 Vua đầu nhà Trần. Có lẽ, ở 1 số làng có người Nho học đỗ đạt như làng Mộ Trạch đã có 2 anh em ông Vũ Nghêu Tá và Vũ Nông và nhiều làng khác ở quanh Thăng Long, ở Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam trọng Nho học, đã bắt đầu lập Văn Chỉ thờ Thánh Khổng và Tiên Nho để tỏ lòng kính mộ Đạo Nho
Nhưng sự phổ biến lập Văn Chỉ ở các làng xã có học thức Nho giáo phải là giai đoạn 38 năm làm Vua của Lê Thánh Tông (1460 – 1497) và các Vua kế tiếp (Hiến Tông, Túc tông, Uy Mục, Tương Dực) mới thịnh hành. Vì lúc đó nước ta phát triển cực thịnh về giáo dục Nho học và mở nhiều khoa thi nhất. từ phủ, huyện cho đến thôn xã đều có trường dạy học. Sĩ tử đua nhau đi học, đi thi. Làng Mộ Trạch phải có Văn Chỉ muộn nhất là thời Hồng Đức (1470 – 1497)? Nhưng có thể sớm hơn là triều Nhà Trần?
Trước tiên, phải mở Tự Điển Hán Việt xem 2 chữ Văn Chỉ nghĩa là gì? Văn là người có học vấn, văn vẻ, lời văn”, “Chỉ là cái nền đất, nơi quê quán” (Xem HV Tự Điển/ Đào Duy Anh, trang 162 và 536). “Văn Chỉ là nền Tế Thánh Khổng ở các hương thôn lập nên. Còn của nhà Vua lập ra gọi là Văn Miếu” (trang 536) ở Kinh Đô..."
Như nhiều làng xã khác, làng Dũng Vi cũng có Văn Chỉ và những di tích Đình, Chùa... Đình làng Dũng Vi hay là đình Thôn Lương hiện nay (08-2019) đã được những tác giả đề cập đến trong nhiều bài viết đã đăng. Nếu có dịp, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về những di tích khác trong "Cụm di tích" của làng như Chùa Trong, Chùa Ngoài....
Bài viết này người viết chỉ muốn tìm hiểu thêm về vị trí, kiến trúc và hình ảnh của Văn Chỉ làng nhà.
Văn chỉ được xây dựng từ bao giờ, tọa lạc ở đâu và kiến trúc như thế nào?
"...Ngay giữa làng, chỗ tiếp giáp ngã ba giữa hai con đường Đông Tây và Nam Bắc, có một Văn Chỉ khá lớn dưới bóng những cây si cổ thụ..."
(Họa đồ Làng Dũng Vi do Ông Đinh Văn Đỗ vẽ tay năm 1998 - KYDV 2, trang 98, 99)
Xem GOOGLE MAPS 08-2019
Đọc qua đoạn mô tả trên của tác giả Lam Thy Đinh Văn Diệm. Chúng ta đã có thể hình dung được khái quát về Văn Chỉ của làng.
Phóng lớn và quan sát kỹ trên họa đồ làng vẽ tay của ông Đinh Văn Đỗ năm 1998. Ngay khoảng giữa của họa đồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi VĂN CHỈ. Như thế, chúng ta có thêm một chỉ dẫn cụ thể khác về Văn Chỉ của làng nhà.
Văn Chỉ làng nhà được kiến trúc khi nào ?
Không có tài liệu nào cho biết rõ Văn Chỉ làng nhà được xây dựng vào năm nào. Theo như phỏng đoán của người viết bài này thì Văn Chỉ làng nhà được xây dựng vào giai đoạn cực thịnh của Nho học từ khoảng Thế kỷ 14,15 cho đến khoảng Thế kỷ 18, cùng thời với những kiến trúc Đình làng ?
Văn Chỉ làng nhà được kiến trúc như thế nào ?
"...Văn chỉ khá lớn dưới bóng những cây si cổ thụ...".
"...Văn Chỉ có những bệ xây theo những hình khối nhất định - thường là những hình lập phương - và trên bệ không hề có để tượng thờ một vị thần (khi tế lễ mới rước tượng Khổng Phu Tử, Mạnh Tử hoặc một danh nho VN như Chu Văn An ra để trên bệ mà tế lễ thôi)..."
Cho đến nay chưa tìm thấy tài liệu hoặc hình ảnh nào mô tả chi tiết về kiến trúc của Văn Chỉ làng nhà. Vẫn theo tác giả Vũ Hiệp trong bài "Văn Chỉ là gì ?":
"...Mỗi làng có một văn từ hoặc văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là văn chỉ, có lợp mái gọi là văn từ. Văn từ, văn chỉ để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Có làng hiếm văn học, chưa có người hiển đạt, thì thờ Đức Khổng Tử, gọi là Tiên Thánh Sư, để làm chủ trương cho việc văn học trong làng.
Các nơi thờ riêng những bực khoa hoạn, đại để chia làm ba hạng:
Hạng nhất là những người đỗ đại khoa (Tiến sĩ) và những người làm quan từ tam, tứ phẩm trở lên, thờ ban giữa;
Hạng nhì là những người đỗ trung khoa (Cử nhân) và những người làm quan từ lục, thất phẩm trở lên, thờ ban hữu;
Hạng ba là những người đỗ tiểu khoa (Tú tài) và những người làm đến bát, cửu phẩm, thờ ban tả.
Đến khi tế tự thì đem cả hào mục tổng lý và các thầy đồ truyền giáo trong làng vào phối hưởng.
