New Year 2014 Pictures - Quotes - Photobucket
Saturday, December 28, 2013
Du lịch: Hoa gốm đất Phù Lãng
Thứ sáu, 11/10/13, 05:05 GMT+7
Đến Phù Lãng chỉ mất hơn một tiếng đi xe, bạn vừa có thể tranh thủ một chuyến du lịch mà lại có cơ hội mua sắm những đồ gốm trang trí xinh xắn.
Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, nằm cách Hà Nội khoảng 60 km. Đường vào làng Phù Lãng lắt léo qua nhiều ngõ nhỏ. Có khi chưa kịp tìm quanh xem là đúng đến làng chưa thì bạn đã thấy hai bên đường bày đủ chum vại.
Những gian nhà nhỏ xinh xắn với bờ rào bao quanh được làm bằng những chiếc tiểu quách xếp trồng lên nhau. Chum vại phơi sát hai bên bờ tường, trong các góc sân, trên dọc con đường rơm rạ chạy sát con sông, cũng là điểm dừng cuối cùng trong làng. Dọc hai bên bờ sông, người ta phơi rất nhiều đồ gốm mới cất mẻ.
Đi sâu vào những ngõ nhỏ trong làng, nhiều lò gốm vẫn còn đang đỏ lửa. Nhà nào cũng có một khoảnh sân rộng rãi, đón nắng. Màu của đất, của rơm rạ, của dòng sông, của những bãi ngô còn xanh màu mới... phảng phất bóng dáng làng quê Việt yên bình.
Những sản phẩm của đất gốm Phù Lãng đã có mặt trên khắp cả nước. Ảnh: Vũ Long. |
Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi mua, đất được trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
Hoa văn duyên dáng. Ảnh: Vũ Long. |
Đến với làng Phù Lãng, bạn còn có thể tự tay làm cho mình những chiếc bình xinh xắn tặng bạn bè và người thân. Giá cả các sản phẩm cũng rất bình dân, dao động từ 60.000 đồng trở lên cho các lọ hoa lớn. Với các lọ và bình hoa của Phù Lãng, bạn nên cắm với hoa chuối, hoa cúc, hoa sen và những loài hoa của đồng quê Việt.
Làng nghề truyền thống được giữ gìn và phát triển. Ảnh: Vũ Long. |
Lam Linh
Source VnExpress
Thursday, December 26, 2013
Di sản ca trù trên quê hương Quan họ - Lê Đại
Thứ ba, 05/02/2013 - 14:57
Sau 3 năm được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, di sản ca trù đã và đang được khôi phục, gìn giữ trên quê hương Quan họ. Tuy nhiên, các câu lạc bộ thành lập ra rồi hoạt động còn mờ nhạt và tự phát. Chế độ đãi ngộ với nghệ nhân, nghệ sỹ chưa có, chính sách hỗ trợ các câu lạc bộ ca trù còn ít… khiến cho những người tâm huyết với di sản ca trù không khỏi băn khoăn.
Âm vang ca phách
Qua các tư liệu lịch sử thì trước đây không gian văn hóa ca trù Bắc Ninh phân bổ rộng khắp ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố với nhiều phường hát nổi tiếng gần xa. Không gian ca trù xưa phát triển nhưng hiện nay ca trù chỉ còn rải rác ở một số địa phương trong tỉnh.
Trong cái rét se sắt mùa đông, chúng tôi về thôn Thanh Tương (xã Thanh Khương, Thuận Thành) để được hòa mình vào không gian của ngôi làng ca trù nổi tiếng đất Bắc Ninh. Anh Nguyễn Duy Khoa, cán bộ văn hóa xã Thanh Khương kể rằng: Thanh Tương là đất ca trù nổi tiếng cả trăm năm nay. Xưa có thời cả làng đi hát, hát ở trong xã, trong huyện rồi sang cả Hà Nội, đâu đâu cũng biết tiếng. Dẫu có lúc phát triển, khi trầm lắng và thị hiếu thưởng thức nghệ thuật của người dân hiện nay cũng không thiết tha với ca trù như xưa nữa, đất diễn ngày càng thu hẹp, nhưng ở Thanh Tương lúc nào cũng còn những người nặng lòng với nghệ thuật ca trù mà đào nương Nguyễn Thị Thiệp là một trong số những người còn đau đáu truyền nghề. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp, nay đã ngoài 80 tuổi, mắt đã mờ, chân đã yếu so với cái thời xuân sắc đi khắp nơi biểu diễn ca trù nhưng trí tuệ thì vẫn tinh anh và giọng hát vẫn còn khỏe lắm. Cụ bảo rằng: “Ca trù thường gắn với đào nương, nhưng không phải ai học hát cũng thành người giỏi được. Để thành tài thì ngoài chất giọng tốt còn phải biết gõ phách, để khi tiếng phách vang lên người nghe cảm nhận đủ tiếng trầm tiếng bổng, tiếng cao, tiếng thấp… Đã truyền dạy cho biết bao người yêu thích ca trù nhưng đã được mấy người hát hay, gõ phách giỏi đâu”.
Tiết mục ca trù của câu lạc bộ Tiểu Than (Vạn Ninh) tham gia liên hoan văn nghệ quần chúng huyện Gia Bình năm 2009.
Cũng như ở Thanh Tương, làng Tiểu Than (Vạn Ninh, Gia Bình) cũng có nghệ thuật ca trù từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ qua nhiều đời, đã từng vào tận cung đình Huế để hát mừng thọ vua Tự Đức. Nơi đây hiện vẫn còn nhà thờ ông tổ ca trù và lưu giữ được 5 đạo sắc phong do các triều đại phong kiến phong tặng. Thế nhưng, trải bao thăng trầm lịch sử, ca trù Tiểu Than đứt quãng, mãi gần đây, những người có tâm huyết mới tìm cách khôi phục lại nghệ thuật quê hương. Dù đang gặp khó khăn về kinh phí hoạt động và thiếu nghệ nhân truyền dạy nhưng các thành viên trong câu lạc bộ ca trù Tiểu Than vẫn động viên nhau luyện tập và biểu diễn mỗi khi làng có hội hè, lễ tết. Điều đáng mừng ở câu lạc bộ ca trù Tiểu Than là có rất nhiều lứa tuổi tham gia, trong đó có cả thiếu niên. Hằng tuần vào tối thứ Bảy, Chủ nhật, câu lạc bộ duy trì sinh hoạt, nhịp phách vang đều nơi thôn dã, thúc giục nhiều người trong làng, ngoài xã đến thưởng thức.
Ông Nguyễn Thiết Sửu cùng các thành viên Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ ca trù cho hay: Ca trù Tiểu Than xưa thường hát trong các lễ hội, đình đám với nhiều làn điệu nhưng hiện nay, do mới khôi phục nên các ca nương, trống chầu, kép đàn chỉ thành thạo được 5-7 làn điệu như: hát nói, hát gửi thư và hát thờ thánh. Hầu hết thành viên trong câu lạc bộ đều chung mong ước là làm sao để tiếp tục đón được nghệ nhân về truyền dạy thêm nhiều giọng điệu mới…
Trên quê hương Quan họ, ca trù vẫn đang sống và được những người tâm huyết, yêu thích gìn giữ, truyền nghề. Cho dù hôm nay, các ca nương, tay trống, tay đàn ở Bắc Ninh gặp không ít khó khăn nhưng vẫn hoạt động đều đặn, bồi đắp tình yêu đối với di sản cho biết bao người.
Bảo vệ ca trù cho xứng tầm di sản
Khác với di sản văn hóa Quan họ đã và đang được quan tâm, đầu tư với chuỗi chương trình hoạt động bảo tồn và phát huy khá chi tiết, thiết thực và bước đầu đạt hiệu quả thì suốt 3 năm qua, việc bảo tồn ca trù ở Bắc Ninh gần như còn bỏ ngỏ.
