Tuesday, September 29, 2015
Friday, September 25, 2015
Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
Trung Thu lại về mang theo những niềm vui nhỏ nhỏ, dễ thương cho tuổi thơ và có lẽ cả người lớn...
Gia đình tôi vào những dịp Trung Thu hàng năm thì cả nhà bận rộn để kịp ra lò những hộp bánh nướng, banh dẻo đặng giao khách hàng (Quý vị muốn đặt hàng gọi số 0838438004)...
Mỗi người có một tuổi thơ với những kỷ niệm để nhớ. Những kỷ niệm tuổi thơ đáng yêu mà tôi vẫn nhớ suốt cuộc đời vào những dịp Trung Thu ở quê nhà là những chiếc đèn Trung Thu tự tạo bé nhỏ, ngộ nghĩnh, tốn công mấy ngày mới làm xong, không phải vì bố mẹ không mua cho mà vì thích tự làm lấy như thế; có khi làm bằng giấy bóng kính, có khi thì làm bằng cóng lon nước ngọt kêu lóc cóc, leng keng quanh xóm ngõ cùng đám trẻ trong xóm... Cả đám ồn ào, vui nhộn với những câu hát đi hát lại... "Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi. Em đốt đèn đi khắp phố phường... Đèn ông sao với đèn cá chép... đèn bướm bướm..." (Rước đèn tháng Tám - Nhạc sĩ Vân Thanh hay Đức Quỳnh)... Tuổi thơ thật hồn nhiên, vô tư và dễ thương như những cây đèn cầy ngũ sắc bé nhỏ xinh xinh lung linh tỏa sáng...
Nói đến Trung Thu thì không thể thiếu câu chuyện Chị Hằng Nga và Chú Cuội mà chúng tôi vẫn hát vang đêm trăng rằm "Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ... Cuội ơi! Ta nói Cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi..." (Thằng Cuội - Nhạc sĩ Lê Thương).
Cung Quảng vừa tròn vừa sáng lung linh huyền ảo lại có Hằng Nga và một bầy tiên nữ xinh đẹp vui đùa múa hát như thế hỏi sao chú Cuội cứ ôm cây ở mãi chẳng muốn về... Đến như bố mẹ Cuội mà còn mê cưỡi ngựa, chơi cầu vồng... thì trách chi Cuội sao chỉ muốn sống mãi trên tiên cung...
Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
Mỗi người có một tuổi thơ với những kỷ niệm để nhớ. Những kỷ niệm tuổi thơ đáng yêu mà tôi vẫn nhớ suốt cuộc đời vào những dịp Trung Thu ở quê nhà là những chiếc đèn Trung Thu tự tạo bé nhỏ, ngộ nghĩnh, tốn công mấy ngày mới làm xong, không phải vì bố mẹ không mua cho mà vì thích tự làm lấy như thế; có khi làm bằng giấy bóng kính, có khi thì làm bằng cóng lon nước ngọt kêu lóc cóc, leng keng quanh xóm ngõ cùng đám trẻ trong xóm... Cả đám ồn ào, vui nhộn với những câu hát đi hát lại... "Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi. Em đốt đèn đi khắp phố phường... Đèn ông sao với đèn cá chép... đèn bướm bướm..." (Rước đèn tháng Tám - Nhạc sĩ Vân Thanh hay Đức Quỳnh)... Tuổi thơ thật hồn nhiên, vô tư và dễ thương như những cây đèn cầy ngũ sắc bé nhỏ xinh xinh lung linh tỏa sáng...
Nói đến Trung Thu thì không thể thiếu câu chuyện Chị Hằng Nga và Chú Cuội mà chúng tôi vẫn hát vang đêm trăng rằm "Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ... Cuội ơi! Ta nói Cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi..." (Thằng Cuội - Nhạc sĩ Lê Thương).
Cung Quảng vừa tròn vừa sáng lung linh huyền ảo lại có Hằng Nga và một bầy tiên nữ xinh đẹp vui đùa múa hát như thế hỏi sao chú Cuội cứ ôm cây ở mãi chẳng muốn về... Đến như bố mẹ Cuội mà còn mê cưỡi ngựa, chơi cầu vồng... thì trách chi Cuội sao chỉ muốn sống mãi trên tiên cung...
