Wednesday, October 2, 2013

Quan Họ Bắc Ninh folk songs



unesco
Uploaded on Sep 25, 2009
          
UNESCO: Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity - 2009
URL: http://www.unesco.org/culture/ich/RL/...

Description: In the provinces of Bắc Ninh and Bắc Giang in northern Viet Nam, many of the villages are twinned, reinforcing their relationship through social customs such as Quan họ Bắc Ninh folk songs. The songs are performed as alternating verses between two women from one village who sing in harmony, and two men from another village who respond with similar melodies, but with different lyrics. The women traditionally wear distinctive large round hats and scarves; the mens costumes include turbans, umbrellas and tunics. The more than 400 song lyrics, sung with 213 different melody variations, express peoples emotional states of longing and sadness upon separation, and the happiness of the meeting of lovers, but custom forbids marrying a singing partner. Quan họ singing is common at rituals, festivals, competitions and informal gatherings, where guests will perform a variety of verses for their hosts before singing farewell. Younger musicians of both sexes may practice the four singing techniques restrained, resonant, ringing and staccato at parties organized around singing. Quan họ songs express the spirit, philosophy and local identity of the communities in this region, and help forge social bonds within and between villages that share a cherished cultural practice.

Country(ies): Viet Nam
© 2008 Vietnam Institute of Culture and Arts Studies

Góp ý kiến thêm về Gia phả‏ họ Đinh‏ - Đinh Văn Tuyên

From:Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Sent:Tue 10/01/13 8:22 PM
To: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Cc: Thuc Dinh (dthuc@live.com); Tony Thang (todi_1999@yahoo.com)
 
Chào Chú Diệm, Cháu Thức, Cháu Thắng,

Chú rất đồng ý với đóng góp của Cháu Thức, như vậy cứ bổ sung dần dần chúng ta sẽ có một bản 'Gia Phả HỌ ĐINH' đầy đủ chính xác hơn.

- Cháu cho biết chi tiết về tên tuổi của nhà cháu rất tốt (tên gọi và tên khai sanh khác nhau).

- Ngày xưa hay đổi tên là thường, tên gọi ở nhà hàng ngày thường khác với tên trong khai sanh.

Chính vì thế khi nói tên khai sanh, nhiều người không biết là ai, trừ người thân thuộc.

- Cũng như Chú Diệm nói chú ghi sai tên của mẹ Cháu Thức (Nguyễn Thị Chắt) Chú cũng đang thắc mắc, suy nghĩ không lẽ Bác Thơ Thành nhà mình lại đọc lộn tên con dâu của mình à ? Cho đến lúc Cháu Thức xác nhận tên mẹ mình trong giấy khai sanh là Nguyễn Thị Chắt nhưng tên gọi là Phan Thị Xin ! Đây là thay đổi cả họ và tên !

- Ngay như Chú tên ở làng gọi là Duân, tên khai sanh là Tuyên. Ngày xưa người ta kỵ đặt tên con cái trùng với người lớn tuổi trong họ hàng hoặc bà con gần, nên mới đặt thêm 1 tên gọi ở nhà cho tiện khỏi đụng chạm. Đặt tên con trùng tên người lớn là dễ bị chửi lắm. Vì thế khi nói tên Tuyên ở làng Dũng Vy không mấy người biết.

- Còn đối với người lớn, người ta thường gọi bằng tên người con cả (dù trai hay gái) chứ không gọi tên chính của người đó.

- Tôi rất đồng ý với Chú Diệm về "ý của Các Cụ" ghi tất cả tên con trai lên trên con gái. Con gái lấy chồng, con cái sanh ra đổi theo họ Chồng. Chúng ta đọc lại: Gia phả "họ ĐINH" ghi chép 4 đời. Thành ra thứ tự ghi con trai làm chuẩn trước để sanh ra họ ĐINH tiếp nối. Bên Mỹ này con gái lấy chồng cũng đổi họ theo họ chồng.

