Tuesday, September 10, 2013

Linh mục đồng hương Đinh Quốc Trụ và thân quyến

LM Đinh Quốc Trụ cùng thân quyến tại Thánh Đường

Linh mục Đinh Quốc Trụ và Ông Bà Đinh Tất Cuông

Photos: Đinh Thức

Đồng hương kể về tác giả JM Lam Thy Đinh Văn Diệm


Dưới đây là trích đoạn Email của Thắng Đinh (Tony) kể về tác giả JM Lam Thy Đinh Văn Diệm.
 
From:Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent:Mon 9/09/13 9:53 AM
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Hello Thức;
 
Để chứng minh với mọi người đồng hương những gì Thắng tìm thấy bút hiệu Lam Thy trên web, JM Lam Thy đã nổi tiếng như thế nào? Hôm nay Thắng đã gom lại được một danh sách của những website đã posted bài của Cậu Diệm trên khắp Thế Giới, danh sách này là chưa kể 6 website mà Thức đã bỏ vào KYDV "giới thiệu tác giả JM Lam Thy", nhớ nhe. Tức là 6 website hôm nọ + thêm những website dưới đây. Từ Đại Chủng Viện đến Giáo Xứ khắp nơi, tếu nữa là họ chẳng biết JM Lam Thy là ai và đã ngộ nhận là Cha JM Lam Thy, chắc là Tác giả viết hay hơn cả Linh Mục nữa. Theo cá nhân Thắng, JM Lam Thy đã gây được tiếng vang khá lớn trong mạng lưới toàn cầu, xin đừng hiểu lầm là Thắng đang lau bóng tên tuổi của người nhà. Một Logic rất đơn giản, nếu bài viết không hay, chắc chắn là không có ai lấy đăng và đã/đang lấy làm tài liệu. Có những website tên tuổi ở Hải Ngoại như VietCatholic, và có những Đại Chủng Viện Phanxicô Vinh Thanh cũng lấy bài của JM Lam Thy ra giảng dạy.

Có gì thì Thức bổ túc những trang Web này cho lần trước, nhiều bài rất giá trị cho đời sống Đức Tin. Please post this information on KYDV whenever you can:
 
Thức ơi coi nè: Trong bài này tếu ghê,người này ngộ nhận JM Lam Thy là Linh Mục. Trong bài viết đề cập rằng:
 
Cha JM. Lam Thy, trong bài suy niệm: “AI LÀ THỢ GẶT”, cắt nghĩa rõ hơn: “Trước đó, Người đã sai 12 môn đệ đi giảng dạy (Lc 6, 12-15), và vì là 12 môn đệ đầu tiên chính thức được sai đi, nên các Thánh sử nêu tên đầy đủ; nhưng lần này là con số đông gấp 6 lần. Sự kiện này mang ý nghĩa gì? Điều này cho thấy ngay từ giai đoạn khởi đầu cho sứ vụ cứu độ nhân loại, Đức Giê-su Ki-tô đã trao sứ vụ cho tất cả những ai tin và đi theo Người, được Người coi là bạn hữu . “Anh em là Bạn Hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.” – Ga 15, 14. Như vậy là đã rõ, tất cả mọi Ki-tô hữu đều được coi là “thợ gặt” trên cánh đồng lúa chín Truyền Giáo”.
 
Cha JM. Lam Thy còn nói đến việc Hội Thánh qua các thời kỳ đã nhìn vai trò giáo dân rất thấp bé, mãi cho đến Công đồng Va-ti-ca-nô II (1962-1965), người giáo dân mới chính thức được công nhận có quyền và có bổn phận loan báo Tin Mừng, chia sẻ Lời Chúa.
Thức ơi coi nè: Trong đây đại đa số là Linh Mục viết, nhưng bài 19, họ lấy bài của JM Lam Thy  Hiếu khách (JM. Lam Thy ĐVD.) làm tài liệu.
 
Thức ơi, trong bài này rất hay có bài viết thêm một bài Thơ HOA LÒNG DÂNG MẸ
 
 ĐẠi Chủng Viện Phanxicô Vinh Thanh cũng đăng bài của JM Lam Thy.
 
Coi nè, chẳng biết GX Trung Nghĩa này ở đâu nữa. GX to hay nhỏ chẳng rõ nữa.

Giáo Phận Cần Thơ.
 
GX Đa Minh Ba Chuông.
 
Còn nhiều nữa, nhưng Thắng thấy như vậy qúa đủ cho mọi người thấy cây bút JM Lam Thy ĐVD của người gốc Dũng Vy. Ít nhiều con cháu cũng được hưởng lây chất thơm của ngòi bút...

Chúc Thức vui vẻ trẻ mãi.

