Saturday, October 15, 2016

Làng Tôi - Thiên Kim [ASIA SOUND]


Câu chuyện đồng hương: Ông Đinh Văn Túy

Re: Ông Đinh Văn Túy (No subject)

From:
Tony Thắng Đinh
Fri 10/14/2016 8:39 PM
 
To:
Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com);
Thuc Dinh (dthuc@live.com);
Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)



Chào cậu Diệm, cậu Tuyên và Thức;

Cám ơn cậu Diệm đã giải thích tường tận. Cậu nói như vậy thì cháu nhận ra ngay. Mẹ của cha Trụ là cô Đôn ở Gò Vấp, ngày xưa gia đình cô ở Nha Trang. Năm 1998, sau khi cháu và Bố Mẹ cháu đi thăm bà con làng Dũng Vy ở Bắc Ninh về lại Sài Gòn, Bố cháu có dẫn cháu lên thăm cô Đôn, và một số người ở Gò Vấp như bác Vui nhà bà quản Chiu, lúc bấy giờ chưa cha Trụ vẫn đang đi tu là thầy.

Năm 2007, sau khi đám ma Bố cháu, Hải em rể của cháu đưa cháu và Thái con dì Chỉ đi lên thăm cô Đôn ở Gò Vấp. Cô xin lỗi là cô yếu quá không đi dự lễ đám ma của bố cháu được, nhưng cha Trụ có đi dự lễ đám ma. Cô kể lại một câu chuyện là sau khi đi ở Nha Trang về lại Sài Gòn, người đầu tiên trong họ hàng mà cô tìm được là chú Đinh Tất Cuông, và người em rể chú Cuông là bác Tân. Cô kể là nhờ "anh Cuông" cô đã kết nối lại họ hàng được. Cô có biết gia đình ông Duân ở Bảo Lộc, chắc là cậu Duân (cậu Tuyên) biết cô Đôn đó, cô có nhắc tới gia đình ông Nghênh (ông Duân) mà.  

Cô Đôn và cô Đắc là anh em con cô-cậu với Bố cháu. Ông nội của cháu là anh ruột của mẹ cô Đôn. Còn họ hàng bên chú Cuông và cô Đôn như thế nào thì cháu không rõ, nhưng cháu nhớ rất rõ là cô nhắc đi nhắc lại là "anh Cuông", hai anh em gặp nhau khóc 15 phút cơ mà. Chắc cậu Diệm có thể biết họ hàng giữa cô Đôn và chú Cuông.

Cậu Tuyên (cậu Duân) cố nhớ xem cậu còn nhận ra chú Túy và cô Đôn không?

Tháng 12 năm 2016 này cháu và gia đình về VN chơi, để cháu cố ra thăm cô Đôn ở Xóm Mới, nhân tiện cháu sẽ chụp hình cho Thức đăng lên trang KYDV.

Thức à..! Thức cứ nhắn lại là Thức con của ông Đinh Tất Cuông, cháu ông thơ Thành là chú Túy biết ngay. Thắng chưa bao giờ gặp chú Túy hết.

Nhà bố mẹ cô Đôn cô Đắc là sát ngay nhà ông nội của cháu ở Dũng Vy. Cháu có qua ăn cơm nhà cô Đắc nữa, thành ra cháu mới biết nhiều như vậy. Con rể của cô Đắc hình như cũng tên là Thắng luôn.

Cháu Thắng.
 
----------

From: Van Diem Dinh <lamthydvd@gmail.com>
To: Tony Thang Dinh <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Friday, October 14, 2016 9:43 PM

Subject: Re: ông Đinh Văn Túy

Cháu Thắng,

Cậu cũng không rõ lắm về lai lịch anh Đinh Văn Túy. Sở dĩ cậu gọi là anh vì anh ấy có họ hàng rất gần với mợ (Đinh Thị Lợi). Cậu chỉ biết mẹ của anh Túy (quen gọi là bà lý Canh) là chị ruột của bà Đường (vợ ông Đinh Văn Đạo). Theo cậu biết, bà lý Canh có 3 chị em cùng là con của cụ quản Sơn, đó là:

- Bà thơ Thìn (có 4 con: Nguyễn Văn Thiện con rể ông Đinh Văn Sách, Nguyễn Thị Hiển con dâu ông thơ Tấn, Đinh Thị Biển và Đinh Thị Biều đều lấy chồng khác làng),

- Bà lý Canh (có 5 người con: Đinh Thị Canh, Đinh Văn Túy, Đinh Thị Ky, Đinh Thị Ni, Đinh Văn Tánh),

- Ông Lợi (Đinh Văn Loát, có 2 người con: Đinh Thị Lợi, Đinh Văn Ngạn). Như vậy anh Túy với vợ cậu Diệm là anh em thúc bá.

