Thursday, July 24, 2014

Phân ưu - Bà Đường (nhũ danh Đinh Thị Yến)

Phân ưu - Bà Đường (nhũ danh Đinh Thị Yến)

Thưa quý đồng hương

Blog KYDV vừa nhận được tin buồn từ ông Đinh Văn Diệm và ông Đinh Văn Thắng về việc Bà Đường (nhũ danh Đinh Thị Yến, vợ của ông Đinh Văn Đạo) đã từ trần hồi chiều hôm qua 23/7/2014 tại Liên Khương (Giáo xứ An Hòa) hưởng thọ khoảng 95 hoặc 96 tuổi. Được biết cụ là bà Nội của anh em Cha Hoài và Cha Hoàng.

Blog KYDV xin có lời phân ưu và cầu nguyện cho linh hồn cụ bà được hưởng nhan thánh Chúa.

Thành kính phân ưu
Blog KYDV

----------

Đính kèm E-mail:

From:  Tony Thắng Đinh (todi_1999@yahoo.com)                                 
Sent: Wed 7/23/14 8:09 PM
To: Văn Diệm Đinh (
lamthydvd@gmail.com); Tuyên Đinh (tuyend@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com
 
Hello Thức;
 
Bà Đường này là bà Nội của anh em Cha Hoài và Cha Hoàng, Thức có thể tìm thấy trong Gia Phả nhà mình đó.   
 
Best Regards/
 
Tony Thang Dinh
First Texas Realty
Broker Associate.
Cell:  214-228-0223
----------
 
From: Văn Diệm Đinh .<.lamthydvd@gmail.com.>.
To: Tuyên Đinh .<
.tuyend@yahoo.com.>.; Tony Thắng Đinh .<.todi_1999@yahoo.com.>.; Thức Đinh .<.dthuc@live.com.>. 
Sent: Wednesday, July 23, 2014 6:28 PM
Subject: Tin buồn
 
Kính anh Tuyên, 
 
Tối qua, em được cháu gái, con của anh Quang, báo cho biết: Bà Đường (nhũ danh Đinh Thị Yến, vợ của ông Đinh Văn Đạo) đã từ trần hồi chiều hôm qua 23/7/2014, hưởng thọ khoảng 95 hoặc 96 tuổi. 
 
Sức khỏe em kém lắm, không ra Liên Khương (Giáo xứ An Hòa) được. Em có sai cháu Đinh Quốc Thể (con trai thứ ba của em) thay mặt em ra dự lễ tang. Em xin báo tin cho các anh chị và các cháu thêm lời cầu nguyện cho bà.
 
Thân kính,
 
Đinh Văn Diệm

Monday, July 21, 2014

Phân ưu: Ông Nguyễn Tuyển Thiệm

Phân ưu: Ông Nguyễn Tuyển Thiệm

Thưa quý đồng hương

Blog KYDV mới nhận được tin buồn do ông Đinh Văn Thắng thông báo về việc Ông Giuse Nguyễn Tuyển Thiệm đã qua đời hôm mồng 10-7-2014 tại Giáo Xứ Duyên Lãng ở Long Giao, Long Khánh.

Xin qúy đồng hương dâng lời cầu nguyện cho Linh hồn Giuse Nguyễn Tuyển Thiệm. (Quý đồng hương có thể xem bài viết và hình ảnh liên quan : "Thăm Họ Hàng, Bạn Bè ở G.X Duyên Lãng, Long Khánh - Đinh Văn Thắng" tại Hình ảnh - Văn bản KYDV)

Blog KYDV xin gởi lời phân ưu cùng gia quyến và cầu nguyện cho linh hồn Giuse Nguyễn Tuyển Thiệm được hưởng nhan thánh Chúa.

Thành kính phân ưu.
Blog KYDV
-----------

Đôi dòng phụ chú:

Cá nhân tôi (Đinh Tất Thức) có một kỷ niệm nhỏ với ông Nguyễn Tuyển Thiệm.

Cách nay khoảng 45 năm. Tôi có dịp được cùng ông nội là ông Đinh Văn Đan (Thơ Thành) du ngoạn Vũng Tàu và ghé thăm gia đình ông Nguyễn Tuyển Thiệm lúc đó đang cư trú tại Vũng Tàu. Từ đó cho đến nay đã không có dịp nào được gặp lại ông.

Tuy nhiên, khi định cư tại Mỹ (Thành phố Seattle, Tiểu bang Washington) tôi đã có dịp hội ngộ một thời gian cùng 3 người con trai của ông là Đức, Quang và Thảo sinh sống cùng thành phố với các con ông Nguyễn Văn Sở (ông Bốt) là Thức, Chính và Trang. Chúng tôi đã có những thời gian gặp gỡ và trò chuyện chung vui cùng nhau.
----------

From: Tony Thắng Đinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Sun 7/20/14 6:22 AM
To: Thức Đinh (dthuc@live.com)

Hello Thức;

Cầu nguyện cho Linh Hồn Giuse Ông Nguyễn Tuyển Thiệm (Giáo Xứ Duyên Lãng ở Long Giao, Long Khánh). Mới biết tin ông đã qua đời hôm July 10, 2014.