Blog Nhạc Ca Dao
Thursday, September 24, 2015
Cơm niêu, cơm đập - Vui Sống Mỗi Ngày [VTV3 - 27.02.2013]
Vui Sống Mỗi Ngày
Published on Mar 4, 2013
Show Vui Sống Mỗi Ngày - Chuyên mục Ẩm Thực Cuộc Sống
Phát sóng ngày 27.02.2013 trên VTV3 từ 11h - 11h45 hàng ngày.
Phát sóng ngày 27.02.2013 trên VTV3 từ 11h - 11h45 hàng ngày.
Posted by KYDV:
Enjoy delicious foods and soft music at Nha Hang Com Nieu with Gipsy Fire Novamenco Band...on Wednesday, Friday and Sunday from 7:00PM to 9:00PM.
https://www.facebook.com/thang.dinhtat.1?fref=tl_fr_box&pnref=lhc.friends
Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 56-60
Đình làng Lương
Tổng quan
Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.
Tổng quan
Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.
More at source Viet Nam Landmarks
Saturday, September 19, 2015
Văn hóa Quan họ Bắc Ninh
clipofvietnam
Published on May 9, 2015
Văn hóa Quan họ Bắc Ninh
Phát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Ninh ngày 8/5/-2015
Phát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Ninh ngày 8/5/-2015
Chùa Keo ở Kinh Bắc
vietweeklytube
Published on May 15, 2014
Trong loạt phóng sự "một ngày ở Kinh Bắc", theo chân nhà báo Etcetera viếng thăm Chùa Keo.
Bảo tồn thư tịch cổ
Thứ sáu, 11/09/2015 - 08:46
Bảo tồn thư tịch cổ
Có một Bắc Ninh sống động trong quá khứ với phong phú các giá trị lịch sử, văn hóa được khắc họa qua những trang thư tịch cổ dưới dạng gia phả, sắc phong, văn bia, mộc bản... Chính những thư tịch cổ này cung cấp cho thế hệ hậu sinh vô số thông tin quý báu để xác định niên đại của vùng đất, nguồn gốc xuất xứ của di tích với biết bao câu chuyện ẩn chứa những thông điệp từ quá khứ. Đây là những di sản tư liệu cổ lưu giữ ký ức của một vùng đất, là “kho vàng văn hóa” của quê hương đang rất cần sự chung tay góp sức để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị.
Một trong 5 bản sắc phong về nghề hát Ca trù được hậu duệ dòng họ Nguyễn Thiết, thôn Tiểu Than, xã Vạn Ninh (Gia Bình) gìn giữ.
Bắc Ninh là vùng đất cổ của người Việt với truyền thống hiếu học, khoa bảng vẻ vang. Bắc Ninh còn là tỉnh đứng thứ ba trong toàn quốc về số lượng di tích lịch sử văn hóa. Hơn nữa, nơi đây còn là đất Tổ của nền Hán học Việt Nam , có trường dạy chữ Hán đầu tiên. Vì thế, các nhà nghiên cứu về văn hóa cho rằng, thư tịch cổ của Bắc Ninh không những nhiều hơn hẳn các địa phương khác mà còn rất đa dạng, phong phú trên nhiều chất liệu như: Bia đá, giấy, lụa, ván khắc gỗ…
Theo ông Lê Viết Nga, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, người dày công điền dã nghiên cứu và sưu tầm thực tế tại các địa phương trong và ngoài tỉnh cho biết: Thư tịch cổ ở Bắc Ninh có nhiều loại văn bản như: Sắc phong, gia phả, hương ước, khế ước, các loại bằng cấp, đinh bạ… và chủ yếu là tư liệu Hán-Nôm, phần lớn được cất giữ ở các công trình văn hóa tín ngưỡng của làng, xã như đình, đền, chùa, nghè, miếu, am… hoặc trong các gia tộc, dòng họ tiêu biểu có truyền thống về văn tài, võ lược. Ngoài ra, Bảo tàng và Thư viện tỉnh cũng có những kho lưu trữ tư liệu này. Đó là chưa kể còn số lượng lớn những thư tịch cổ của Bắc Ninh hiện đang được bảo quản, lưu trữ ở các Viện Hán Nôm, Thư viện Quốc gia và các Trung tâm lưu trữ Quốc gia…
Năm 2008, Bảo tàng Bắc Ninh biên soạn và xuất bản cuốn sách “Thần tích, sắc phong các vị thần, thành hoàng làng tỉnh Bắc Ninh”. Theo cuốn sách thì ở Bắc Ninh, tư liệu cổ nhất phản ánh về sự thờ thần, thành hoàng là tấm bia đá dựng khắc vào năm 1487 ở đền Tân Trăn, xã Phú Thọ (nay thuộc thôn Phú Thọ, Quảng Phú, Lương Tài) có nội dung nêu rõ tên của các vị thần, thành hoàng làng, nơi thờ và tóm tắt sự tích các vị thần, thành hoàng làng. Tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê dưới dạng danh mục các văn bản thần tích, sắc phong của từng làng, xã trong tỉnh nhưng cuốn sách trên đã góp phần phục vụ nhân dân các địa phương và giới nghiên cứu có thêm tư liệu về các vị thần, thành hoàng được thờ phụng ở làng xã trên địa bàn tỉnh từ xưa đến nay. Tuy vậy, theo thống kê trong sách thì hiện chỉ khoảng 40% số thôn làng gìn giữ được bản gốc của các tấm sắc phong, văn bia, còn lại đều đã tản mát, thất lạc và phải sao chép lại nguồn tư liệu từ các cơ quan chuyên môn.
