Saturday, December 21, 2013

Đồng hương tâm sự: Đinh Quang Tòng và Đinh Tất Thức (21.12.2013)

San Jose, California USA
Thứ 7, ngày 21 tháng 12, 2013, 12:17:39 Sáng

Chào Bác Tòng

Thăm sức khỏe Bác và gia đình.

Nếu bác có địa chỉ Email thì cho cháu xin, để dễ dàng liên lạc hơn. 
Thêm nữa, nếu có địa chỉ Email hoặc số phone của bà con ở VN càng tốt.

Cháu Thức
-----------

Bác đã đọc tin của cháu gửi về rồi. Bác rất vui, bác mới xuống thăm mẹ.

Chúc cháu khỏe mạnh.

Bác của cháu

* Ghi chú của Blog KYDV:
(Đoạn đối thoại với ông Đinh Quang Tòng được trích lại trên Google+ Hangouts)

Đồng hương tâm sự: Đinh Sỹ Việt và Đinh Văn Tuyên

From: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent: Sat 12/21/13 11:49 AM
To:  Việt Đinh sỹ (noreply-comment@blogger.com)

Chào ông Việt

Cảm ơn ông đã Comment và cho thông tin thêm về Gia Phả Họ Đinh. Blog KYDV đã chuyển thư của ông đến ông Đinh Văn Tuyên và ông Đinh Văn Diệm, hy vọng các ông Tuyên và Diệm sẽ liên lạc cùng ông...

Blog KYDV cũng mong được đón nhận thêm những thông tin của quý vị đồng hương Dũng Vi tại quê nhà...

Kính chúc ông, qúy đồng hương và thân quyến vui khỏe và gặt hái nhiều thành công.

Hẹn tái ngộ.
Blog KYDV

--------------------------------------------------------------------------------
Date: Sat, 21 Dec 2013 01:35:42 +0000
Subject: [Kỷ Yếu Dũng Vi] New comment on Gia phả Họ Đinh.
From: noreply-comment@blogger.com
To: dthuc@live.com

Việt Đinh sỹ has left a new comment on your post "Gia phả Họ Đinh":

Chào ông Tuyên.

Cháu là: Đinh Sỹ Việt cháu ông Đinh Sỹ Sót (trưởng gia tộc họ Đinh Sỹ (Văn)) tại Thôn Lương (làng Dũng Vi xưa) - xã Tri Phương - Tiên Du - BN.

Chúc ông và đại gia đình mạnh khỏe hạnh phúc và gặp nhiều may mắn

ĐT liên hệ: 0978.923.267
Email: Dinhsyviet.bn@gmail.com

Posted by Việt Đinh Sỹ to Kỷ Yếu Dũng Vi at December 20, 2013 at 5:35 PM

Thursday, December 19, 2013

Du Lịch: Vạt cỏ ven đê đón mùa Đông

Thứ năm, 7/11/13, 08:18 GMT+7
 
Nắng nhạt, trời đã bớt trong xanh và những làn gió mang theo không khí lạnh tràn ngập khắp những triền đê sông Đuống.
 
Triền đê dài uốn lượn theo con sông Đuống cuối chiều hiu hắt. Cái lạnh của mùa đông xâm chiếm dải đất nhạt màu và gió không ngừng thổi. Đám lau lách bên sông xào xạc, tiếng mõ trâu lóc cóc long cong. Lũ trẻ xuýt xoa vì lạnh, vội vã ra về. Chiều thưa nhặt, không cánh diều vi vút, không đàn trâu chậm rãi nhẩn nha gặm cỏ, không tiếng xe đạp thong thả những vòng quay, chỉ có gió lùa hối hả và mặt trời đang dần xa khuất.
 
Mùa đông vội đến xua nhanh vẻ đẹp dịu dàng của sắc thu.
 
DSC-7329-JPG-5139-1383541305.jpg
Những triền đê dọc sông Đuống là điểm đến cuối chiều của nhiều bạn trẻ khi lang thang dạo chơi trên đất Thuận Thành, Bắc Ninh. Ảnh: The Anh.
 
Mới tuần trước, con đê dài xanh mướt này đón vô vàn vị khách là các cô cậu học trò, những đôi uyên ương và đám bạn bè rủ nhau đến đây. Trong một buổi chiều thư thái của những ngày cuối thu, đôi bạn trẻ đang chăm chú chụp bộ ảnh cưới. Những thảm cỏ xanh bên dòng sông nặng đỏ phù sa, những bụi tre tần ngần rũ tóc rối và cả những bông hoa cỏ may vướng bước chân qua, đều trở thành bối cảnh đẹp cho bộ ảnh trọng đại của cuộc đời.
 