Nhưng nhiều nơi chỉ trong riêng về đường khoa mục, hẽ có đỗ mới được liệt tự, còn người làm quan dẫu đến nhất nhị phẩm mà không có chân khoa mục, cũng không được dự, chỉ đến lúc tế mới đem vào phối hưởng mà thôi.
Mỗi năm tháng hai, tháng tám tế hai kỳ, gọi là xuân thu nhị định. Có nơi cả làng tế, có nơi chỉ người có chân trong hội tư văn mới được dự tế.
Năm nào có khoa thi thì cả sĩ tử trong làng, hội lại làm lễ kỳ khoa, hoặc cả làng làm lễ, để cầu cho hương thôn được nhiều người hiển đạt.
Khi đi xong, ai được đỗ thì lúc về phải có lễ ra lễ văn chỉ để tạ ơn tiên hiền..."
Văn Chỉ cũng đã được tác giả đồng hương Lam Thy Đinh Văn Diệm, Giáo sư Cử nhân Hán-Việt giải thích trong đoạn bài viết về những di tích của làng Dũng Vi trích đăng dưới đây.
"... Làng có một ngôi Đình rất lớn sát lũy tre phía Nam gần cổng Cầu Cung với hai tảo mạc rất khang trang. Đình hướng Nam, cổng xây theo lối Tam Quan (3 cửa), trước cổng xây một cái giếng thả sen có đủ Tam Cấp và Thủy Tạ.
Phía sau Đình là một ngôi Chùa (có lối đi riêng) gọi là Chùa Trong, và một ngôi Chùa nữa nằm giữa cánh đồng ngăn cách thôn Trong và thôn Đinh gọi là Chùa Ngoài.
Ngay giữa làng, chỗ tiếp giáp ngã ba giữa hai con đường Đông Tây và Nam Bắc, có một Văn Chỉ khá lớn dưới bóng những cây si cổ thụ.
Xin dừng ở đây để nói rõ hơn về Đình - Chùa - Văn Chỉ, mà nhiều người vẫn ngộ nhận đó là của Phật Giáo. Thực ra, chỉ có Chùa là của Phật Giáo thôi. Còn Đình, là một nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đình không phải là nơi thờ Phật mà là nơi thờ các vị tiền bối có công lớn với làng (cụ thể là Thành Hoàng: những người có công lớn trong làng đã quá cố, được Triều đình sắc phong làm thần bảo hộ làng, và làng có bổn phận phải thờ cúng quanh năm). Vì thế mỗi ngôi Đình của mỗi làng thờ một vị thần riêng của làng, chứ không như tất cả các ngôi Chùa đều thờ Phật. Đình còn là nơi tụ hội mỗi khi làng có hội hè đình đám và ở mỗi ngôi Đình có một ông Đám trông coi, chứ không có Sư trụ trì.
Còn nói về Văn Chỉ thì lại khác hẳn. Văn Chỉ xuất phát từ Khổng Giáo và hoàn toàn chú trọng vào Văn học (Khổng Tử chủ trương NHẬP THẾ chứ không XUẤT THẾ như Phật Thích Ca hoặc Lão Tử), Văn Chỉ không phải là nơi thờ thần (Khổng Tử đã từng nói: “Kính quỉ thần nhi viễn chi” - Kính trọng quỉ thần từ xa xa - ý muốn nói: “Tôi không muốn bàn đến quỉ thần” hoặc “tôi không hẳn là không tin có quỉ thần mà cũng không hẳn là tin có quỉ thần - xin đừng bắt tôi phải nói về quỉ thần”).
Văn Chỉ là nơi để tế lễ tưởng nhớ các vị Tiên Hiền Nho Giáo, có thể dùng làm nơi tụ họp các nho sinh bình văn đọc sách, vì thế trong Văn Chỉ có những bệ xây theo những hình khối nhất định - thường là những hình lập phương - và trên bệ không hề có để tượng thờ một vị thần (khi tế lễ mới rước tượng Khổng Phu Tử, Mạnh Tử hoặc một danh nho VN như Chu Văn An ra để trên bệ mà tế lễ thôi).
Văn Chỉ thường chỉ có ở những làng trọng văn học và có những bậc Đại Khoa (Cử nhân, Tiến sĩ hoặc ít ra cũng Tú tài). Dũng Vy tuy chưa có các bậc Đại Khoa, mới chỉ có các vị Khóa sinh (đỗ trong phạm vi Tỉnh) như cụ Thủ Hiệu (Thôn Ngoài), cụ Chánh Hội Niên (Thôn Trong) mà đã xây Văn Chỉ, chứng tỏ rằng Dũng Vy rất coi trọng Văn học. Và cả một vùng rộng lớn cũng mới chỉ có một Văn chỉ Dũng Vy, điều này đủ cho các thế hệ sau tự hào về cha ông của mình
Câu nói ở trên của tôi về làng tôi (“nôi trong nôi” - cái “nôi văn hóa làng tôi” trong cái “nôi văn hóa Kinh Bắc”) tưởng cũng không ngoa lắm vậy ! Sau l954, Dũng Vy đã có các bậc Đại Khoa (không phải Đại Khoa Nho giáo vì Nho học đã bị bãi bỏ ở nước ta từ đầu thế kỷ XX theo trào lưu tiến hóa chung của Thế giới) hậu bối như: Đinh Văn Đích (ĐHSP khoa Sử - tương đương cử nhân Sử), Đinh Văn Bảo (Võ bị LQ. Đàlạt - tương đương cử nhân), Đinh Văn Diệm (Cử nhân giáo khoa Văn Chương Việt Hán), Đinh Công Luy (Cử nhân Sử), Nguyễn Văn Hùng (tức Duyến - con ông Hội Gioan - Kỹ sư Cầu đường) - Lớp hậu duệ sau nữa thì có rất nhiều kỹ sư, giáo sư, dược sĩ... Đó phải chăng là những thành quả tốt đẹp sinh sôi nảy nở từ cái nôi trọng Văn học của Văn Chỉ Dũng Vy ?"