Đắm đuối và nâng niu, trân trọng di sản của ông cha để lại là thế nhưng trong câu chuyện cùng chúng tôi, những người tâm huyết với ca trù Thanh Tương hay Tiểu Than vẫn không khỏi băn khoăn rằng, sau 3 năm được UNESCO công nhận là di sản thế giới nhưng sự quan tâm, các chương trình hành động để gìn giữ bảo vệ ca trù dường như vẫn như chưa được khởi động. Chính sách đãi ngộ nghệ nhân ca trù cũng chẳng có nhiều. Ngay như Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp là một trong số rất ít người còn hiểu sâu, biết rộng về ca trù của cả nước nhưng ngoài danh hiệu Nghệ nhân dân gian do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cấp Bằng công nhận thì vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiều lắm của các cấp, các ngành.
Ca trù là di sản cần bảo vệ khẩn cấp nhưng lại được bảo tồn, phát huy giá trị một cách từ từ. Phải chăng vì ca trù là di sản liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nên công tác bảo tồn, phát huy là việc làm không của riêng ai? Bảo vệ ca trù sao cho xứng tầm di sản, để không bị UNESCO rút danh hiệu di sản thế giới đang là bài toán đặt ra đối với các ngành, các cấp và toàn xã hội.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Trung, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: “Phải thành thật nói rằng, tuy là di sản cần được bảo vệ khẩn cấp nhưng thời gian qua, ca trù vẫn chưa được quan tâm, bảo vệ một cách đúng mức. Với Bắc Ninh, việc bảo tồn mới đang tiến hành kiểm kê, đánh giá thực trạng các câu lạc bộ và cử tham dự liên hoan ca trù toàn quốc… Việc truyền dạy cũng chỉ do các nghệ nhân, các câu lạc bộ tự tổ chức. Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tham mưu cho tỉnh đẩy mạnh việc bảo tồn di sản ca trù. Trong đó dự kiến sẽ lập Dự án bảo tồn dân ca Quan họ Bắc Ninh và ca trù giai đoạn 2. Nếu dự án này được phê duyệt sẽ có các điểm nhấn như hỗ trợ kinh phí cho các câu lạc bộ; đề nghị tỉnh phong tặng danh hiệu nghệ nhân ca trù; đẩy mạnh các hoạt động tập huấn; tuyên truyền, quảng bá và tổ chức các liên hoan ca trù cấp tỉnh. Ngoài ra phối hợp để xuất bản sách, tài liệu, tích cực tuyên truyền sâu rộng về di sản ca trù…”. Thời gian chẳng chờ đợi ai, các nghệ nhân thì nay tuổi đều đã cao, những đào, kép trẻ học chưa thạo tay phách đã vội bỏ nghề, thế nên, mong sao những chương trình hành động thiết thực với ca trù này sớm được triển khai thực hiện.
Ca trù trên quê hương Quan họ hiện đang được những người tâm huyết, yêu thích gìn giữ, bảo tồn. Song, cũng phải thẳng thắn rằng để bảo tồn di sản mà như vậy thôi là chưa đủ. Vẫn biết, ca trù là di sản liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố nhưng với tính cấp thiết cần được bảo vệ khẩn cấp thì mỗi địa phương nên có những chính sách đặc biệt, cụ thể mới mong tiếng đàn, nhịp phách, lời ca vang đều hôm nay và mai sau.
Lê Đại
Source Bac Ninh Online
Monday, December 23, 2013
Du lịch: Dấu tích xưa qua những kinh đô Việt cổ
Chủ nhật, 17/11/13, 03:06 GMT+7
Trong hành trình xuyên bao thế kỷ, bạn có thể tìm hiểu lịch sử, văn hóa giữa các vùng miền, trải nghiệm nhiều không gian của đất nước.
1. Đền Hùng, Phú Thọ
Khu di tích Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, có độ cao175 mét so với mặt nước biển, thuộc đất Phong Châu, vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo tạo thành ba đỉnh “Tam sơn cấm địa”.
Toàn bộ khu di tích có 4 đền, một chùa và một lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.
Di tích đền Hùng. Ảnh: vietsense
|
Đền Thượng và lăng Hùng Vương trên đỉnh núi: tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân.
Đền Trung: nơi này trên 2.300 năm trước dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng. Sau thời Hùng Vương nhân dân lập miếu thờ các vua Hùng "Hùng Vương tổ miếu".
Đền Hạ và chùa: theo truyền thuyết, bãi bằng lưng chừng núi này là nơi tổ mẫu Âu Cơ chuyển dạ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.
Đền Giếng: tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời.
2. Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội có tổng diện tích 18,395 ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.
Dấu tích hoàng thành Thăng Long. Ảnh: yatlat
|
Theo lịch sử, năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.
Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
3. Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình
Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968-979) và Tiền Lê (980-1009). Đó là vùng núi hiểm trở, thích hợp với yêu cầu quân sự của một chính quyền độc lập non trẻ còn phải đối phó với nhiều mối đe dọa của thù trong, giặc ngoài.
Với địa thế lợi hại của vùng đất núi non trùng điệp, triều Đinh đã đánh bại các thế lực cát cứ địa phương, khôi phục và củng cố nền thống nhất quốc gia; triều Tiền Lê đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Trong vòng 41 năm (968-1009), kinh đô Hoa Lư đã xứng đáng với sự lựa chọn của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã làm tròn vai trò lịch sử của nó.
4. Thành nhà Hồ, Thanh Hóa
Là kinh đô của nước Đại Ngu, khu thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được xây dựng cách đây hơn 6 thế kỷ và hiện nay chỉ còn sót lại phần tòa thành.
Tòa thành nhà Hồ độc đáo với mái vòm. Ảnh: dulichvietnam
|
Thành nhà Hồ tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần. Thế đất được chọn nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi.
Thành nhà Hồ gồm ba bộ phận: La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4 km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50m. Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành.
5. Cố đô Huế
Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn, từ năm1802 đến năm 1945. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
Cố đô Huế. Ảnh: dulichchuyenghiep
|
Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
6. Thành Hoàng Đế, Bình Định
Thành Hoàng Đế cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc, thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1778, tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào Nam đánh tan quân Xiêm, làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút vang dội, từ đó mới chính thức có gọi tên là thành Hoàng Đế.
Trong suốt một thời gian dài từ 1776 đến 1793, thành là đại bản doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc.
Thành Hoàng Đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Sau khi triều đại Tây Sơn thất bại, Gia Long - Nguyễn Ánh đã trả thù cực kỳ dã man đối với triều đại Tây Sơn. Thành Hoàng Đế, dấu tích một thời vàng son của Tây Sơn cũng bị đổ nát.
Anh Phương tổng hợp
Source VnExpress
Saturday, December 21, 2013
Đồng hương tâm sự: Đinh Quang Tòng và Đinh Tất Thức (21.12.2013)
San Jose, California USA
Thứ 7, ngày 21 tháng 12, 2013, 12:17:39 Sáng
Chào Bác Tòng
Thăm sức khỏe Bác và gia đình.
Nếu bác có địa chỉ Email thì cho cháu xin, để dễ dàng liên lạc hơn.
Thêm nữa, nếu có địa chỉ Email hoặc số phone của bà con ở VN càng tốt.
Cháu Thức
-----------
Bác đã đọc tin của cháu gửi về rồi. Bác rất vui, bác mới xuống thăm mẹ.
Chúc cháu khỏe mạnh.
Bác của cháu
* Ghi chú của Blog KYDV:
(Đoạn đối thoại với ông Đinh Quang Tòng được trích lại trên Google+ Hangouts)
Thứ 7, ngày 21 tháng 12, 2013, 12:17:39 Sáng
Chào Bác Tòng
Thăm sức khỏe Bác và gia đình.
Nếu bác có địa chỉ Email thì cho cháu xin, để dễ dàng liên lạc hơn.
Thêm nữa, nếu có địa chỉ Email hoặc số phone của bà con ở VN càng tốt.
Cháu Thức
-----------
Bác đã đọc tin của cháu gửi về rồi. Bác rất vui, bác mới xuống thăm mẹ.
Chúc cháu khỏe mạnh.
Bác của cháu
* Ghi chú của Blog KYDV:
(Đoạn đối thoại với ông Đinh Quang Tòng được trích lại trên Google+ Hangouts)
Đồng hương tâm sự: Đinh Sỹ Việt và Đinh Văn Tuyên
From: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent: Sat 12/21/13 11:49 AM
To: Việt Đinh sỹ (noreply-comment@blogger.com)
Chào ông Việt
Cảm ơn ông đã Comment và cho thông tin thêm về Gia Phả Họ Đinh. Blog KYDV đã chuyển thư của ông đến ông Đinh Văn Tuyên và ông Đinh Văn Diệm, hy vọng các ông Tuyên và Diệm sẽ liên lạc cùng ông...
