Tuesday, March 25, 2014
Saturday, March 22, 2014
Viếng Thăm Giáo Họ Đồng Tâm - Đinh Văn Thắng (Tony).
Viếng Thăm Giáo Họ Đồng Tâm.
Giờ đây, tôi xin đưa Qúy đồng hương đi xa hơn Sài Gòn để thăm bà con họ hàng thuộc gốc Dũng Vy. Tôi có nhắc tới trong bài lần trước là có một số Họ Hàng gốc Dũng Vy đã rời Phươc Lý vào đầu hay giữa thập niên 1990. Lúc bấy giờ đất đai ở Phước Lý không còn mầu mỡ như trước nữa, vả lại ruộng đất đã bị cấp Lãnh đạo Quốc Gia (Nhà Nước) tịch thu của dân chúng qúa nhiều, dân càng ngày càng đói kém, chẳng khá hơn cho dân Dũng Vy nói riêng và dân Phước Lý nói chung. Do đó, một số gia đình ở gần quanh làng Dũng Vy cùng ba gia đình trong làng Dũng Vy đi lên “vùng xâu - vùng xa” tái định cư. Bây giờ gọi là Thị xã Đồng Xoài. Trong ba gia đình này có gia đình anh Đinh Văn Hồng (con ông Đinh Văn Chẩn), gia đình anh Nguyễn Văn Quang (cháu đích tôn ông Nguyễn Văn Giáp), và gia đình ông Nguyễn Văn Đa (con trai út ông Nguyễn Văn Giáp).
Gia đình anh Nguyễn Văn Đa thì ở cách đó không xa, nhưng gia đình anh Đinh Văn Hồng và Nguyễn Văn Quang thì thuộc Giáo Họ Đồng Tâm từ ngày sơ khai lập ấp. Theo tôi được biết, từ năm 1991 cho đến năm 2003, họ đã cố gắng không ngừng để xin phép xây cất nhà thờ, mãi tới năm 2003, Chính quyền địa phương đã cho phép họ xây đắp được một ngôi Nhà Thờ. Tôi phải khen ngợi lòng kiên trì và đức tin của họ. Họ làm nghề nông, cho nên lợi tức (thu nhập) rất hạn hẹp, nhưng họ đã cố gắng chắt chiu và đi quyên góp từng đồng nhỏ đến đồng to để bồi đắp từng viên gạch xây nhà Chúa.
Vào đầu năm 2007, anh Đinh Văn Hồng cớ gửi thư thỉnh cầu cho tôi để quyên tiền xây dựng nhà Thờ Đồng Tâm. Sau khi đọc thư anh, tôi rất cảm phục những việc của giáo dân làm, cho nên tôi đã cố gắng giúp anh Hồng kêu gọi tất cả những bạn bè Mỹ-Việt và họ hàng Dũng Vy ở hải ngoại. Tôi đã quyên góp từng Đô la nhỏ đến Đô la lớn ($10 đến $1000, trong danh sách Ân Nhân ghi rõ ràng). Nhờ ơn Chúa thương, công việc của tôi và anh Hồng làm đã thành công, tuy số tiền không lớn, nhưng tất cả chúng tôi đã “Đồng Tâm” hiệp lực để xây dựng nhà Chúa. Câu chuyện này qúa lâu rồi, cho nên tôi không tiện nhắc lại, nhưng khi tôi xuất hiện nhà anh Hồng, sau khi chào hỏi, anh chị Hồng-Bình có nhắc và đưa lại cho tôi cái tờ copy giấy Biên Nhận do Cha Quản Hạt chứng nhận và ký tên năm 2007. Tiện đây tôi sẽ đăng trên blog KYDV để công khai hóa. Các văn bản sẽ được đính kèm, nhưng dưới đây là bản viết tay do Cha Quản Hạt Lê Trần Bảo trao lại cho gia đình anh Hồng làm hồ sơ lưu.