Hình ông Thiệm có trong bài Thắng viết về GX Duyên Lãng.

Best Regards/
Tony Thắng Đinh
First Texas Realty
Broker Associate.
Cell: 214-228-0223

Wednesday, July 16, 2014

LẦN TRANG KÝ ỨC - JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm

Mời qúy đồng hương và bạn đọc xem nguyên văn bài viết cùng hình ảnh "LẦN TRANG KÝ ỨC" của tác giả JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm mới gởi cho Blog KYDV tại Hình ảnh, Văn bản KYDV - Đinh Văn Diệm - "LẦN TRANG KÝ ỨC"

Bài viết khá dài, Blog KYDV xin trích đăng mấy vần thơ sau:

"...

Lần trang ký ức mỗi hôm mai 
Thức trắng đêm đêm để miệt mài
Nỗi nhớ quê xưa luôn ám ảnh
Biết bao giờ mới được nguôi ngoai ?!!

Saigon, đầu mùa mưa 7/2014 (tháng 6 Giáp Ngọ)
..."

Blog KYDV

Saturday, July 12, 2014

Du Lịch: Bảo vật vô giá trong ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh

Thứ tư, 8/1/14, 05:05 GMT+7
 
Xây dựng từ thế kỷ 17, chùa Bút Tháp vẫn lưu giữ nhiều tác phẩm tuyệt mỹ, đặc biệt là bảo tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
 
Không chỉ nổi tiếng về dân ca quan họ, Bắc Ninh còn là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cả nước với nhiều ngôi chùa cổ. Bên cạnh chùa Dâu, chùa Phật Tích…, chùa Bút Tháp là điểm dừng chân không thể thiếu trong hành trình du xuân đầu năm của nhiều Phật tử và du khách phương xa.
 
Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Từ Hà Nội, bạn có thể qua cầu Chương Dương và men theo đường đê sông Đuống hoặc đi thẳng hướng quốc lộ 5, đến ngã ba Sủi rẽ trái hơn 10 km là đến chùa Bút Tháp. Bằng không, bạn bắt xe buýt 204 xuống Xuân Lâm và đi xe ôm chừng 5 km nữa.
 
DSC-0232-JPG-7542-1389001289.jpg
Chùa Bút Tháp nhìn từ cổng vào. Ảnh: Kim Anh.
 
Theo con đường chạy xuyên qua cánh đồng lúa bạt ngàn, bạn sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp trầm mặc, trang nghiêm của ngôi chùa cổ. Lối dẫn vào chùa là con đường gạch đá rêu phong cùng hàng cau xanh mướt. Không gian thanh tịnh bao trùm khi ngay trước sân chính là hai cây đa rễ rủ như buông màn.
 
Không bước vào bằng cửa chính như những ngôi chùa khác, du khách đến viếng thăm chùa phải đi qua cánh cổng nhỏ vừa đủ một người qua ở phía hiên chùa. Tới đây, bạn sẽ nhận thấy hiếm có ngôi chùa cổ nào mà quy mô kiến trúc lớn và bề thế như chùa Bút Tháp.
 
Cụm kiến trúc trung tâm ở chùa Bút Tháp bao gồm 8 đơn nguyên chạy song hành được bố trí đăng đối trên một đường "thần đạo" và được bao bọc bởi hai dãy hành lang chạy suốt dọc chùa ở hai bên. Đó là tòa Tiền Đường, Thượng Điện, Cầu Đá, tòa Tích Thiện Am, Trung Đường, Phủ Thờ, tòa Hậu Đường và hàng tháp đá.
 
DSC-0266-JPG-7907-1389001290.jpg
Tượng La Hán thể hiện cảm xúc nội tâm, mang nặng ý tưởng Phật giáo. Ảnh: Kim Anh.

Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam, hướng truyền thống của người Việt. Đối với đạo Phật, hướng Nam là hướng của trí tuệ, của bát nhã. Với cách bố trí độc đáo, chặt chẽ và sinh động, cộng với sự kết hợp hài hòa các chất liệu gạch, gỗ, đá… du khách vãn cảnh chùa như được bước vào con đường tu đạo với một tâm hồn nhẹ bẫng.
 
Đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa, chùa vẫn giữ được những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ. Nổi bật là bức tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Tượng cao 2,35 m (tính từ đài sen đến đỉnh đầu tượng), có 11 đầu, 42 cánh tay lớn và hơn 900 cánh tay nhỏ. Một trong những vẻ đẹp riêng của pho tượng là các cánh tay lớn hoàn toàn trong tư thế tự do thanh thoát với những động tác mềm mại. Những cánh tay tỏa ra sau lưng như vầng hào quang rộng mở, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt.
 