Hạ Chí 2000
19.06.2000
(Trích KYDV Số 1, trang 7...)
Xem XỨ DŨNG QUÊ TÔI (Đoạn 5) - Bút ký Lam Thy Đinh Văn Diệm
Ngày nay, không biết Văn Chỉ của làng còn tồn tại hay đã bị hủy hoại, tàn phá theo thời gian và chiến tranh ? Duy có một điều, Văn Chỉ của làng vẫn còn tồn tại trong ký ức của những người làng Dũng Vi.
Thung Lũng Hoa Vàng, Hoa Kỳ
Ngày 16/08/2019
Đinh Tất Thức
----------
Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức
Tuesday, August 27, 2019
Monday, August 19, 2019
Friday, August 16, 2019
Wednesday, August 14, 2019
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ MỤC VỤ GIÁO XỨ DŨNG VI
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ MỤC VỤ GIÁO XỨ DŨNG VI
GIÁO XỨ DŨNG VI - GIÁO PHẬN BẮC NINH
Địa chỉ: Thôn Giáo, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. (Google Maps).
Điện thư: giaohodungvi@gmail.com
Trang mạng: Giáo xứ Dũng Vy - Facebook
Linh mục quản xứ: Giuse Nguyễn Hoàng Ân
Điện thoại: 0912 329 160
Điện thư: josanbn@yahoo.com
Ban hành giáo: Ông Đinh Văn Hiến - Facebook
Điện thoại: 0969 720 078
Điện thư:
(Cập nhật 11-2019. Nguồn ông Đinh Văn Hưng)
----------
Dưới đây là thư của ông Đinh Văn Hiến đại diện Ban Hành Giáo giáo xứ Dũng Vi gởi ông Đinh Tất Thức (KYDV Blogger) ngày 14/8/2019, trích đăng trên KYDV Chat Room. Quý vị cũng có thể xem tại Danh sách ân nhân Giáo xứ Dũng Vi.
-----------
Cháu chào chú Đinh Tất Thức
Lời đầu tiên cháu xin kính chúc chú thím cùng toàn thể gia đình luôn an mạnh trong chúa và Mẹ Maria và cho cháu gửi lời hỏi thăm sức khoẻ tới toàn thể các quý vị ân nhân ở bên hải ngoại nhé! Nhờ chú chuyển lời giúp cháu.
Chú Thức à, hôm nay cháu có đôi lời muốn thưa chuyện cùng chú, về công việc của giáo xứ. Giáo xứ Dũng Vy kỳ này chuẩn bị khởi công xây dựng toà nhà mục vụ, với tổng dự toán ban đầu khoảng 3 tỷ đồng Việt Nam! Với số tiền này đối với giáo xứ thật sự hơi khó khăn.
Chiếu theo mức nhân khẩu của giáo xứ, hôm vừa rồi cháu có đi lập lại nhân khẩu:
- Tổng số hộ gia đình của giáo xứ là 190 hộ gia đình.
- Tổng số nhân danh của giáo xứ là 710 nhân danh.
Vào ngày 20/7/2019. Cha xứ đã cho họp BHG cùng các trưởng ban ngành đoàn thể để bàn về công việc xây nhà mục vụ, tất cả không ai phản đối về việc này.
Vào ngày 27/7/2019. Cha xứ đã mời tất cả các nhà kỹ sư thiết kế sở tại trong giáo xứ để họp bàn và đã vẽ bản vẽ và tổng thể mô hình của toà nhà mục vụ, tổng thể toà nhà đó đã được treo ở cuối ngôi thánh đường để cho toàn thể giáo dân được biết.
Vào ngày 8/8/2019. Được sự uỷ quyền của cha xứ, BHG chúng cháu đã thông báo tới các hội đoàn:
1- Hội Lòng Chúa Thương Xót : 62 Thành viên.
2- Các cụ Dòng ba : 52.TV.
3- Hội Giuse : 93.TV.
4- Hội Mân Côi : 74.TV.
5- Đoàn kèn đồng : 30.TV.
6- Giáo lý viên : 20.TV.
7- Ca đoàn Chúa Hiển Linh : 40.TV.
Tất cả các hội đoàn đều nhất trí.
Cùng trong ngày 8/8/2019. BHG chúng cháu đã trình lên cha xứ, cha xứ đã trình với Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt và cha Tổng đại diện Nguyễn Công Văn. Đức cha Cosma và cha Tổng Đại Diện đã nhất trí về việc này. Bởi vậy, Cha xứ quyết định vào đúng ngày 22/11/2019 Âm Lịch - Là ngày giỗ của Thày già Đa-Minh Tín bắt đầu khởi công do Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt sẽ về đặt viên đá đầu tiên.
Những lời cháu tâm sự trên, BHG chúng cháu kính mong được sự giúp đỡ của các chú cùng toàn thể các quý vị ân nhân bên hải ngoại có một tấm lòng hảo tâm rộng mở của ít lòng nhiều hướng về cội nguồn với làng Dũng khi xưa!
Cuối cùng, cháu đại diện cho BHG xin thay mặt cho toàn thể giáo xứ Dũng Vy kính mong các quý vị ân nhân hết lòng giúp đỡ!