Blog KYDV cũng mong được đón nhận thêm những thông tin của quý vị đồng hương Dũng Vi tại quê nhà...
Kính chúc ông, qúy đồng hương và thân quyến vui khỏe và gặt hái nhiều thành công.
Hẹn tái ngộ.
Blog KYDV
--------------------------------------------------------------------------------
Date: Sat, 21 Dec 2013 01:35:42 +0000
Subject: [Kỷ Yếu Dũng Vi] New comment on Gia phả Họ Đinh.
From: noreply-comment@blogger.com
To: dthuc@live.com
Việt Đinh sỹ has left a new comment on your post "Gia phả Họ Đinh":
Chào ông Tuyên.
Cháu là: Đinh Sỹ Việt cháu ông Đinh Sỹ Sót (trưởng gia tộc họ Đinh Sỹ (Văn)) tại Thôn Lương (làng Dũng Vi xưa) - xã Tri Phương - Tiên Du - BN.
Chúc ông và đại gia đình mạnh khỏe hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
ĐT liên hệ: 0978.923.267
Email: Dinhsyviet.bn@gmail.com
Posted by Việt Đinh Sỹ to Kỷ Yếu Dũng Vi at December 20, 2013 at 5:35 PM
Sent: Sat 12/21/13 11:49 AM
To: Việt Đinh sỹ (noreply-comment@blogger.com)
Chào ông Việt
Cảm ơn ông đã Comment và cho thông tin thêm về Gia Phả Họ Đinh. Blog KYDV đã chuyển thư của ông đến ông Đinh Văn Tuyên và ông Đinh Văn Diệm, hy vọng các ông Tuyên và Diệm sẽ liên lạc cùng ông...
Blog KYDV cũng mong được đón nhận thêm những thông tin của quý vị đồng hương Dũng Vi tại quê nhà...
Kính chúc ông, qúy đồng hương và thân quyến vui khỏe và gặt hái nhiều thành công.
Hẹn tái ngộ.
Blog KYDV
--------------------------------------------------------------------------------
Date: Sat, 21 Dec 2013 01:35:42 +0000
Subject: [Kỷ Yếu Dũng Vi] New comment on Gia phả Họ Đinh.
From: noreply-comment@blogger.com
To: dthuc@live.com
Việt Đinh sỹ has left a new comment on your post "Gia phả Họ Đinh":
Chào ông Tuyên.
Cháu là: Đinh Sỹ Việt cháu ông Đinh Sỹ Sót (trưởng gia tộc họ Đinh Sỹ (Văn)) tại Thôn Lương (làng Dũng Vi xưa) - xã Tri Phương - Tiên Du - BN.
Chúc ông và đại gia đình mạnh khỏe hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
ĐT liên hệ: 0978.923.267
Email: Dinhsyviet.bn@gmail.com
Posted by Việt Đinh Sỹ to Kỷ Yếu Dũng Vi at December 20, 2013 at 5:35 PM
Thursday, December 19, 2013
Du Lịch: Vạt cỏ ven đê đón mùa Đông
Thứ năm, 7/11/13, 08:18 GMT+7
Nắng nhạt, trời đã bớt trong xanh và những làn gió mang theo không khí lạnh tràn ngập khắp những triền đê sông Đuống.
Triền đê dài uốn lượn theo con sông Đuống cuối chiều hiu hắt. Cái lạnh của mùa đông xâm chiếm dải đất nhạt màu và gió không ngừng thổi. Đám lau lách bên sông xào xạc, tiếng mõ trâu lóc cóc long cong. Lũ trẻ xuýt xoa vì lạnh, vội vã ra về. Chiều thưa nhặt, không cánh diều vi vút, không đàn trâu chậm rãi nhẩn nha gặm cỏ, không tiếng xe đạp thong thả những vòng quay, chỉ có gió lùa hối hả và mặt trời đang dần xa khuất.
Mùa đông vội đến xua nhanh vẻ đẹp dịu dàng của sắc thu.
Những triền đê dọc sông Đuống là điểm đến cuối chiều của nhiều bạn trẻ khi lang thang dạo chơi trên đất Thuận Thành, Bắc Ninh. Ảnh: The Anh.
|
Mới tuần trước, con đê dài xanh mướt này đón vô vàn vị khách là các cô cậu học trò, những đôi uyên ương và đám bạn bè rủ nhau đến đây. Trong một buổi chiều thư thái của những ngày cuối thu, đôi bạn trẻ đang chăm chú chụp bộ ảnh cưới. Những thảm cỏ xanh bên dòng sông nặng đỏ phù sa, những bụi tre tần ngần rũ tóc rối và cả những bông hoa cỏ may vướng bước chân qua, đều trở thành bối cảnh đẹp cho bộ ảnh trọng đại của cuộc đời.
Trên triền đê, vạt cỏ ven đường lay động, những đóa hoa cỏ giản dị làm cảm hứng vô tận cho những tay máy cả chuyên và không chuyên. Họ muốn tìm cho được những góc ảnh đẹp nhất, những cách thể hiện hay nhất để chụp những tấm ảnh nghệ thuật mà mình ưng ý. Lũ trẻ chăn trâu tò mò đứng nhìn đám bạn trẻ đang vui vẻ chụp hình với đám hoa xấu hổ nở, những bông hoa phơn phớt tím. Những chiếc xe đạp kêu reng reng và nụ cười giòn giã trên khắp triền đê dài.
Ngày đông, triền đê nhuộm vàng một màu cỏ úa, những cánh diều đủ sắc đã thôi không còn chao nghiêng trên bầu trời xanh thẳm, nhường chỗ cho đàn chim vội vã trú đông. Trời một màu đùng đục, nặng nề, như thể mặt trời cũng vội vã kéo tấm chăn đắp cho ấm những ngày đông rét mướt. Đê vắng, chỉ có tiếng gió lùa vội vàng qua đám lá khô xào xạc.
Gió đưa hoa cải về trời. Ảnh: Lam Linh.
|
Một vài vạt cải vàng, cải trắng đã bắt đầu xòe cánh nở hoa. Từ trên cao nhìn xuống, những khoảng trắng, khoảng vàng tô một chút màu sắc cho bức tranh mùa đông ảm đạm. Những vạt cải đầu đông lại làm náo nức bao kẻ lãng mạn, si tình, lại khiến cho đám trẻ không ngại xa xôi, không ngại cái lạnh xuyên qua từng lớp áo ngắn dài mà qua đây ngoạn cảnh, thưởng hoa.
Thấp thoáng xa xa, dòng sông lượn một dải quanh co. Tiếng chuông chùa xa xăm, thoảng hương trầm đâu đây dưới chân đê vắng. Vị sư già trong chùa Bút Tháp hôm nay về muộn, chỉ có chú tiểu đang quét dọn sân vườn trong ánh sáng tranh tối tranh sáng của trời chưa sầm tối, và ánh điện lúc sáng lúc tỏ từ điện chính hắt ra.
Bữa cơm chiều đã được dọn sẵn trên bàn. Chiều nay cũng chỉ có vài món đạm bạc, đậu rán rim mặn, dưa chua nấu canh nóng và khoai rán. Vị khách chờ thầy về đang ngồi thiền trong chính điện, lặng lẽ nghe tiếng đêm len lén bước qua sân gạch phủ bóng đôi cây si già, xõa những chiếc rễ như tấm mành che, phủ lên mái chùa cong rêu mốc bao năm tháng. Đêm dường như cũng sợ làm tan mất cái khoảnh khắc trầm mặc và sâu lắng ấy, lén lút như vị khách đến không đúng lúc.
Cổ kính Bút Tháp. Ảnh: Thuanthanh.gov.
|
Trời đêm, sương lạnh, đọng đầy trên những đám cỏ thưa ngủ vùi tự lúc nào. Lũ chim sâu rúc rúc trong đám ruộng đã trơ gốc rạ. Gió vu vơ chơi trò đuổi bắt trong ruộng ngô bạt ngàn ven sông vừa nhú những mầm xanh.