Tượng tọa trên đài sen do một con rồng nhô lên từ mặt nước đội lấy. Phía trên đầu là các pho tượng Phật ngồi cao dần, và trên cùng là Phật A Di Đà, Đức Phật của cõi Tây Phương cực lạc. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc.
 
phathoc-7024-1389001290.jpg
Tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Ảnh: phatgiao.vn
 
Hai kiệt tác điêu khắc khác nữa làm thành bộ ba tác phẩm danh bất hư truyền là tượng Tây Thiên Đông Độ Việt Nam lịch đại Tổ sư và tượng Thị Kính. Ngoài ra, trong chùa có hơn 70 pho tượng gỗ được tạc trong tư thế quỳ, đứng, ngồi với nét mặt thành kính trông rất sinh động như pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ..., còn tượng La Hán lại thể hiện cảm xúc nội tâm, mang nặng ý tưởng Phật giáo.
 
Đến phủ thờ nằm sau Phật điện, trong ngôi nhà 5 gian đặt hai pho tượng quý, tạc chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê) đầu đội vương miện nhưng khoác áo tu hành, và công chúa Ngọc Duyên. Từ thượng điện, đi qua một chiếc cầu đá có 3 nhịp uốn cong, bạn sẽ bắt gặp cây Cửu Phẩm Liên Hoa trong Tích Thiện am. Đây là một tháp bằng gỗ 9 tầng, 8 mặt, có thể quay tròn quanh một trục, có gắn tượng Phật và chạm những cảnh dân gian hay lấy đề tài trong Phật thoại.
 
Còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn trong ngôi chùa cổ này đang chờ bạn khám phá, nhất là mùa lễ hội du xuân 2014 đang đến gần.
 
Vy An
 
Source VnExpress

Saturday, July 5, 2014

MƯỜI LĂM NĂM ẤY BIẾT BAO NHIÊU TÌNH (Tập 1 & 2)‏ - JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm

Thưa quý đồng hương cùng bạn đọc
 
Blog KYDV mới nhận được 2 bút ký của ông Đinh Văn Diệm với tựa đề "MƯỜI LĂM NĂM ẤY BIẾT BAO NHIÊU TÌNH".
 
Hai bút ký khá dài qúy vị có thể xem nguyên văn cùng hình ảnh tại:
 
 
Dưới đây là trích đoạn Email của ông Đinh Văn Diệm gởi đồng hương. Email cũng thông báo về Lễ mở tay của tân linh mục Bùi Ngọc Linh, tổ chức tại Gx An Hòa (Liên Khương) vào ngày 12/7/2014 và Lễ Thành Hôn của anh Thành (con trai của chị Đinh Thị Nhan và là cháu ngoại của ông Đinh Công Khảo và bà Đinh Thị Muối).
 
Hôn lễ được tổ chức vào ngày 5/7/2014 tại Giáo xứ Bùi Phát, P.12, Quận 3, TP Hồ Chí Minh - Việt Nam.

Blog KYDV xin gửi lời chúc mừng và chung vui cùng quý đồng hương và thân hữu.
 
Blog KYDV
----------
 
From: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com
Sent: Fri 7/04/14 7:35 AM
To: Tuyen Dinh (
tuyend@yahoo.com); Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)
 
Cháu Thắng,
 
Cậu đã hỏi bác Tòng v/v cháu nhờ, bác cho biết: Bác có nhờ cháu Xuân (con bác Tân) đánh máy và gửi bài của bác sang cho cháu. Cháu Xuân đã nói là gửi rồi. Cậu có nhắc bác Tòng bảo cháu Xuân cứ gửi tiếp thêm lần nữa cho chắc ăn. Cháu chờ thử xem.
 
Kỳ này, cháu Nhan con bác Khảo (ở Bùi Phát) cưới con trai (tên Thành) vào ngày mai (5/7/2014), bác Tòng khá bận. Cậu cũng được mời, đồng thời cũng mới nhận được thiệp mời dự lễ mở tay của tân linh mục Bùi Ngọc Linh, tổ chức tại Gx An Hòa (Liên Khương) vào ngày 12/7/2014. Xa quá, sức khỏe cậu kém lắm, chắc không tham dự được.
 
Trao đổi với bác Tòng về những hồi ức quê hương, cậu cũng bồi hồi cảm xúc, tập hợp một số bài viết (cả thơ và văn) vào một tập mang tên “MƯỜI LĂM NĂM ẤY BIẾT BAO NHIÊU TÌNH”. Tên tập bút ký này lấy tứ một câu thơ của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều), rất phù hợp với tâm trạng cậu hiện nay. Cậu gửi cho bác Tuyên, bác Bảo, cháu Thức và Thắng để cùng chia sẻ.
 
Cậu Diệm