Năm nay (2014), Tôi có ghé thăm và chụp mấy tấm hình với anh Hồng ở trước cửa nhà thờ. Hai anh em rất mừng rỡ khi gặp lại nhau. Tôi cùng hai anh em Tuấn-Khải, Thanh-Minh-Hiếu và một người bạn Ngọc Anh (bạn của Tuấn), Quang và gia đình anh Hồng đã có dịp trà-tửu no say trong ngày hội ngộ mừng Xuân 2014. Tất cả chúng tôi đều ôn lại qúa khứ vui-khổ từ nhở đến lớn. Trước năm 1975, anh Hồng đã từng ở trong xóm Ông Tạ với gia đình tôi, cho nên cũng khá nhiều kỷ niệm. Như tôi đã nói lần trước, chúng tôi biết nhau từ nhỏ và đi lại nhau rất thân, cho nên rất nhiều chuyện để nói. Trà tửu nhà anh Hồng xong, chúng tôi lại ghé nhà anh Quang để chung vui riêng với gia đình anh Quang. Chuyện trò tíu-tít không ngừng, cứ ly đầy rồi lại đầy ly…! Thật là thú vị cho ngày xuân, nhất là ngày hội ngộ của chúng tôi. Tôi không thể nào quên được những giây phút đó. Những hình ảnh này sẽ mãi bên tôi…! Tôi đã liên tưởng đến cuối năm 2007, cũng bằng đó họ hàng cùng nhau nâng ly, rồi lại cạn ly. Sau đây xin mời qúy đồng hương cùng xem những hình ảnh dưới đây để cùng chung vui với những họ hàng thân quen (một số hình ảnh có chen lẫn vào hình chụp tháng 12 năm 2007):
Kính chúc qúy đồng hương và họ hàng nội ngoại xa gần sức khỏe dồi dào và tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống. Xin hẹn lại Qúy Đọc Giả, Qúy Đồng Hương vào bài phóng sự tới.
Thân ái.
Đinh Văn Thắng (Tony).
Dallas, Texas ngày 18 tháng 3, năm 2014.
Tái Bút:
Xin chân thành cám ơn Blog KYDY đã cho tôi cơ hội để viết lại phóng sự, và cảm tạ qúy đọc giả, qúy đồng hương Blog KYDV đã đón xem và đọc bài. Vì không phải viết báo chuyên nghiệp, xin qúy đọc giả niệm tình tha thứ nếu có những hiểu lầm hoặc sai xót.
*Đính kèm Biên nhận Đồng Tâm (PDF file, xem tại Hình ảnh - Văn bản KYDV):
- Thư Thỉnh Cầu (English and Vietnamese).
- Thư Nhận Tiền (English and Vietnamese).
- Thư Cảm Ơn của anh Hồng và Cha.
- Danh Sách Ân Nhân.
----------
Ghi chú của Blog KYDV:
Quý vị cũng có thể xem bài viết này tại Hình ảnh - Văn bản KYDV - Đinh Văn Thắng
Phần phụ chú:
Website Giáo phận Ban Mê Thuột (Giáo xứ Đồng Xoài)
Giờ đây, tôi xin đưa Qúy đồng hương đi xa hơn Sài Gòn để thăm bà con họ hàng thuộc gốc Dũng Vy. Tôi có nhắc tới trong bài lần trước là có một số Họ Hàng gốc Dũng Vy đã rời Phươc Lý vào đầu hay giữa thập niên 1990. Lúc bấy giờ đất đai ở Phước Lý không còn mầu mỡ như trước nữa, vả lại ruộng đất đã bị cấp Lãnh đạo Quốc Gia (Nhà Nước) tịch thu của dân chúng qúa nhiều, dân càng ngày càng đói kém, chẳng khá hơn cho dân Dũng Vy nói riêng và dân Phước Lý nói chung. Do đó, một số gia đình ở gần quanh làng Dũng Vy cùng ba gia đình trong làng Dũng Vy đi lên “vùng xâu - vùng xa” tái định cư. Bây giờ gọi là Thị xã Đồng Xoài. Trong ba gia đình này có gia đình anh Đinh Văn Hồng (con ông Đinh Văn Chẩn), gia đình anh Nguyễn Văn Quang (cháu đích tôn ông Nguyễn Văn Giáp), và gia đình ông Nguyễn Văn Đa (con trai út ông Nguyễn Văn Giáp).
