Tuesday, January 3, 2017
Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 91-95
Đình làng Lương
Tổng quan
Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.
Tổng quan
Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.
More at source Viet Nam Landmarks
Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh
Hành chính
Hiện nay, Tiên Du có 14 đơn vị hành chính trực thuộc:- Huyện lỵ: Thị trấn Lim.
- 13 xã: Cảnh Hưng, Đại Đồng, Hiên Vân, Lạc Vệ, Liên Bão, Minh Đạo, Nội Duệ, Phật Tích, Phú Lâm, Tân Chi, Tri Phương, Việt Đoàn, Hoàn Sơn.
- Phía đông giáp huyện Quế Võ.
- Phía đông bắc giáp thành phố Bắc Ninh.
- Phía bắc giáp huyện Yên Phong.
- Phía tây giáp thị xã Từ Sơn.
- Phía nam giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Thuận Thành.
Địa lý
Tiên Du cơ bản là huyện đồng bằng châu thổ. Tuy nhiên, vẫn có một số đồi thấp trên địa bàn của huyện tập trung ở một số xã Hoàn Sơn, Phật Tích, Việt Đoàn, Hiên Vân. Sông Đuống là ranh giới tự nhiên (dài khoảng 12 km) giữa Tiên Du với huyện Thuận Thành. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua ở địa phận xã Phú Lâm cũng là ranh giới tự nhiên của Tiên Du với huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh.Lịch sử
- Vì sự phân chia và phân cấp hành chính từ thời Hồng Bàng trải qua giai đoạn Bắc thuộc đến thời Tiền Lê được các sử gia ghi chép vẫn còn chưa đầy đủ và rất nhiều tranh cãi. Theo những ghi chép hiện có thì ta có một số khẳng định sau:
- Thời thuộc Đường và thời nhà Ngô, lãnh thổ Tiên Du hiện nay nằm trong Giao Châu.
- Năm 966, Nguyễn Thủ Tiệp, ông từng là thuộc hạ của Ngô Quyền, đến chiếm một vùng ở Tiên Du. Tại đây, ông đã xây dựng thành trì, trở thành một trong 12 sứ quân trước khi bị Đinh Tiên Hoàng đánh bại vào cuối năm 967.
- Thời nhà Đinh, lãnh thổ Tiên Du nằm trong đạo Bắc Giang.
- Thời Tiền Lê, lãnh thổ Tiên Du nằm trong lộ Bắc Giang.
- Thời nhà Lý, lãnh thổ Tiên Du nằm trong phủ Thiên Đức.
- Thời nhà Trần và thời nhà Hồ, huyện Tiên Du trực thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang. Cũng trong thời nhà Trần xuất hiện một nhân vật huyền thoại trong truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là Từ Thức. Tương truyền, Từ Thức là người quê ở Thanh Hóa, ông làm một chức quan nhỏ ở Tiên Du sau đó ông được gặp tiên và ở cùng tiên nữ trong chốn tiên cảnh và nơi ông gặp tiên chính là động Từ Thức. Chính sự tích này đã được lấy làm cảm hứng cho tác phẩm nhạc truyện Tiên Du của nhà soạn nhạc Nguyễn Thiên Đạo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng để đem sang trình diễn tại Pháp trong sự kiện Năm Việt Nam tại Pháp vào tháng 2 năm 2014. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp.[4]
- Thời thuộc Minh, huyện Tiên Du trực thuộc châu Vũ Ninh, phủ Bắc Giang.
- Thời Lê sơ, từ thời điểm này huyện Tiên Du bắt đầu trực thuộc phủ Từ Sơn. Các thay đổi sau này chỉ thay đổi ở cấp cao hơn phủ Từ Sơn.
- Năm 1435, thời Lê Thái Tông, đổi phủ Bắc Giang thành đạo Bắc Giang hạ. Phủ Lạng Giang thành đạo Bắc Giang thượng.