Còn Cháu Thắng họ hàng với Cậu Tuyên là bên mẹ (Phan Thị Yêm, chồng: Đinh Văn Đột) con của Cụ Đinh Thị Dốc (chồng: Phan Tự Đàm). Họ Đinh của Cháu Thắng thuộc một ngành Đinh khác. Giống như Anh Đinh Văn Quảng (vợ Đinh Thị Thỏ là con gái Ông Trưởng: 3.1_Con thứ 1: Đinh Văn Dâng + bà Phan Thị Tưới) thì 2 người là họ Đinh lấy nhau nhưng khác ngành.

Tạm dừng đây,
Chúc sức khỏe tất cả.

Tuyên Đinh

Góp ý kiến thêm về Gia phả‏ họ Đinh‏ - Đinh Văn Diệm

From:Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent:Tue 10/01/13 6:33 PM
To: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Cc: Tuyen Dinh Van (tuyend@yahoo.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
 
Các cháu Thắng,  Thức,
 
Trước đây (vào khoảng năm 1970-1971), ông Thơ Thành và ông Xếp, cùng với ông Quản Vụ lập một ban khôi phục lại Gia phả Dũng Vy. Sau đó, chỉ thực hiện được giới hạn trong phạm vi họ Đinh (2 ngành Đinh Văn và Đinh Sĩ). Ông Thơ Thành đi thu thập tài liệu, về hội ý với ô Xếp và ô Quản Vụ, thống nhất rồi giao cho cậu ghi chép lại. 
 
Ngay ở phần Khai Từ, các cụ đã khẳng định: Để tiện phân định theo ngành, chi, thì chỉ lấy con trai làm chuẩn (vẫn giữ họ Đinh), còn con gái sẽ lấy chồng sang họ khác thì thuộc gia phả của người chồng. Các cụ không trọng nam khinh nữ đâu. Cậu cũng có đặt vấn đề, nhưng các cụ đưa ra phả đồ: TIÊN TỔ -> CAO TỔ -> TẰNG TỔ -> TỔ -> KHẢO -> TỬ -> TÔN…, Cậu buộc lòng phải chấp hành, chỉ ghi nguyên văn những tài liệu đã được các cụ ghi chép và sửa chữa thống nhất. Mãi về sau, anh Huy – anh ruột của anh Đinh Văn Bảo – USA – cùng với các ông Trương Phóng (Đinh Văn Sầm), Đinh Văn Đỗ… có nối tiếp công việc, bao biện cả các họ. Công việc của anh Huy tuy có bao biện được nhiều họ, nhưng cũng còn nhiều thiếu sót.
 
Khi cậu giao bản gốc cho anh Tòng đem in thì anh Tòng có in kèm cả bản của anh Huy. Hôm vừa rồi, cậu yêu cầu anh Tòng đưa bản gốc (viết tay) thì anh Tòng nói đã thất lạc, chỉ còn lại bản in (104 trang). Đọc sơ qua bản in, thấy rất nhiều chỗ sai sót (có lẽ tại thợ đánh máy đánh sai, anh Tòng không duyệt lại). Các cụ vẫn nói “tam sao thất bổn” là vậy đó.
 
Cậu sẽ cố gắng hiệu đính lại, nhưng cũng chỉ giới hạn trong bản Gia phả anh Tuyên gửi hôm trước, bao gồm: 4 Chi theo vai vế Tổ -> Khảo -> Tử -> Tôn….: ĐINH VĂN TOÁT (chi ông Ổi, ô Thơ Thành…), ĐINH VĂN TOẠN (chi ô Trùm Đô), ĐINH VĂN TIẾN (chi ô Đạt, ô Nghênh), ĐINH VĂN BẠCH (chi ô Xếp). Có thêm 2 cụ bà là: ĐINH THỊ SÁNG, ĐINH THỊ YỂNG. Công việc bề bộn lắm, rất mệt (anh Tòng cũng yếu cả về sức khỏe lẫn tri thức, chẳng giúp được gì).
 
Các cháu yên tâm, những thắc mắc của các cháu cậu thấy là chính đáng, không có gì đáng quan ngại. Chờ một thời gian nữa, cậu sẽ gửi bản ĐINH TỘC THẾ PHỔ cho các cháu. Thắc mắc của Thắng về ông Lý Tịch (Đ.V. Oanh) sẽ được giải gỡ.
 
Thân mến,
Cậu Diệm