Những văn bản tư liệu, thư tịch cổ của Tiến sĩ Chu Văn Nghị được con cháu dòng họ cất giữ cẩn thận trong Từ đường ở thôn Cầu Gạo, xã Yên Phụ (Yên Phong).
Có nhiều nguyên nhân của việc mất mát, thất lạc thư tịch cổ, mà nguyên nhân chủ yếu là do trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược cùng sự ảnh hưởng trực tiếp từ khí hậu, thời tiết nên số lượng các văn bản, tư liệu, thư tịch cổ bị mất dần theo năm tháng. Đó là chưa kể đến, một số nơi, người dân nhận thức hạn chế, không biết đọc chữ Hán-Nôm nên đã vứt bỏ, cho con cháu mang sắc phong, gia phả làm giấy dán diều, thậm chí là đốt, bán giấy vụn… Hoặc một phần là bởi người dân cất giữ, bảo quản những thư tịch cổ thiếu khoa học, không đúng nên tư liệu bị vụn nát.
Từ trước đến nay, trong tỉnh chưa từng có một cuộc tổng điều tra khảo sát, thống kê về những thư tịch cổ. Ngoài cuốn sách trên của Bảo tàng tỉnh thống kê về hệ thống thần tích, sắc phong thì hiện nay chưa có bất cứ một số liệu nào nói về số lượng tư liệu văn bia hay mộc bản… Vì vậy mà những đánh giá cụ thể về giá trị của kho thư tịch cổ ở Bắc Ninh cũng hết sức hạn chế…
Nếu không được khảo sát, đánh giá cụ thể thì thật khó để hình dung một mảnh đất hàng nghìn năm tạo dựng sẽ có bao nhiêu nguồn tư liệu để dựng nên vóc dáng, hình hài của Bắc Ninh hôm nay. Rõ ràng, thư tịch cổ chính là di sản tư liệu, lưu giữ ký ức của một vùng văn hóa. Trước sự phong phú, đa dạng của nguồn tư liệu cổ với những giá trị to lớn về cả vật chất và tinh thần, hy vọng, thời gian tới, kho vàng thư tịch cổ của quê hương Bắc Ninh sẽ được các cơ quan chuyên môn quan tâm “đánh thức” và phát huy giá trị.
Bài, ảnh: Thuận Cẩm
Source BacNinhOnLine
Saturday, September 12, 2015
"Tri kỷ" trong quan họ Bắc Ninh | BTV
Bắc Ninh TV
Published on Aug 27, 2015
BTV | Cùng khám phá những câu chuyện thú vị phía sau các điển cố, điển tích trong dân ca quan họ Bắc Ninh cùng nhà nghiên cứu quan họ Lê Danh Thiêm.
Món Ngon Mỗi Ngày - Miến trộn cua lột
Ajinomoto Monngonmoingay
Published on Aug 13, 2015
Miến và cua là sự kết hợp tuyệt vời, nay có thêm cách chế biến nhanh gọn hơn mà vẫn hấp dẫn cực kỳ! Món ăn bắt mắt với rau xanh, cua lột vàng chắc thịt. Miến dai giòn không bị nát và thấm vị, cua lột được áo một lớp bột nên khá giòn và ngọt, quyện cùng rau răm, đậu phộng và hành phi thật thơm, tạo ra sự một kết hợp hoàn hảo. Một điểm cộng cho món ăn là công đoạn chuẩn bị cực đơn giản và nhanh gọn!