Từ trái qua phải: Vợ chồng anh Hồng (Chị Bình và anh Hồng).
Chú thích: Chị Bình là con Ông Chức. Ông Chức là em út của ông Giáp, ông Hoài và ông Cử.
Gia đình anh Nguyễn Văn Đa thì ở cách đó không xa, nhưng gia đình anh Đinh Văn Hồng và Nguyễn Văn Quang thì thuộc Giáo Họ Đồng Tâm từ ngày sơ khai lập ấp. Theo tôi được biết, từ năm 1991 cho đến năm 2003, họ đã cố gắng không ngừng để xin phép xây cất nhà thờ, mãi tới năm 2003, Chính quyền địa phương đã cho phép họ xây đắp được một ngôi Nhà Thờ. Tôi phải khen ngợi lòng kiên trì và đức tin của họ. Họ làm nghề nông, cho nên lợi tức (thu nhập) rất hạn hẹp, nhưng họ đã cố gắng chắt chiu và đi quyên góp từng đồng nhỏ đến đồng to để bồi đắp từng viên gạch xây nhà Chúa.
Từ trái qua phải: Đinh Văn Hồng, Đinh Văn Thắng, hình chụp tháng 12-2007.
Từ trái qua phải: Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Đa. (Ông Đa và Ông Cuông là con Cô-Cậu), 2007.
Từ trái qua phải: Nguyễn Ngọc Minh, B.S Tuấn, Nguyễn Văn Đa (năm 2007).
Vào đầu năm 2007, anh Đinh Văn Hồng cớ gửi thư thỉnh cầu cho tôi để quyên tiền xây dựng nhà Thờ Đồng Tâm. Sau khi đọc thư anh, tôi rất cảm phục những việc của giáo dân làm, cho nên tôi đã cố gắng giúp anh Hồng kêu gọi tất cả những bạn bè Mỹ-Việt và họ hàng Dũng Vy ở hải ngoại. Tôi đã quyên góp từng Đô la nhỏ đến Đô la lớn ($10 đến $1000, trong danh sách Ân Nhân ghi rõ ràng). Nhờ ơn Chúa thương, công việc của tôi và anh Hồng làm đã thành công, tuy số tiền không lớn, nhưng tất cả chúng tôi đã “Đồng Tâm” hiệp lực để xây dựng nhà Chúa. Câu chuyện này qúa lâu rồi, cho nên tôi không tiện nhắc lại, nhưng khi tôi xuất hiện nhà anh Hồng, sau khi chào hỏi, anh chị Hồng-Bình có nhắc và đưa lại cho tôi cái tờ copy giấy Biên Nhận do Cha Quản Hạt chứng nhận và ký tên năm 2007. Tiện đây tôi sẽ đăng trên blog KYDV để công khai hóa. Các văn bản sẽ được đính kèm, nhưng dưới đây là bản viết tay do Cha Quản Hạt Lê Trần Bảo trao lại cho gia đình anh Hồng làm hồ sơ lưu.
Giấy biên nhận thâu tiền.
Năm nay (2014), Tôi có ghé thăm và chụp mấy tấm hình với anh Hồng ở trước cửa nhà thờ. Hai anh em rất mừng rỡ khi gặp lại nhau. Tôi cùng hai anh em Tuấn-Khải, Thanh-Minh-Hiếu và một người bạn Ngọc Anh (bạn của Tuấn), Quang và gia đình anh Hồng đã có dịp trà-tửu no say trong ngày hội ngộ mừng Xuân 2014. Tất cả chúng tôi đều ôn lại qúa khứ vui-khổ từ nhở đến lớn. Trước năm 1975, anh Hồng đã từng ở trong xóm Ông Tạ với gia đình tôi, cho nên cũng khá nhiều kỷ niệm. Như tôi đã nói lần trước, chúng tôi biết nhau từ nhỏ và đi lại nhau rất thân, cho nên rất nhiều chuyện để nói. Trà tửu nhà anh Hồng xong, chúng tôi lại ghé nhà anh Quang để chung vui riêng với gia đình anh Quang. Chuyện trò tíu-tít không ngừng, cứ ly đầy rồi lại đầy ly…! Thật là thú vị cho ngày xuân, nhất là ngày hội ngộ của chúng tôi. Tôi không thể nào quên được những giây phút đó. Những hình ảnh này sẽ mãi bên tôi…! Tôi đã liên tưởng đến cuối năm 2007, cũng bằng đó họ hàng cùng nhau nâng ly, rồi lại cạn ly. Sau đây xin mời qúy đồng hương cùng xem những hình ảnh dưới đây để cùng chung vui với những họ hàng thân quen (một số hình ảnh có chen lẫn vào hình chụp tháng 12 năm 2007):
Gia đình anh Nguyễn Văn Quang và Thắng.
