Văn minh sông Hồng (từ đầu Thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên đến cuối thế kỷ 15) đang ngày một có nhiều sự quan tâm của các học giả xã hội và các nhà khảo cổ học. Đồng bằng Bắc Bộ khá rộng lớn và hàng năm đón nhận một lượng phù sa khổng lồ từ miền nam Trung Quốc chảy qua lưu vực sông Hồng và đi ra biển Đông. Điều kiện địa hình cũng được bao bọc bởi nhiều núi đồi cộng với một khí hậu cận nhiệt đới ẩm thuận lợi cho sự đa dạng sinh học, động thực vật sinh sôi nảy nở. Về khoáng sản thì có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì, bạc, vàng... thuận lợi cho thủ công nghiệp và nghề luyện kim và chế tác đồ đồng phát triển sớm.
Mục lục
- 1 Tổng quan
- 2 Sơ lược lịch sử
- 3 Thành tựu văn hóa-nghệ thuật
- 4 Tôn giáo Việt
- 5 Nhà nước phong kiến Đại Việt
- 6 Chú thích
- 7 Tham khảo
- 8 Xem thêm
- 9 Liên kết ngoài
Tổng quan
Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời và là một xã hội đã hình thành nhà nước sớm nhất ở Đông Nam Á[1].
Văn hóa Sơn Vi Vĩnh Phú thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách đây 11-18 nghìn năm, phân bố rất rộng trong các hang động và thềm sông cổ từ Lào Cai đến Nghệ An. Những nhóm cư dân nguyên thủy này sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng.
Cách ngày nay khoảng 11.000 năm đến 2.000 trước Công Nguyên các cư dân Việt cổ đã tụ cư đông đúc tại khu vực trung du Bắc Bộ Việt Nam phát triển sinh sôi bằng săn bắn hái lượm trên một vùng bán sơn địa dồi dào sản vật: muông thú, các loài chim, các sản vật động thực vật của các vùng sông nước lưu vực sông Hồng ngập nước và rút khô, theo các mùa trong năm.
Những di chỉ khảo cổ phát hiện ở các hang động Hòa Bình rất phong phú và khá dày đặc tạo thành thuật ngữ: Văn hóa Hòa Bình[2]. Hòa Bình, một địa danh bên dòng sông Đà, là nơi đầu tiên các nhà khảo cổ học khám phá ra một nền văn hóa thuộc cuối thời đồ đá cũ đến thời đồ đá mới trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.
Văn hóa Đông Sơn là một giai đoạn trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Văn hoá Đông Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á và nền Văn minh lúa nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng làng và siêu làng.
Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các công cụ bằng đồng, bằng đồ gốm cùng với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ. Thời kỳ đầu của văn hóa Đông Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngoài. Việc khai phá đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính là tổ tiên của người Việt hiện đại.
Trên lưu vực sông Hồng, các nhà khảo cổ học đã xác lập chắc chắn được một phổ hệ gồm 3 giai đoạn trước Văn hóa Đông Sơn và sau Văn hóa Hòa Bình diễn ra trong thiên niên kỷ thứ II đến thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên:
- Giai đoạn Văn hóa Phùng Nguyên thuộc sơ kỳ đồng thau.
- Giai đoạn Văn hóa Đồng Đậu thuộc trung kỳ đồng thau.
- Giai đoạn Văn hóa Gò Mun thuộc hậu kỳ đồng thau.
Các nhà sử học đồng ý ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ hai trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ 15 của Đại Việt.
.........
Source Wikipedia
No comments:
Post a Comment