Source Google Maps
Saturday, November 23, 2013
Góp ý: Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
From: Tuyen Dinh <tuyend@yahoo.com>
To:
Cc: Diem Dinh <lamthydvd@gmail.com>; Tony Thang <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Thursday, November 21, 2013 9:10 PM
Chẳng hạn như sau khi Miền Nam thất thủ năm 1975. Thủ Đô Sài Gòn đã bị đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Những người Việt bên Hải Ngoại vẫn gọi là Sài Gòn, ngay cả nhiều người trong nước bây giờ cũng gọi là Sài Gòn chứ đâu gọi tên của Cụ HCM nữa đâu.
Cháu có bấy nhiêu lời thôi, còn quyết định sửa lại tên của Blog thì chuyện của Thức.
Cháu Thắng.
To:
Cc: Diem Dinh <lamthydvd@gmail.com>; Tony Thang <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Thursday, November 21, 2013 9:10 PM
Subject: Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
Cháu Thức,
Chú vừa đọc KYDV về việc thống nhất tên làng Dũng
Vi.
Từ hồi Cha mẹ sanh ra làm giấy khai sanh đề nơi sanh là Làng
Dũng Vy, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh. Chú chỉ biết tên làng là Dũng Vy chứ
không phải là "Dũng Vi" như hiện nay.
Từ "Dũng Vi" xuất hiện ở trong Nam từ khi Việt Cộng
miền Bắc mang vào mà thôi !
Tìm hiểu Chú mới biết:
- Dùng "i" trong trường hợp các tiếng có phụ âm đầu
+ vần "i" (ví dụ: lí, mĩ, kĩ, thi, sĩ...) đều thống nhất viết bằng
"i" (i ngắn). Ví dụ: lí luận, lí tưởng, thi sĩ, nước Mĩ, Hoa Kì, bánh
mì, vua Lí Thái Tông, Lí Bí, kỉ niệm, v.v... (mà không viết "y" (y
dài) như trước đây. Đây là quy định của Bộ Giáo dục Việt Nam từ năm 1963. Hiện
nay Nhà xuất bản Giáo dục vẫn thực hiện nghiêm chỉnh quy định này trong việc in
Sách giáo khoa các loại.
- Y dài, i ngắn gây tranh luận triền miên, cho đến nay vẫn chưa phân thắng bại. Phe tự coi là tiến bộ thì thích dùng i ngắn. Chỉ khi nào kẹt lắm mới dùng y dài. Gặp tên vua Bảo Ðại Vĩnh Thụy, gặp tên ca sĩ Thanh Thúy, gặp chức vụ Uỷ viên... họ mới ráng xài y dài, nghĩa là khi nào kẹt gặp chữ có vần hòa âm họ mới lôi y dài ra chịu trận, còn không thì họ xài tuốt luốt i ngắn hết. Thế kỷ, nước Mỹ, ly tách... họ viết thế kỉ, nước Mĩ, li tách... và còn xác định thẳng rằng viết như vậy mới đúng nữa. Hai trường học ở Thị Xã Long Xuyên mang chung một tên, tọa lạc sát vách nhau, một trường tên là cấp 1 Mỹ Long, còn trường kia tên là cấp 2 Mĩ Long. Sau một thời gian, bị nhiều lời đàm tiếu, nói ra nói vào, những người "cấp tiến" sửa lại là "cấp 2 Mỹ Long".
Như vậy, dùng y dài cũng được, mà dùng i ngắn cũng được!
Với m có mĩ bị đổi thành mỹ hoàn toàn (mỹ miều, thẩm mỹ, mỹ
thuật, mỹ viện, nước Mỹ v.v...). Ảnh hưởng của việc đổi i thành y của chữ mỹ lớn
tới mức Mị Châu/Mị Nương nay cũng thành Mỵ Châu và Mỵ Nương (để thể hiện sự
kính trọng?). Có lẽ xu hướng này là một cách để phân biệt với chữ mị nghĩa xấu
trong mụ mị, mộng mị, mị dân..
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trần Ngọc Thêm, lúc đầu
cũng ủng hộ nhất loạt viết i ngắn, nhưng về sau chính ông đã nhận thấy, chỉ xét
riêng về mặt văn hóa, đã không ổn. Góp ý cho sách giáo khoa lớp 4 mới (2005),
ông chỉ ra việc nhất loạt viết i ngắn là một chủ chương cực đoan và không thích
hợp, nhất là khi gặp tên riêng, vì ở đó phải tôn trọng truyền thống và tự do cá
nhân. Và năm sau, NXB Giáo dục đã sửa cách viết tên riêng theo hướng này. (Viết
Chương Mỹ, Lý Tự Trọng thay cho Chương Mĩ, Lí Tự Trọng)
Chẳng hạn trong tên riêng, người ta có quyền lựa chọn để biểu
đạt một ý nghĩa nào đó. Giữa tên là Tí với nghĩa là “bé” khác với Tý với nghĩa
là “năm Tý, năm Chuột”. Hầu hết tên riêng người ta chọn y dài (gốc Hán) để thể
hiện sắc thái trang trọng: chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ
(kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo), v.v
Cho đến nay chưa có cơ quan hay cá nhân nào đủ uy tín định đặt
được qui tắc sử dụng "i" ngắn, "y" dài. Phần lớn đang sử dụng
theo nếp cũ, coi y dài có 4 công dụng tạo chữ như các nguyên âm khác. Họ dùng y
dài nhiều bình thường. Một số khác, được đào tạo từ miền Bắc, và một số ít theo
thời, ở miền Nam, lại sử dụng rất ít y dài. Lúc nào kẹt lắm, khi dùng i ngắn mà
không thể phát âm ra đúng tiếng nói, thì họ mới dùng đến y dài. Ngoài những chữ
có vần hòa âm cần y dài, họ cũng không thể dùng i ngắn trong các chữ có vần ay
hay ây. Câu nói "Miền Tây, dân cày cấy mà hát hò rất hay", đâu có ai
viết là "Miền Tâi, dân cài cấi mà hát hò rất hai".