Vui nhộn tại gia đình anh Nguyễn Văn Quang (2014).
Kính chúc qúy đồng hương và họ hàng nội ngoại xa gần sức khỏe dồi dào và tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống. Xin hẹn lại Qúy Đọc Giả, Qúy Đồng Hương vào bài phóng sự tới.
Thân ái.
Đinh Văn Thắng (Tony).
Dallas, Texas ngày 18 tháng 3, năm 2014.
Tứ trái qua phải: Anh Hồng, Bác Chẩn gái (năm 2014, bà 95 tuổi), Thắng. Hình này chụp 12- 2007.
Tứ trái qua phải: Thắng, và vợ chồng Anh Hồng.
Tái Bút:
Xin chân thành cám ơn Blog KYDY đã cho tôi cơ hội để viết lại phóng sự, và cảm tạ qúy đọc giả, qúy đồng hương Blog KYDV đã đón xem và đọc bài. Vì không phải viết báo chuyên nghiệp, xin qúy đọc giả niệm tình tha thứ nếu có những hiểu lầm hoặc sai xót.
*Đính kèm Biên nhận Đồng Tâm (PDF file, xem tại Hình ảnh - Văn bản KYDV):
- Thư Thỉnh Cầu (English and Vietnamese).
- Thư Nhận Tiền (English and Vietnamese).
- Thư Cảm Ơn của anh Hồng và Cha.
- Danh Sách Ân Nhân.
----------
Ghi chú của Blog KYDV:
Quý vị cũng có thể xem bài viết này tại Hình ảnh - Văn bản KYDV - Đinh Văn Thắng
Phần phụ chú:
Website Giáo phận Ban Mê Thuột (Giáo xứ Đồng Xoài)
Thursday, March 20, 2014
Hội làng Kinh Bắc
Thứ hai, 17/02/2014 - 16:12
Hội làng Kinh Bắc
Nếu coi Bắc Ninh là một bức tranh văn hóa đặc sắc, đậm đà với những lễ hội truyền thống đặc trưng, phong phú thì “hội làng” của những vùng quê Kinh Bắc chính là những nét chấm phá thú vị khiến cho bức tranh ấy trở nên sống động, tuyệt vời hơn.
Hội làng tuy giản dị nhưng mang nhiều ý nghĩa trong lòng mỗi người
Hội làng (có nơi gọi là đình đám) như một cái lệ của mỗi vùng quê. Đây là dịp để những người con xa xứ về quê, có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Bởi thế dù bận đến mấy, mỗi người đều thu xếp tham dự hội làng mình và coi đó như một niềm tự hào được trở về với nguồn cội. Người ta dẫu có lỗi hẹn với những lễ hội lớn trên khắp mọi miền nhưng chẳng mấy ai quên được cái “ đình đám” của làng mình, bởi ở đó có những nét văn hóa riêng, mang những giá trị tinh thần lớn lao.
Bà Nguyễn Thị Thiện (thị trấn Hồ - Thuận Thành) bộc bạch: “Dù cả gia đình đã định cư ở Hà Nội từ lâu, nhưng mỗi năm đến hội làng, tôi lại đưa con cháu về quê từ rất sớm để tham gia hội, để được gặp mặt đông đủ họ hàng làng xóm, các con, các cháu biết đến gốc gác tổ tiên”.