Mùa đông!
Lam Linh
Source VnExpress
Wednesday, December 18, 2013
Đồng hương tâm sự: Đinh Quang Tòng và Đinh Tất Thức (18.12.2013)
Thành phố San Jose, California USA
Thứ 4, ngày 18 tháng 12, 2013, 11:57:35 Sáng
Chào Bác Tòng
Rất vui khi nhận được liên lạc của Bác. Bác và gia đình khỏe không? Cho cháu gởi lời thăm và chúc sức khỏe họ hàng thân quyến...
Cháu chưa nhận được bài của Bác. Có lẽ Chú Diệm và Thăng sẽ gởi lại bài cho cháu sau.
Để tiện cho cháu. Bác cứ gởi thơ, bài viết, hình ảnh và video clip (nếu có) bằng địa chỉ Email dthuc@live.com là cháu biết liền và dễ dàng copy bài đăng lên Blog, vì cháu sử dụng Email này là chính, còn ở các mạng khác là phụ nên thỉnh thoảng mới ghé xem... Chú Tuyên, chú Diệm, Thắng (con ông Đột) và mọi người đều liên lạc như vậy cả.
Còn đây là địa chỉ Blog Kỷ Yếu Dũng Vi http://kyyeudungvi.blogspot.com/
Chào Bác. Chúc sức khỏe
----------
Thứ 4, ngày 18 tháng 12, 2013, 11:57:35 Sáng
Chào Bác Tòng
Rất vui khi nhận được liên lạc của Bác. Bác và gia đình khỏe không? Cho cháu gởi lời thăm và chúc sức khỏe họ hàng thân quyến...
Cháu chưa nhận được bài của Bác. Có lẽ Chú Diệm và Thăng sẽ gởi lại bài cho cháu sau.
Để tiện cho cháu. Bác cứ gởi thơ, bài viết, hình ảnh và video clip (nếu có) bằng địa chỉ Email dthuc@live.com là cháu biết liền và dễ dàng copy bài đăng lên Blog, vì cháu sử dụng Email này là chính, còn ở các mạng khác là phụ nên thỉnh thoảng mới ghé xem... Chú Tuyên, chú Diệm, Thắng (con ông Đột) và mọi người đều liên lạc như vậy cả.
Còn đây là địa chỉ Blog Kỷ Yếu Dũng Vi http://kyyeudungvi.blogspot.com/
Chào Bác. Chúc sức khỏe
----------
Tue, 11:58 PM
Cháu Thức bác đã gửi cho Thăng một Ân Tình Mẹ Cha, hai là Hành Hương Quê Mẹ và bài Dũng Vi Hôm Nay cho chú Diệm thơ.
Tòng
* Ghi chú của Blog KYDV:
(Đoạn đối thoại với ông Đinh Quang Tòng được trích lại trên Google+ Hangouts)
Tuesday, December 17, 2013
Nghệ thuật tuồng cổ xã Tri Phương cần được khôi phục
Thứ sáu, 22/02/2013 - 10:01
Đến thôn Lương, xã Tri Phương (Tiên Du) chúng tôi được các bậc cao niên giới thiệu nghệ thuật tuồng cổ của dân tộc. Với những người cao tuổi nơi đây thì sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tuồng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu, nhất là trong những ngày lễ, tết, ngày hội làng của địa phương.
Tại đây chúng tôi được tiếp chuyện với cụ Đinh Thị Thọ, 86 tuổi là một người con của gia đình nghệ nhân tuồng cổ (một gia đình vốn có truyền thống nghệ thuật).
Nghe cụ Thọ kể lại, cũng chẳng ai trong ngôi làng có thể nhớ được nghệ thuật Tuồng ở thôn Lương có từ bao giờ, cụ vẫn nhớ gia đình cụ vốn là một gánh hát, những bậc sinh thành đều là những đào kép, khoảng năm 14, 15 tuổi cụ thường theo gia đình đi biểu diễn phục vụ khắp nơi. Do sớm được theo cha mẹ đi biểu diễn từ nhỏ và là con nhà nòi nên cụ Thọ khá am hiểu tường tận về môn nghệ thuật này.
Theo cụ Thọ, Tuồng là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp gồm có cả văn học, hội họa, âm nhạc, múa, trò diễn. Đặc biệt đối với tuồng đòi hỏi phải có những đào kép chính có tài diễn xuất thật xuất sắc và kịch bản phải hay mới thu hút được người xem.
Đối với nhạc đệm trong nghệ thuật tuồng cụ Thọ cho biết thêm: “Dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ, bộ hơi, bộ dây và bộ gảy. Dàn nhạc có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc hỗ trợ diễn viên biểu diễn. Do vậy, mỗi nhạc công khi chơi một nhạc cụ cần phải hòa mình với vở diễn, đồng cảm với tính cách, số phận của từng nhân vật trên sàn diễn để mỗi khi tiếng trống, tiếng chiêng… phát ra phải khớp với từng động tác, điệu bộ và diễn biến của từng cung đoạn. Theo cụ muốn tinh thông nghề nghiệp, phải khổ luyện, mà luyện mãi rồi quen, quen rồi lâu dần trở nên thuần thục, thành thạo.
Về phần ca diễn, Tuồng có những lối hát xướng như: Nói Lối, hát Nam, hát Khách... Nói Lối Tuồng nghĩa là đào kép xưng tên, đây là một thứ nói được cách điệu cao; hát Nam gồm Nam Xuân (sửa soạn lên đường), Nam Ai, Nam Thương (cho những vai buồn)... hát Khách gồm: Khách Phú (hát đối đáp), Khách Tẩu (có chuyện cấp bách),...
Không giống với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương... Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc. Qua đó có thể thấy rõ chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của Tuồng. Đây là một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính cổ điển khá độc đáo của dân tộc ta. Ngôn ngữ của tuồng là văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn nôm. Kho tàng các vở diễn tuồng cổ ước có đến vài trăm vở nhưng lâu dần bị thất lạc phần lớn, trong đó có thể kể vài vở đặc trưng như Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Phi Phụng, Trưng nữ vương...
Không gian sân khấu của nghệ thuật tuồng không đòi hỏi quá cầu kỳ. Cụ Thọ tâm sự, thuở trước các gánh hát Tuồng chỉ cần có một chiếc chiếu trải giữa sân đình và đôi ba cái hòm gỗ đựng đạo cụ, phục trang.
Cùng với nhịp sống văn minh đô thị phát triển, các loại hình nghệ thuật mới đã nhanh chóng lan toả khắp nơi từ thành thị đến nông thôn. Bên cạnh đó, ngày nay một bộ phận khán giả trẻ đã bắt đầu quay lưng dần với bộ môn nghệ thuật này. Chính điều này là nỗi trăn trở lớn nhất của một diễn viên có tiếng một thời như cụ Thọ. Lúc nào cũng đau đáu một điều, “muốn khôi phục và vực dậy CLB biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ đối với thôn Lương, nhưng kinh phí thì gặp nhiều khó khăn, lực lượng tham gia biểu diễn cũng không còn nhiều, bây giờ chỉ trông vào lứa trẻ và sự quan tâm của các cấp đối với môn nghệ thuật này thôi”, cụ Thọ chia sẻ.
Với tinh thần bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, gìn giữ tinh hoa vốn cổ của ông cha, đặc biệt là đối với bộ môn nghệ thuật truyền thống đã gắn liền với dân tộc qua bao thế kỷ, rất cần có sự quan tâm của cấp trên để sân khấu tuồng cổ lại được vang lên ở các vùng quê.
Đình Bắc
Source Bac Ninh Online
Đến thôn Lương, xã Tri Phương (Tiên Du) chúng tôi được các bậc cao niên giới thiệu nghệ thuật tuồng cổ của dân tộc. Với những người cao tuổi nơi đây thì sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tuồng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu, nhất là trong những ngày lễ, tết, ngày hội làng của địa phương.
Tại đây chúng tôi được tiếp chuyện với cụ Đinh Thị Thọ, 86 tuổi là một người con của gia đình nghệ nhân tuồng cổ (một gia đình vốn có truyền thống nghệ thuật).