Dũng Vy
Ngày 14/8/2019
BHG: Đinh Văn Hiến
----------
(Thư hồi đáp)
Mọi ý kiến và đóng góp tài chính xin liên hệ Giáo xứ Dũng Vi theo địa chỉ trên.
GIÁO XỨ DŨNG VI - GIÁO PHẬN BẮC NINH
Địa chỉ: Thôn Giáo, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. (Google Maps).
Điện thư: giaohodungvi@gmail.com
Trang mạng: Giáo xứ Dũng Vy - Facebook
Linh mục quản xứ: Giuse Nguyễn Hoàng Ân
Điện thoại: 0912 329 160
Điện thư: josanbn@yahoo.com
Ban hành giáo: Ông Đinh Văn Hiến - Facebook
Điện thoại: 0969 720 078
Điện thư:
(Cập nhật 11-2019. Nguồn ông Đinh Văn Hưng)
----------
Dưới đây là thư của ông Đinh Văn Hiến đại diện Ban Hành Giáo giáo xứ Dũng Vi gởi ông Đinh Tất Thức (KYDV Blogger) ngày 14/8/2019, trích đăng trên KYDV Chat Room. Quý vị cũng có thể xem tại Danh sách ân nhân Giáo xứ Dũng Vi.
-----------
Cháu chào chú Đinh Tất Thức
Lời đầu tiên cháu xin kính chúc chú thím cùng toàn thể gia đình luôn an mạnh trong chúa và Mẹ Maria và cho cháu gửi lời hỏi thăm sức khoẻ tới toàn thể các quý vị ân nhân ở bên hải ngoại nhé! Nhờ chú chuyển lời giúp cháu.
Chú Thức à, hôm nay cháu có đôi lời muốn thưa chuyện cùng chú, về công việc của giáo xứ. Giáo xứ Dũng Vy kỳ này chuẩn bị khởi công xây dựng toà nhà mục vụ, với tổng dự toán ban đầu khoảng 3 tỷ đồng Việt Nam! Với số tiền này đối với giáo xứ thật sự hơi khó khăn.
Chiếu theo mức nhân khẩu của giáo xứ, hôm vừa rồi cháu có đi lập lại nhân khẩu:
- Tổng số hộ gia đình của giáo xứ là 190 hộ gia đình.
- Tổng số nhân danh của giáo xứ là 710 nhân danh.
Vào ngày 20/7/2019. Cha xứ đã cho họp BHG cùng các trưởng ban ngành đoàn thể để bàn về công việc xây nhà mục vụ, tất cả không ai phản đối về việc này.
Vào ngày 27/7/2019. Cha xứ đã mời tất cả các nhà kỹ sư thiết kế sở tại trong giáo xứ để họp bàn và đã vẽ bản vẽ và tổng thể mô hình của toà nhà mục vụ, tổng thể toà nhà đó đã được treo ở cuối ngôi thánh đường để cho toàn thể giáo dân được biết.
Nhà Mục Vụ - Ảnh: Đinh Văn Hưng (Facebook)
Vào ngày 8/8/2019. Được sự uỷ quyền của cha xứ, BHG chúng cháu đã thông báo tới các hội đoàn:
1- Hội Lòng Chúa Thương Xót : 62 Thành viên.
2- Các cụ Dòng ba : 52.TV.
3- Hội Giuse : 93.TV.
4- Hội Mân Côi : 74.TV.
5- Đoàn kèn đồng : 30.TV.
6- Giáo lý viên : 20.TV.
7- Ca đoàn Chúa Hiển Linh : 40.TV.
Tất cả các hội đoàn đều nhất trí.
Cùng trong ngày 8/8/2019. BHG chúng cháu đã trình lên cha xứ, cha xứ đã trình với Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt và cha Tổng đại diện Nguyễn Công Văn. Đức cha Cosma và cha Tổng Đại Diện đã nhất trí về việc này. Bởi vậy, Cha xứ quyết định vào đúng ngày 22/11/2019 Âm Lịch - Là ngày giỗ của Thày già Đa-Minh Tín bắt đầu khởi công do Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt sẽ về đặt viên đá đầu tiên.
Những lời cháu tâm sự trên, BHG chúng cháu kính mong được sự giúp đỡ của các chú cùng toàn thể các quý vị ân nhân bên hải ngoại có một tấm lòng hảo tâm rộng mở của ít lòng nhiều hướng về cội nguồn với làng Dũng khi xưa!
Cuối cùng, cháu đại diện cho BHG xin thay mặt cho toàn thể giáo xứ Dũng Vy kính mong các quý vị ân nhân hết lòng giúp đỡ!
Dũng Vy
Ngày 14/8/2019
BHG: Đinh Văn Hiến
----------
(Thư hồi đáp)
Chào Đinh Văn Hiến
Cảm ơn Hiến đã thăm hỏi sức khỏe và trình bày về những sinh hoạt, kế hoạch của Giáo xứ Dũng Vi. Đây cũng là một dịp để những đồng hương xa gần hiểu biết thêm về Giáo xứ...
Như Chú đã viết ở trên. Chú không đảm nhận công việc quyên góp tài chính (ngay cả cho chính những việc chú làm như những trang KYDV trên GOOGLE và FACEBOOK hoặc YOUTUBE từ 2012 đến nay, tất cả đều tự túc... Những việc này cũng đã ngốn khá nhiều thời gian, công sức của Chú).
Tuy thế. Để dễ dàng và thuận lợi cho công việc của Giáo xứ cũng như Ban Hành Giáo. Đồng thời, đồng hương xa gần cũng dễ dàng theo dõi sinh hoạt của Giáo xứ ở quê nhà.