- Website chính thức của chương trình "Món Ngon Mỗi Ngày": http://monngonmoingay.com
- Facebook fanpage của chương trình: https://www.facebook.com/monngonmoing...
- Website chính thức của chương trình "Món Ngon Mỗi Ngày": http://monngonmoingay.com
- Facebook fanpage của chương trình: https://www.facebook.com/monngonmoing...
Tuesday, September 8, 2015
Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 51-55
Đình làng Lương
Tổng quan
Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.
Tổng quan
Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.
More at source Viet Nam Landmarks
Đền Đô, đền thờ các vị vua nhà Lý - Bắc Ninh - Do Temple Temple of the eight Kings
Published on Apr 5, 2012
Do Temple is situated in Dinh Bang village, Tu Son, Bac Ninh. The temple has been recognized as the National historical and cultural relic for its great values. This is the worship place for the eight Kings of the Ly Dynasty: Ly Cong Uan or Ly Thai To (1009 -- 1028), Ly Thai Tong (1028 -- 1054), Ly Thanh Tong (1054 -- 1075), Ly Nhan Tong (1072 -- 1128), Ly Than Tong (1128 -- 1138), Ly Anh Tong (1138 -- 1175), Ly Cao Tong (1175 -- 1210) and Ly Hue Tong (1210 -- 1224).
Do Temple is also called Co Phap Dien or Ly Bat De Temple (Temple of the eight Kings). The temple was constructed in 11th century and was repaired and expanded through the Dynasties of Ly, Tran, Le. The temple features the style of palatial and popular architecture style, which are harmoniously combined and precisely carved to create a sustainable and beautiful construction.
In 1952, Do Temple was occupied and completely destroyed by the French colonial. Since 1989 till now, with the ongoing effort of local people as well as the support of the State and Communist Party, Do Temple has step by step been recovered and expanded.
Currently, Do temple has a total area of 31.250 m2 with 21 work items of different sizes. Do Temple reflects a special and unique architecture style, which features Vietnam's traditional historical and cultural values. This is a great place for visitors who want to explore Vietnam and its culture characteristics.
Book daily Hanoi city tour on www.asiapacifictravel.vn
Saturday, September 5, 2015
Món ngon mỗi ngày - Bánh đa cua
Ajinomoto Monngonmoingay
Published on Aug 20, 2015
Bữa ăn sáng hay ăn xế của gia đình bạn có đang quá nhàm chán và khô khan với những món quen thuộc? Hãy trổ tài đầu bếp với món BÁNH ĐA CUA để cả nhà được thưởng thức một món nước thật thơm ngon, dễ nuốt trong buổi sáng, hay bất cứ thời điểm nào trong ngày. Những sợi bánh đa thơm mềm, hòa quyện cùng rau, chả lát lốt thơm ngậy sẽ khiến cả nhà thích mê.
- Website chính thức của chương trình "Món Ngon Mỗi Ngày": http://monngonmoingay.com
- Facebook fanpage của chương trình: https://www.facebook.com/monngonmoing...
- Website chính thức của chương trình "Món Ngon Mỗi Ngày": http://monngonmoingay.com
- Facebook fanpage của chương trình: https://www.facebook.com/monngonmoing...
Friday, September 4, 2015
Xứ Kinh Bắc: Chùa Dâu
vietweeklytube
Published on May 13, 2014
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.[1]. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.
Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.
Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.
Tuesday, September 1, 2015
Đồng hương tâm sự: “NGÀY VỀ QUÊ” - Lam Thy Đinh Văn Diệm
From: | Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com) |
Sent: | Mon 8/31/15 5:20 PM |
To: | Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Dang-Kiem Ha (dangkiem@yahoo.es); tuyen vu (tuyenbachvu@gmail.com); Quang Pham (pquangmai379@gmail.com); Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Buong Ninh (buongninh@hotmail.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com) |
Kính anh Đinh Văn Tuyên (tuyendinh),
Anh gửi cho em bài viết “NGÀY VỀ QUÊ” của Hoàng Hải Thủy khiến em rất xúc động. HHT hơn em 4 tuổi, hồi đó khá nổi tiếng ở VN Cộng Hòa. Mới thấy tiêu đề “Về Quê”, cứ tưởng HHT mơ về VN; không ngờ hắn ta lại viết về quê theo kiểu:
“Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ;
Con biết cậy vào ai biết nương nhờ ai?
Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ;
Con biết cậy vào ai biết nương nhờ ai?
– TK.
Trời đêm vắng sao, sương về.