Nghe cụ Thọ kể lại, cũng chẳng ai trong ngôi làng có thể nhớ được nghệ thuật Tuồng ở thôn Lương có từ bao giờ, cụ vẫn nhớ gia đình cụ vốn là một gánh hát, những bậc sinh thành đều là những đào kép, khoảng năm 14, 15 tuổi cụ thường theo gia đình đi biểu diễn phục vụ khắp nơi. Do sớm được theo cha mẹ đi biểu diễn từ nhỏ và là con nhà nòi nên cụ Thọ khá am hiểu tường tận về môn nghệ thuật này.
Theo cụ Thọ, Tuồng là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp gồm có cả văn học, hội họa, âm nhạc, múa, trò diễn. Đặc biệt đối với tuồng đòi hỏi phải có những đào kép chính có tài diễn xuất thật xuất sắc và kịch bản phải hay mới thu hút được người xem.
Đối với nhạc đệm trong nghệ thuật tuồng cụ Thọ cho biết thêm: “Dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ, bộ hơi, bộ dây và bộ gảy. Dàn nhạc có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc hỗ trợ diễn viên biểu diễn. Do vậy, mỗi nhạc công khi chơi một nhạc cụ cần phải hòa mình với vở diễn, đồng cảm với tính cách, số phận của từng nhân vật trên sàn diễn để mỗi khi tiếng trống, tiếng chiêng… phát ra phải khớp với từng động tác, điệu bộ và diễn biến của từng cung đoạn. Theo cụ muốn tinh thông nghề nghiệp, phải khổ luyện, mà luyện mãi rồi quen, quen rồi lâu dần trở nên thuần thục, thành thạo.
Về phần ca diễn, Tuồng có những lối hát xướng như: Nói Lối, hát Nam, hát Khách... Nói Lối Tuồng nghĩa là đào kép xưng tên, đây là một thứ nói được cách điệu cao; hát Nam gồm Nam Xuân (sửa soạn lên đường), Nam Ai, Nam Thương (cho những vai buồn)... hát Khách gồm: Khách Phú (hát đối đáp), Khách Tẩu (có chuyện cấp bách),...
Không giống với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương... Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc. Qua đó có thể thấy rõ chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của Tuồng. Đây là một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính cổ điển khá độc đáo của dân tộc ta. Ngôn ngữ của tuồng là văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn nôm. Kho tàng các vở diễn tuồng cổ ước có đến vài trăm vở nhưng lâu dần bị thất lạc phần lớn, trong đó có thể kể vài vở đặc trưng như Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Phi Phụng, Trưng nữ vương...
Không gian sân khấu của nghệ thuật tuồng không đòi hỏi quá cầu kỳ. Cụ Thọ tâm sự, thuở trước các gánh hát Tuồng chỉ cần có một chiếc chiếu trải giữa sân đình và đôi ba cái hòm gỗ đựng đạo cụ, phục trang.
Cùng với nhịp sống văn minh đô thị phát triển, các loại hình nghệ thuật mới đã nhanh chóng lan toả khắp nơi từ thành thị đến nông thôn. Bên cạnh đó, ngày nay một bộ phận khán giả trẻ đã bắt đầu quay lưng dần với bộ môn nghệ thuật này. Chính điều này là nỗi trăn trở lớn nhất của một diễn viên có tiếng một thời như cụ Thọ. Lúc nào cũng đau đáu một điều, “muốn khôi phục và vực dậy CLB biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ đối với thôn Lương, nhưng kinh phí thì gặp nhiều khó khăn, lực lượng tham gia biểu diễn cũng không còn nhiều, bây giờ chỉ trông vào lứa trẻ và sự quan tâm của các cấp đối với môn nghệ thuật này thôi”, cụ Thọ chia sẻ.
Với tinh thần bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, gìn giữ tinh hoa vốn cổ của ông cha, đặc biệt là đối với bộ môn nghệ thuật truyền thống đã gắn liền với dân tộc qua bao thế kỷ, rất cần có sự quan tâm của cấp trên để sân khấu tuồng cổ lại được vang lên ở các vùng quê.
Đình Bắc
Source Bac Ninh Online
Xã Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh trên bản đồ Google mới
Xã Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh trên bản đồ Google mới với địa danh thôn, xã, chợ và hình ảnh... (Zoom in to view)
Tri Phương lưu giữ nét đẹp truyền thống
Thứ năm, 14/03/2013 - 15:06
Tri Phương (Tiên Du) là xã nằm ven dòng sông Đuống, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, những năm trở lại đây, nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự năng động nhạy bén của cấp uỷ Đảng, chính quyền kinh tế xã hội của Tri Phương có bước chuyển mình tích cực, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo làng quê thay đổi từng ngày nhưng vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống.
Về đến đầu Tri Phương, qua chợ Ve trù phú thấp thoáng mái đình cong cong của làng Lương, đình làng Lương là di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhận từ năm 1990, đó là một công trình nghệ thuật lưu giữ nhiều nét kiến trúc cổ của dân tộc.
Theo các cụ cao niên kể lại, đình làng Lương được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ XVII, đầu thế kỷ XVIII với những nét chạm khắc đạt đến mức điêu luyện, hiếm có. Nơi đây thờ 3 anh em họ Cao và Hoàng thái hậu Nguyên Phi Ỷ Lan. Hàng năm cứ vào ngày 1 tháng 2 âm lịch, nhân dân làng Lương lại tưng bừng mở hội. Hội làng Lương là một trong những lễ hội lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước ông đám ra đình, năm nào cũng vậy, làng Lương đều cắt cử một ông đám ra đình để lo việc đèn nhang, thờ cúng Thành Hoàng làng và coi sóc công việc của đình, cũng như đảm nhiệm các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương. Nếu có dịp được đến thăm Lễ hội làng Lương vào đúng ngày nhân dân tổ chức rước ông Đám chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng có chung một cảm giác được quay trở về với cội nguồn với những nghi thức truyền thống mang đậm nét văn hoá Việt. Đi đầu đoàn rước là đội múa Lân của thôn, cờ bay, trống rền hoà lẫn với những nghi lễ làm cho buổi rước đầy linh thiêng, trang trọng. Tiếp nối là dân làng áo the khăn xếp, áo tứ thân, quan họ, áo dài truyền thống theo sau. Nhân dân xem rước dọc 2 bên đường. Đến với Hội làng Lương du khách được thưởng thức nhiều loại hình văn hoá văn nghệ như cải lương, chèo, quan họ, các trò chơi dân tộc đập niêu, đấu vật, cờ tướng... đặc biệt là nghi thức tế lễ, dâng hương diễn ra tại đình làng.
Theo các cụ cao niên kể lại, đình làng Lương được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ XVII, đầu thế kỷ XVIII với những nét chạm khắc đạt đến mức điêu luyện, hiếm có. Nơi đây thờ 3 anh em họ Cao và Hoàng thái hậu Nguyên Phi Ỷ Lan. Hàng năm cứ vào ngày 1 tháng 2 âm lịch, nhân dân làng Lương lại tưng bừng mở hội. Hội làng Lương là một trong những lễ hội lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước ông đám ra đình, năm nào cũng vậy, làng Lương đều cắt cử một ông đám ra đình để lo việc đèn nhang, thờ cúng Thành Hoàng làng và coi sóc công việc của đình, cũng như đảm nhiệm các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương. Nếu có dịp được đến thăm Lễ hội làng Lương vào đúng ngày nhân dân tổ chức rước ông Đám chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng có chung một cảm giác được quay trở về với cội nguồn với những nghi thức truyền thống mang đậm nét văn hoá Việt. Đi đầu đoàn rước là đội múa Lân của thôn, cờ bay, trống rền hoà lẫn với những nghi lễ làm cho buổi rước đầy linh thiêng, trang trọng. Tiếp nối là dân làng áo the khăn xếp, áo tứ thân, quan họ, áo dài truyền thống theo sau. Nhân dân xem rước dọc 2 bên đường. Đến với Hội làng Lương du khách được thưởng thức nhiều loại hình văn hoá văn nghệ như cải lương, chèo, quan họ, các trò chơi dân tộc đập niêu, đấu vật, cờ tướng... đặc biệt là nghi thức tế lễ, dâng hương diễn ra tại đình làng.