Thân/Tony Thắng Đinh. 
----------

*Ghi chú của KYDV: Đoạn Email trên cũng là một cách đính chính cho những thông tin thiếu chính xác về tác giả đồng hương JM Lam Thy Đinh Văn Diệm. Quý vị muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc Email: lamthydvd@gmail.com

Bắc Ninh - Miền quê của những di sản lịch sử, văn hóa tiêu biểu


Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ tại làng Á Lữ - di tích thờ "Nam bang thuỷ tổ" (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên.
 
Lăng mộ Kinh Dương Vương
Thuận Thành còn là miền quê của nghệ thuật dân gian với làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, múa rối nước Bùi Xá, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng cổ kính và mỹ lệ như Chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Đây còn là quê hương của nhiều thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Gia Thiều, Sái Thuận.

Qua Thuận Thành, tới Gia Bình, nơi có ngọn Thiên Thai thơ mộng, quê hương của ông trạng khai khoa Lê Văn Thịnh là một địa thắng nổi tiếng nên các vua chúa đời trước đã dựng chùa Đông Lâm, chùa Tĩnh Lự trên đỉnh núi, cung Long Phúc ở sườn non để thường xuyên về đây du ngoạn. Qua Thiên Thai tới Lệ Chi Viên và dấu tích hành cung Đại Lai nơi xẩy ra vụ oan nghiệt với Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới.

Từ Đại Lai sang chùa Đại Bi, quê hương của nhà sư - thi sỹ nổi tiếng Huyền Quang, một trong ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Xuống cửa Lục Đầu, Bình Than vũ công lẫy lừng, vào thăm đền thờ và lăng mộ Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than và Tiểu Than quê hương của nhà quân sự tài ba đã sáng chế ra nẫy nỏ và kiến trúc kinh thành Cổ Loa, giúp vua An Dương Vương bảo vệ nhà nước Âu Lạc.

Vượt cầu Hồ hay từ Hà Nội ngược quốc lộ 1A qua sông Hồng, sông Đuống tới đất Từ Sơn xưa, nay là các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Hơn bất cứ đâu nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp - nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua Lý những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt. Vùng đất này là địa bàn chủ yếu để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển văn hoá Việt Nam của các triều đại với nhiều thành tựu rực rỡ.

Chiến tuyến Như Nguyệt, đền Xà, đền Yên Phụ (Yên Phong) còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sông Cầu lịch sử "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (sông núi nước Nam vua Nam ở). Các chùa: Phật Tích, Tiêu Sơn, Bách Môn, Cổ Pháp, Lãm Sơn (Dạm), Hàm Long, các đình: Đình Bảng, đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, đình Hồi Quan, Cổ Mễ, thành cổ Bắc Ninh,... là những danh lam cổ tự và những công trình kiến trúc nghệ thuật vào bậc nhất của nước ta thời Lý-Trần-Lê. Tiêu biểu là Văn Miếu Bắc Ninh, nơi tôn thờ trên 600 tiến sỹ quê hương Kinh Bắc-Bắc Ninh, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước, cho thấy Bắc Ninh là vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam.

Nền văn hiến ấy nẩy nở, bảo tồn và phát triển trước hết ở các làng xã Bắc Ninh. Đa số làng quê ở đất này được tôn vinh là "Mỹ tục khả phong", "địa linh nhân kiệt" bởi có lịch sử lâu đời và trù phú với các hoạt động kinh tế, văn hoá vừa đa dạng vừa sôi động. Nơi đây có các làng tiến sỹ như Kim Đôi, Tam Sơn, Vĩnh Kiều,... các làng buôn nổi tiếng như Phù Lưu, Mai Động, Đình Bảng, Lũng Giang,... và đông đảo các làng thợ; làm giấy gió Đống Cao, chạm khắc gỗ Phù Khê, Kim Thiều, Đồng Kỵ; rèn sắt Đa Hội, sơn mài Đình Bảng, đúc đồng Đại Bái, Quảng Bố, làm gốm Phù Lãng, dệt lụa Cẩm Giang, Tam Sơn, Nội Duệ,...

Lễ hội Bà Chúa Kho

Bắc Ninh là vương quốc của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu cả vùng, cả nước như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền Lý Bát Đế, đền Bà Chúa Kho, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, hội đền Phả Lại, hội giỗ tổ Huyền Quang,... Nổi tiếng và thu hút là hội ca hát giao duyên của các làng Quan Họ.

Lễ hội và các hoạt động văn hoá của dân tộc Việt Nam trên vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc: thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật và bao trùm là đạo lí sống "uống nước nhớ nguồn", quý trọng cái tình, cái nghĩa, sự chung thuỷ trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tôn vinh tình yêu thương con người và sự mê say các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Vì vậy về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, những di sản văn hoá quý giá của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc đang được bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hiến Kinh Bắc.

Nguồn
http://diendan.game.go.vn/showthread.php?1757700-BAc-ninh-miEn-que-cUa-nhUng-di-sAn-lIch-sU-vAn-hoa-tieu-biEu

Đồng hương tâm sự: Ông Đinh Văn Diệm (VN), Thắng (Tony) và Thức (USA)

Dưới đây là trích đoạn Email của Ông Đinh Văn Diệm (VN), Thắng (Tony) và Thức (USA).