Chú có thể phổ biến những thông tin, thư từ, hình ảnh vv... trên các trang mạng của Kỷ Yếu Dũng Vi hiện nay. Qua đó, những quý vị nào muốn ủng hộ tài chính cho Giáo xứ có thể biết và liên lạc... Khi cần, Cháu cứ gởi những gì muốn đăng qua điện thư của Chú (dthuc@live.com).
Đó là công việc phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của Chú hiện nay. Mong Cháu và đồng hương thông cảm.
Chúc sức khỏe Cháu và gia quyến.
Thung Lũng Hoa Vàng, Hoa Kỳ
Ngày 14/08/2019
Ngày 14/08/2019
Đinh Tất Thức
(KYDV Blogger)
----------
Ghi chú của Blog KYDV:----------
Mọi ý kiến và đóng góp tài chính xin liên hệ Giáo xứ Dũng Vi theo địa chỉ trên.
Tuesday, August 13, 2019
Monday, August 12, 2019
Saturday, August 10, 2019
Friday, August 9, 2019
Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi.
Trên những bài viết đã đăng trước đây. Người viết đã trình bày về tên gọi của những thôn, làng Dũng Vi xưa và nay, đồng thời cũng đã thử phỏng đoán về thời gian tính của những tên gọi này qua những tài liệu và ý kiến của những tác giả đồng hương. Trong đó cũng tổng kết những Thần Sắc và Thần Tích liên quan hiện có... (Xem những bài đã đăng qua đường dẫn dưới đây).
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Những bài viết trên đã trích dẫn một vài tài liệu của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm ghi chép về những Thần sắc của 2 thôn là Thôn ĐINH và Thôn KHÊ LƯƠNG, thuộc xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, được triều đình phong cấp vào các năm Quang Trung (1753 – 1792) và Cảnh Thịnh (1783 – 1802). (Xem trích dẫn nguyên văn ở phần dưới).
Bài viết này thử tìm hiểu chi tiết hơn về 3 vị Cao Gia... Đại Vương và vị Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu được sắc phong và thờ phượng trong đình làng.
"5086/ 48. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 - 1 bản viết, 14 tr., 32 x 22, chữ Hán.
Source Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
Thần sắc này tất cả gồm có 4 đạo sắc phong, thôn Đinh 2 đạo và thôn Khê Lương 2 đạo.
1. Thôn Đinh, xã Dũng Vi: Phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo) và Cảnh Thịnh (1 đạo).
Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương và Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu
2. Thôn Khê Lương, xã Dũng Vi: Phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo) và Cảnh Thịnh (1 đạo).
Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương, Đệ Nhị Cao Gia... Đại Vương và Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương.
Đọc Thần sắc trên chúng ta có thể suy luận, phỏng đoán và diễn giải được những điều sau:
- 4 vị được sắc phong (3 nam và 1 nữ) gồm: 3 anh em họ CAO, Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương và 1 nữ là Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu.
- Thôn Đinh có 2 đạo phong cho 2 vị là Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương và Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu. Chúng ta có thể nhận ra được Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu chính là phu nhân của Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương.
- Thôn Khê Lương có 2 đạo phong cho 3 vị là Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương, Đệ Nhị Cao Gia... Đại Vương và Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương.
- 4 vị này cùng sống ở một địa phương và cùng thời gian, được thờ tại cả ở 2 thôn (Thôn ĐINH và thôn KHÊ LƯƠNG) và được sắc phong cùng năm Quang Trung và Cảnh Thịnh.
- Cả 4 vị đều có những cống hiến rất lớn lao cho dân làng, đem lại đời sống tốt đẹp và được dân làng thờ kính như thần linh phù trợ cho làng... Những vị này có lẽ đã sống trước đó rất lâu, dân làng đời này tiếp nối đời kia thờ phượng nhưng không còn ai biết rõ về gia thế, lai lịch, tên tuổi và sự nghiệp nữa, chỉ còn truyền tụng tên họ và đại danh là Cao Gia... Đại Vương, ... 3 dấu chấm ở đây có thể là tượng trưng cho tên gọi (Thí dụ: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn). Cũng có thể vì những người dân xưa kia không biết chữ hoặc không có phương tiện ghi chép mà chỉ truyền miệng về các vị này, hoặc những tài liệu đã thất thoát, mai một cùng thời gian... Cũng rất có thể được ghi chép chi tiết trong những bản Sắc Phong được lưu giữ trong đình làng hiện nay... Đến nay, chưa tìm thấy tài liệu nào được công bố ghi chép chi tiết về 4 vị Cao Gia... Đại Vương này.
- Riêng công đức của bà Nguyên Phi Ỷ Lan thì đã được ghi chép từ thế kỷ thứ XI...
Công lao của 4 vị này đã được triều đình công nhận và sắc phong lên bậc Trung Đẳng Thần. Xem phần trích dẫn trong bài viết "Đình thôn Lương cần sớm được tu bổ, tôn tạo - 22/07/2019 08:15" của tác giả Minh Hường đăng trên BacNinhOnline dưới đây:
"... Đình thờ bà Nguyên Phi Ỷ Lan vợ vua Lý Thánh Tông sinh ra vua Lý Nhân Tông. Bà có nhiều công lớn cùng với chồng con giữ gìn đất nước, củng cố, xây dựng vương triều Lý vào những giai đoạn rực rỡ nhất của thế kỉ XI. Đình còn thờ 3 anh em họ Cao: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, có nhiều công lao giúp vua đánh giặc, bảo vệ đất nước, được các triều vua phong lên bậc “Trung đẳng thần” hộ quốc an dân, còn ghi rõ trong sắc phong lưu lại ở đình Lương. Tại đây dân làng vẫn quanh năm đèn nhang, hương khói, “xuân thu nhị kỳ” có hai tiết lệ chính trong một năm đó là ngày 1 tháng 2 âm lịch và ngày 15 tháng 8 âm lịch, là ngày kỷ niệm và tưởng nhớ tới ngày sinh và ngày hóa của các nhân hiền được thờ ở đình làng. Những ngày này dân làng quy tụ đông nhất thể hiện lòng tôn kính đối với các vị tiên hiền...."