Vào ngày Hội, người làng Lương đều tạm gác lại công việc, sửa mâm lễ cúng thần hoàng làng rồi mời bạn bè, khách phương xa về để gặp gỡ, chung vui. Các ban, ngành, đoàn thể, các hội nghĩa tình, hội bạn, hội phường... đều sửa lễ dâng hương tại đình làng, khi đi lễ ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, đặc biệt là nữ giới đều mặc áo dài truyền thống của dân tộc. Với những gia đình có con cái lấy chồng, lấy vợ xa quê hoặc làm ăn, công tác xa nhà, Tết chưa về kịp thì đến ngày hội làng sẽ tề tựu đông đủ. Không chỉ làng Lương mà các làng trong xã cũng đều có hội làng mang đậm nét văn hoá Việt.
Tri Phương không chỉ được biết đến và nhớ mãi bởi những ngôi đình cổ kính rêu phong với những lễ hội mà còn là một địa phương còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống. Hiện xã đã và đang duy trì hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ dân ca quan họ, câu lạc bộ chèo truyền thống, câu lạc bộ múa lân, đội tuồng... và có nhiều loại hình câu lạc bộ khác đã và đang góp phần duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.
Người dân Tri Phương yêu say văn nghệ, yêu say những loại hình văn hoá truyền thống của dân tộc. Các loại hình sinh hoạt văn hoá văn nghệ cổ được duy trì chủ yếu là do tự dân, từ những tấm lòng yêu những làn điệu của dân tộc, say nét đẹp của những vũ đạo của nghệ thuật tuồng, nghệ thuật cải lương, nghệ thuật chèo... nên cho dù không có bất cứ sự tài trợ nào nhưng Câu lạc bộ chèo thôn Cao Đình vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, tham gia tích cực phục vụ các nhiệm vụ chính trị, văn hoá xã hội, biểu diễn phục vụ nhân dân, tham gia các cuộc thi không chuyên do các cấp, các ngành tổ chức. Câu lạc bộ còn tự biên, tự học, tự rút kinh nghiệm và tự diễn cho bà con xem mà không cần bất cứ sự đãi ngộ nào. Mặc dù không còn đủ diễn viên, không còn đủ nhạc công để có thể diễn trọn một vở diễn nhưng những người còn lại của Câu lạc bộ cải lương, đội tuồng đã từng vang danh một thời ở Tri Phương vẫn họp mặt nhau lại ôn luyện những vở tuồng, vở cải lương cổ, hát cho nhau nghe để khỏi nhớ nghề, để nuôi một hy vọng được góp mình gìn giữ và lưu truyền nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Người ta khó có thể quyên được giọng hát và những vũ đạo tinh xảo của cụ Đinh Thị Thọ, nghệ nhân tuồng cổ năm nay đã gần 90 tuổi.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi giờ, mỗi khắc con người đều bị guồng xoay của cơ chế thị trường cuốn theo thì ở Tri Phương vẫn còn đó những con người, những nét đẹp văn hoá đặc sắc của dân tộc đáng trân trọng. Và cần lắm sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền để những nét đẹp truyền thống ấy được lưu giữ, duy trì, phát triển.
Bùi Thuý
Source Bac Ninh Online
Ghi chú: Blog KYDV trích đăng với mục đích tham khảo. Bạn đọc có thể xem tiếp tại trang mạng đính kèm.
Ghi chú: Blog KYDV trích đăng với mục đích tham khảo. Bạn đọc có thể xem tiếp tại trang mạng đính kèm.
Wednesday, December 11, 2013
Du lịch: Những điểm ngắm hoa cải quanh Hà Nội
Thứ tư, 11/12/13, 06:16 GMT+7
Vào những ngày đầu tháng 12, các vườn cải lại vào mùa hoa mới, rực rỡ khoe mình trong ánh nắng hiếm hoi của mùa Đông.
Trong nắng, hoa cải phô mình khoe sắc. Những cánh đồng hoa nối tiếp nhau chạy dài đến tận chân trời. Hoa cải ngồng, cải bẹ có màu vàng tươi thắm, cành mỏng manh, mọc thành chùm tí tẹo vươn lên đón ánh nắng. Hoa củ cải có màu trắng tím tinh khôi, cánh hoa lớn và cứng cáp hơn. Còn hoa cải cúc giống dã quỳ nhỏ nhắn và xinh xắn. Hương hoa cải ngai ngái, cánh hoa rung rinh nụ cười.
Những cánh hoa khoe mình trong cái tiết trời mùa đông lạnh giá để mang lại cho đời một vẻ đẹp thầm lặng chốn đồng quê. Trong một sớm bất chợt, trên cánh đồng lại sáng bừng một màu vàng rực rỡ. Một mùa hoa cải mới lại về trên triền đê sông Đuống yên ả.
Hoa cải cúc nở rộ bên Thuận Thành, Bắc Ninh.
|
Bạn có thể tìm thấy những cánh đồng cải tại:
Vườn cải cầu Đuống (đi qua cầu Đuống được gần 200 m thì rẽ phải đi theo con đường đê về phía cầu Phù Đổng, từ chỗ ngã rẽ khoảng 3 km gặp vườn cải ngay chân đê bên phải.)
Khu vực đê sông Đuống, chùa Dâu, chùa Bút Tháp thuộc Thuận Thành - Bắc Ninh. Từ cầu Đuống phía Hà Nội sang, bạn rẽ phải trước khi qua cầu, đi xuôi theo con đường đê lộng gió về phía Thuận Thành, sẽ gặp rất nhiều vườn cải cúc.
Cánh đồng Yên Viên (Gia Lâm): từ trung tâm Hà Nội đi xe buýt số 10 thẳng theo hướng cầu Chương Dương là tới. Khu vực rộng lớn này có thể được thấy ngay từ trên đường quốc lộ, dọc hai bên đường. Hoặc rẽ vào khu vực chợ Lã Côi, có rất nhiều vườn cải mênh mông. Đường rẽ bên tay trái, đối diện nghĩa trang liệt sĩ Gia Lâm.
Hoa cải vàng tại Yên Viên.
|
Thị trấn Trâu Quỳ, rẽ bên phía tay phải trước cổng Trường đại học Nông nghiệp 1 (huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Đi xe máy đến thẳng cổng Đại học Nông nghiệp 1. Ở đây có một ngã ba, bạn rẽ tay phải và đi chừng 2 km sẽ thấy những ruộng hoa cải nở bên bờ sông Đuống.
Chi phí vào chụp ảnh khoảng 10.000 đồng đến 20.000 đồng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi bước vào vườn cải vì thân cây mềm và cánh mỏng manh nên hoa cải rất dễ gẫy, nát. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tài sản cho người nông dân mà còn góp phần gìn giữ sắc vàng quyến rũ ấy.
Bài và ảnh: Yutaka
Source VnExpress
Saturday, December 7, 2013
Du lịch: Sức hấp dẫn của một làng quê Bắc Bộ
Thứ bảy, 16/11/13, 06:16 GMT+7
Trong khi khách trong nước háo hức tìm đến những chân trời mới thì không ít du khách nước ngoài thích thú với những trải nghiệm rất Việt Nam như làm vườn, bắt ốc và tham quan đình chùa cổ.
Nằm ngay cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố du lịch Hạ Long khoảng 60 km, những năm gần đây xã Yên Đức, huyện Đông Triều, trở thành điểm du lịch mới lạ và hấp dẫn của không chỉ vùng đất địa đầu Đông Bắc, mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ nhờ vẻ đẹp yên ả, thanh bình.
Khung cảnh làng quê mộc mạc là nguồn cảm hứng mới cho nhiều tour du lịch. Ảnh: qtv.vn
|
Nếu nghĩ rằng một tour du lịch làng quê sẽ phải dừng chân ở Bắc Ninh, Hưng Yên hay Thái Bình, thì khi đến với xã Yên Đức bạn sẽ thấy không có sự khác biệt nào. Cũng những cánh đồng lúa xanh tươi mơn mởn, những con kênh dồi dào cua ốc, những vườn cây trái chín xum xuê và không thể thiếu những mái đình cong vút. Có chăng là thú vị hơn khi bạn còn được khám phá những ngọn núi, quả đồi mang đậm âm hưởng của làng quê Việt.
