Monday, December 4, 2017

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHO GIÁO VÀ CÔNG GIÁO VIỆT NAM

  Hội thảo khoa học
Nguyễn Hồng Dương (Bản tóm tắt)
              
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHO GIÁO VÀ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Cập nhật lúc 17h22, ngày 19/08/2007

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHO GIÁO VÀ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
Viện Nghiên cứu Tôn giáo
         Đạo Công giáo truyền bá và bước đầu đứng chân ở Việt Nam vào thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ nhà Lê Trung Hưng. Nho giáo được dùng làm hệ tư tưởng trị nước của nhà Lê. Các tôn giáo khác như Phật giáo, Đạo giáo vẫn thịnh hành trong nhân gian và cũng có ảnh hưởng nhất định trong đường lối trị nước của nhà Lê.
         Sự xuất hiện của Công giáo ở Việt Nam ngay từ buổi đầu đã là sự kiện tôn giáo. Đó là việc truyền bá một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với các tôn giáo truyền thống. Một tôn giáo không thừa nhận các tôn giáo khác đang hiện diện, coi tất cả là tà giáo là đạo dối. Điều này được thể hiện bởi cái nhìn của giáo sĩ Aleaxandre de Rhodes, tên Việt gọi là Đắc Lộ (1593- 1660) qua tác phẩm: Phép giảng tám ngày, sau đó là các thư chung của các giám mục gửi bổn đạo và các văn kiện khác của Toà thánh Rôma.
         Để bảo vệ tín lý, bảo vệ đức tin/ niềm tin tôn giáo, những cuộc tranh luận có tính học thuật diễn ra giữa Nho giáo và Công giáo. Nội dung là đề cao tôn giáo mình, hạ thấp, thậm chí phủ nhận tôn giáo đối lập. Đó là nguyên nhân ra đời cuốn “Tây Dương Gia tô bí lục” của nhà Nho công kích giáo lý Công giáo và cuốn “Hội đồng tứ giáo danh sư” của giáo sỹ nhằm hạ thấp và phủ nhận Nho giáo. Đứng trên tư tưởng Nho giáo để phê phán Công giáo còn thể hiện ở các Đạo dụ cấm đạo của nhà Lê, nhà Nguyễn, thể hiện ở lời hịch của phong trào Văn Thân “Bình Tây sát tả”.
         Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, song nguyên nhân chủ chốt là về phía Công giáo, trước Công đồng Vatican II (1962 – 1965) không công nhận các tôn giáo nào khác ngoài nó, phía Nho giáo, mà đại biểu của nó là nhà nước phong kiến, các bậc danh Nho sợ Công giáo huỷ hoại phong hoá, cốt lõi là thờ cúng Tổ tiên, đi ngược lại những giá trị của Nho giáo đang được sử dụng là hệ tư tưởng trị nước.
         Song, cùng với thời gian, về mặt phi quan phương, Công giáo Việt Nam dần chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Công giáo tiếp thu những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ kể cả thế giới quan của Nho giáo. Những nội dung trên được thể hiện từ việc Công giáo chuyển ngữ về Thiên Chúa, về tín lý... sang ngôn ngữ Việt để tín đồ người Việt cảm nhận và thấu hiểu; thể hiện qua kiến trúc; qua sống đạo theo lòng đạo đức bình dân mà mãi đến cuối thể kỷ XX mới được Toà thánh Rôma cổ suý.
         Sự ảnh hưởng còn bởi ở chiều ngược lại, tức Công giáo ảnh hưởng tới Nho giáo. Điều này thể hiện rõ nhất ở phong trào Đông kinh nghĩa thục, Cổ suý cho vệc dùng chữ Quốc ngữ một loại chữ do giáo sỹ thừa sai tạo ra, coi đây là một trong sáu kế sách mở mang dân trí nước ta thời cận đại./.
***
 
RELATIONS BETWEEN CONFUCIANISM AND CATHOLICISM IN VIETNAM
Ass.Prof. Dr. Nguyễn Hồng Dương
The Institute for Religious Studies
Catholicism was propagated and began to stay in Vietnam in XVII century. It was in theLờ Trung Hung period. Confucianism was used by Lờ dynastyas the ideology to govern the state. Other religions like Buddhism, Taoism were also widespread among the people, and had a certain influence on the government line of Lờ dynasty.
The appearance of Catholicism in Vietnam was already a religious event since its beginning.Because it was the propagation ofareligion that was quite different from other traditional ones. This religion did not recognize all other present religions, regarding them as false ones. This attitude was expressed by the viewpoint of Alexandre de Rhodes, whose Vietnamese name was Dac Lo (1593- 1660) through the work Phộp giảng tỏm ngày, then by the common letter of bishops to their religionists and by other documents of the Roman Holy See.
To defend the dogmas, to preserve the religious faith/belief, debates on learning level had taken place between Confucianism and Catholicism.The content was to extol one's own religion and to degrade the opposing one. That was the reasonofthe book "Tây Dương gia tô bi lục" of a Confucianismto attack the Catholic dogmas, and the book " Hội đồng tứ giáo danh sư" of the Catholic priest to refute Confucianism. This attitude of criticizing Catholicism of Lờ, Nguyễn dynasties was also expressed in the edicts of the Scholar Movement asking Bỡnh Tõy sỏt tả
The causes of the above-said situation were various, but the main reason was the fact that, on the side of Catholicism, before Vatican II Community (1962- 1965), Catholicism did not recognize any other religions except Catholicism, and on the side of Confucianism, represented by the feudal state, of famous Confucianists in their fear that Catholicism would destroy their culture, especially the cult of ancestors in contradiction to Confucian values that had been used as the ideology for the government of the country.
But over the years, from the non- official aspect, Vietnamese Catholicism was gradually influenced by Confucianism. Catholicism adopted ideological, aesthetical values, even the worldview of Confucianism. The above –said values were expressed in the way Catholicterms of the Catholic mentality were translated into Vietnamese so that theVietnamese believers could understand and adopt, through the architecture, the life –style according to the popular moral that was only approved by the Roman Holy See at the end of XX century.
The difference was also expressed in an inverse direction by the Catholic influence on Vietnamese Confucianism. This influence was most clearly expressed inthe Đông Kinh Nghĩa thục movement that promoted the writing created by Catholic Jesuits, as one among the six plans for the edification of the new people’s standard of culture in the modern times.
           

No comments:

Post a Comment