Wednesday, February 26, 2020

Dinh Village's Pagoda on GOOGLE MAPS 2019


Những giá trị đặc sắc của đình làng Bắc Ninh

Những giá trị đặc sắc của đình làng Bắc Ninh

09/08/2019 09:01
 
Đình làng giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng người dân đất Bắc Ninh-Kinh Bắc xưa kia. Nay, công trình kiến trúc này vẫn là một thiết chế văn hóa hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tinh hoa vật chất và tinh thần của mỗi cộng đồng dân cư, cần được gìn giữ và bảo tồn...
 

Tam quan đình Dương Lôi (Tân Hồng, thị xã Từ Sơn).

Trong hệ thống di tích phong phú, đồ sộ của tỉnh có tới hơn 500 ngôi đình làng. Qua thăng trầm lịch sử, đình làng ở Bắc Ninh vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng, củng cố thiết chế xã hội làng xã và phát huy giá trị, vị trí, vai trò, chức năng trong cuộc sống hiện đại. Mỗi ngôi đình đều thờ phụng các “nhân vật” Thành hoàng làng, là trung tâm diễn ra các hoạt động tín ngưỡng lễ hội cố kết cộng đồng. Dưới mái đình, những thuần phong mỹ tục của làng cũng hiện diện rõ ràng, chân thực nhất. Gắn liền với đình còn các công trình phụ cận không thể thiếu, làm tôn vinh những giá trị của đình làng như: Sân đình, ao hồ, giếng nước, cây cổ thụ... Đồng hành với những bước đổi thay, phát triển của làng xã, đình làng còn gìn giữ, bảo lưu di sản văn hóa quý giá, mang ý nghĩa giáo dục lịch sử sâu sắc. Đó là các hiện vật thờ quý như: Hoành phi, câu đối, nhang án, lư hương, bát bảo, chuông, khánh, sắc phong của các triều đại phong kiến… Đáng kể là hệ thống bia đá mà theo thống kê của Bảo tàng tỉnh, hiện có hơn 700 văn bia đang được lưu giữ tại các đình làng trong tỉnh.

Cùng với giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh tín ngưỡng tiêu biểu, trong thế kỷ 20, nhiều ngôi đình của Bắc Ninh còn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và các cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh của dân tộc, điển hình như: Đình Đình Bảng, đình Đồng Kỵ (Từ Sơn), đình Liễu Khê, Ngọc Tỉnh (Song Liễu, Thuận Thành), đình Dương Húc, đình Long Khám (Tiên Du), đình Chân Lạc, đình Vọng Nguyệt (Yên Phong), đình làng Hương Triện (Gia Bình), đình làng Ngọc Quan (Lương Tài), đình làng Yên Giả (Quế Võ)...

 Quy mô kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, trang trí cũng là một trong những giá trị đặc sắc nổi bật của đình làng Bắc Ninh. Qua cơn dâu bể đến nay trên địa bàn vẫn còn một số ngôi đình cổ kính, thâm nghiêm vừa bề thế, có kiến trúc độc đáo với các lớp ngói đao cong uốn lượn duyên dáng vừa được chạm trổ phong phú rồng bay, phượng múa, lân chầu, quy đội thư rất tinh xảo... Tiêu biểu có những đình làng được ca ngợi trong tiềm thức dân gian “Thứ Nhất là đình Đông Khang/Thứ Nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm”… Trong ba ngôi đình được nhắc đến, riêng đình Đông Khang (Yên Phong) bị tiêu thổ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, còn lại đình Đình Bảng (thị xã Từ Sơn) và đình Diềm (thành phố Bắc Ninh) vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ngoài ra, Bắc Ninh còn một số ngôi đình cổ có kiến trúc nghệ thuật đẹp nổi tiếng là đình Đồng Kỵ, đình Hồi Quan (Từ Sơn), đình Tam Tảo (Tiên Du), đình Cổ Mễ (thành phố Bắc Ninh), đình Ngô Nội, đình Phù Lưu (Yên Phong)...
 