Bước vào con đường làng quanh co xóm ngõ ở Yên Đức là một diện mạo nông thôn xanh, sạch, đẹp, mà vẫn giữ được những nét đẹp cổ truyền. Tuy không hẳn là cây đa, giếng nước, sân đình nhưng bạn có thể dễ dàng bắt gặp ao hồ, vườn tược đậm chất thôn quê, thấp thoáng hình ảnh những hàng cau thẳng tắp. Trong ánh nắng nghiêng chiều, tâm hồn bỗng lơ đãng theo cánh diều vút bay trong gió.
Không chỉ được hòa mình vào không gian làng quê với hương đồng gió nội, bạn còn có cơ hội “hoá thân” thành những người nông dân thực thụ khi được trực tiếp làm các công việc nhà nông như xay lúa, giã gạo, vun trồng cây cối hay tự mình thu hoạch những luống rau xanh tốt. Nếu không ngại xuống đồng, hãy tham gia gieo mạ hay gặt lúa ngày mùa, cầm nơm, mang giỏ để mò cua, bắt cá.
Khách quốc tế rất thích thú với những trải nghiệm làm nông dân. Ảnh: dulichhalong
|
Điều thú vị là bạn sẽ được hướng dẫn bởi chính những người nông dân thực thụ ở Yên Đức. Trong niềm hân hoan khám phá bản thân và trải nghiệm những điều hoàn toàn mới mẻ, bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện bên lề của công việc nhà nông. Một góc nhìn mới, gần gũi về cuộc sống thôn quê và những con người thật thà chân chất cứ thế hiển hiện qua những nụ cười giòn tan, hồn hậu, những câu chuyện đời thường dí dỏm.
Sau khi đã lao động mệt nhoài, thưởng thức những món ăn địa phương giản dị như khoai lang luộc, ngô nếp nướng, chè nếp cái hoa vàng giữa khung cảnh đồng quê dân dã, với người dân phố thị chẳng khác nào như “cao lương mỹ vị”. Có lẽ đây sẽ là một trong những dịp hiếm hoi bạn cảm thấy ăn ngon, ăn no những sản vật nhà nông vốn bày bán nhiều ngoài chợ.
Nghỉ lại một đêm ở Yên Đức là khoảng thời gian bạn tìm hiểu về những ngôi nhà ở truyền thống của người dân Bắc Bộ với phong tục thờ cúng tổ tiên. Với kiến trúc đặc trưng gồm 2 dãy nhà chính được dựng lên từ cột gỗ lim với sân vườn trước mặt, bên cạnh là hồ ao thả cá, thả hoa, những ngôi nhà ở Yên Đức mang đến một không gian thư giãn và nghỉ ngơi thực sự.
Chùa Cảnh Huống có nghĩa là chùa Cảnh Đẹp. Ảnh: baoquangninh
|
Để rồi sáng sớm hôm sau, bạn dạo ghé thăm chùa Cảnh Huống, Hang 73 để hiểu thêm về bức tranh làng quê Việt. Thích thú hơn nữa khi đến Yên Đức bạn còn có thể chiêm ngưỡng những núi đồi trùng điệp. Núi Canh (cày ruộng), Đống thóc (sản phẩm của sản xuất nông nghiệp), Núi thung (cối giã gạo), Núi con Mèo (nằm canh đống thóc), Núi con Chuột (Phá thóc), tất cả tạo thành một danh sơn hữu tình, với vẻ đẹp rất riêng nhưng chẳng thể tách rời.
Chuyến đi sẽ hoàn hảo khi bạn tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ hội, biểu diễn múa rối nước, thưởng thức các làn điệu dân ca, dân vũ qua tiếng hát điệu hò, chèo, quan họ.
Vy An
Source VnExpress
Tuesday, December 3, 2013
Thư cảm ơn của Ban Hành Giáo Dũng Vy 02-12-2013
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Mon 12/02/13 9:14 PM
To: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Bui Thi Nguyen (nguyenbt@tanthanhdong.com)
4 attachments (total 1425.5 KB)
Bien nhan213.pdf
THU CAM ON235.pdf
Transfer money II.jpg
View online
Thưa Cậu;
Giáo Xứ Dũng Vy đã nhận tiền đầy đủ và có hồi báo tri ân, cháu gửi Cậu tất cả các văn bản/chứng từ và hình ảnh như Cậu đã yêu cầu ban Mục Vụ làm theo thủ tục như lần trước.
Trong hình có ông Phó Chủ Tịch HĐMV (anh Lễ) và Bà Út (Thủ Qũy) cùng cháu Bùi Thị Nguyên giao tiền. Cháu cám ơn Cậu đã liên lạc ban Mục Vụ GX Dũng Vy để thông báo việc quyên tiền lần này.
Thức;
Làm ơn đăng tất cả những văn bản/chứng từ và hình ảnh lên Blog Kỷ Yếu Dũng Vy để công khai hóa chuyển tiền lần này. Cám ơn Thức nhiều.
Chúc Cậu và Thức luôn an mạnh trong tình thương Chúa Kitô.
Cháu Thắng.
Cell: 214-228-0223
----------
From: Bui Thi Nguyen <nguyenbt@tanthanhdong.com>
To: 'Tony Thang Dinh' <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Monday, December 2, 2013 10:32 PM
Subject: FW: THU CAM ON
Kính gửi Chú Thắng
Cháu gửi chú: Thư cảm ơn của Ban Hành Giáo Dũng Vy gửi tới ông bà ân nhân
Chú xem và chuyển tới ông bà Nguyễn Đức Mai giúp cháu nhé.
Cháu gửi chú tấm hình chụp khi cháu bàn giao tiền cho Ban Hành Giáo nữa nhé. (hình chụp bằng điện thoại lại buổi tối nên không rõ lắm)
Cháu cảm ơn chú nhiều.
Chúc cô chú và gia đình luôn an lành và hạnh phúc
Trân trọng
Bùi Thị Nguyên
P. Kế hoạch - Cty Tân Thành Đồng (TNHH)
Đ/c: Cụm CN Tân Hồng - Hoàn Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh
ĐT: 0912.423.159
Sent: Mon 12/02/13 9:14 PM
To: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Bui Thi Nguyen (nguyenbt@tanthanhdong.com)
4 attachments (total 1425.5 KB)
Bien nhan213.pdf
THU CAM ON235.pdf
Transfer money II.jpg
View online
Thưa Cậu;
Giáo Xứ Dũng Vy đã nhận tiền đầy đủ và có hồi báo tri ân, cháu gửi Cậu tất cả các văn bản/chứng từ và hình ảnh như Cậu đã yêu cầu ban Mục Vụ làm theo thủ tục như lần trước.
Trong hình có ông Phó Chủ Tịch HĐMV (anh Lễ) và Bà Út (Thủ Qũy) cùng cháu Bùi Thị Nguyên giao tiền. Cháu cám ơn Cậu đã liên lạc ban Mục Vụ GX Dũng Vy để thông báo việc quyên tiền lần này.
Thức;
Làm ơn đăng tất cả những văn bản/chứng từ và hình ảnh lên Blog Kỷ Yếu Dũng Vy để công khai hóa chuyển tiền lần này. Cám ơn Thức nhiều.
Chúc Cậu và Thức luôn an mạnh trong tình thương Chúa Kitô.
Cháu Thắng.
Cell: 214-228-0223
----------
From: Bui Thi Nguyen <nguyenbt@tanthanhdong.com>
To: 'Tony Thang Dinh' <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Monday, December 2, 2013 10:32 PM
Subject: FW: THU CAM ON
Kính gửi Chú Thắng
Cháu gửi chú: Thư cảm ơn của Ban Hành Giáo Dũng Vy gửi tới ông bà ân nhân
Chú xem và chuyển tới ông bà Nguyễn Đức Mai giúp cháu nhé.
Cháu gửi chú tấm hình chụp khi cháu bàn giao tiền cho Ban Hành Giáo nữa nhé. (hình chụp bằng điện thoại lại buổi tối nên không rõ lắm)
Cháu cảm ơn chú nhiều.