Tùy theo mỗi vần và theo nghĩa của mỗi chữ, có những trường-hợp
ta chỉ được dùng “y” hay “i” để viết, chứ không thể dùng “i” để thay-thế cho
“y” hay dùng “y” để thay-thế cho “i” được. Ở một số trường-hợp khác, trong cùng
một chữ, có người viết bằng “i” có người viết bằng “y” như trong trường hợp
“quí” hay “quý” chẳng hạn. Tuy-nhiên, theo phong-tục tập-quán, hầu-hết các nhà
văn thường viết các chữ với nguyên-âm “y” hơn là “i” khi các chữ này có cùng một
nghĩa và phát-âm giống nhau. Lý-do chính là vì các chữ có nguyên-âm “y” trông có
vẻ lịch-sự, kính-trọng, quý-mến, trang-nhã, mỹ-thuật, và đầy tình-cảm hơn những
chữ viết bằng nguyên-âm “i,” chẳng-hạn như trong trường-hợp của nhóm chữ “quý
văn-hữu,” “quý ông quý bà,” “quý quan-khách,” “quý bạn,” “quý vị,” “quý chiến-hữu,”
hay “quý cụ,”v.v.
Trong trường-hợp danh-từ riêng như tên thành-phố, tên nước,
hay tên người, v.v., nếu các chữ đã được viết bằng “i” hay “y” thì ta không được
quyền tự-ý thay đổi như trong trường-hợp của tên thành-phố hay tên người sau
đây: Thị-xã Qui-Nhơn, Mỹ-Quốc, Mỹ-Châu, tỉnh Mỹ-Tho, Mị-Châu (con gái vua Thục
An Dương Vương lấy Trọng Thủy, con của Triệu Đà), Mị Nương (con gái vua Hùng
Vương), GS. Doãn Quốc Sỹ, và CT. Trần Thy Vân, v.v.
Chú thấy cháu dẫn chứng nên dùng Dũng Vi theo Tài liệu của
Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, thì Chú nghĩ cơ quan này nghiên cứu chữ nôm và chữ Hán
dịch thuật ra chữ Việt (mẫu tự La tinh) cho mình hiểu, chứ nó không có i ngắn
hay y dài đâu. Ngày xưa tất cả đều ghi
chép bằng chữ Nho lưu trữ lại. Chữ nôm là chữ Hán chế ra nên là loại "chữ
hộp" (của người Tàu, mình còn gọi là chữ Nho).
Chữ Dũng Vi viết ở đây là dịch ra chữ quốc ngữ, do người miền
Bắc họ viết là 'i' ngắn hết theo lệnh của
nhà Nước từ năm 1963 nêu ở trên.
Á Châu có 2 nền văn minh lớn ảnh hưởng các quốc gia trong
vùng là Ấn và Trung Hoa, Việt Nam và những quốc gia nào nằm phía bên dãy núi trường
Sơn ảnh hưởng văn minh của Trung Hoa đều viết lọai chữ "hộp" (Chữ
Tàu) như Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản... Còn phía bên kia dãy Trường Sơn Ảnh hưởng
văn minh Ấn Độ đều viết chữ ngoàn nghèo cả: Cambodia, Lào, Thái, Miến... Việt
Nam là Quốc gia Á Châu duy nhất có chữ viết mẫu tự La Tinh nhờ công ơn của các
nhà truyền giáo Âu Châu (Alexandre de Rhodes 1591 – 1660)
Hồi Chú sanh ra chưa có cái nhà Nước Cộng sản này thành ra
chỉ có làng Dũng Vy thôi ! Bây giờ ngoài Bắc thì họ đổi hết rồi: Dũng Vi, Đại
Vi... Trong Nam địa danh chưa kịp đổi:
Mỹ Tho thành Mĩ Tho hay trường học Mỹ Long thành Mĩ Long... Saigon còn đổi được
mà !
Cộng Sản Liên Xô lấy tên Lênin đã đổi tên thành phố Saint
Petersburg (Liên xô) thành Leningrad (có
nghĩa là thành phố Lênin) năm 1924. Đến năm 1991 khi Cộng sản Liên xô sụp đổ lại
trở về tên cũ Saint Petersburg. Việt Cộng bắt chước y chang Ông Tổ Liên xô nên cũng đổi tên Sàigon, nhưng cũng
như Saint Petersburg, Saigon cũng sẽ trở về tên cũ của nó thôi !
Chú cũng góp ý với Cháu cho vui,
Chúc vui, khoẻ
Chú Tuyên.
-----------
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Fri 11/22/13 11:10 AM
To: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent: Fri 11/22/13 11:10 AM
To: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Hello Cậu Tuyên;
Cậu nói rất đúng. Mẹ cháu cũng nói là Dũng Vy chứ không phải là Dũng Vi. Không biết họ đổi từ bao giờ. Coi lại cuốn KYDV-1. Trang bìa Cậu Diệm viết là Dũng Vi, cháu đoán là Cậu Diệm cố tình viết "Dũng Vi" cho phù hợp với cổng (gate) của Giáo Đường Dũng Vi. Còn lại bên trong cuốn KYDV hoàn toàn là viết Dũng Vy, ngay cả cuốn Dũng Vy Quê Tôi của Cậu Đinh Văn Đích, cũng nói rất rõ là Dũng Vy.