Trên triền đê, vạt cỏ ven đường lay động, những đóa hoa cỏ giản dị làm cảm hứng vô tận cho những tay máy cả chuyên và không chuyên. Họ muốn tìm cho được những góc ảnh đẹp nhất, những cách thể hiện hay nhất để chụp những tấm ảnh nghệ thuật mà mình ưng ý. Lũ trẻ chăn trâu tò mò đứng nhìn đám bạn trẻ đang vui vẻ chụp hình với đám hoa xấu hổ nở, những bông hoa phơn phớt tím. Những chiếc xe đạp kêu reng reng và nụ cười giòn giã trên khắp triền đê dài.
 
Ngày đông, triền đê nhuộm vàng một màu cỏ úa, những cánh diều đủ sắc đã thôi không còn chao nghiêng trên bầu trời xanh thẳm, nhường chỗ cho đàn chim vội vã trú đông. Trời một màu đùng đục, nặng nề, như thể mặt trời cũng vội vã kéo tấm chăn đắp cho ấm những ngày đông rét mướt. Đê vắng, chỉ có tiếng gió lùa vội vàng qua đám lá khô xào xạc.
 
IMG-2680-JPG-5383-1383541306.jpg
Gió đưa hoa cải về trời. Ảnh: Lam Linh.
 
Một vài vạt cải vàng, cải trắng đã bắt đầu xòe cánh nở hoa. Từ trên cao nhìn xuống, những khoảng trắng, khoảng vàng tô một chút màu sắc cho bức tranh mùa đông ảm đạm. Những vạt cải đầu đông lại làm náo nức bao kẻ lãng mạn, si tình, lại khiến cho đám trẻ không ngại xa xôi, không ngại cái lạnh xuyên qua từng lớp áo ngắn dài mà qua đây ngoạn cảnh, thưởng hoa.
 
Thấp thoáng xa xa, dòng sông lượn một dải quanh co. Tiếng chuông chùa xa xăm, thoảng hương trầm đâu đây dưới chân đê vắng. Vị sư già trong chùa Bút Tháp hôm nay về muộn, chỉ có chú tiểu đang quét dọn sân vườn trong ánh sáng tranh tối tranh sáng của trời chưa sầm tối, và ánh điện lúc sáng lúc tỏ từ điện chính hắt ra.
 
Bữa cơm chiều đã được dọn sẵn trên bàn. Chiều nay cũng chỉ có vài món đạm bạc, đậu rán rim mặn, dưa chua nấu canh nóng và khoai rán. Vị khách chờ thầy về đang ngồi thiền trong chính điện, lặng lẽ nghe tiếng đêm len lén bước qua sân gạch phủ bóng đôi cây si già, xõa những chiếc rễ như tấm mành che, phủ lên mái chùa cong rêu mốc bao năm tháng. Đêm dường như cũng sợ làm tan mất cái khoảnh khắc trầm mặc và sâu lắng ấy, lén lút như vị khách đến không đúng lúc.
 
07570e60b-23140-cau-dacanon-ql-7762-9406
Cổ kính Bút Tháp. Ảnh: Thuanthanh.gov.
 
Trời đêm, sương lạnh, đọng đầy trên những đám cỏ thưa ngủ vùi tự lúc nào. Lũ chim sâu rúc rúc trong đám ruộng đã trơ gốc rạ. Gió vu vơ chơi trò đuổi bắt trong ruộng ngô bạt ngàn ven sông vừa nhú những mầm xanh.
 
Mùa đông!
Lam Linh
 
Source VnExpress

Wednesday, December 18, 2013

Đồng hương tâm sự: Đinh Quang Tòng và Đinh Tất Thức (18.12.2013)

Thành phố San Jose, California USA

Thứ 4, ngày 18 tháng 12, 2013, 11:57:35 Sáng

Chào Bác Tòng

Rất vui khi nhận được liên lạc của Bác. Bác và gia đình khỏe không? Cho cháu gởi lời thăm và chúc sức khỏe họ hàng thân quyến...

Cháu chưa nhận được bài của Bác. Có lẽ Chú Diệm và Thăng sẽ gởi lại bài cho cháu sau.

Để tiện cho cháu. Bác cứ gởi thơ, bài viết, hình ảnh và video clip (nếu có) bằng địa chỉ Email dthuc@live.com là cháu biết liền và dễ dàng copy bài đăng lên Blog, vì cháu sử dụng Email này là chính, còn ở các mạng khác là phụ nên thỉnh thoảng mới ghé xem... Chú Tuyên, chú Diệm, Thắng (con ông Đột) và mọi người đều liên lạc như vậy cả.

Còn đây là địa chỉ Blog Kỷ Yếu Dũng Vi http://kyyeudungvi.blogspot.com/

Chào Bác. Chúc sức khỏe
----------

Tue, 11:58 PM
 
Cháu Thức bác đã gửi cho Thăng một Ân Tình Mẹ Cha, hai là Hành Hương Quê Mẹ và bài Dũng Vi Hôm Nay cho chú Diệm thơ. 
 