Hội làng xứ Kinh Bắc thường được tổ chức vào mùa Xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan. Nguồn gốc của ngày hội làng trong mỗi địa phương thường khác nhau. Mỗi làng đều có một vị thành hoàng thờ người có công trong việc khai hoang, mở đất, anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Những người đó bao giờ cũng được "thánh hóa" trong tâm trí của người dân. Nhân dân tin tưởng những vị thần ấy không chỉ phù hộ cho họ vượt qua những khó khăn, phong ba của đời sống. Chính sự "thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến. Hội làng trở thành dịp để liên kết văn hóa tâm linh của mỗi người với vị thần của làng mình.
Hội làng là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi dân gian. Đình làng là nơi tổ chức các lễ hội, nơi nào hội nhỏ có thể diễn ra trong một ngày, nếu hội lớn có thể diễn ra trong vài ngày.
Lễ hội bao giờ cũng có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần quan trọng biểu thị nhu cầu tâm linh rất lớn, bao gồm các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương với các phong thái hết sức chỉn chu và trang trọng, biểu đạt lòng thành kính của mỗi người dân trước vị thành hoàng của làng mình. Ngày chính hội tổ chức lễ tế và lễ rước kiệu thánh thì mỗi người đều dừng hết các công việc thường ngày để tập trung ở đình xem nghi thức này.
Phần hội sôi nổi với các hoạt động vui chơi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đó có thể là những cuộc thi: ví như thi hát quan họ ở hội làng Diềm - TP Bắc Ninh; thi dệt cửi ở Nội Duệ (Tiên Du); hội Chém lợn ở Ném Thượng (Khắc Niệm), thi Kéo co ở Hữu Chấp (Hòa Long, thành phố Bắc Ninh); trình diễn hoặc đóng những vở kịch, vở chèo ngắn nói về công ơn của các vị thành hoàng làng. Bên cạnh đó, hội làng miền Kinh Bắc còn đặc sắc bởi luôn hiện hữu của các trò chơi dân gian như: đu quay, đấu vật; kéo co, thi chạy, chọi gà…diễn ra trong một không gian rộng lớn, người chơi không kể là trai gái, giàu nghèo, chỉ cần muốn đều có thể tham gia.
Hội làng trở thành một buổi sinh hoạt, giao lưu văn hóa tập thể. Trong các sinh hoạt chung ấy, mọi người đều tham gia nhiệt tình như một cách để hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả, không kể sang hèn. Ở hội làng toát lên một khung cảnh nhộn nhịp, đông đúc nhưng không xô đẩy, không tranh giành, chỉ có những nụ cười rộn ràng, những những lời hỏi thăm giao lưu và một lòng hướng về truyền thống văn hóa của quê hương, dân tộc.
Nguyễn Hoa
Source Bac Ninh
Tuesday, March 18, 2014
Viếng thăm họ hàng trong Sài Gòn - Đinh Văn Thắng (Tony).
Viếng thăm họ hàng trong Sài Gòn
Để tiếp theo thăm họ hàng khu Ông Tạ kỳ trước, tôi có nhờ Anh Ất chở đi thăm những người gần trong khu Ông Tạ. Vì thời gian có hạn, tôi không thể thăm tất cả mọi người trong Sài Gòn được. Trong Sài Gòn mình có rất nhiều người thuộc gốc Dũng Vy như mấy anh em con ông Nguyễn Tuyển Phổ (Vinh và Hùng), gia đình Bác Lễ (ông Đinh Văn Nhạc), Ông Thuật, Ông Cam, Chú Phen, Chú Oánh (Đinh Văn Bô), một số bà con khác ở Gò Vấp, Cô Đôn (mẹ của Cha Đinh Quốc Trụ), vân vân. Tôi đành lại phải hẹn kỳ tới tôi về thăm VN, sẽ cố gắng đi thăm họ hàng.
