Friday, February 21, 2014

Phúc-âm-hóa đời sống gia đình - Dạy giáo lý - JM Lam Thy Đinh Văn Diệm

PHÚC-ÂM-HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
DẠY GIÁO LÝ


Shape

DẪN NHẬP : 

Thư Chung 2013 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra định hướng căn bản “Tân Phúc-Âm-hoá để thông truyền đức tin Ki-tô giáo”. Định hướng này được thực hiện bằng kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016):

– Năm 2014: Phúc-Âm-hoá đời sống gia đình.
– Năm 2015: Phúc-Âm-hoá đời sống giáo xứ và các cộng đoàn.
– Năm 2016: Phúc-Âm-hoá đời sống xã hội. (Thư Chung 2013, số 4)

Như vậy, năm 2014 tập trung vào kế hoạch “Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình”. Để Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình, “hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng.” (Thư Chung 2013, số 6). Điều đó cho thấy cần phải đặt lại vấn đề Giáo dục Ki-tô giáo trong gia đình, nhất là vấn đề Dạy Giáo Lý cho con trẻ, vì đó là những nhân tố căn bản cho việc xây dựng gia đình, đồng thời khi trưởng thành sẽ là “đạo binh các giảng viên Giáo lý nam cũng như nữ; là những người đã thấm nhuần tinh thần Tông đồ, họ vất vả rất nhiều để mang lại sự trợ giúp đặc biệt và hoàn toàn cần thiết cho việc bành trướng đức tin và Giáo Hội.” (SL “Truyền Giáo – Ad Gentes”, số 17). 

Tuy nhiên, các bậc làm cha mẹ nhiều khi vì bận lo sinh kế cho gia đình, đã phó mặc việc giáo dục cho nhà trường (giáo dục văn hóa) và khoán trắng cho các lớp Giáo Lý trong Giáo xứ (giáo dục đức tin). Riêng vấn đề dạy Giáo Lý, nhiều khi có điều kiện, có thời gian để có thể thực hiện được công việc ấy, thì nhiều phụ huynh lại thầm nhủ: “mình thì biết gì về Giáo Lý mà dạy với dỗ!” Đó phải chăng là một mặc cảm tự ti không nên có? Thực ra, việc dạy Giáo Lý là việc của tất cả mọi Ki-tô hữu, như Tông huấn “Ki-tô hữu Giáo dân – Christifideles Laici” (số 7) đã khẳng định: “Theo nghĩa đó, mọi Ki-tô hữu chúng ta đều là Giáo Lý viên, bởi vì qua bí tích Rửa Tội, chúng ta được mời gọi tham gia vào một công trình giáo dục, mà trong đó "mỗi chúng ta vừa là đích điểm, vừa là khởi điểm của việc huấn luyện: chúng ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện người khác”. Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục VN (số 21) cũng nhấn mạnh : “Học và dạy cũng là củng cố đức tin cho mình và cho anh chị em mình" (x. Lc 22, 31-33); Bao lâu còn là phần tử của Giáo Hội lữ hành, chúng ta còn là học trò và còn là thầy dậy đức tin bằng chứng từ cuộc sống của chúng ta.” 

Trong phạm vi một bài viết giới hạn, chỉ xin được đặt lại vấn đề này một cách đơn giản và ngắn gọn, với mục đích trước hết là để “tự huấn luyện” bản thân như lời dạy của Chân phước Gio-an Phao-lô II (nêu trên), và sau là xin được cùng chia sẻ với tất cả những Ki-tô-hữu-giáo-lý-viên đồng hành. 
......


-----------

Ghi chú của Blog KYDV:

Blog KYDV mới nhận được Bài "Dạy Giáo Lý" do tác giả đồng hương JM Lam Thy Đinh Văn Diệm gởi cho Blog hôm nay 21-02-2014. Bài viết khá dài, xin được trích đăng Phần Dẫn Nhập.

Quý đồng hương và bạn đọc có thể xem đầy đủ bài viết tại Hình ảnh - Văn bản KYDV - Đinh Văn Diệm

No comments:

Post a Comment