Anh Túy lấy chị Đinh Thị Đôn (con ông lý Đôn) trước đây ở Gò Vấp (Saigon). Khi Saigon bị thất thủ, gia đình anh Túy trốn ra miền Trung, sau đó anh cho chị và các con về Saigon ở (Gò Vấp). Còn anh và 1 con gái ở lại Ban Mê Thuột.

Anh chị Túy bây giờ phải gọi là ông bà cố vì có con là linh mục (LM. Giuse Đinh Quốc Trụ) thụ phong cách đây khoảng 14 năm. Cậu nhớ là trong một bài viết gửi cho KYDV Cậu có nói Dũng Vy đã có được 4 vị linh mục:

- Đinh Quốc Trụ (con ông Đinh Văn Túy),

- Đinh Tấn Hoài và Đinh Minh Hoàng (con ông Đinh Văn Hòa, cháu nội cụ Đinh Văn Đạo, tức ông Đường),

- Và vị thứ tư cậu không biết tên, là con của Đinh Văn Gòn (Đinh Văn Gòn là con của Đinh Văn Quỳnh – ngang tuổi với cậu nhưng chiếu theo họ đồng tông thì Quỳnh là cháu).

Cậu Diệm
----------

Vào 00:58
Ngày 15 tháng 10 năm 2016,
Tony Thang Dinh <todi_1999@yahoo.com> đã viết:

Chào cậu Tuyên và Thức;

Thắng không rõ ràng về Làng Dũng Vy mấy, cậu Tuyên có thể biết nhiều hơn cháu. Cháu nhớ mẹ cháu nói là cậu Tuyên cũng không ở làng Dũng Vy nhiều, cậu lớn lên ở làng Cẩm Giàng.

Chuyện này chắc hỏi cậu Đinh Văn Diệm thì rõ nhất.

Cháu Thắng

Best Regards/

Tony Thang Dinh
First Texas Realty
Broker Associate.
Cell:  214-228-0223


----------

From: Thuc Dinh <dthuc@live.com>
To: Diệm Đinh Văn <lamthydvd@gmail.com>; Thắng Tony Đinh Văn <todi_1999@yahoo.com>; Tuyên (Duân) Đinh Văn <tuyend@yahoo.com>
Sent: Friday, October 14, 2016 12:44 PM
Subject: ông Đinh Văn Túy

Chào chú và Thắng

Chú và Thắng vẫn mạnh khỏe chứ? Chú Tuyên vẫn thấy online đều đều chắc hẳn là khỏe rồi...

Cháu mới nhận được 1 tin nhắn của một người ở Buôn Ma Thuột cho biết có ông Đinh Văn Túy 90 tuổi ở thôn Giáo xưa hiện đang sống trên đó...

Chú và Thắng có biết họ hàng thế nào không?

Chúc vui khỏe

Cháu Thức

-----------

(Đính kèm Email)

"Chào anh Thức. Hiện nay ở Buôn Ma Thuột có gia đình người làng Dũng Vi tên là Đinh Văn Túy (gần 90 tuổi, vẫn tập thể dục bình thường). Ở làng Dũng Vi xưa, đất nhà ông Túy ở ngã ba thôn Giáo. Em đã đến thăm gia đình ông."

(Đính kèm Email)

"Chào bạn

Cảm ơn bạn đã cho biết thông tin về ông Đinh Văn Túy. Nếu có thể được, phiền bạn nếu có dịp ghé thăm ông, nhờ bạn chụp dùm cho tấm ảnh (bằng smart phone cũng được) đồng thời xin dùm địa chỉ, số điện thoại, email.v.v...  (nếu có) hoặc càng có nhiều thông tin về ông và gia đình thì đồng hương (nhất là lớp con cháu) sẽ dễ nhận diện và liên lạc...(Tôi sẽ phổ biến trên mạng để đồng hương xa gần được biết). 

Rất tiếc bạn không tự giới thiệu một chút về bản thân nên tôi cũng không biết xưng hô thế nào cho tiện...

