Friday, October 4, 2013

Lịch sử Bắc Ninh - Wikipedia

Thành Bắc Ninh 1 trong 4 thành trong Thăng Long tứ trấn
 
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam.

Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm.[8] Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du.

Thời kỳ nước Văn Lang, nước ta được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô Quyền, Giao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên.

Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).

Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).

Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay).

Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ nước ta. Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 04 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.

Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.[9].

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 06 tháng 11 năm 1996).[10]

Source Lịch sử Bắc Ninh - Wikipedia

Thursday, October 3, 2013

Hình ảnh xưa (1884-1885 Dr. Hocquard Collections)



Một số hình ảnh Bắc Ninh thời xưa. Xem tại trang nguồn với chú thích (Tiếng Pháp) Fotki

Wednesday, October 2, 2013

Quan Họ Bắc Ninh folk songs



unesco
Uploaded on Sep 25, 2009
          
UNESCO: Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity - 2009
URL: http://www.unesco.org/culture/ich/RL/...

Description: In the provinces of Bắc Ninh and Bắc Giang in northern Viet Nam, many of the villages are twinned, reinforcing their relationship through social customs such as Quan họ Bắc Ninh folk songs. The songs are performed as alternating verses between two women from one village who sing in harmony, and two men from another village who respond with similar melodies, but with different lyrics. The women traditionally wear distinctive large round hats and scarves; the mens costumes include turbans, umbrellas and tunics. The more than 400 song lyrics, sung with 213 different melody variations, express peoples emotional states of longing and sadness upon separation, and the happiness of the meeting of lovers, but custom forbids marrying a singing partner. Quan họ singing is common at rituals, festivals, competitions and informal gatherings, where guests will perform a variety of verses for their hosts before singing farewell. Younger musicians of both sexes may practice the four singing techniques restrained, resonant, ringing and staccato at parties organized around singing. Quan họ songs express the spirit, philosophy and local identity of the communities in this region, and help forge social bonds within and between villages that share a cherished cultural practice.

Country(ies): Viet Nam
© 2008 Vietnam Institute of Culture and Arts Studies

Góp ý kiến thêm về Gia phả‏ họ Đinh‏ - Đinh Văn Tuyên

From:Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Sent:Tue 10/01/13 8:22 PM
To: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Cc: Thuc Dinh (dthuc@live.com); Tony Thang (todi_1999@yahoo.com)
 
Chào Chú Diệm, Cháu Thức, Cháu Thắng,

Chú rất đồng ý với đóng góp của Cháu Thức, như vậy cứ bổ sung dần dần chúng ta sẽ có một bản 'Gia Phả HỌ ĐINH' đầy đủ chính xác hơn.

- Cháu cho biết chi tiết về tên tuổi của nhà cháu rất tốt (tên gọi và tên khai sanh khác nhau).

- Ngày xưa hay đổi tên là thường, tên gọi ở nhà hàng ngày thường khác với tên trong khai sanh.

Chính vì thế khi nói tên khai sanh, nhiều người không biết là ai, trừ người thân thuộc.

- Cũng như Chú Diệm nói chú ghi sai tên của mẹ Cháu Thức (Nguyễn Thị Chắt) Chú cũng đang thắc mắc, suy nghĩ không lẽ Bác Thơ Thành nhà mình lại đọc lộn tên con dâu của mình à ? Cho đến lúc Cháu Thức xác nhận tên mẹ mình trong giấy khai sanh là Nguyễn Thị Chắt nhưng tên gọi là Phan Thị Xin ! Đây là thay đổi cả họ và tên !

- Ngay như Chú tên ở làng gọi là Duân, tên khai sanh là Tuyên. Ngày xưa người ta kỵ đặt tên con cái trùng với người lớn tuổi trong họ hàng hoặc bà con gần, nên mới đặt thêm 1 tên gọi ở nhà cho tiện khỏi đụng chạm. Đặt tên con trùng tên người lớn là dễ bị chửi lắm. Vì thế khi nói tên Tuyên ở làng Dũng Vy không mấy người biết.

- Còn đối với người lớn, người ta thường gọi bằng tên người con cả (dù trai hay gái) chứ không gọi tên chính của người đó.

- Tôi rất đồng ý với Chú Diệm về "ý của Các Cụ" ghi tất cả tên con trai lên trên con gái. Con gái lấy chồng, con cái sanh ra đổi theo họ Chồng. Chúng ta đọc lại: Gia phả "họ ĐINH" ghi chép 4 đời. Thành ra thứ tự ghi con trai làm chuẩn trước để sanh ra họ ĐINH tiếp nối. Bên Mỹ này con gái lấy chồng cũng đổi họ theo họ chồng.

