Chợ
Ve hình thành từ bao giờ không ai nhớ. Nhưng chắc chắn
nó đã ra đời từ rất sớm để đáp ứng nhu cầu trao
đổi của cư dân xung quanh, vì Ve có điều kiện thuận
lợi về giao thông thủy bộ (xem phần trên)
Chợ Ve tọa lạc trên mặt bằng ở giữa làng, nơi tiếp giáp 2 thôn và ngay bên đường chính liên thôn, liên xã.
Đặc điểm của nền kinh tế ngày xưa là tự cung, tự tiêu. Do đó, buổi sơ khai, sinh hoạt chợ búa ở đây giống như bất kỳ nơi nào khác, là trao đổi hiện vật: Đổi trứng lấy cá, đổi gà lấy gạo, đổi cua lấy sò chẳng hạn...
Vào khoảng cuối thế kỷ 18 (theo phỏng đoán) Chợ Ve đã khá khang trang: Có nhà lồng chợ mái ngói, có hàng ngang dãy dọc với các khu chuyên doanh, hàng thịt, hàng gạo, hàng rau qủa v.v... cạnh chợ còn có lò rèn để chế tác và sửa chữa nông cụ như liềm, hái, cày, bừa, dao, kéo v.v...
Đến giai đoạn Ve bị tạm chiếm (1949-1954) tuy ngắn ngủi, chợ Ve phát triển thêm bước mới: Bên cạnh những nông thổ sản cổ truyền còn có những mặt hàng ngoại xa xỉ như bia, cam, son phấn, nước hoa.
Thế mới hay “ Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” mà đến cả cái chợ cũng phải long đong theo vận nước!
Kệ,
đó là chuyện người lớn. Đối với bọn trẻ chúng tôi
ngày ấy, chợ Ve, trước hết và trên hết là tụ điểm
vui chơi. Chiều tan chợ cũng là lúc chúng tôi tụ họp.
Chỗ này đáo lỗ, chỗ kia đáo múc, chỗ khác đánh
khăng. Cánh họ “thị” tụm năm, túm ba chơi chuyền,
nhảy dây v.v...
Những đêm sáng trăng, đặc biệt là trăng rằm tháng 8 (Trung Thu) thì dù ma có xuất hiện trên cây đa cạnh chợ cũng chả ngăn cản được chúng tôi chơi trò đúc chuông, hát ghẹo:
Nó
là con gái nhà ai
Tao
chẳng thích nó, nó đòi lấy tao
Có
bữa gặp phải “sư tử cái mới đẻ”, nó chồm lên,
đòi lột quần xé xác.
Chả sợ! Hôm sau vẫn chứng nào, tật nấy:
Con
kia má đỏ hồng hồng
Đang
thích lấy chồng, chả chó nào rinh
hoặc:
Con
kia má đỏ hồng hồng
Ăn
xê xê nhá, cho chồng... nó chê!
Ôi sao mà dơ bẩn quá! Xúc phạm đến thế, không thể tha thứ được!
Bọn tóc quả đào đâu phải vừa. Chúng trả đũa ngay! Hạ nhục cánh mày râu đến mức chả còn gì là nhân phẩm, nhân vị:
Ba
đồng một chục liền ông
“Chị”
nhốt vào lồng chị “xách” đi chơi
Vậy là chúng tôi đã bị hóa kiếp. Chưa hả giận, chúng bồi thêm:
Hai
hào một tá con trai
“Chị”
nhét chỗ này, “chị” vãi ra kia
Trời! Nhét “chỗ đó” rồi vãi ra bừa bãi như thế thì... mất vệ sinh quá. Xin can, chớ giỡn mặt với nhà cầm đồ!
Những kỷ niệm thời thơ ấu ấy đã “mã hóa” trong máu thịt, in sâu vào ký ức chúng tôi, đẹp như câu chuyện thần tiên bà kể cháu nghe, không bao giờ quên được, như ta không thể quên người ta yêu mến.
Quê hương là người tình
Chẳng biết từ bao giờ và ai đã ví von như vậy. Nhưng ai đã có một thời gắn bó với quê hương, khi phải xa nơi chôn nhau cắt rốn cũng đều nhận thấy câu ví đã lột tả hết tâm tư, tình cảm của người xa xứ. Quê hương sao mà thân thương, sao mà cuốn hút đến thế. Những cảnh vật ngỡ như tầm thường bỗng trở nên sinh động, như có ai thổi linh hồn vào vậy. Từ bờ tre, bụi ruối, cây đa, giếng nước đến nét cong của mái đình, vẻ uy nghi của giáo đường... đều như có sức sống nhiệm màu, “hút” chặt tâm tư, tình cảm kẻ tha hương. Theo tháng năm và tùy theo tâm trạng mỗi lúc, hình ảnh người-tình-quê-hương khi ẩn, khi hiện, lúc tỏ, lúc mờ, nhưng không bao giờ “chết”.
Quê hương là người tình bất diệt. Khẳng định như thế để không vong thân, mất gốc. Và để cùng nhau “giữ thơm quê Mẹ”.
Sàigòn – TP. Hồ Chí Minh
Đinh
Văn Đích
(Trích KYDV Số1, trang 34)
(Trích KYDV Số1, trang 34)
No comments:
Post a Comment