Chào thân ái"
----------

Những bài viết liên quan:

1- Câu chuyện đồng hương: Ông Đinh Văn Túy (tiếp theo 1)
2- Câu chuyện đồng hương: Ông Đinh Văn Túy (tiếp theo 2)
3- 4- Giáo xứ Hòa Yên (hạt Cam Lâm): Thánh lễ an táng Bà cố Maria Nguyễn Thị Đôn – thân mẫu Cha Giuse Đinh Quốc Trụ, OFM. (Link)

Friday, October 14, 2016

Một chiều hè phố chợ Thôn Lương (Tri Phương)


Lễ hội truyền thống đình Làng Lương, xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh_6


Giới thiệu địa chỉ đồng hương Dũng Vi: Ông Đinh Văn Túy

Giới thiệu địa chỉ đồng hương Dũng Vi: Ông Đinh Văn Túy (VN)

Thưa quý đồng hương Blog KYDV mới nhận được tin nhắn của một người bạn trên Buôn Ma Thuột cho biết, hiện có gia đình Ông Đinh Văn Túy 90 tuổi, ngày xưa nhà ở ngã ba Thôn Giáo, làng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đang định cư và sinh sống trên Buôn Ma Thuột...

Nếu quý vị có thêm thông tin về gia đình ông, xin gởi về Blog KYDV qua Email: dthuc@live.com. Chúng tôi sẽ phổ biến trên mạng để bà con đồng hương tiện việc liên lạc.

Chào thân ái

Blog KYDV
----------

Đính kèm tin nhắn:

"Chào anh Thức. Hiện nay ở Buôn Ma Thuột có gia đình người làng Dũng vi tên là Đinh Văn Túy (gần 90 tuổi, vẫn tập thể dục bình thường). Ở làng Dũng vi xưa, đất nhà ông Túy ở ngã ba thôn giáo. Em đã đến thăm gia đình ông."

Blog KYDV cảm ơn bạn đã gởi tin nhắn.

https://www.facebook.com/thoidv.thoidv

Wednesday, October 12, 2016

Tát Nước Đầu Đình - Hợp Ca Asia {Thiêng Liêng Tình Mẹ - Băng Tâm Live Show}


Các chức danh cấp xã, tổng ở Bắc Ninh thời Lê-Nguyễn

Thứ sáu, 07/10/2016 - 08:23
 
Các chức danh cấp xã, tổng ở Bắc Ninh thời Lê-Nguyễn
 
Trong lịch sử, nhiều chức danh cấp xã, cấp tổng ở Việt Nam đã từng tồn tại một thời gian dài, nhưng đến nay đã không còn nữa. Bài viết này, có nhiệm vụ điểm lại một số chức danh cấp xã, cấp tổng ở Bắc Ninh nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu về một số vấn đề cần được quan tâm trong lịch sử.
 