Không gian xanh mát, cổ kính ở đình Lâm Thao (Lương Tài).

Giới nghiên cứu cho rằng, nghệ thuật điêu khắc, trang trí kiến trúc đình làng Bắc Ninh là sự tập trung và phát huy cao độ các kỹ thuật chạm nổi, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm thủng... từ đó tạo hiệu quả thẩm mỹ về không gian, hình khối của các mảng chạm hết sức phong phú, sinh động. Mỗi tác phẩm chạm khắc ở đình làng đều được tạo tác bởi đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ dân gian thấm đẫm tinh thần, bản sắc văn hóa làng xã Việt Nam, vừa thể hiện sự tự do sáng tạo, khát vọng đổi mới với những thô mộc bay bổng đầy ngẫu hứng mà vẫn chuẩn mực, mô thức, tinh tế nuột nà trong cách phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Trong đó, bức cửa võng trứ danh ở đình Diềm là tác phẩm chạm gỗ nổi tiếng hoành tráng, cầu kỳ và tinh xảo bậc nhất minh chứng cho nghệ thuật điêu khắc chạm trổ tài hoa của nghệ nhân xưa. Hình ảnh con người, rồng mây, cây cỏ, muông thú với đủ hình thái, biểu cảm sinh động, chồng xếp dày đặc như bức tranh cuộc sống, thể hiện công khai khát vọng sống tự do, bình quyền, mong muốn thoát khỏi ràng buộc của giáo lý và pháp luật phong kiến đương thời... Như vậy, mỗi đình làng chẳng khác nào một “bảo tàng lịch sử”, nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc quý giá, phản ánh đời sống xã hội, tình yêu, ước mơ, mong muốn của người dân. Đình làng vì thế vừa có giá trị vật chất vừa có giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc.

Ngày nay, thiết chế đình làng Bắc Ninh vẫn là một di sản vô cùng quý giá, có ý nghĩa to lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc, đặc biệt là giá trị đời sống tinh thần tín ngưỡng gắn với sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, diễn xướng nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian... Không gian văn hóa, hồn cốt của đình làng ở Bắc Ninh vẫn được Nhà nước, cộng đồng nối tiếp bảo tồn, trùng tu, phục dựng, giữ thâm nghiêm cổ kính và cũng là minh chứng sống động cho lịch sử, nguồn cội của con người miền đất văn hiến Bắc Ninh-Kinh Bắc.
 
Bài, ảnh: V.Thanh
 

Wednesday, February 19, 2020

Hoàn thành tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh

Hoàn thành tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh

09/01/2020 21:29
 
Năm 2019, Ban Quản lý di tích tỉnh hoàn thành công tác tổng kiểm kê di tích và tham mưu công bố danh mục di tích trên địa bàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có gần 1.600 di tích, trong đó 608 di tích đã được Nhà nước xếp hạng, 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 194 di tích cấp Quốc gia và 410 di tích cấp tỉnh. Việc thống kê toàn bộ diện tích khoanh vùng khu vực 1 và khu vực 2 của các di tích đã được xếp hạng cũng được tiến hành để làm cơ sở tham mưu xây dựng đề án Bảo vệ di tích tỉnh Bắc Ninh. 
 

Di tích đình Tranh ở thôn Đông Khê (xã Song Hồ, Thuận Thành).

Công tác xây dựng hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích tiếp tục được thực hiện đối với 15 di tích cấp tỉnh và 3 di tích đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia gồm: Khu di tích lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo; di tích Lăng tại Thọ hầu Đàm Viết Kính (thị xã Từ Sơn); Đình, chùa thôn Rền (xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du). Quan tâm hướng dẫn chu đáo về các thủ tục tiếp nhận hiện vật; hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo đối với 53 di tích từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh và 18 di tích tu bổ bằng nguồn vốn xã hội hóa. Có 415 đoàn với trên 30 nghìn lượt khách đến tham quan, nghiên cứu tại các di tích trên địa bàn tỉnh được cán bộ Ban Quản lý di tích tỉnh tổ chức đón tiếp và thuyết minh chu đáo. 