Lúc đầu cháu biết Thức viết là Dũng Vi, cháu đã nói với Thức thay đổi thành "Vy". Hôm nay vô blog coi lại thì quả thật Thức đã sửa lại thành Dũng Vi everywhere.
Theo lời đề nghị chân thật của cháu: mình nên giữ tên gốc là Dũng Vy, đây là việc rất tế nhị cho nhiều người gốc Dũng Vy trong Nam và Hải Ngoại, mình cứ dùng những ngữ vững và chính tả theo VC đổi từ "y" thanh "i", chắc có thể nhiều người không thích.Chẳng hạn như sau khi Miền Nam thất thủ năm 1975. Thủ Đô Sài Gòn đã bị đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Những người Việt bên Hải Ngoại vẫn gọi là Sài Gòn, ngay cả nhiều người trong nước bây giờ cũng gọi là Sài Gòn chứ đâu gọi tên của Cụ HCM nữa đâu.
Cháu có bấy nhiêu lời thôi, còn quyết định sửa lại tên của Blog thì chuyện của Thức.
Cháu Thắng.
Thursday, November 21, 2013
Quá trình thay đổi tên gọi đơn vị hành chính, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh
Thứ Tư, 10/03/2010 - 08:23
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội, tên gọi của các đơn vị hành chính và địa giới hành chính ở Bắc Ninh có rất nhiều lần thay đổi. Trước đây, một số tác giả, như: Ngô Vi Liễn với công trình “Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kỳ”; Đinh Xuân Vịnh với “Sổ tay địa danh Việt Nam”,... có tìm hiểu về tên làng xã Việt Nam. Nhưng những công trình này chưa giúp bạn đọc thấy được sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính các đơn vị xã, tổng, huyện, tỉnh ở nước ta trong lịch sử.
Trên cơ sở những ghi chép của thư tịch cổ, như “Thuỷ kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên, “Đường thư” biên soạn vào đời Đường (thế kỷ VIII), “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Bản đồ Hồng Đức” (xuất hiện vào thế kỷ XV), “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm” (biên soạn vào đầu đời Gia Long - khoảng 1808-1809), “Đồng Khánh địa dư chí” (biên soạn vào đời Đồng Khánh -1886), “Bắc Ninh dư địa chí” của Đỗ Trọng Vĩ; trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các tác giả trước cách mạng tháng Tám năm 1945, như: "Bắc Ninh tỉnh chí” của Trịnh Như Tấu, “Địa lý hành chính Kinh Bắc” của Nguyễn Văn Huyên, “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh; trên cơ sở các văn bản luật, văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử, và đặc biệt, dựa trên kết quả khảo sát lâu dài của mình, tác giả Nguyễn Quang Khải đã có một công trình nghiên cứu công phu về quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính của các tổng, xã, huyện của tỉnh Bắc Ninh qua các thời kỳ lịch sử.
Nhận thấy đây là một công trình nghiên cứu về địa-lịch sử có giá trị, Báo Bắc Ninh xin giới thiệu với bạn đọc công trình nghiên cứu dưới đây của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải, giúp bạn đọc phần nào thấy được sự phát triển qua các chặng đường lịch sử của tỉnh Bắc Ninh yêu quí của chúng ta.
TỔNG QUAN
Theo sách “Thuỷ Kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn thì thời Hùng Vương (2879 TNC-258 TCN) đất Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh. Thời thuộc Tần (307 TCN-206 TCN) được sáp nhập vào Tượng Quận (Trung Quốc); thời kỳ thuộc Hán (207 TCN - 39) là 2 huyện Luy Lâu và Long Biên trực thuộc quận Giao Chỉ. Thời Nam Tấn (265 - 279) là châu Vũ Ninh. Đầu thời thuộc Đường (618-721) là Châu Long. Thời Tiền Lê (980-1009) gọi là đạo Bắc Giang. Đầu thời Lý (thế kỷ XI) gọi là quận Gia Lâm.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” (tập II), tháng 2 năm Nhâm Dần (1242), vua Trần Thái Tông, chia nước ta làm 12 lộ, đất Bắc Ninh được gọi là lộ Bắc Giang, sau đó được gọi là lộ Kinh Bắc. Thời thuộc Minh (1414 - 1427) đất Bắc Ninh thuộc phủ Bắc Giang. Thời ấy, phủ Bắc Giang có 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Trong đó, châu Gia Lâm có 3 huyện là An Định (tương đương với huyện Gia Bình bây giờ), Tế Giang (tương đương với huyện Văn Giang), Thiện Tài (tương đương với huyện Lương Tài bây giờ). Châu Vũ Ninh có 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh (sau này đổi tên là Vũ Giang), Đông Ngàn, Từ Sơn, Yên Phong. Châu Bắc Giang có 3 huyện là Tân Phúc (tương đương với Đa Phúc), Thiện Thệ (tương đương với Hiệp Hoà và Việt Yên ngày nay). Hai huyện Siêu Loại và Gia Lâm trực thuộc châu Bắc Giang.
Năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1425), nhà Minh đem các huyện Yên Phong, Vũ Ninh, Yên Việt trực thuộc vào châu Bắc Giang; sáp nhập huyện Siêu Loại (tức huyện Thuận Thành sau này) và huyện Đông Ngàn vào huyện Gia Lâm; đưa các huyện: Tế Giang, Thiện Tài, Từ Sơn, Thiện Thệ trực thuộc châu Bắc Giang.
