Tuesday, December 17, 2013

Xã Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh trên bản đồ Google mới

Xã Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh trên bản đồ Google mới với địa danh thôn, xã, chợ và hình ảnh... (Zoom in to view)

Tri Phương lưu giữ nét đẹp truyền thống

Thứ năm, 14/03/2013 - 15:06
 
Tri Phương (Tiên Du) là xã nằm ven dòng sông Đuống, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, những năm trở lại đây, nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự năng động nhạy bén của cấp uỷ Đảng, chính quyền kinh tế xã hội của Tri Phương có bước chuyển mình tích cực, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo làng quê thay đổi từng ngày nhưng vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống.
 
Về đến đầu Tri Phương, qua chợ Ve trù phú thấp thoáng mái đình cong cong của làng Lương, đình làng Lương là di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhận từ năm 1990, đó là một công trình nghệ thuật lưu giữ nhiều nét kiến trúc cổ của dân tộc. 

Đình làng Dũng Vi, Tiên Du, Bắc Ninh - Photo: KYDV

Theo các cụ cao niên kể lại, đình làng Lương được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ XVII, đầu thế kỷ XVIII với những nét chạm khắc đạt đến mức điêu luyện, hiếm có. Nơi đây thờ 3 anh em họ Cao và Hoàng thái hậu Nguyên Phi Ỷ Lan. Hàng năm cứ vào ngày 1 tháng 2 âm lịch, nhân dân làng Lương lại tưng bừng mở hội. Hội làng Lương là một trong những lễ hội lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước ông đám ra đình, năm nào cũng vậy, làng Lương đều cắt cử một ông đám ra đình để lo việc đèn nhang, thờ cúng Thành Hoàng làng và coi sóc công việc của đình, cũng như đảm nhiệm các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương. Nếu có dịp được đến thăm Lễ hội làng Lương vào đúng ngày nhân dân tổ chức rước ông Đám chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng có chung một cảm giác được quay trở về với cội nguồn với những nghi thức truyền thống mang đậm nét văn hoá Việt. Đi đầu đoàn rước là đội múa Lân của thôn, cờ bay, trống rền hoà lẫn với những nghi lễ làm cho buổi rước đầy linh thiêng, trang trọng. Tiếp nối là dân làng áo the khăn xếp, áo tứ thân, quan họ, áo dài truyền thống theo sau. Nhân dân xem rước dọc 2 bên đường. Đến với Hội làng Lương du khách được thưởng thức nhiều loại hình văn hoá văn nghệ như cải lương, chèo, quan họ, các trò chơi dân tộc đập niêu, đấu vật, cờ tướng... đặc biệt là nghi thức tế lễ, dâng hương diễn ra tại đình làng. 
  
Vào ngày Hội, người làng Lương đều tạm gác lại công việc, sửa mâm lễ cúng thần hoàng làng rồi mời bạn bè, khách phương xa về để gặp gỡ, chung vui. Các ban, ngành, đoàn thể, các hội nghĩa tình, hội bạn, hội phường... đều sửa lễ dâng hương tại đình làng, khi đi lễ ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, đặc biệt là nữ giới đều mặc áo dài truyền thống của dân tộc. Với những gia đình có con cái lấy chồng, lấy vợ xa quê hoặc làm ăn, công tác xa nhà, Tết chưa về kịp thì đến ngày hội làng sẽ tề tựu đông đủ. Không chỉ làng Lương mà các làng trong xã cũng đều có hội làng mang đậm nét văn hoá Việt. 
 
Tri Phương không chỉ được biết đến và nhớ mãi bởi những ngôi đình cổ kính rêu phong với những lễ hội mà còn là một địa phương còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống. Hiện xã đã và đang duy trì hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ dân ca quan họ, câu lạc bộ chèo truyền thống, câu lạc bộ múa lân, đội tuồng... và có nhiều loại hình câu lạc bộ khác đã và đang góp phần duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. 
  