Những chi tiết về những vị Thành hoàng này có thể được ghi rõ trong sắc phong lưu lại ở đình Lương, như tác giả cho biết: "Đình còn giữ được 5 đạo sắc phong thời Nguyễn".
Một tài liệu nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Hưng có tựa "Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Hưng" cũng cho biết Đình thờ 4 vị nhân thần và lưu giữ 10 đạo sắc phong:
"... Đình Lương đã có một số tài liệu, văn bản đề cập tới một số giá trị của di tích. Tuy nhiên việc nghiên cứu, tìm hiểu toàn diện, sâu sắc thì chưa có một công trình nào.
Năm 1938, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc thống kê, kiểm kê các loại hình di tích trên cả nước, Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) có nhiệm vụ quản lí, thì đình Lương cũng được thống kê là có thờ phụng 4 vị nhân thần và 10 đạo sắc phong. Trong làng Lương có quy định một số hương ước, tục lệ thành văn và bất thành văn về chăm lo bảo vệ đình làng. ..."
Trên trang mạng Thần Tiên Việt Nam. Blog KYDV trích đăng ngày Thứ Hai 30, Tháng 11, năm 2015 cũng có liệt kê những vị Thần Hoàng này của làng Dũng Vi. Đặc biệt, có đề cập thêm về vị phu nhân Đệ Nhị Cao Gia... Hoàng Thái Hậu nhưng không thấy ghi chép trên tài liệu mang mã số (AD.a7/27) lưu giữ tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm ?. Xem trích dẫn nguyên văn dưới đây:
"... Các vị đều là những vị Thần, Thánh, Tiên nhân của Việt Nam, là nguyên khí tinh túy của các vì sao trên trời đầu thai xuống nhân gian. Là những người trần do tu luyện mà thành. Có công với đất nước, với dân tộc Việt Nam, lập nên những chiến công hiển hách và được phong vương, phong thánh, phong thần. Đã từng nghiên cứu ra những văn minh, tri thức bất hủ để lại cho đời mà chỉ có những bậc tối cao, thần thánh cao nhân mới có được. Nên được người đời lưu truyền sử sách, nơi nơi lập điện thờ, là tấm gương sáng để lại cho các thế hệ sau noi theo. Con cháu muôn đời hương hỏa...
130 Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
145 Đệ Nhị Cao Gia... Đại Vương
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
146 Đệ Nhị Cao Gia... Hoàng Thái Hậu
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
163 Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
..."
Trung Đẳng Thần là ai?
"... Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần. Có những trung đẳng thần được thờ rất phổ biến như anh em Cao Lịch, Cao Khiển là tướng nhà Đinh, thuộc tướng của Đinh Điền. Ở các đền thờ vùng Ninh Bình thì Cao Lịch được sắc phong Lịch Lộ Đại vương trung đẳng thần, Cao Khiển được phong Hành Khiển Đại vương trung đẳng thần..." . Source Thành hoàng - Wikipedia
Tóm tắt
Đình làng Dũng Vi (Đình thôn Lương hiện nay) thờ 5 vị Thành Hoàng là: 3 anh em Cao Gia... Đại Vương, bà Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu và bà Nguyên Phi Ỷ Lan (1044 - 1117).
Những vị Thành Hoàng của làng Dũng Vi đã được Triều đình sắc phong vào Thế kỷ thứ 17 và góp tên vào danh sách "Bảng Phong Thần" cùng những vị Thần Hoàng ở nhiều địa phương khác của cả nước. Được lưu truyền sử sách đến muôn đời sau...
Mới đây nhất, Đình Làng LƯƠNG "Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Thôn Lương, xã Tri Phương" cũng đã được nhà nước công nhận là DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA. Số 34/QĐ-BVH, Ngày 9/01/1990. (Xem Tiên Du - Wikipedia, phần Di Tích).
Trên đây là những tham khảo, trích dẫn, phỏng đoán và diễn giải của người viết. Mong đón nhận những ý kiến của quý đồng hương và bạn đọc.
Thung Lũng Hoa Vàng, Hoa Kỳ
Tháng 08-2019
Đinh Tất Thức
(Xem phim: "Lễ hội đình làng Lương 2019 - Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh")
----------
Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức
Trên những bài viết đã đăng trước đây. Người viết đã trình bày về tên gọi của những thôn, làng Dũng Vi xưa và nay, đồng thời cũng đã thử phỏng đoán về thời gian tính của những tên gọi này qua những tài liệu và ý kiến của những tác giả đồng hương. Trong đó cũng tổng kết những Thần Sắc và Thần Tích liên quan hiện có... (Xem những bài đã đăng qua đường dẫn dưới đây).
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Những bài viết trên đã trích dẫn một vài tài liệu của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm ghi chép về những Thần sắc của 2 thôn là Thôn ĐINH và Thôn KHÊ LƯƠNG, thuộc xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, được triều đình phong cấp vào các năm Quang Trung (1753 – 1792) và Cảnh Thịnh (1783 – 1802). (Xem trích dẫn nguyên văn ở phần dưới).