Anh Ất đã đưa tôi đến thăm những người gần nhất khu Ông Tạ (ngoài khu GX Bùi Phát) là khu gần cầu Trương Minh Giảng, khu vực này có gia đình Bác Tòng, gia đình Dì Đinh Thị Lộc (con ông Quản Sủng), gia đình Cậu Đinh Văn Trung (con ông Quản Sủng). Anh Ất chở đến trước cửa nhà Bác Tòng rồi mà tôi vẫn không nhận ra, khu vực này đã thay đổi hoàn toàn. Lần cuối cùng tôi có ghé thăm nhà Dì Hoà là năm 1991 hay 1992 cùng với anh Đinh Kim Nghị (anh Lũy) vào lần đầu tiên tôi về thăm VN. Trước năm 1975, tôi có ghé thăm khu vực này mỗi lần Tết đến, và nhiều lần đến nhà Bác Ly (Đinh Văn Quảng) vì tôi chơi thân với anh Đinh Thanh Phước (con trai Bác Quảng). Mỗi lần Tết đến, Bố tôi ghé thăm Bà Quản Sủng trước hết, sau đó đến thăm Bác Quảng và Dì Lộc, còn Dì Tại, Dì Hòa, tôi lại không nhớ rõ mấy, và nhà Bác Tòng nữa, tôi thật sự không nhớ rõ. Bây giờ khu vực này đã đẹp qúa, hẻm nhà Bác Ly đã trở thành đường chính, xe cộ nối đuôi nhau liên tiếp, tôi thấy đẹp hơn cả khu Ông Tạ nữa. Khi đến nhà Bác Tòng, anh Ất vội cất tiếng la to từ ngoài cửa: “Ông Tòng ơi, có Cậu Thắng qua chơi nè...!” Bác Tòng đang ở trên lầu đáp giọng: “Có tôi đây, xuống liền...” Bác Tòng vồn vã chạy tới bắt tay anh Ất và tôi, bác liền hỏi: “Cháu về hồi nào vậy? gọi bằng Bác nhé.” Theo tôi hiểu, sở dĩ Bác nhấn mạnh chuyện này là vì tôi cũng có họ hai bên với Bác Tòng, bên họ Mẹ gần hơn, cho nên phải gọi bằng Bác Tòng, còn theo họ Bố thì gọi bằng Chú Tòng.
Bác Tòng bắt tay tôi và nói: “May qúa, nếu cháu đến muộn tí nữa là Bác đi mất rồi, thật là may qúa”. Bác đã dẫn giải cho tôi: “Bác đang đợi Bác Tân (chồng Bác Hoàng, em rể Chú Cuông) đến rồi đi công chuyện”. Thế nhưng Bác Tân có trục trặc, cho nên Bác đang chờ thêm chút nữa để hai người đi chung.
Từ trái qua phải: Bác Tân, anh Ất, Bác Tòng.
Đúng y như lời Bác Tòng nói, chỉ có năm phút sau là Bác Tân xuất hiện. Bác Tòng hỏi thăm liên tiếp về họ hang ở bên Hoa Kỳ, Bác Tòng cũng nhắc tới Quê Mẹ Dũng Vy, Bác nói là Bác mới đi thăm Dũng Vy, Bác kể lại những công trình trùng tu của năm 2013 như Tượng Đài Thánh Giuse, khuôn viên Nhà Thờ và Vườn Thánh Dũng Vy. Bác ca ngợi về những công trình này rất nhiều, và Bác Tòng cũng ca ngợi về những đóng góp của bà con ở hải ngoại thuộc gốc Dũng Vy cũng như những đóng góp của dân làng trong nước. Bác Tòng cũng đã về “Quê Mẹ” vài lần rồi, Bác nhớ rất rõ Dũng Vy trước năm 1954 và hiện tại. Bác Tòng cũng viết khá nhiều sách vở và nhiều tập thơ nói về Dũng Vy và Bắc Ninth. Bác Tòng cũng đóng góp khá nhiều về tài liệu Dũng Vy cho con cháu như ấn loát Kỷ Yếu Dũng Vy 1&2, Dũng Vy Quê Tôi, và gia phả Họ Đinh. Bác Tòng có in ấn một cuốn gia phả họ Đinh cho nhiều ngành (tức là viết rộng hơn cuốn Đinh Tộc Thế Phổ của Đinh Văn Diệm tái thực hiện năm 2013). Bác Tòng có tính tình rất nghệ sỹ và thích làm thơ. Gần đây nhất, Bác Tòng có in Tuyển Tập Thơ “Ân Tình Mẹ Cha”.