Năm Thuận Thiên thứ nhất đời Lê (1428), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Đạo. Đời Thiệu Bình (1434 - 1439), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 đời Lê (1466) gọi là Bắc Giang thừa tuyên, trên cơ sở Bắc Giang thượng lộ và Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), khi xác định và vẽ lại bản đồ cả nước, Bắc Giang thừa tuyên được đổi thành Kinh Bắc thừa tuyên. Kinh Bắc thừa tuyên khi đó có 4 phủ, bao gồm 20 huyện:
- Phủ Thuận An (năm 1862 được đổi là phủ Thuận Thành) có 5 huyện: Gia Lâm, Lương Tài, Siêu Loại, Gia Định (năm 1820 được đổi là huyện Gia Bình), Văn Giang.
- Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Đông Ngàn, Yên Phong.
- Phủ Bắc Hà có 5 huyện: Tân Phúc (năm 1862 đổi là Đa Phúc), Hiệp Hoà, Kim Hoa (năm 1841 đổi là huyện Kim Anh), Yên Việt (năm 1824 đổi là huyện Việt Yên).
- Phủ Lạng Giang có 6 huyện: Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Thế, Bảo Lộc (đầu thế kỷ XX, huyện Bảo Lộc bị giải thể, phần đất của huyện Bảo Lộc khi đó được phân về huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn), Lục Ngạn (bao gồm huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam sau này), Yên Dũng.
Đất Bắc Ninh sau này tương đương với phủ Thuận An và phủ Từ Sơn.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), trong bản đồ của nhà Lê ghi tên đất này là xứ Kinh Bắc. Sau gọi là trấn Kinh Bắc.
Thời Mạc (1527-1540), cắt phủ Thuận An về trực thuộc tỉnh Hải Dương. Năm Lê Quang Hưng thứ 16 (1593) phủ Thuận An lại cắt trả về Kinh Bắc.
Năm Gia Long thứ nhất (1802) vẫn gọi là trấn Kinh Bắc. Lúc này, trấn Kinh Bắc vẫn có 4 phủ với 20 huyện như năm 1469. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), gọi là tỉnh Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), triều Nguyễn đặt thêm 4 phân phủ là Từ Sơn, Lạng Giang, Thiên Phúc và Thuận An. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), hai phân phủ Từ Sơn và Thiên Phúc bị bãi bỏ. Như vậy đến năm 1852, tỉnh Bắc Ninh có 4 phủ, 2 phân phủ bao gồm 20 huyện.
Từ thời Lê trở về trước, trấn lỵ của Kinh Bắc đóng ở Đáp Cầu. Năm 1804 Gia Long chuyển trấn lỵ về địa điểm tiếp giáp của 3 xã Đỗ Xá (thuộc Võ Giàng), Khúc Toại (thuộc yên Phong), Hoà Đình (thuộc Tiên Du). (Địa điểm này được đặt làm tỉnh lỵ đến năm 1963).
Năm 1876, tách một phần huyện Đông Ngàn để thành lập huyện Đông Khê (sau đổi là Đông Anh). Năm 1893, 3 tổng của huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương được nhập vào huyện Lương Tài (do huyện Thanh Lâm giải thể). Đó là các tổng: An Trụ, Hoàng Kênh, Lại Thượng. Đồng thời cắt tổng Lương Tài của huyện Lương Tài về huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và cắt tổng An Tráng của huyện Lương Tài về huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
Ngày 10 tháng 10 năm 1895, tại Nghị định số 1593 do toàn quyền Đông Dương Rousscau ký, tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở tách 6 huyện từ tỉnh Bắc Ninh cũ. Đến đây, tỉnh Bắc Ninh (mới) có hai phủ (Thuận Thành, Từ Sơn) bao gồm 10 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Gia Lâm, Văn Giang, Siêu Loại, Gia Bình, Lương Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong.
Năm 1905, tỉnh Phúc Yên được thành lập trên cơ sở tách huyện Đông Anh, Đa Phúc.
Năm 1912 huyện Siêu Loại được đổi tên là huyện Thuận Thành, huyện Đông Ngàn được đổi tên là huyện Từ Sơn. Cũng năm này tổng Đông Xá của huyện Thuận Thành được chuyển về huyện Gia Lâm tỉnh Hưng Yên.
Ngày 19 tháng 10 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng cấp đơn vị hành chính thị xã Bắc Ninh lên thành phố loại III. Thành phố Bắc Ninh khi đó bao gồm toàn bộ khu vực Thị Cầu.
Tại Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước VNDCCH, ấn định nước ta có 7 thành phố, 73 đơn vị hành chính. Bắc Ninh thuộc chiến khu I.
Thực hiện Nghị định số 730-PCH ngày 28 tháng 5 năm 1946 và Nghị định sửa đổi ngày 26 tháng 7 năm 1946 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ, thị xã Bắc Ninh được thành lập.
Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 1 năm 1948, cả nước được chia thành 14 khu, tỉnh Bắc Ninh thuộc khu 12. Từ tháng 1 năm 1948, khu I hợp nhất với khu 12 thành liên khu Việt Bắc. Bắc Ninh thuộc Liên khu Việt Bắc.
Ngày 6 tháng 6 năm 1947, chuyển huyện Văn Lâm trước kia thuộc tỉnh Hưng Yên về khu 12 (Bắc Ninh). Ngày 28 tháng 11 năm 1948 chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Hưng Yên. Đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 lại chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Bắc Ninh.