- Thời Lê Thánh Tông có rất nhiều thay đổi. Năm 1466, đổi 2 đạo Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ thành đạo Bắc Giang. Năm 1469, đổi đạo Bắc Giang thành đạo thừa tuyên Kinh Bắc. Đến năm 1490, gọi là xứ thừa tuyên Kinh Bắc.
- Năm 1509, thời Lê Tương Dực, đổi là trấn Kinh Bắc.
- Thời Mạc, trấn Kinh Bắc được gọi là đạo. Đến thời Lê - Trịnh sau đó, các chúa Trịnh lại cho đổi các đạo là trấn.
- Thời nhà Nguyễn
- Năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi, ông cho đặt thêm cấp tổng trấn huyện Tiên Du trực thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, tổng trấn Bắc Thành.[note 1]
- Năm 1822, đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh.
- Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn để thống nhất các đơn vị hành chính trong cả nước, theo đó bãi bỏ cấp tổng trấn; chuyển các trấn, dinh thành tỉnh và đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Sau hơn 4 thế kỉ trực thuộc phủ Từ Sơn, kể từ đây, huyện Tiên Du bắt đầu trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
- Năm 1890, tách tổng Khắc Niệm sáp nhập vào huyện Võ Giàng. Một thời gian sau, tổng Khắc Niệm được trả lại cho huyện Tiên Du.
- Ngày 15 tháng 10 năm 1946, Chủ tịch nước lâm thời Huỳnh Thúc Kháng đã ký Sắc lệnh số 201 sáp nhập 2 xã Vân Khám và Hiên Ngang từ huyện Võ Giàng vào huyện Tiên Du.[5] Sau này, 2 xã này sáp nhập vào thành xã Hiên Vân ngày nay.
- Ngày 20 tháng 04 năm 1961, hai xã Phù Đổng và Trung Hưng (say này đổi tên thành Trung Mầu) của huyện Tiên Du cùng với một số xã của huyện Từ Sơn, Thuận Thành và toàn bộ huyện Gia Lâm của tỉnh Bắc Ninh sát nhập vào Hà Nội.[6]
- Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang để thành lập tỉnh Hà Bắc.[7] Ngày 01 tháng 04 năm 1963, đơn vị hành chính mới chính thức đi vào làm việc.
- Ngày 14 tháng 03 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành một huyện, lấy tên mới là huyện Tiên Sơn. Cũng theo quyết định này, 2 xã Phú Lâm và Tương Giang của huyện Yên Phong được chuyển về huyện Tiên Sơn và chuyển 2 xã Đông Thọ, Văn Môn của huyện Từ Sơn về huyện Yên Phong.
- Ngày 03 tháng 05 năm 1985, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu ký Quyết định số 130/HĐBT sáp nhập xã Võ Cường về thị xã Bắc Ninh nay là phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh.[8]
- Ngày 06 tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Bắc được tách ra theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX.[9] Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Qua đó, huyện Tiên Sơn trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
- Ngày 10 tháng 12 năm 1998, Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành Nghị định 101/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Lim trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Vân Tương.[10]
- Ngày 09 tháng 08 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP theo Nghị định này thì huyện Tiên Sơn được tách ra, tái lập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn, xã Phú Lâm được tách về huyện Tiên Du và xã Tương Giang được tách về huyện Từ Sơn.[11] Qua đó, huyện Tiên Du lại trực thuộc tỉnh Bắc Ninh như giai đoạn 1831 - 1963, mặc dù địa giới hành chính của huyện đã thay đổi nhiều so với năm 1831.
- Ngày 09 tháng 04 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ-CP về việc mở rộng thành phố Bắc Ninh, theo đó 2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh thuộc Tiên Du được sáp nhập vào thành phố Bắc Ninh.[1] Từ đó đến nay, huyện Tiên Du vẫn giữ nguyên địa giới hành chính và trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Subscribe to:
Posts (Atom)