Người dân Tri Phương yêu say văn nghệ, yêu say những loại hình văn hoá truyền thống của dân tộc. Các loại hình sinh hoạt văn hoá văn nghệ cổ được duy trì chủ yếu là do tự dân, từ những tấm lòng yêu những làn điệu của dân tộc, say nét đẹp của những vũ đạo của nghệ thuật tuồng, nghệ thuật cải lương, nghệ thuật chèo... nên cho dù không có bất cứ sự tài trợ nào nhưng Câu lạc bộ chèo thôn Cao Đình vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, tham gia tích cực phục vụ các nhiệm vụ chính trị, văn hoá xã hội, biểu diễn phục vụ nhân dân, tham gia các cuộc thi không chuyên do các cấp, các ngành tổ chức. Câu lạc bộ còn tự biên, tự học, tự rút kinh nghiệm và tự diễn cho bà con xem mà không cần bất cứ sự đãi ngộ nào. Mặc dù không còn đủ diễn viên, không còn đủ nhạc công để có thể diễn trọn một vở diễn nhưng những người còn lại của Câu lạc bộ cải lương, đội tuồng đã từng vang danh một thời ở Tri Phương vẫn họp mặt nhau lại ôn luyện những vở tuồng, vở cải lương cổ, hát cho nhau nghe để khỏi nhớ nghề, để nuôi một hy vọng được góp mình gìn giữ và lưu truyền nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Người ta khó có thể quyên được giọng hát và những vũ đạo tinh xảo của cụ Đinh Thị Thọ, nghệ nhân tuồng cổ năm nay đã gần 90 tuổi. 
 
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi giờ, mỗi khắc con người đều bị guồng xoay của cơ chế thị trường cuốn theo thì ở Tri Phương vẫn còn đó những con người, những nét đẹp văn hoá đặc sắc của dân tộc đáng trân trọng. Và cần lắm sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền để những nét đẹp truyền thống ấy được lưu giữ, duy trì, phát triển. 
 
Bùi Thuý
 
Source Bac Ninh Online

Ghi chú: Blog KYDV trích đăng với mục đích tham khảo. Bạn đọc có thể xem tiếp tại trang mạng đính kèm. 

Wednesday, December 11, 2013

Du lịch: Những điểm ngắm hoa cải quanh Hà Nội

Thứ tư, 11/12/13, 06:16 GMT+7
 
Vào những ngày đầu tháng 12, các vườn cải lại vào mùa hoa mới, rực rỡ khoe mình trong ánh nắng hiếm hoi của mùa Đông.
 
Trong nắng, hoa cải phô mình khoe sắc. Những cánh đồng hoa nối tiếp nhau chạy dài đến tận chân trời. Hoa cải ngồng, cải bẹ có màu vàng tươi thắm, cành mỏng manh, mọc thành chùm tí tẹo vươn lên đón ánh nắng. Hoa củ cải có màu trắng tím tinh khôi, cánh hoa lớn và cứng cáp hơn. Còn hoa cải cúc giống dã quỳ nhỏ nhắn và xinh xắn. Hương hoa cải ngai ngái, cánh hoa rung rinh nụ cười.
 
Những cánh hoa khoe mình trong cái tiết trời mùa đông lạnh giá để mang lại cho đời một vẻ đẹp thầm lặng chốn đồng quê. Trong một sớm bất chợt, trên cánh đồng lại sáng bừng một màu vàng rực rỡ. Một mùa hoa cải mới lại về trên triền đê sông Đuống yên ả.
 
DSC-7419-JPG-8331-1386558619.jpg
Hoa cải cúc nở rộ bên Thuận Thành, Bắc Ninh.
 
Bạn có thể tìm thấy những cánh đồng cải tại:
 
Vườn cải cầu Đuống (đi qua cầu Đuống được gần 200 m thì rẽ phải đi theo con đường đê về phía cầu Phù Đổng, từ chỗ ngã rẽ khoảng 3 km gặp vườn cải ngay chân đê bên phải.)
 
Khu vực đê sông Đuống, chùa Dâu, chùa Bút Tháp thuộc Thuận Thành - Bắc Ninh. Từ cầu Đuống phía Hà Nội sang, bạn rẽ phải trước khi qua cầu, đi xuôi theo con đường đê lộng gió về phía Thuận Thành, sẽ gặp rất nhiều vườn cải cúc.
 
Cánh đồng Yên Viên (Gia Lâm): từ trung tâm Hà Nội đi xe buýt số 10 thẳng theo hướng cầu Chương Dương là tới. Khu vực rộng lớn này có thể được thấy ngay từ trên đường quốc lộ, dọc hai bên đường. Hoặc rẽ vào khu vực chợ Lã Côi, có rất nhiều vườn cải mênh mông. Đường rẽ bên tay trái, đối diện nghĩa trang liệt sĩ Gia Lâm.
 