Tại vùng tạm chiếm, thực hiện Nghị định số 193/THP/NĐ ngày 26 tháng 1 năm 1950 của Thủ hiến Bắc Việt, tỉnh Bắc Ninh được gọi là tỉnh Gia Lâm (vì cơ quan hành chính đóng trên địa bàn Gia Lâm)
Tháng 8 năm 1950, hợp nhất hai huyện Gia Bình và Lương Tài thành 1 huyện lấy tên là huyện Gia Lương. Huyện lỵ của huyện đặt tại phố Thứa.
Ngày 26 tháng 4 năm 1951, Thủ hiến Bắc Việt ban hành Nghị định số 2198- PTH/ NĐ thành lập thị xã Bắc Ninh trên cơ sở ba thị trấn: Bắc Ninh, Đáp Cầu, Thị Cầu. Chu vi thị xã Bắc Ninh: Bắc giáp Việt Yên, Nam giáp xã Phúc Đức và xã Phương Vĩ, Đông giáp Đạo Chân và xã Ngọc Đôi, Tây giáp xã Y Na và xã Cô Mễ
Năm 1958, chuyển huyện Văn Giang về tỉnh Hưng Yên.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết: cắt 29 xã và một thị trấn, bao gồm: cả huyện Gia Lâm; 10 xã và 1 thị trấn của huyện Từ Sơn. Đó là các xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung, Đông Hội, Mai Lâm, Tiền Phong, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, thị trấn Yên Viên (thị trấn Yên Viên được thành lập theo Nghị định số 33-NV ngày 6 tháng 2 năm 1959 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ); hai xã: Phù Đổng, Trung Hưng (sau đổi lại là Trung Mầu) của huyện Tiên Du; hai xã: Đức Thắng, Chiến Thắng (sau đổi lại là xã Dương Xá và xã Dương Quang) của huyện Thuận Thành về thành phố Hà Nội.
Năm 1962, hợp nhất 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng thành 1 huyện lấy tên là huyện Quế Võ. Huyện lỵ của huyện Quế Võ đóng tại phố Mới.
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II, ngày 27 tháng 10 năm 1962 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành 1 tỉnh lấy tên là Hà Bắc. Tỉnh lỵ đóng ở thị xã Bắc Giang.
Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành 1 huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn. Huyện lỵ đóng ở xã Vân Tương.
Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Phong; hợp nhất huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành thành một huyện, lấy tên là huyện Gia Thuận. Nhưng hơn 4 năm sau, ngày 19 tháng 1 năm 1974, tại Quyết định số 17-CP, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn đề nghị của UBHC tỉnh Hà Bắc thôi không sáp nhập huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong, huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành nữa!
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, Quốc hội Nước cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc chia tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh, lấy tên là Bắc Ninh và Bắc Giang. Lúc này tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 huyện và 1 thị xã (Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong và TX Bắc Ninh) với diện tích đất tự nhiên là 797,2 km2 và 922.210 nhân khẩu.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn; tách huyện Gia Lương thành 2 huyện lấy tên là huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. Huyện lỵ Từ Sơn đóng tại thị trấn Từ Sơn, huyện lỵ Tiên Du đóng tại thị trấn Lim; huyện lỵ Lương Tài đóng tại thị trấn Thứa, huyện lỵ Gia Bình đóng tại xã Xuân Lai.
Ngày 25 tháng 01 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bắc Ninh. Khi đó, thành phố Bắc Ninh có 26,34 km2 diện tích đất tự nhiên, 121.028 nhân khẩu và 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và xã Võ Cường.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành nghị định số 01/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn.
Cho đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Đó là các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, bao gồm 1.024.151 nhân khẩu, trong đó có 503.200 nam, 520.951 nữ.
Nguyễn Quang Khải
(Còn nữa)
Nhận thấy đây là một công trình nghiên cứu về địa-lịch sử có giá trị, Báo Bắc Ninh xin giới thiệu với bạn đọc công trình nghiên cứu dưới đây của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải, giúp bạn đọc phần nào thấy được sự phát triển qua các chặng đường lịch sử của tỉnh Bắc Ninh yêu quí của chúng ta.
TỔNG QUAN
Theo sách “Thuỷ Kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn thì thời Hùng Vương (2879 TNC-258 TCN) đất Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh. Thời thuộc Tần (307 TCN-206 TCN) được sáp nhập vào Tượng Quận (Trung Quốc); thời kỳ thuộc Hán (207 TCN - 39) là 2 huyện Luy Lâu và Long Biên trực thuộc quận Giao Chỉ. Thời Nam Tấn (265 - 279) là châu Vũ Ninh. Đầu thời thuộc Đường (618-721) là Châu Long. Thời Tiền Lê (980-1009) gọi là đạo Bắc Giang. Đầu thời Lý (thế kỷ XI) gọi là quận Gia Lâm.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” (tập II), tháng 2 năm Nhâm Dần (1242), vua Trần Thái Tông, chia nước ta làm 12 lộ, đất Bắc Ninh được gọi là lộ Bắc Giang, sau đó được gọi là lộ Kinh Bắc. Thời thuộc Minh (1414 - 1427) đất Bắc Ninh thuộc phủ Bắc Giang. Thời ấy, phủ Bắc Giang có 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Trong đó, châu Gia Lâm có 3 huyện là An Định (tương đương với huyện Gia Bình bây giờ), Tế Giang (tương đương với huyện Văn Giang), Thiện Tài (tương đương với huyện Lương Tài bây giờ). Châu Vũ Ninh có 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh (sau này đổi tên là Vũ Giang), Đông Ngàn, Từ Sơn, Yên Phong. Châu Bắc Giang có 3 huyện là Tân Phúc (tương đương với Đa Phúc), Thiện Thệ (tương đương với Hiệp Hoà và Việt Yên ngày nay). Hai huyện Siêu Loại và Gia Lâm trực thuộc châu Bắc Giang.
Năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1425), nhà Minh đem các huyện Yên Phong, Vũ Ninh, Yên Việt trực thuộc vào châu Bắc Giang; sáp nhập huyện Siêu Loại (tức huyện Thuận Thành sau này) và huyện Đông Ngàn vào huyện Gia Lâm; đưa các huyện: Tế Giang, Thiện Tài, Từ Sơn, Thiện Thệ trực thuộc châu Bắc Giang.
Năm Thuận Thiên thứ nhất đời Lê (1428), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Đạo. Đời Thiệu Bình (1434 - 1439), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 đời Lê (1466) gọi là Bắc Giang thừa tuyên, trên cơ sở Bắc Giang thượng lộ và Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), khi xác định và vẽ lại bản đồ cả nước, Bắc Giang thừa tuyên được đổi thành Kinh Bắc thừa tuyên. Kinh Bắc thừa tuyên khi đó có 4 phủ, bao gồm 20 huyện:
- Phủ Thuận An (năm 1862 được đổi là phủ Thuận Thành) có 5 huyện: Gia Lâm, Lương Tài, Siêu Loại, Gia Định (năm 1820 được đổi là huyện Gia Bình), Văn Giang.
- Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Đông Ngàn, Yên Phong.
- Phủ Bắc Hà có 5 huyện: Tân Phúc (năm 1862 đổi là Đa Phúc), Hiệp Hoà, Kim Hoa (năm 1841 đổi là huyện Kim Anh), Yên Việt (năm 1824 đổi là huyện Việt Yên).
- Phủ Lạng Giang có 6 huyện: Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Thế, Bảo Lộc (đầu thế kỷ XX, huyện Bảo Lộc bị giải thể, phần đất của huyện Bảo Lộc khi đó được phân về huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn), Lục Ngạn (bao gồm huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam sau này), Yên Dũng.
Đất Bắc Ninh sau này tương đương với phủ Thuận An và phủ Từ Sơn.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), trong bản đồ của nhà Lê ghi tên đất này là xứ Kinh Bắc. Sau gọi là trấn Kinh Bắc.
Thời Mạc (1527-1540), cắt phủ Thuận An về trực thuộc tỉnh Hải Dương. Năm Lê Quang Hưng thứ 16 (1593) phủ Thuận An lại cắt trả về Kinh Bắc.
Năm Gia Long thứ nhất (1802) vẫn gọi là trấn Kinh Bắc. Lúc này, trấn Kinh Bắc vẫn có 4 phủ với 20 huyện như năm 1469. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), gọi là tỉnh Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), triều Nguyễn đặt thêm 4 phân phủ là Từ Sơn, Lạng Giang, Thiên Phúc và Thuận An. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), hai phân phủ Từ Sơn và Thiên Phúc bị bãi bỏ. Như vậy đến năm 1852, tỉnh Bắc Ninh có 4 phủ, 2 phân phủ bao gồm 20 huyện.
Từ thời Lê trở về trước, trấn lỵ của Kinh Bắc đóng ở Đáp Cầu. Năm 1804 Gia Long chuyển trấn lỵ về địa điểm tiếp giáp của 3 xã Đỗ Xá (thuộc Võ Giàng), Khúc Toại (thuộc yên Phong), Hoà Đình (thuộc Tiên Du). (Địa điểm này được đặt làm tỉnh lỵ đến năm 1963).
Năm 1876, tách một phần huyện Đông Ngàn để thành lập huyện Đông Khê (sau đổi là Đông Anh). Năm 1893, 3 tổng của huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương được nhập vào huyện Lương Tài (do huyện Thanh Lâm giải thể). Đó là các tổng: An Trụ, Hoàng Kênh, Lại Thượng. Đồng thời cắt tổng Lương Tài của huyện Lương Tài về huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và cắt tổng An Tráng của huyện Lương Tài về huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
Ngày 10 tháng 10 năm 1895, tại Nghị định số 1593 do toàn quyền Đông Dương Rousscau ký, tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở tách 6 huyện từ tỉnh Bắc Ninh cũ. Đến đây, tỉnh Bắc Ninh (mới) có hai phủ (Thuận Thành, Từ Sơn) bao gồm 10 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Gia Lâm, Văn Giang, Siêu Loại, Gia Bình, Lương Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong.
Năm 1905, tỉnh Phúc Yên được thành lập trên cơ sở tách huyện Đông Anh, Đa Phúc.
Năm 1912 huyện Siêu Loại được đổi tên là huyện Thuận Thành, huyện Đông Ngàn được đổi tên là huyện Từ Sơn. Cũng năm này tổng Đông Xá của huyện Thuận Thành được chuyển về huyện Gia Lâm tỉnh Hưng Yên.
Ngày 19 tháng 10 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng cấp đơn vị hành chính thị xã Bắc Ninh lên thành phố loại III. Thành phố Bắc Ninh khi đó bao gồm toàn bộ khu vực Thị Cầu.
Tại Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước VNDCCH, ấn định nước ta có 7 thành phố, 73 đơn vị hành chính. Bắc Ninh thuộc chiến khu I.
Thực hiện Nghị định số 730-PCH ngày 28 tháng 5 năm 1946 và Nghị định sửa đổi ngày 26 tháng 7 năm 1946 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ, thị xã Bắc Ninh được thành lập.
Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 1 năm 1948, cả nước được chia thành 14 khu, tỉnh Bắc Ninh thuộc khu 12. Từ tháng 1 năm 1948, khu I hợp nhất với khu 12 thành liên khu Việt Bắc. Bắc Ninh thuộc Liên khu Việt Bắc.