Trong năm, Bảo tàng tỉnh cũng sưu tầm được 247 hiện vật gốc có giá trị, 231 ảnh tư liệu, tổ chức 5 cuộc trưng bày chuyên đề, đồng thời đón tiếp, thuyết minh phục vụ 40 nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu.
 
Tin, ảnh: Việt Thanh
 

Tuesday, February 18, 2020

Lưu mãi tiếng thơm miền đất khoa bảng

Lưu mãi tiếng thơm miền đất khoa bảng

06/02/2020 20:40
 
Ngày 15-1 mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận 12 Bia Tiến sĩ ghi danh 677 bậc đại khoa ở Văn Miếu Bắc Ninh là Bảo vật Quốc gia. Đây là một trong những di sản văn hóa vô giá, là những trang sử bằng đá xác thực về truyền thống hiếu học khoa bảng vẻ vang của vùng đất Bắc Ninh-Kinh Bắc.
 

Các thế hệ trí thức, sĩ tử trong và ngoài tỉnh đến dâng hương tưởng nhớ các bậc đại khoa, tiên hiền tiên triết tại Văn Miếu Bắc Ninh. 
 
Người ta bảo, hiếu học vốn là truyền thống văn hóa quý báu của nhiều vùng miền trong cả nước nhưng từ hiếu học để đạt kết quả khoa bảng rực rỡ và tiêu biểu như đất Kinh Bắc-Bắc Ninh thật sự hiếm. Bắc Ninh là một địa phương đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa thời phong kiến với nhiều đặc điểm tiêu biểu như có người đỗ đầu kì thi đầu tiên của nhà nước phong kiến năm 1075 là Lê Văn Thịnh; có Trạng nguyên khai khoa Nguyễn Quán Quang; Tiến sĩ Nguyễn Nhân Thiếp trẻ nhất nước 15 tuổi; có Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo; có Tứ nguyên Nguyễn Đăng (Trạng Tỏi), có một làng đoạt đủ Tam khôi (làng Tam Sơn), rồi còn có 2 cha con cùng đỗ một khoa; 2 anh em ruột cùng đỗ một khoa; 5 anh em ruột cùng đỗ Tiến sĩ; có dòng họ 13 đời liên tiếp đỗ Tiến sĩ; có 8 cha con họ Nguyễn ở Vĩnh Kiều cùng đỗ đạt làm quan đồng triều; lại có Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Cư ở Phù Khê, lúc 7 tuổi đã thuộc nhiều văn sách và biết làm câu đối, được người bấy giờ gọi là thần đồng. Còn cả tấm gương hiếu học hiếm có như cụ Quách Đồng Dần ra làm quan vẫn theo học rồi đi thi đỗ tiến sĩ năm 68 tuổi được dân gian ngợi ca lưu truyền “63 tuổi mới vỡ lòng/Đến năm 68 đã ông nghè rồi”...

Với nhiều cứ liệu lịch sử và văn hóa quan trọng, đặc sắc, Văn Miếu Bắc Ninh hôm nay là một di tích lưu mãi tiếng thơm miền đất giàu truyền thống, thể hiện khát vọng chinh phục những đỉnh cao tri thức của sĩ tử đất Kinh Bắc, cũng như sự mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân, của các triều đại đối với giới trí thức. 15 bia đá là những di vật giá trị nhất của Văn Miếu Bắc Ninh hiện vẫn còn, trong đó, 12 bia “Kim bảng lưu phương” được dựng năm 1889, lưu danh đầy đủ họ tên, chức tước, học hàm, học vị của 677 vị đại khoa quê hương Kinh Bắc. Họ là những người làm rạng rỡ truyền thống khoa bảng, có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển nền văn hóa Việt Nam. 
 

Một trong số 12 Bia Tiến sĩ của Văn Miếu Bắc Ninh.