IMG-2689-JPG-6237-1386558619.jpg
Hoa cải vàng tại Yên Viên.
 
Thị trấn Trâu Quỳ, rẽ bên phía tay phải trước cổng Trường đại học Nông nghiệp 1 (huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Đi xe máy đến thẳng cổng Đại học Nông nghiệp 1. Ở đây có một ngã ba, bạn rẽ tay phải và đi chừng 2 km sẽ thấy những ruộng hoa cải nở bên bờ sông Đuống.
 
Chi phí vào chụp ảnh khoảng 10.000 đồng đến 20.000 đồng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi bước vào vườn cải vì thân cây mềm và cánh mỏng manh nên hoa cải rất dễ gẫy, nát. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tài sản cho người nông dân mà còn góp phần gìn giữ sắc vàng quyến rũ ấy.
 
Bài và ảnh: Yutaka
 
Source VnExpress

Saturday, December 7, 2013

Du lịch: Sức hấp dẫn của một làng quê Bắc Bộ

Thứ bảy, 16/11/13, 06:16 GMT+7
 
Trong khi khách trong nước háo hức tìm đến những chân trời mới thì không ít du khách nước ngoài thích thú với những trải nghiệm rất Việt Nam như làm vườn, bắt ốc và tham quan đình chùa cổ.
 
Nằm ngay cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố du lịch Hạ Long khoảng 60 km, những năm gần đây xã Yên Đức, huyện Đông Triều, trở thành điểm du lịch mới lạ và hấp dẫn của không chỉ vùng đất địa đầu Đông Bắc, mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ nhờ vẻ đẹp yên ả, thanh bình.
 
qtv.jpg
Khung cảnh làng quê mộc mạc là nguồn cảm hứng mới cho nhiều tour du lịch. Ảnh: qtv.vn
 
Nếu nghĩ rằng một tour du lịch làng quê sẽ phải dừng chân ở Bắc Ninh, Hưng Yên hay Thái Bình, thì khi đến với xã Yên Đức bạn sẽ thấy không có sự khác biệt nào. Cũng những cánh đồng lúa xanh tươi mơn mởn, những con kênh dồi dào cua ốc, những vườn cây trái chín xum xuê và không thể thiếu những mái đình cong vút. Có chăng là thú vị hơn khi bạn còn được khám phá những ngọn núi, quả đồi mang đậm âm hưởng của làng quê Việt.
 
Bước vào con đường làng quanh co xóm ngõ ở Yên Đức là một diện mạo nông thôn xanh, sạch, đẹp, mà vẫn giữ được những nét đẹp cổ truyền. Tuy không hẳn là cây đa, giếng nước, sân đình nhưng bạn có thể dễ dàng bắt gặp ao hồ, vườn tược đậm chất thôn quê, thấp thoáng hình ảnh những hàng cau thẳng tắp. Trong ánh nắng nghiêng chiều, tâm hồn bỗng lơ đãng theo cánh diều vút bay trong gió.
 
Không chỉ được hòa mình vào không gian làng quê với hương đồng gió nội, bạn còn có cơ hội “hoá thân” thành những người nông dân thực thụ khi được trực tiếp làm các công việc nhà nông như xay lúa, giã gạo, vun trồng cây cối hay tự mình thu hoạch những luống rau xanh tốt. Nếu không ngại xuống đồng, hãy tham gia gieo mạ hay gặt lúa ngày mùa, cầm nơm, mang giỏ để mò cua, bắt cá.

dulichhalong-1.jpg
Khách quốc tế rất thích thú với những trải nghiệm làm nông dân. Ảnh: dulichhalong
 
Điều thú vị là bạn sẽ được hướng dẫn bởi chính những người nông dân thực thụ ở Yên Đức. Trong niềm hân hoan khám phá bản thân và trải nghiệm những điều hoàn toàn mới mẻ, bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện bên lề của công việc nhà nông. Một góc nhìn mới, gần gũi về cuộc sống thôn quê và những con người thật thà chân chất cứ thế hiển hiện qua những nụ cười giòn tan, hồn hậu, những câu chuyện đời thường dí dỏm.
 