Còn Cháu Thắng họ hàng với Cậu Tuyên là bên mẹ (Phan Thị Yêm, chồng: Đinh Văn Đột) con của Cụ Đinh Thị Dốc (chồng: Phan Tự Đàm). Họ Đinh của Cháu Thắng thuộc một ngành Đinh khác. Giống như Anh Đinh Văn Quảng (vợ Đinh Thị Thỏ là con gái Ông Trưởng: 3.1_Con thứ 1: Đinh Văn Dâng + bà Phan Thị Tưới) thì 2 người là họ Đinh lấy nhau nhưng khác ngành.

Tạm dừng đây,
Chúc sức khỏe tất cả.

Tuyên Đinh

Góp ý kiến thêm về Gia phả‏ họ Đinh‏ - Đinh Văn Diệm

From:Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent:Tue 10/01/13 6:33 PM
To: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Cc: Tuyen Dinh Van (tuyend@yahoo.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
 
Các cháu Thắng,  Thức,
 
Trước đây (vào khoảng năm 1970-1971), ông Thơ Thành và ông Xếp, cùng với ông Quản Vụ lập một ban khôi phục lại Gia phả Dũng Vy. Sau đó, chỉ thực hiện được giới hạn trong phạm vi họ Đinh (2 ngành Đinh Văn và Đinh Sĩ). Ông Thơ Thành đi thu thập tài liệu, về hội ý với ô Xếp và ô Quản Vụ, thống nhất rồi giao cho cậu ghi chép lại. 
 
Ngay ở phần Khai Từ, các cụ đã khẳng định: Để tiện phân định theo ngành, chi, thì chỉ lấy con trai làm chuẩn (vẫn giữ họ Đinh), còn con gái sẽ lấy chồng sang họ khác thì thuộc gia phả của người chồng. Các cụ không trọng nam khinh nữ đâu. Cậu cũng có đặt vấn đề, nhưng các cụ đưa ra phả đồ: TIÊN TỔ -> CAO TỔ -> TẰNG TỔ -> TỔ -> KHẢO -> TỬ -> TÔN…, Cậu buộc lòng phải chấp hành, chỉ ghi nguyên văn những tài liệu đã được các cụ ghi chép và sửa chữa thống nhất. Mãi về sau, anh Huy – anh ruột của anh Đinh Văn Bảo – USA – cùng với các ông Trương Phóng (Đinh Văn Sầm), Đinh Văn Đỗ… có nối tiếp công việc, bao biện cả các họ. Công việc của anh Huy tuy có bao biện được nhiều họ, nhưng cũng còn nhiều thiếu sót.
 
Khi cậu giao bản gốc cho anh Tòng đem in thì anh Tòng có in kèm cả bản của anh Huy. Hôm vừa rồi, cậu yêu cầu anh Tòng đưa bản gốc (viết tay) thì anh Tòng nói đã thất lạc, chỉ còn lại bản in (104 trang). Đọc sơ qua bản in, thấy rất nhiều chỗ sai sót (có lẽ tại thợ đánh máy đánh sai, anh Tòng không duyệt lại). Các cụ vẫn nói “tam sao thất bổn” là vậy đó.
 
Cậu sẽ cố gắng hiệu đính lại, nhưng cũng chỉ giới hạn trong bản Gia phả anh Tuyên gửi hôm trước, bao gồm: 4 Chi theo vai vế Tổ -> Khảo -> Tử -> Tôn….: ĐINH VĂN TOÁT (chi ông Ổi, ô Thơ Thành…), ĐINH VĂN TOẠN (chi ô Trùm Đô), ĐINH VĂN TIẾN (chi ô Đạt, ô Nghênh), ĐINH VĂN BẠCH (chi ô Xếp). Có thêm 2 cụ bà là: ĐINH THỊ SÁNG, ĐINH THỊ YỂNG. Công việc bề bộn lắm, rất mệt (anh Tòng cũng yếu cả về sức khỏe lẫn tri thức, chẳng giúp được gì).
 
Các cháu yên tâm, những thắc mắc của các cháu cậu thấy là chính đáng, không có gì đáng quan ngại. Chờ một thời gian nữa, cậu sẽ gửi bản ĐINH TỘC THẾ PHỔ cho các cháu. Thắc mắc của Thắng về ông Lý Tịch (Đ.V. Oanh) sẽ được giải gỡ.
 
Thân mến,
Cậu Diệm