Giá trị cùng lợi ích to lớn của Văn Miếu cũng như các văn bia “Kim bảng lưu phương” từ xa xưa cũng đã được ông cha ta khẳng định: “Kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện lấy đó làm cố gắng, biết rõ những điều đã qua mà rộng nhìn tương lai, rèn giũa tư chất danh tiết của kẻ sĩ để củng cố sự bền vững của vận mệnh Quốc gia...”- như lời danh sĩ Thân Nhân Trung đã viết. Hay như trên Văn bia trùng tu Văn Miếu Bắc Ninh cũng ghi: “Văn bia là để biểu dương những người xuất chúng phi thường, có học vấn thông kim bác cổ, đỗ đạt lưu danh; cổ vũ sự nghiệp giáo dục, chấn hưng đạo đức cho ngàn vạn năm”...

Bao lần đến Văn Miếu Bắc Ninh, nhìn ngắm những tấm bia sừng sững được bảo lưu cẩn trọng, nghiêm ngắn, vĩnh cửu, người đời vẫn thường mường tượng suy tưởng về quá khứ, thậm chí còn ước giá như có phép màu nào cho họ được diện kiến tiền nhân để biết nhiều hơn những tháng năm hấp thụ tinh hoa miền đất văn hiến tụ cát khí, với tầm tư tưởng cao rộng mà các đấng bậc tiên hiền tiên triết đã thao thiết góp tạo, cống hiến cho quốc gia hưng thịnh. Mỗi dòng tên trên bảng vàng bia đá truyền đến ngàn sau ấy chắc chắn chẳng phải chỉ để cho đời đời ngưỡng vọng mà là sự ánh xạ tiếng thơm, truyền đi thông điệp từ nhân tâm của những bậc túc nho uyên thâm, tài đức và tận hiến. 

Những thông điệp xuyên thời gian mà tiền nhân gửi lại ở hệ thống văn bia Văn Miếu Bắc Ninh vẫn còn nguyên giá trị cả về giáo dục đào tạo, trọng dụng trí thức và nghĩa vụ, trách nhiệm của trí thức đối với nhân dân, đất nước. Nếu chúng ta tiếp thu và phát huy được tinh hoa mà cha ông để lại, xây dựng nền giáo dục thực chất, vừa giàu truyền thống vừa hiện đại đổi mới đồng thời có ý thức và động lực noi gương tiền nhân trong học tập, công tác, trở thành người tâm đức, tài năng gánh vác việc non sông đất nước thì nhất định vị thế quê hương muôn đời tỏa rạng, Tổ quốc mãi hùng cường sánh vai với năm châu...
 
Thanh Lâm
 

THÀNH PHỐ BẮC NINH - THÀNH PHỐ THỦ PHỦ TỈNH CÔNG NGHIỆP PHÍA BẮC


Valentine giữa mùa dịch COVID-19


11/16 bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Việt Nam được chữa khỏi | VTC Now


Tuesday, February 4, 2020

Việt Nam dừng tàu liên vận đi Trung Quốc (VOA)


Thành lập KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, giai đoạn 2

Thành lập KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, giai đoạn 2

04/02/2020 20:01
 
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc thành lập KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, giai đoạn 2 có diện tích 95,8 ha thuộc địa phận các xã: Hoàn Sơn, Phật Tích và Tri Phương (huyện Tiên Du); tổng vốn đầu tư dự án 1.097 tỷ đồng.
 

KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn thu hút nhiều doanh nghiệp công nghệ cao vào sản xuất.
 
Dự án do Công ty Cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn làm chủ đầu tư xây dựng, khai thác, quản lý. Thời gian hoạt động KCN là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu năm 2010.
 
KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn thành lập theo Quyết định số 1179 ngày 1-7-2005 của UBND tỉnh, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 khởi công xây dựng tháng 7-2005 với quy mô 272 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 553,5 tỷ đồng.
 
Với lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn thu hút được nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, trong đó có một số Tập đoàn đa quốc gia, thương hiệu toàn cầu, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
 
Gia Bảo
 

Mùa Xuân gặp gỡ nghệ nhân điêu khắc trẻ nhất Việt Nam tại Bắc Ninh