Bài viết này thử tìm hiểu chi tiết hơn về 3 vị Cao Gia... Đại Vương và vị Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu được sắc phong và thờ phượng trong đình làng.
Thần sắc 2 thôn - Photo Đinh Thức 2013
"5086/ 48. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 - 1 bản viết, 14 tr., 32 x 22, chữ Hán.
AD. A7/ 27.
Thần sắc 2 thôn, thuộc xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1. Thôn Đinh 丁, xã Dũng Vi 勇 為: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家...大 王; Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu 第 一 高 家... 隍 太 后.
2. Thôn Khê Lương 溪 良, xã Dũng Vi: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia, Đệ Nhị Cao Gia, Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家, 第 二 高 家, 第 三 高 家...大 王".
Source Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
Thần sắc này tất cả gồm có 4 đạo sắc phong, thôn Đinh 2 đạo và thôn Khê Lương 2 đạo.
1. Thôn Đinh, xã Dũng Vi: Phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo) và Cảnh Thịnh (1 đạo).
Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương và Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu
2. Thôn Khê Lương, xã Dũng Vi: Phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo) và Cảnh Thịnh (1 đạo).
Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương, Đệ Nhị Cao Gia... Đại Vương và Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương.
Đọc Thần sắc trên chúng ta có thể suy luận, phỏng đoán và diễn giải được những điều sau:
- 4 vị được sắc phong (3 nam và 1 nữ) gồm: 3 anh em họ CAO, Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương và 1 nữ là Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu.
- Thôn Đinh có 2 đạo phong cho 2 vị là Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương và Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu. Chúng ta có thể nhận ra được Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu chính là phu nhân của Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương.
- Thôn Khê Lương có 2 đạo phong cho 3 vị là Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương, Đệ Nhị Cao Gia... Đại Vương và Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương.
- 4 vị này cùng sống ở một địa phương và cùng thời gian, được thờ tại cả ở 2 thôn (Thôn ĐINH và thôn KHÊ LƯƠNG) và được sắc phong cùng năm Quang Trung và Cảnh Thịnh.
- Cả 4 vị đều có những cống hiến rất lớn lao cho dân làng, đem lại đời sống tốt đẹp và được dân làng thờ kính như thần linh phù trợ cho làng... Những vị này có lẽ đã sống trước đó rất lâu, dân làng đời này tiếp nối đời kia thờ phượng nhưng không còn ai biết rõ về gia thế, lai lịch, tên tuổi và sự nghiệp nữa, chỉ còn truyền tụng tên họ và đại danh là Cao Gia... Đại Vương, ... 3 dấu chấm ở đây có thể là tượng trưng cho tên gọi (Thí dụ: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn). Cũng có thể vì những người dân xưa kia không biết chữ hoặc không có phương tiện ghi chép mà chỉ truyền miệng về các vị này, hoặc những tài liệu đã thất thoát, mai một cùng thời gian... Cũng rất có thể được ghi chép chi tiết trong những bản Sắc Phong được lưu giữ trong đình làng hiện nay... Đến nay, chưa tìm thấy tài liệu nào được công bố ghi chép chi tiết về 4 vị Cao Gia... Đại Vương này.
- Riêng công đức của bà Nguyên Phi Ỷ Lan thì đã được ghi chép từ thế kỷ thứ XI...
Công lao của 4 vị này đã được triều đình công nhận và sắc phong lên bậc Trung Đẳng Thần. Xem phần trích dẫn trong bài viết "Đình thôn Lương cần sớm được tu bổ, tôn tạo - 22/07/2019 08:15" của tác giả Minh Hường đăng trên BacNinhOnline dưới đây:
"... Đình thờ bà Nguyên Phi Ỷ Lan vợ vua Lý Thánh Tông sinh ra vua Lý Nhân Tông. Bà có nhiều công lớn cùng với chồng con giữ gìn đất nước, củng cố, xây dựng vương triều Lý vào những giai đoạn rực rỡ nhất của thế kỉ XI. Đình còn thờ 3 anh em họ Cao: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, có nhiều công lao giúp vua đánh giặc, bảo vệ đất nước, được các triều vua phong lên bậc “Trung đẳng thần” hộ quốc an dân, còn ghi rõ trong sắc phong lưu lại ở đình Lương. Tại đây dân làng vẫn quanh năm đèn nhang, hương khói, “xuân thu nhị kỳ” có hai tiết lệ chính trong một năm đó là ngày 1 tháng 2 âm lịch và ngày 15 tháng 8 âm lịch, là ngày kỷ niệm và tưởng nhớ tới ngày sinh và ngày hóa của các nhân hiền được thờ ở đình làng. Những ngày này dân làng quy tụ đông nhất thể hiện lòng tôn kính đối với các vị tiên hiền...."
Những chi tiết về những vị Thành hoàng này có thể được ghi rõ trong sắc phong lưu lại ở đình Lương, như tác giả cho biết: "Đình còn giữ được 5 đạo sắc phong thời Nguyễn".
Photo KYDV 2000
Một tài liệu nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Hưng có tựa "Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Hưng" cũng cho biết Đình thờ 4 vị nhân thần và lưu giữ 10 đạo sắc phong:
"... Đình Lương đã có một số tài liệu, văn bản đề cập tới một số giá trị của di tích. Tuy nhiên việc nghiên cứu, tìm hiểu toàn diện, sâu sắc thì chưa có một công trình nào.