Ngày 6 tháng 6 năm 1947, chuyển huyện Văn Lâm trước kia thuộc tỉnh Hưng Yên về khu 12 (Bắc Ninh). Ngày 28 tháng 11 năm 1948 chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Hưng Yên. Đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 lại chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Bắc Ninh.
Tại vùng tạm chiếm, thực hiện Nghị định số 193/THP/NĐ ngày 26 tháng 1 năm 1950 của Thủ hiến Bắc Việt, tỉnh Bắc Ninh được gọi là tỉnh Gia Lâm (vì cơ quan hành chính đóng trên địa bàn Gia Lâm)
Tháng 8 năm 1950, hợp nhất hai huyện Gia Bình và Lương Tài thành 1 huyện lấy tên là huyện Gia Lương. Huyện lỵ của huyện đặt tại phố Thứa.
Ngày 26 tháng 4 năm 1951, Thủ hiến Bắc Việt ban hành Nghị định số 2198- PTH/ NĐ thành lập thị xã Bắc Ninh trên cơ sở ba thị trấn: Bắc Ninh, Đáp Cầu, Thị Cầu. Chu vi thị xã Bắc Ninh: Bắc giáp Việt Yên, Nam giáp xã Phúc Đức và xã Phương Vĩ, Đông giáp Đạo Chân và xã Ngọc Đôi, Tây giáp xã Y Na và xã Cô Mễ
Năm 1958, chuyển huyện Văn Giang về tỉnh Hưng Yên.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết: cắt 29 xã và một thị trấn, bao gồm: cả huyện Gia Lâm; 10 xã và 1 thị trấn của huyện Từ Sơn. Đó là các xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung, Đông Hội, Mai Lâm, Tiền Phong, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, thị trấn Yên Viên (thị trấn Yên Viên được thành lập theo Nghị định số 33-NV ngày 6 tháng 2 năm 1959 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ); hai xã: Phù Đổng, Trung Hưng (sau đổi lại là Trung Mầu) của huyện Tiên Du; hai xã: Đức Thắng, Chiến Thắng (sau đổi lại là xã Dương Xá và xã Dương Quang) của huyện Thuận Thành về thành phố Hà Nội.
Năm 1962, hợp nhất 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng thành 1 huyện lấy tên là huyện Quế Võ. Huyện lỵ của huyện Quế Võ đóng tại phố Mới.
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II, ngày 27 tháng 10 năm 1962 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành 1 tỉnh lấy tên là Hà Bắc. Tỉnh lỵ đóng ở thị xã Bắc Giang.
Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành 1 huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn. Huyện lỵ đóng ở xã Vân Tương.
Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Phong; hợp nhất huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành thành một huyện, lấy tên là huyện Gia Thuận. Nhưng hơn 4 năm sau, ngày 19 tháng 1 năm 1974, tại Quyết định số 17-CP, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn đề nghị của UBHC tỉnh Hà Bắc thôi không sáp nhập huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong, huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành nữa!
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, Quốc hội Nước cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc chia tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh, lấy tên là Bắc Ninh và Bắc Giang. Lúc này tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 huyện và 1 thị xã (Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong và TX Bắc Ninh) với diện tích đất tự nhiên là 797,2 km2 và 922.210 nhân khẩu.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn; tách huyện Gia Lương thành 2 huyện lấy tên là huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. Huyện lỵ Từ Sơn đóng tại thị trấn Từ Sơn, huyện lỵ Tiên Du đóng tại thị trấn Lim; huyện lỵ Lương Tài đóng tại thị trấn Thứa, huyện lỵ Gia Bình đóng tại xã Xuân Lai.
Ngày 25 tháng 01 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bắc Ninh. Khi đó, thành phố Bắc Ninh có 26,34 km2 diện tích đất tự nhiên, 121.028 nhân khẩu và 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và xã Võ Cường.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành nghị định số 01/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn.
Cho đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Đó là các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, bao gồm 1.024.151 nhân khẩu, trong đó có 503.200 nam, 520.951 nữ.
Nguyễn Quang Khải
(Còn nữa)
Source Bac Ninh Online
Tuesday, November 19, 2013
Kính gửi Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy - Đinh Văn Diệm
From: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent: Sun 11/17/13 9:33 PM
To: Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)
2 attachments (total 140.0 KB)
QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG CN.XXXPV.TN-C.doc
NGUỒN ÂN SỦNG BẤT TẬN.doc
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Van Diem Dinh <lamthydvd gmail.com="">
Ngày: 12:28 Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Chủ đề: Quyên tiền trùng tu Thánh đường Dũng Vy
Đến: nguyenbt@tanthanhdong.com
Saigon ngày 18 tháng 11 năm 2013
Kính gửi Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy,
Cháu Thắng vừa gọi điện về cho biết: Trong đợt quyên tiền trùng tu Thánh đường và Vườn Thánh Giáo xứ Dũng Vy vừa qua, có một ân nhân là phụ huynh người bạn thân của cháu Thắng có hứa sẽ dâng cúng cho công việc lành thánh này của Giáo xứ nhà số tiền $1.000USD (một ngàn dollars Mỹ). Nhưng đến khi quyết toán thì họ chưa thực hiện được (vì lý do chưa bán được căn nhà nên chưa có tiền). Tới ngày 14/11/2013 vừa rồi, họ bán được nhà và có mời cháu Thắng tới liên hoan, đồng thời gửi Thắng số tiền (nêu trên).