Tòng
 
* Ghi chú của Blog KYDV:
(Đoạn đối thoại với ông Đinh Quang Tòng được trích lại trên Google+ Hangouts)
 

Tuesday, December 17, 2013

Nghệ thuật tuồng cổ xã Tri Phương cần được khôi phục

Thứ sáu, 22/02/2013 - 10:01

Đến thôn Lương, xã Tri Phương (Tiên Du) chúng tôi được các bậc cao niên giới thiệu nghệ thuật tuồng cổ của dân tộc. Với những người cao tuổi nơi đây thì sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tuồng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu, nhất là trong những ngày lễ, tết, ngày hội làng của địa phương.

Tại đây chúng tôi được tiếp chuyện với cụ Đinh Thị Thọ, 86 tuổi là một người con của gia đình nghệ nhân tuồng cổ (một gia đình vốn có truyền thống nghệ thuật).

Nghe cụ Thọ kể lại, cũng chẳng ai trong ngôi làng có thể nhớ được nghệ thuật Tuồng ở thôn Lương có từ bao giờ, cụ vẫn nhớ gia đình cụ vốn là một gánh hát, những bậc sinh thành đều là những đào kép, khoảng năm 14, 15 tuổi cụ thường theo gia đình đi biểu diễn phục vụ khắp nơi. Do sớm được theo cha mẹ đi biểu diễn từ nhỏ và là con nhà nòi nên cụ Thọ khá am hiểu tường tận về môn nghệ thuật này.

Theo cụ Thọ, Tuồng là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp gồm có cả văn học, hội họa, âm nhạc, múa, trò diễn. Đặc biệt đối với tuồng đòi hỏi phải có những đào kép chính có tài diễn xuất thật xuất sắc và kịch bản phải hay mới thu hút được người xem.

Đối với nhạc đệm trong nghệ thuật tuồng cụ Thọ cho biết thêm: “Dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ, bộ hơi, bộ dây và bộ gảy. Dàn nhạc có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc hỗ trợ diễn viên biểu diễn. Do vậy, mỗi nhạc công khi chơi một nhạc cụ cần phải hòa mình với vở diễn, đồng cảm với tính cách, số phận của từng nhân vật trên sàn diễn để mỗi khi tiếng trống, tiếng chiêng… phát ra phải khớp với từng động tác, điệu bộ và diễn biến của từng cung đoạn. Theo cụ muốn tinh thông nghề nghiệp, phải khổ luyện, mà luyện mãi rồi quen, quen rồi lâu dần trở nên thuần thục, thành thạo.

Về phần ca diễn, Tuồng có những lối hát xướng như: Nói Lối, hát Nam, hát Khách... Nói Lối Tuồng nghĩa là đào kép xưng tên, đây là một thứ nói được cách điệu cao; hát Nam gồm Nam Xuân (sửa soạn lên đường), Nam Ai, Nam Thương (cho những vai buồn)... hát Khách gồm: Khách Phú (hát đối đáp), Khách Tẩu (có chuyện cấp bách),...

Không giống với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương... Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc. Qua đó có thể thấy rõ chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của Tuồng. Đây là một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính cổ điển khá độc đáo của dân tộc ta. Ngôn ngữ của tuồng là văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn nôm. Kho tàng các vở diễn tuồng cổ ước có đến vài trăm vở nhưng lâu dần bị thất lạc phần lớn, trong đó có thể kể vài vở đặc trưng như Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Phi Phụng, Trưng nữ vương...

Không gian sân khấu của nghệ thuật tuồng không đòi hỏi quá cầu kỳ. Cụ Thọ tâm sự, thuở trước các gánh hát Tuồng chỉ cần có một chiếc chiếu trải giữa sân đình và đôi ba cái hòm gỗ đựng đạo cụ, phục trang.

Cùng với nhịp sống văn minh đô thị phát triển, các loại hình nghệ thuật mới đã nhanh chóng lan toả khắp nơi từ thành thị đến nông thôn. Bên cạnh đó, ngày nay một bộ phận khán giả trẻ đã bắt đầu quay lưng dần với bộ môn nghệ thuật này. Chính điều này là nỗi trăn trở lớn nhất của một diễn viên có tiếng một thời như cụ Thọ. Lúc nào cũng đau đáu một điều, “muốn khôi phục và vực dậy CLB biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ đối với thôn Lương, nhưng kinh phí thì gặp nhiều khó khăn, lực lượng tham gia biểu diễn cũng không còn nhiều, bây giờ chỉ trông vào lứa trẻ và sự quan tâm của các cấp đối với môn nghệ thuật này thôi”, cụ Thọ chia sẻ.

Với tinh thần bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, gìn giữ tinh hoa vốn cổ của ông cha, đặc biệt là đối với bộ môn nghệ thuật truyền thống đã gắn liền với dân tộc qua bao thế kỷ, rất cần có sự quan tâm của cấp trên để sân khấu tuồng cổ lại được vang lên ở các vùng quê.

Đình Bắc

Source Bac Ninh Online