Saturday, September 5, 2015

Món ngon mỗi ngày - Bánh đa cua



Ajinomoto Monngonmoingay
Published on Aug 20, 2015
 
Bữa ăn sáng hay ăn xế của gia đình bạn có đang quá nhàm chán và khô khan với những món quen thuộc? Hãy trổ tài đầu bếp với món BÁNH ĐA CUA để cả nhà được thưởng thức một món nước thật thơm ngon, dễ nuốt trong buổi sáng, hay bất cứ thời điểm nào trong ngày. Những sợi bánh đa thơm mềm, hòa quyện cùng rau, chả lát lốt thơm ngậy sẽ khiến cả nhà thích mê.

- Website chính thức của chương trình "Món Ngon Mỗi Ngày": http://monngonmoingay.com
- Facebook fanpage của chương trình: https://www.facebook.com/monngonmoing...

Friday, September 4, 2015

Xứ Kinh Bắc: Chùa Dâu



vietweeklytube
Published on May 13, 2014
 
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.[1]. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.

Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.

Tuesday, September 1, 2015

Đồng hương tâm sự: “NGÀY VỀ QUÊ” - Lam Thy Đinh Văn Diệm

From: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent: Mon 8/31/15 5:20 PM
To: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Dang-Kiem Ha (dangkiem@yahoo.es); tuyen vu (tuyenbachvu@gmail.com); Quang Pham (pquangmai379@gmail.com); Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Buong Ninh (buongninh@hotmail.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)

            
Kính anh Đinh Văn Tuyên (tuyendinh),
 
Anh gửi cho em bài viết “NGÀY VỀ QUÊ” của Hoàng Hải Thủy khiến em rất xúc động. HHT hơn em 4 tuổi, hồi đó khá nổi tiếng ở VN Cộng Hòa. Mới thấy tiêu đề “Về Quê”, cứ tưởng HHT mơ về VN; không ngờ hắn ta lại viết về quê theo kiểu:

“Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ;
Con biết cậy vào ai biết nương nhờ ai?
Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ;
Con biết cậy vào ai biết nương nhờ ai?

TK.

Trời đêm vắng sao, sương về.
Ðường xa thăm thẳm khuất bóng quê.
Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó,
có ai bạn hiền cùng đi khỏi lo.

Mẹ ơi bóng đêm rợn rùng,
vực sâu đang gầm dưới lá rung.
Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn,
đoái thương con cùng, Mẹ Ðấng Chí Tôn.”

(Thánh ca “TRÊN CON ĐƯỜNG VỀ QUÊ” – Hùng Lân).
 
Cám cảnh chuẩn bị “về quê”, em múa bút – í quên, múa tay trên computer – đôi vần gửi đến quý anh và bạn bè gần xa đọc chơi cho dzui!
 
Thân kính,
Jos. Marie Lam Thy ĐVD. (biệt danh: Đinh-to-đầu-mà-dại)
 
DIỆN BÍCH
Diện bích khan vân cẩu
Hà phương duy hữu Xuân?!!
Đối bóng nhìn mây chó (1)
Phương nào mới có Xuân?!!
 
Bấm đốt tay coi: Bảy sáu rồi (1),
Nhìn mình chê chán lại nhìn người.
Nhân tình thế thái như cơm nguội,
Cám cảnh phù du tựa nhọ nồi!
Đổi trắng thay đen – Cơm nếp nát,
Lên voi xuống chó – Cóc bôi vôi.
“To-đầu-mà-dại”, đành ngao ngán,
“Diện bích” (2) buông câu “Bá ngọ đời”!!!
 
                   Đinh-To-Đầu-Mà-Dại
 
Chú thích:
 
*(1) Đã ngoài “Thất thập cổ lai hi” rồi ư? Hừm!!!
 
*(2) Để nói về con người hay thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, cổ nhân thường ví với cảnh thay đổi của thiên nhiên: “Thương hải biến vi tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu). Nhà thơ nổi tiếng Đỗ Phủ viết:

“Thiên thượng phù vân như bạch y,
Tu du hốt biến vi thương cẩu”
(Trên trời mây trôi như áo trắng,
Bất chợt biến thành chú chó xanh).

Từ ý tưởng đó, Nguyễn Du đã viết:

“Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”
(Truyện Kiều).
 
*(3) Ngày xưa các cụ đồ nho rất thích “Diện bích” (nhìn vách). Ngồi bình tâm lại rồi nhìn lên vách, tất nhiên sẽ chẳng thấy gì ngoài cái bóng của mình in trên đó. Đối bóng với chính mình sẽ nhìn ra con người thật của mình. Con người thật của mình tất nhiên có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Đó là cách các nhà Nho kiểm điểm lại bản thân, để từ đó có thể “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ”! (Khiếp! Nghe thấy mà ớn lạnh!!!).

(Đọc tiếp...)
 ----------
 
Ghi chú:

Blog KYDV mới nhận được bài viết "NGÀY VỀ QUÊ" của tác giả Lam Thy Đinh Văn Diệm gởi ngày 01-09-2015.

Bài viết khá dài, chúng tôi xin trích đăng một đoạn ngắn... Qúy vị có thể xem nguyên văn toàn bài tại Hình ảnh - Văn bản KYDV - Đinh Văn Diệm