Thật là một tấm lòng quảng đại của một ân nhân không phải đồng hương Dũng Vy, mà chỉ là bạn tâm giao của cháu Thắng, khiến bản thân tôi tâm phục khẩu phục. Với cháu Thắng thì đây lại một lần nữa chứng tỏ cháu đã có một tấm chân tình hướng về nguồn cội rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, cũng hơi khó cho cháu vì phải làm thế nào chứng minh cho ân nhân hiểu rõ được lòng hảo tâm của họ đã được đón nhận một cách trân trọng. Vì thế, cháu Thắng gọi điện về cho tôi để liên lạc trước với quý vị trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhà. Mong rằng quý vị khi nhận được tiền thì có thư cảm ơn, kèm theo một tấm hình có đầy đủ Hội đồng Mục vụ.
Ngày 22/11 tới đây (giỗ Thầy già Tín) là ngày khánh thành công trình, tôi có được mời về chung vui, nhưng tiếc rằng sức khỏe rất kém, không về được, xin gửi lời chúc mừng tới toàn thể Giáo xứ. Dịp này lại nhằm vào dịp toàn thể Hội Thánh mừng kính Đức Giê-su Vua Vũ Trụ (24/11), đồng thời Giáo Hội Việt Nam mừng kính trọng thể lễ Các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam (cũng là ngày 24/11 hàng năm, nhưng năm nay vì trùng với lễ Ki-tô Vua, nên được dời lại ngày 25/11). Vì thế, xin gửi đến quý vị để cùng suy niệm 2 bài viết (QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG & NGUỒN ÂN SỦNG BẤT TẬN) về 2 ngày lễ trọng đại nêu trên (đã đăng trên trang Mạng Lưới Cầu Nguyện Thánh Linh toàn cầu www.thanhlinh.net và trang web Đạo Binh Đức Mẹ www.daobinhducme.net
Thân kính,
Joseph Maria Lam Thy Đinh Văn Diệm.
-----------
Cháu Nguyên thân mến,
Cháu in email này (kể cả 2 file đính kèm) về trao cho Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy. Đồng thời, cháu nói với ông Trùm Nam gọi điện cho bác để trao đổi thêm. Bác cảm ơn nhiều.
Bác Diệm.
Sent: Sun 11/17/13 9:33 PM
To: Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)
2 attachments (total 140.0 KB)
QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG CN.XXXPV.TN-C.doc
NGUỒN ÂN SỦNG BẤT TẬN.doc
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Van Diem Dinh <lamthydvd gmail.com="">
Ngày: 12:28 Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Chủ đề: Quyên tiền trùng tu Thánh đường Dũng Vy
Đến: nguyenbt@tanthanhdong.com
Saigon ngày 18 tháng 11 năm 2013
Kính gửi Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy,
Cháu Thắng vừa gọi điện về cho biết: Trong đợt quyên tiền trùng tu Thánh đường và Vườn Thánh Giáo xứ Dũng Vy vừa qua, có một ân nhân là phụ huynh người bạn thân của cháu Thắng có hứa sẽ dâng cúng cho công việc lành thánh này của Giáo xứ nhà số tiền $1.000USD (một ngàn dollars Mỹ). Nhưng đến khi quyết toán thì họ chưa thực hiện được (vì lý do chưa bán được căn nhà nên chưa có tiền). Tới ngày 14/11/2013 vừa rồi, họ bán được nhà và có mời cháu Thắng tới liên hoan, đồng thời gửi Thắng số tiền (nêu trên).
Thật là một tấm lòng quảng đại của một ân nhân không phải đồng hương Dũng Vy, mà chỉ là bạn tâm giao của cháu Thắng, khiến bản thân tôi tâm phục khẩu phục. Với cháu Thắng thì đây lại một lần nữa chứng tỏ cháu đã có một tấm chân tình hướng về nguồn cội rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, cũng hơi khó cho cháu vì phải làm thế nào chứng minh cho ân nhân hiểu rõ được lòng hảo tâm của họ đã được đón nhận một cách trân trọng. Vì thế, cháu Thắng gọi điện về cho tôi để liên lạc trước với quý vị trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhà. Mong rằng quý vị khi nhận được tiền thì có thư cảm ơn, kèm theo một tấm hình có đầy đủ Hội đồng Mục vụ.
Ngày 22/11 tới đây (giỗ Thầy già Tín) là ngày khánh thành công trình, tôi có được mời về chung vui, nhưng tiếc rằng sức khỏe rất kém, không về được, xin gửi lời chúc mừng tới toàn thể Giáo xứ. Dịp này lại nhằm vào dịp toàn thể Hội Thánh mừng kính Đức Giê-su Vua Vũ Trụ (24/11), đồng thời Giáo Hội Việt Nam mừng kính trọng thể lễ Các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam (cũng là ngày 24/11 hàng năm, nhưng năm nay vì trùng với lễ Ki-tô Vua, nên được dời lại ngày 25/11). Vì thế, xin gửi đến quý vị để cùng suy niệm 2 bài viết (QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG & NGUỒN ÂN SỦNG BẤT TẬN) về 2 ngày lễ trọng đại nêu trên (đã đăng trên trang Mạng Lưới Cầu Nguyện Thánh Linh toàn cầu www.thanhlinh.net và trang web Đạo Binh Đức Mẹ www.daobinhducme.net
Thân kính,
Joseph Maria Lam Thy Đinh Văn Diệm.
-----------
Cháu Nguyên thân mến,
Cháu in email này (kể cả 2 file đính kèm) về trao cho Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy. Đồng thời, cháu nói với ông Trùm Nam gọi điện cho bác để trao đổi thêm. Bác cảm ơn nhiều.
Bác Diệm.
Subscribe to:
Posts (Atom)