Ðường xa thăm thẳm khuất bóng quê.
Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó,
có ai bạn hiền cùng đi khỏi lo.
Mẹ ơi bóng đêm rợn rùng,
vực sâu đang gầm dưới lá rung.
Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn,
đoái thương con cùng, Mẹ Ðấng Chí Tôn.”
(Thánh ca “TRÊN CON ĐƯỜNG VỀ QUÊ” – Hùng Lân).
“Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ;
Con biết cậy vào ai biết nương nhờ ai?
Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ;
Con biết cậy vào ai biết nương nhờ ai?
– TK.
Trời đêm vắng sao, sương về.
Ðường xa thăm thẳm khuất bóng quê.
Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó,
có ai bạn hiền cùng đi khỏi lo.
Mẹ ơi bóng đêm rợn rùng,
vực sâu đang gầm dưới lá rung.
Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn,
đoái thương con cùng, Mẹ Ðấng Chí Tôn.”
(Thánh ca “TRÊN CON ĐƯỜNG VỀ QUÊ” – Hùng Lân).
Cám cảnh chuẩn bị “về quê”, em múa bút – í quên, múa tay trên computer – đôi vần gửi đến quý anh và bạn bè gần xa đọc chơi cho dzui!
Thân kính,
Jos. Marie Lam Thy ĐVD. (biệt danh: Đinh-to-đầu-mà-dại)
DIỆN BÍCH
Diện bích khan vân cẩu
Hà phương duy hữu Xuân?!!
|
Đối bóng nhìn mây chó (1)
Phương nào mới có Xuân?!!
|
Bấm đốt tay coi: Bảy sáu rồi (1),
Nhìn mình chê chán lại nhìn người.
Nhân tình thế thái như cơm nguội,
Cám cảnh phù du tựa nhọ nồi!
Đổi trắng thay đen – Cơm nếp nát,
Lên voi xuống chó – Cóc bôi vôi.
“To-đầu-mà-dại”, đành ngao ngán,
“Diện bích” (2) buông câu “Bá ngọ đời”!!!
Đinh-To-Đầu-Mà-Dại
Chú thích:
*(1) Đã ngoài “Thất thập cổ lai hi” rồi ư? Hừm!!!
*(2) Để nói về con người hay thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, cổ nhân thường ví với cảnh thay đổi của thiên nhiên: “Thương hải biến vi tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu). Nhà thơ nổi tiếng Đỗ Phủ viết:
“Thiên thượng phù vân như bạch y,
Tu du hốt biến vi thương cẩu”
(Trên trời mây trôi như áo trắng,
Bất chợt biến thành chú chó xanh).
Từ ý tưởng đó, Nguyễn Du đã viết:
“Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”
(Truyện Kiều).
“Thiên thượng phù vân như bạch y,
Tu du hốt biến vi thương cẩu”
(Trên trời mây trôi như áo trắng,
Bất chợt biến thành chú chó xanh).
Từ ý tưởng đó, Nguyễn Du đã viết:
“Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”
(Truyện Kiều).
*(3) Ngày xưa các cụ đồ nho rất thích “Diện bích” (nhìn vách). Ngồi bình tâm lại rồi nhìn lên vách, tất nhiên sẽ chẳng thấy gì ngoài cái bóng của mình in trên đó. Đối bóng với chính mình sẽ nhìn ra con người thật của mình. Con người thật của mình tất nhiên có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Đó là cách các nhà Nho kiểm điểm lại bản thân, để từ đó có thể “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ”! (Khiếp! Nghe thấy mà ớn lạnh!!!).
(Đọc tiếp...)
(Đọc tiếp...)
----------
Ghi chú:
Blog KYDV mới nhận được bài viết "NGÀY VỀ QUÊ" của tác giả Lam Thy Đinh Văn Diệm gởi ngày 01-09-2015.
Bài viết khá dài, chúng tôi xin trích đăng một đoạn ngắn... Qúy vị có thể xem nguyên văn toàn bài tại Hình ảnh - Văn bản KYDV - Đinh Văn Diệm
Blog KYDV mới nhận được bài viết "NGÀY VỀ QUÊ" của tác giả Lam Thy Đinh Văn Diệm gởi ngày 01-09-2015.
Bài viết khá dài, chúng tôi xin trích đăng một đoạn ngắn... Qúy vị có thể xem nguyên văn toàn bài tại Hình ảnh - Văn bản KYDV - Đinh Văn Diệm
Subscribe to:
Posts (Atom)