Sau khi đã lao động mệt nhoài, thưởng thức những món ăn địa phương giản dị như khoai lang luộc, ngô nếp nướng, chè nếp cái hoa vàng giữa khung cảnh đồng quê dân dã, với người dân phố thị chẳng khác nào như “cao lương mỹ vị”. Có lẽ đây sẽ là một trong những dịp hiếm hoi bạn cảm thấy ăn ngon, ăn no những sản vật nhà nông vốn bày bán nhiều ngoài chợ.
 
Nghỉ lại một đêm ở Yên Đức là khoảng thời gian bạn tìm hiểu về những ngôi nhà ở truyền thống của người dân Bắc Bộ với phong tục thờ cúng tổ tiên. Với kiến trúc đặc trưng gồm 2 dãy nhà chính được dựng lên từ cột gỗ lim với sân vườn trước mặt, bên cạnh là hồ ao thả cá, thả hoa, những ngôi nhà ở Yên Đức mang đến một không gian thư giãn và nghỉ ngơi thực sự.
 
Chua-Cang-Huong-vietnamtourism.jpg
Chùa Cảnh Huống có nghĩa là chùa Cảnh Đẹp. Ảnh: baoquangninh
 
Để rồi sáng sớm hôm sau, bạn dạo ghé thăm chùa Cảnh Huống, Hang 73 để hiểu thêm về bức tranh làng quê Việt. Thích thú hơn nữa khi đến Yên Đức bạn còn có thể chiêm ngưỡng những núi đồi trùng điệp. Núi Canh (cày ruộng), Đống thóc (sản phẩm của sản xuất nông nghiệp), Núi thung (cối giã gạo), Núi con Mèo (nằm canh đống thóc), Núi con Chuột (Phá thóc), tất cả tạo thành một danh sơn hữu tình, với vẻ đẹp rất riêng nhưng chẳng thể tách rời.
 
Chuyến đi sẽ hoàn hảo khi bạn tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ hội, biểu diễn múa rối nước, thưởng thức các làn điệu dân ca, dân vũ qua tiếng hát điệu hò, chèo, quan họ.
Vy An
 
Source VnExpress

Tuesday, December 3, 2013

Thư cảm ơn của Ban Hành Giáo Dũng Vy 02-12-2013

From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Mon 12/02/13 9:14 PM
To:  Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc:  Bui Thi Nguyen (nguyenbt@tanthanhdong.com)

4 attachments (total 1425.5 KB)

Bien nhan213.pdf
THU CAM ON235.pdf
Transfer money II.jpg
View online

Thưa Cậu;

Giáo Xứ Dũng Vy đã nhận tiền đầy đủ và có hồi báo tri ân, cháu gửi Cậu tất cả các văn bản/chứng từ và hình ảnh như Cậu đã yêu cầu ban Mục Vụ làm theo thủ tục như lần trước.

Trong hình có ông Phó Chủ Tịch HĐMV (anh Lễ) và Bà Út (Thủ Qũy) cùng cháu Bùi Thị Nguyên giao tiền. Cháu cám ơn Cậu đã liên lạc ban Mục Vụ GX Dũng Vy để thông báo việc quyên tiền lần này.



Thức;

Làm ơn đăng tất cả những văn bản/chứng từ và hình ảnh lên Blog Kỷ Yếu Dũng Vy để công khai hóa chuyển tiền lần này. Cám ơn Thức nhiều.

Chúc Cậu và Thức luôn an mạnh trong tình thương Chúa Kitô.

Cháu Thắng.

Cell: 214-228-0223

 ----------
 From: Bui Thi Nguyen <nguyenbt@tanthanhdong.com>
To: 'Tony Thang Dinh' <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Monday, December 2, 2013 10:32 PM
Subject: FW: THU CAM ON

Kính gửi Chú Thắng

Cháu gửi chú: Thư cảm ơn của Ban Hành Giáo Dũng Vy gửi tới ông bà ân nhân
Chú xem và chuyển tới ông bà Nguyễn Đức Mai giúp cháu nhé.

Cháu gửi chú tấm hình chụp khi cháu bàn giao tiền cho Ban Hành Giáo nữa nhé. (hình chụp bằng điện thoại lại buổi tối nên không rõ lắm)

Cháu cảm ơn chú nhiều.
Chúc cô chú và gia đình luôn an lành và hạnh phúc

Trân trọng

Bùi Thị Nguyên
P. Kế hoạch - Cty Tân Thành Đồng (TNHH)
Đ/c: Cụm CN Tân Hồng - Hoàn Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh
ĐT: 0912.423.159