Năm 1938, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc thống kê, kiểm kê các loại hình di tích trên cả nước, Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) có nhiệm vụ quản lí, thì đình Lương cũng được thống kê là có thờ phụng 4 vị nhân thần và 10 đạo sắc phong. Trong làng Lương có quy định một số hương ước, tục lệ thành văn và bất thành văn về chăm lo bảo vệ đình làng. ..."
Trên trang mạng Thần Tiên Việt Nam. Blog KYDV trích đăng ngày Thứ Hai 30, Tháng 11, năm 2015 cũng có liệt kê những vị Thần Hoàng này của làng Dũng Vi. Đặc biệt, có đề cập thêm về vị phu nhân Đệ Nhị Cao Gia... Hoàng Thái Hậu nhưng không thấy ghi chép trên tài liệu mang mã số (AD.a7/27) lưu giữ tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm ?. Xem trích dẫn nguyên văn dưới đây:
Hóa Mã Đình làng Lương 2019 - Photo YouTube
"... Các vị đều là những vị Thần, Thánh, Tiên nhân của Việt Nam, là nguyên khí tinh túy của các vì sao trên trời đầu thai xuống nhân gian. Là những người trần do tu luyện mà thành. Có công với đất nước, với dân tộc Việt Nam, lập nên những chiến công hiển hách và được phong vương, phong thánh, phong thần. Đã từng nghiên cứu ra những văn minh, tri thức bất hủ để lại cho đời mà chỉ có những bậc tối cao, thần thánh cao nhân mới có được. Nên được người đời lưu truyền sử sách, nơi nơi lập điện thờ, là tấm gương sáng để lại cho các thế hệ sau noi theo. Con cháu muôn đời hương hỏa...
130 Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
145 Đệ Nhị Cao Gia... Đại Vương
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
146 Đệ Nhị Cao Gia... Hoàng Thái Hậu
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
163 Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
..."
Trung Đẳng Thần là ai?
"... Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần. Có những trung đẳng thần được thờ rất phổ biến như anh em Cao Lịch, Cao Khiển là tướng nhà Đinh, thuộc tướng của Đinh Điền. Ở các đền thờ vùng Ninh Bình thì Cao Lịch được sắc phong Lịch Lộ Đại vương trung đẳng thần, Cao Khiển được phong Hành Khiển Đại vương trung đẳng thần..." . Source Thành hoàng - Wikipedia
Hóa Mã Đình làng Lương 2019 - Photo YouTube
Tóm tắt
Đình làng Dũng Vi (Đình thôn Lương hiện nay) thờ 5 vị Thành Hoàng là: 3 anh em Cao Gia... Đại Vương, bà Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu và bà Nguyên Phi Ỷ Lan (1044 - 1117).
Những vị Thành Hoàng của làng Dũng Vi đã được Triều đình sắc phong vào Thế kỷ thứ 17 và góp tên vào danh sách "Bảng Phong Thần" cùng những vị Thần Hoàng ở nhiều địa phương khác của cả nước. Được lưu truyền sử sách đến muôn đời sau...
Mới đây nhất, Đình Làng LƯƠNG "Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Thôn Lương, xã Tri Phương" cũng đã được nhà nước công nhận là DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA. Số 34/QĐ-BVH, Ngày 9/01/1990. (Xem Tiên Du - Wikipedia, phần Di Tích).
Trên đây là những tham khảo, trích dẫn, phỏng đoán và diễn giải của người viết. Mong đón nhận những ý kiến của quý đồng hương và bạn đọc.
Thung Lũng Hoa Vàng, Hoa Kỳ
Tháng 08-2019
Đinh Tất Thức
(Xem phim: "Lễ hội đình làng Lương 2019 - Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh")
----------
Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức
Tuesday, August 6, 2019
Hình ảnh đồng hương: Ông Nguyễn Văn Huỳnh và gia đình (08-2019)
Dưới đây là trích đăng Email, ảnh ông Nguyễn Văn Huỳnh và gia đình gởi ngày 06/08/2019.
Liên lạc:
Điện thoại di động: 0011 61404 071 331
Ông Nguyễn Văn Huỳnh và gia đình hiện đang sinh sống tại thành phố Adelaide, tiểu bang Nam Úc, Úc Châu (Australia).
Liên lạc:
Điện thoại di động: 0011 61404 071 331
----------
HUYNH NGUYEN <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Tue 8/6/2019 12:39 AM
To: Khải Nguyên; Ngon Phan; Thuc
----- Forwarded Message -----
Sent: Wednesday, July 17, 2019, 11:24:58 PM EDT
Subject:
Chào chú thím và các em,
Cháu mới đi chơi China 2 tuần và vừa về, đi cũng vui, thành phố thì họ mở mang để câu du khách, nhà quê thì nghèo nàn, trong thành phố thì nơi nào cũng có camera để kiểm soát. Thức ăn so với Úc thì rẻ.
Cháu đi Shanhai, Xi an và Beijing có ghé Vạn Lý Trường Thành.
Cháu đã gửi cho chú mấy cuốn Gia Phả, mong chú nhận được.
Chúc chú thím và các em bình an trong Chúa.
Trên đây là hình gia đình, chỉ có vợ cháu là Bạch Ngân, cháu út là Peter Hoàng Kim, đứa cháu nội Minh Cgaight, cháu trai thứ ba là Minh Công, vợ của Công là Caron Lầu, và cháu.
Saturday, August 3, 2019
Đọc lại Bút Ký (Tập 1 và 2) của tác giả JM.Lam Thy Đinh Văn Diệm
(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài)
(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài)
Thursday, August 1, 2019
Subscribe to:
Posts (Atom)