1. Các chức danh chính quyền
1.1. Cấp xã
Ở cấp xã (làng), thời Lê có các chức danh: Xã chính, Xã quan, Trưởng xã quan và Xã chính kiêm Xã quan. Chức Xã chính và Xã quan có từ thời Trần. Những chức danh này đều dùng để chỉ người đứng đầu một xã và phải được toàn dân xã ấy bầu bằng phiếu kín và được Tri huyện chuẩn y. Các chức vụ Xã chính, Xã quan, Trưởng xã quan và Xã chính kiêm Xã quan được Tri huyện cho quản lý và được sử dụng triện đồng trong các công việc hành chính của xã. Chức vụ Xã chính đều là người của xã ấy, có điền sản và gia tư khá giả. Còn chức Xã quan (hoặc Huyện Xã quan, hoặc Trưởng Xã quan) là người của Huyện đường, có lương bổng, được cử về làm việc tại một xã nào đó.
Các chức danh: Xã chính, Xã quan (huyện xã quan) thấy tồn tại đến thời Lê; chức danh Xã trưởng xuất hiện vào thời Tây Sơn (1791); chức danh Trưởng xã quan thấy xuất hiện vào thời Minh Mệnh (1832).
Thời Tự Đức (năm 1848) đến tháng Tám năm 1945, thay cho các chức danh trên ở cấp xã (làng), chúng ta thấy xuất hiện chức danh Lý trưởng. Chức vụ, quyền hạn của Lý trưởng từ thời Tự Đức trở về sau cũng giống như Xã chính, Xã trưởng thời Lê. Thời Nguyễn không có chức danh Xã quan như thời Lê.
Ở những cụm dân cư không thành lập được đơn vị xã, gọi là trang. Người đứng đầu trang gọi là Trang chính (tương đương với chức Xã chính).
- Xã phó: giúp việc cho Xã chính (Xã quan, Xã trưởng), vào thời Lê (năm 1684), chúng ta còn thấy có chức danh Xã phó, Xã sử, Thư ký (hoặc Xã sử kiêm Thư ký) và Câu đương. Nếu xã phó được Xã chính ủy quyền phụ trách một số mặt hành chính nào đó của xã hoặc được ủy quyền giải quyết mọi công việc trong phạm vi xã mình khi Xã chính đi vắng thì Xã sử và Thư ký chỉ được làm những công việc sự vụ lặt vặt do Xã chính sai phái hoặc làm công việc ghi chép sổ sách. Thời Nguyễn ở cấp xã có chức Trưởng bạ và Thủ quỹ, giúp Lý trưởng quản lý về ruộng đất, tiền công quĩ của làng. Trưởng bạ thay cho chức Nông trưởng thời Lê.
Chức danh Câu đương không phải bao giờ và làng nào cũng có mà chỉ khi nào làng khuyết chân Xã chính mà Tri huyện chưa bổ Xã quan về thì làng mới được cử chức Câu đương. Chức vụ này không do bầu mà do Tri huyện tạm cử để điều hành các công việc hành chính của làng. Khi Tri huyện cử Xã quan hoặc cho bầu chức Xã chính thì mặc nhiên chức vụ Câu đương không còn nữa.
Ngoài các chức danh trên, vào thời Lê, Nhà nước còn đặt ra chức danh Xã giám ở mỗi xã. Người có chức danh Xã giám có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Xã quan, Xã chính, Xã sử,... theo Luật nhà nước và theo Hương ước của làng, đặc biệt là các mặt linh, lương, thuế khóa, sưu dịch.
 1.2. Cấp tổng
Tổng là một cấp hành chính dưới cấp huyện và trên cấp xã. Người đứng đầu một tổng thông thường đã từng kinh qua chức vụ Xã chính, (Xã trưởng, Lý trưởng), có trình độ học vấn là Sinh đồ (Tú tài) hoặc đã từng đỗ Nhất, Nhị trường hoặc đã qua kỳ khảo hạch ở huyện, gia đình có điền sản. Chức danh dành cho người đứng đầu một tổng cũng được thay đổi nhiều lần trong lịch sử. Các chức danh: Tổng trưởng, Tổng chính, Cai tổng, được dùng trong các thời kỳ khác nhau trong thời Lê cho đến đầu thời thời Nguyễn. Riêng chức danh Chánh tổng, thấy xuất hiện vào cuối thế kỷ XVII, nhưng sau đó không thấy xuất hiện. Đến thời Minh Mệnh sử dụng lại cho đến tháng Tám năm 1945.
Trên danh nghĩa, người đứng đầu một tổng có địa vị cao hơn người đứng đầu một xã, nhưng trên thực tế, người đứng đầu tổng chỉ có hư danh mà không có thực quyền. Mọi công việc binh lương, thuế khóa, phu phen, tạp dịch,... Tri huyện sức thẳng cho Xã chính (Xã trưởng, Lý trưởng) chứ không cần thông báo cho Cai tổng (Tổng trưởng, Chánh tổng) và ngược lại, mọi công việc binh lương, thuế khóa, phu phen, tạp dịch,... của xã, người đứng đầu xã ấy báo cáo thẳng với Tri huyện mà không cần báo cáo với Cai tổng (Tổng trưởng, Chánh tổng).