Sau đây, xin được mượn lời thơ mở đầu của tuyển tập thơ này để gìới thiệu đến đến Qúy Đồng Hương:
Trăn Trở.
Tương Giang
Tương Giang
Đêm trường giấc ngủ không ngon.
Miên man trăn trở:“Đứa con tinh thần”
Ân tình hai bậc song thân
Đáp đền dưỡng dục, vơi phần nhớ thương
Sách chưa in, dạ vấn vương...!
Ấn in hoàn tất đêm trường ngủ ngon.
Miên man trăn trở:“Đứa con tinh thần”
Ân tình hai bậc song thân
Đáp đền dưỡng dục, vơi phần nhớ thương
Sách chưa in, dạ vấn vương...!
Ấn in hoàn tất đêm trường ngủ ngon.
Trong tuyển tập thơ này, Bác cũng trích một số bài thơ từ trong tập Kỷ Yếu Dũng Vy 1&2, Dũng Vy Quê Tôi. Bác đã tặng anh Ất và tôi 4 cuốn sách (hình trên có 4 cuốn sách nằm trên bàn), trong đó có cuốn “Ân Tình Mẹ Cha” và Gia Phả Họ Đinh. Đặc biệt một số bài thơ có kèm theo hình tác giả, chẳng hạn như Chú Đinh Văn Bảo (Bảo nhà ông Hội Nho), Đinh Văn Diệm, Ông Đinh Sửu, ông Đích, Ông Đường, vân vân… Sau đó Bác dẫn tôi qua nhà Chú Hoàn (chồng Dì Lộc), Chú Hoàn ở ngay cạnh nhà Bác Tòng. Rất tiếc Chú không có nhà, có cô em chạy ra cổng đón tiếp, hình như cô em này tên Thoa, tôi không nhớ rõ lắm. Tôi có trò chuyện đôi ba câu và hỏi thăm cô em này, rồi nói là khi khác anh trở lại gặp Chú Hoàn và cả nhà. Sau đó anh Ất định đưa tôi qua nhà Cậu con trai ông Quản Sủng (trước 1975 là nhà của Bác Ly nếu tôi không lầm), nhưng thật không may cho tôi, bất ngờ tôi có điện thoại cần phải về nhà gấp, cho nên không ghé thăm Cậu Trung được. Từ đó, tôi bận chuyện này qua chuyện khác, chẳng trở lại được khu Trương Minh Giảng nữa. Sau đó một tuần, Bác Tòng có mời tôi lên nhà Bác ăn cơm tối với gia đình Bác, nhưng tôi đã từ chối Bác vì thời gian không cho phép. Thế là tôi chẳng có dịp thăm gia đình Chú Hoàn, và Cậu Trung nữa. Thật tiếc thay…! Đành phải đợi lần tới về VN sẽ ghé qua Bác chơi và nhờ Bác đưa đi thăm mấy gia đình họ hàng quanh khu Trương Minh Giảng.
Vợ chồng Bác Đinh Quang Tòng.
Thực hiện: Đinh Quang Tòng, 08-2007.
Bài tới tôi sẽ kể tiếp những gia đình ở Giáo họ Đồng Tâm, Giáo phận Buôn Mê Thuật, Thị xã Đồng Xoài. Tôi xin tạm dừng bút nơi đây, và sẽ thuật lại chuyện đi thăm những gia đình ở Đồng Xoài trong bài kế tiếp.
Kính chúc qúy đồng hương và họ hàng nội ngoại xa gần sức khỏe dồi dào và tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Thân ái.
Đinh Văn Thắng (Tony).
Dallas, Texas ngày 16 tháng 3, năm 2014.
Subscribe to:
Posts (Atom)