Thuc Dinh
9/09/13
To: Tony Thang Dinh
Cc: Dang Nguyen, Hanh Dinh Thi, Long Ly Giao, Diem Dinh Van, Luy Dinh Cong, Dang Nguyen, Thang Dinh Tat

OK. I see... Take your time... and do a good job. Take care. Thuc
----------

Tony Thang Dinh
9/07/13
To: Thuc Dinh
Cc: Dang Nguyen, Hanh Dinh Thi, Long Ly Giao, Diem Dinh Van, Luy Dinh Cong, Dang Nguyen, Thang Dinh Tat

Hello Thức;

Cho Thắng thêm ít thời gian nữa vì Thắng đang lu bu đúc kết việc quyên tiền cho việc Trùng Tu Giáo Xứ Dũng Vy năm 2013. Sau đó sẽ gửi hình ảnh và tài liệu liên quan đến DV.

Chuyện hơi dài, nói bằng thư không hết được. Tóm tắt thôi nhé, vào đầu tháng 6-2013 Cậu Diệm có nhận được một lá thư thỉnh cầu của GX Dũng Vy, sau đó Cậu Diệm có chuyển lá thư này tới Thắng, đồng thời Cậu Diệm viết cho Thắng một lá thư nhờ Thắng đứng ra kêu gọi bà con ở Hải Ngoại "góp một bàn tay" để chung lo việc nhà Chúa. C. Diệm và Thắng đã làm việc với nhau suốt hai tháng, hôm qua mới đúc kết và sáng nay Saturday Sept 7-2013 (giờ bên Dallas Texas), Thắng đã chuyển tiền về Saigòn, sau đó tiền sẽ chuyển từ Sài Gòn về DV như mọi lần trước. Chắc trong tuần tới là DV lãnh tiền thôi.

Thắng sẽ gửi cho Thức danh sách Ân Nhân đóng góp năm 2013, địa chỉ liên lạc của bà con gốc DV bên Hoa Kỳ, Canada, Đan mạch, và Úc Châu.  Đồng thời, Thắng sẽ đưa Thức đăng lên từng tài liệu một để bà con hiểu rõ chuyện anh em mình làm, vả lại rất dễ dàng cho nhau biết thông tin và những công trình ở DV đang thực hiện.

Còn rất nhiều tin liên quan đến DV như Linh mục Giuse Đinh Tấn Hoài và người em Linh mục Giuse Đinh Minh Hoàng, hai anh em là cháu nội ông Đinh Văn Đạo (tên gọi là ông Đường), họ hàng Nội Tộc bên nhà Thức, họ giống như bên cậu Diệm, đây là sự liên hệ họ hàng:

  - Ông Thơ Thành (Bố chú Cuông)
  - Ông Đinh Văn Xếp (Bố cậu Diệm), Ông Xếp ông Sách là hai anh em. Ông Đinh văn Sách là Bố dì Sơn, dì Rền, dì Tại, dì Lộc, dì Hòa, cậu Chính... 
  - Ông Đinh Văn Đạo (Bố cậu Hòa, Hòa là Bố của hai Cha Hoài và Hoàng), Ông Đạo là em bà Đinh Thị Dốc (bà ngoại Thắng).

Ông Thơ Thành, ông Xếp, Ông Đạo nói trên là anh em con Chú, con Bác. Muốn biết nữa, thì nhờ Cậu Diệm giải thích thêm. Từ từ mới hiểu ra được. Từng bước một Thức ạ.

Tin mới nữa, Thắng mới tìm ra có một người từng ở Liên Khương gốc DV, tháng 6-2013 mới chịu chức Phó Tế, sang năm là thụ phong Linh Mục ở Oklahoma USA, quyên tiền kỳ này Thầy Phó Tế cũng đóng góp cho DV. Thắng sẽ lấy thêm tin tức rồi viết bài đưa cho Thức đăng lên blog. Ít bữa nữa, Thắng sẽ viết thư giới thiệu đến mọi người biết đến trang Blog Kỷ Yếu Dũng Vy. Một lúc lo hai ba chuyện lu bu qúa. Give me  more time...!

Bye Thức.
Thắng.

Monday, September 9, 2013

Hình ảnh Ban Biên Tập Kỷ Yếu Dũng Vi

(Từ trái sáng phải) Ông Đường, Ô. Sửu, Ô. Đột, Ô.  (không rõ), Ô. Cuông, Ô. Cam, Ô. Huy, Ô.  (không rõ), Ô. Diệm và Ô. Tòng

(Từ trái sáng phải) Ông Cam, Ô. Huy, Ô.  (không rõ), Ô. Diệm, Ô. Tòng, Ô. Ất, Ô. Đường, Ô. Sửu

(Photo: Thuc Dinh)