Vào thời Nguyễn, chúng ta thấy xuất hiện chức danh Phó tổng. Phó tổng là người giúp việc cho Chánh tổng. Trên thực tế, Phó tổng chẳng chỉ có cái danh hão.
Một số chức danh khác của cấp tổng, chúng tôi thấy, năm Chính Hòa thứ 11 (1690) có chức Thủ khoán bản tổng và vào năm Gia Long thứ 16 (1817) có chức danh Tổng huấn bản tổng,
2. Các chức danh của người đứng đầu lực lượng bảo vệ trật tự trị an và giáo dục
- Các chức danh của người đứng đầu lực lượng bảo vệ trật tự trị an: Khán thủ (thời Lê) và Trương tuần (thời Nguyễn).
- Các chức danh của người phụ trách giáo dục: thời Lê có chức Xã giáo (năm 1794), Xã tư (năm 1779); thời Nguyễn có chức Hương sư.
3. Các chức danh lãnh đạo của các đoàn thể xã hội và các tổ chức hoạt động tín ngưỡng
3.1. Các tổ chức xã hội
- Hội Tư văn: là một tổ chức quần chúng, bao gồm những người có học, những vị quan văn đã về hưu và những vị chức dịch, sắc mục của một làng, một tổng, một huyện. Vào thời Lê và thời Nguyễn, Hội tư văn có 3 cấp: xã, tổng và huyện. Hội Tư văn các cấp mỗi năm họp mặt hai lần vào ngày sơ Đinh của tháng Trọng Xuân (tháng 2 âm lịch) và ngày sơ Đinh của tháng Trọng Thu (tháng 8 âm lịch) tại văn chỉ (cũng có nơi gọi là từ chỉ) của xã, của tổng, của huyện mình. (còn các vị văn thân hàng tỉnh thì hội họp ở văn miếu hàng tỉnh).
Người đứng đầu Hội Tư văn, tùy thời kỳ mà có tên gọi khác nhau. Vào thời Lê, chúng ta thấy có chức danh Trùm trưởng Hội Tư văn, Tư văn trưởng, Trùm Tư văn. Còn ở thời Minh Mệnh (năm 1832) lại gọi là Văn trưởng Tư văn.
Người đứng đầu Hội Tư văn hàng tổng thì được gọi là Văn xướng Tư văn hoặc Tổng trưởng Tư văn.
- Hội Tư võ: không phải làng nào ngày xưa cũng có Hội tư võ. Những làng có hội Tư võ thường có tòa võ chỉ (đối xứng với tòa văn chỉ). Hội viên của Hội Tư võ là những vị theo nghiệp võ, đã từng có chức Cai, chức Đội, những người được thưởng những danh hiệu của nhà binh đã về hưu. Người đứng đầu Hội Tư võ thời Tây Sơn (năm 1800) được gọi là Võ trưởng.
3.2. Các chức danh trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng
 Trong tổ chức Vãi già của Phật giáo, chúng tôi thấy có chức danh Vãi trưởng (văn bia “Nguyễn quí thị hậu bi ký” tại xã Sung Lư tổng Hương Tảo huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, dựng năm Vĩnh Trị thứ 3-1678).
Trong hoạt động tín ngưỡng thờ tự Thành hoàng, chúng ta thấy có các chức danh: Quan Đám, Cai Đám, Ông Đám. Mặc dù tên gọi có khác nhau, nhưng nhiệm vụ của những vị này là thay mặt dân ra đình làm công việc sự thần. Chức danh Quan Đám (Ông Đám, Cai Đám) do dân làng bầu ra, nhiệm kỳ là 1 năm.
4. Các danh vị không có nhiệm vụ cụ thể
 Thời Lê và thời Nguyễn, ở vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng có nhiều chức danh chẳng có nhiệm vụ cụ thể gì, nhưng lại có chút ít quyền lợi. Đó là chức danh Tiên chỉ, Nhiêu, Hương lão, Hương biểu, Chánh Hương hội, Tộc biểu. Chút ít quyền lợi đó là: khi làng có việc, cụ Tiên chỉ hưởng cố biếu một mình một cỗ; người được gọi là lão nhiêu được miến phu phen tạp dịch; Hương lão, Hương biểu, Chánh Hương hội, Tộc biểu được ngồi bàn bạc việc làng ở chốn đình trung. Những chức này, trong nhiều trường hợp, do gia đình người đó bỏ tiền ra mua mà có.
Tìm hiểu những chức danh cấp xã, tổng ở Bắc Ninh thời Lê Nguyễn, chúng tôi thấy nổi lên hai đặc điểm: một là, các chức danh này không phải là nhất thành bất biến mà có sự thay đổi qua thời gian và triều đại; hai là, trong một làng có rất nhiều có chức danh, những chức danh này đều không có lương, nhưng người có chức danh luôn làm tốt phận sự của mình và không chỉ riêng bản thân mà cả gia đình người đó luôn tỏ ra tự hào vì có chức danh đó.      
Nguyễn Quang Khải
 

Giới thiệu địa chỉ đồng hương Dũng Vi: Giáo xứ Dũng Vi