Chúc cô chú và gia đình luôn an lành và hạnh phúc
Trân trọng
Bùi Thị Nguyên
P. Kế hoạch - Cty Tân Thành Đồng (TNHH)
Đ/c: Cụm CN Tân Hồng - Hoàn Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh
ĐT: 0912.423.159
Wednesday, November 27, 2013
Tuesday, November 26, 2013
Giáo hạt Bắc Ninh - Giáo xứ Dũng Vi
Giáo hạt Bắc Ninh
Tuesday, May 29, 2012, 23:20
......
Giáo xứ Dũng Vi
Giáo xứ Dũng Vi được hình thành và phát triển từ năm 1887 nhờ vào công lao của Thày Đaminh Tín, ngài đã đỡ đầu và lo việc tòng giáo cho những người đầu tiên trong giáo họ - giáo xứ.
( Còn tiếp…………..)
Tuesday, May 29, 2012, 23:20
......
Giáo xứ Dũng Vi
Giáo xứ Dũng Vi được hình thành và phát triển từ năm 1887 nhờ vào công lao của Thày Đaminh Tín, ngài đã đỡ đầu và lo việc tòng giáo cho những người đầu tiên trong giáo họ - giáo xứ.
Lúc đầu có 12 cụ đại diện cho dân làng đứng ra xin tòng giáo, sau 2 năm (1889) đức cha Lễ đã phê chuẩn thành lập giáo họ Dũng Vi và nhận thánh Giu-se làm Bổn Mạng giáo họ.
Trải qua những thăng trầm, giáo họ đã được thánh bổn mạng gìn giữ và chuyển cầu được muôn ơn lành. Đặc biệt là hồng ân có được các chủ chăn từ khi hình thành giáo họ - giáo xứ cho đến nay, nhờ vậy mà giáo họ không ngừng phát triển và thăng tiến về đời sống tâm linh.
Từ năm 1887 đến năm 2011 đã có 21 linh mục làm mục vụ tại Dũng Vi, đặc biệt cha Giuse Nguyễn Khắc Mẫn đã có công xây dựng ngôi thánh đường Dũng Vi (1939); Có 14 thày đã về ở và phục vụ giáo họ. Nhờ hồng ân và sự dẫn dắt của các bậc chủ chăn đến nay giáo họ đã có 600 nhân danh với nhiều hội đoàn, bao gồm: Ban hành giáo 5 vị, 50 thành viên dòng Ba Đaminh, 80 thành viên họ gia trưởng, họ mân côi 57 thành viên. Ca đoàn giới trẻ 80 em, đoàn kèn 24 thành viên, đoàn hoa 20 em, đoàn trống trắc 20 em, thiếu nhi Thánh Thể 100 em và 28 em lễ sinh. Mặc dù còn non trẻ nhưng nhìn trung nếp sống đạo trong giáo xứ tương đối đạo đức và có nét truyền thống. Cha Giuse Trần Bá Hạnh đang là cha quản nhiệm giáo xứ Dũng Vi.
.......
(một số phần trong tài liệu này được trích trên website: giadinhbacninh.com)
Bắc Ninh ngày 12/8/2011
Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Bắc Ninh
( Còn tiếp…………..)
Ghi chú: Blog KYDV trích đăng phần Giáo xứ Dũng Vi với mục đích tham khảo. Bạn đọc có thể xem tiếp tại trang mạng của Giáo Phận Bắc Ninh đính kèm dưới đây:
Source Giáo Phận Bắc Ninh
Source Giáo Phận Bắc Ninh
Saturday, November 23, 2013
Mộc bản Triều Nguyễn
vanhoaviettv
Published on Jun 3, 2012
Mộc bản triều Nguyễn gồm những văn bản Hán - Nôm khắc trên gỗ 200 năm trước và in sách tại Việt Nam, vừa được UNESCO trao bằng di sản tư liệu thế giới.
Cục lưu trữ Nhà nước và Trung tâm lưu trữ quốc gia VI tại Đà Lạt đã tổ chức đón nhận bằng từ Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới, hôm 3/1/2010.
Khối lượng tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đang lưu trữ tại Đà Lạt rất lớn, gồm 34.618 tấm, với 55.318 mặt khắc. Giới nghiên cứu đánh giá đây là tài liệu có giá trị cao, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.
Theo Thạc sĩ Phạm Thị Huệ, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia VI tại Đà Lạt, Mộc bản triều Nguyễn được sản sinh chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn tại Huế. Ngoài ra còn có cả những ván khắc in thu được ở Văn Miếu Quốc Tử giám (Hà Nội), đưa vào Huế lưu trữ ở Quốc Tử giám dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Từ năm 1960, Mộc bản triều Nguyễn cùng với Châu bản, Địch bạ... được chuyển vào Đà Lạt. Việc di chuyển tiến hành rất công phu, cẩn trọng, phải thực hiện tới 3 lần mới hoàn thành.
Nội dung của khối tài liệu này rất phong phú, đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa giáo dục, tôn giáo - tư tưởng- triết học, văn thơ, ngôn ngữ - văn tự. Tổng cộng có 152 đầu sách với 1.935 quyển.
Thạc sĩ Huệ cho biết, ngoài giá trị đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam, tài liệu Mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị tìm hiểu lịch sử văn hóa các nước khác như Lào, Cambuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ , Bồ Đào Nha... Đặc biệt, trong khối tài liệu quý giá này có những nội dung khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Gỗ dùng làm ván khắc tài liệu Mộc bản triều Nguyễn vừa mền, vừa mịn, được dùng từ gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo hay gỗ cây nha đồng. Thớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi. Nét chữ khắc trên tài liệu Mộc bản rất điêu luyện, tinh xảo và sắc nét. Mỗi nét chữ như rồng bay phượng múa, chuyển tải tâm tư, tình cảm và tâm huyết của người thợ khắc in. Mộc bản không chỉ là tài liệu quý có giá trị lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật.
Góp ý: Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
From: Tuyen Dinh <tuyend@yahoo.com>
To:
Cc: Diem Dinh <lamthydvd@gmail.com>; Tony Thang <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Thursday, November 21, 2013 9:10 PM
Chẳng hạn như sau khi Miền Nam thất thủ năm 1975. Thủ Đô Sài Gòn đã bị đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Những người Việt bên Hải Ngoại vẫn gọi là Sài Gòn, ngay cả nhiều người trong nước bây giờ cũng gọi là Sài Gòn chứ đâu gọi tên của Cụ HCM nữa đâu.
Cháu có bấy nhiêu lời thôi, còn quyết định sửa lại tên của Blog thì chuyện của Thức.
Cháu Thắng.
To:
Cc: Diem Dinh <lamthydvd@gmail.com>; Tony Thang <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Thursday, November 21, 2013 9:10 PM
Subject: Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
Cháu Thức,
Chú vừa đọc KYDV về việc thống nhất tên làng Dũng
Vi.
Từ hồi Cha mẹ sanh ra làm giấy khai sanh đề nơi sanh là Làng
Dũng Vy, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh. Chú chỉ biết tên làng là Dũng Vy chứ
không phải là "Dũng Vi" như hiện nay.
Từ "Dũng Vi" xuất hiện ở trong Nam từ khi Việt Cộng
miền Bắc mang vào mà thôi !
Tìm hiểu Chú mới biết:
- Dùng "i" trong trường hợp các tiếng có phụ âm đầu
+ vần "i" (ví dụ: lí, mĩ, kĩ, thi, sĩ...) đều thống nhất viết bằng
"i" (i ngắn). Ví dụ: lí luận, lí tưởng, thi sĩ, nước Mĩ, Hoa Kì, bánh
mì, vua Lí Thái Tông, Lí Bí, kỉ niệm, v.v... (mà không viết "y" (y
dài) như trước đây. Đây là quy định của Bộ Giáo dục Việt Nam từ năm 1963. Hiện
nay Nhà xuất bản Giáo dục vẫn thực hiện nghiêm chỉnh quy định này trong việc in
Sách giáo khoa các loại.
- Y dài, i ngắn gây tranh luận triền miên, cho đến nay vẫn chưa phân thắng bại. Phe tự coi là tiến bộ thì thích dùng i ngắn. Chỉ khi nào kẹt lắm mới dùng y dài. Gặp tên vua Bảo Ðại Vĩnh Thụy, gặp tên ca sĩ Thanh Thúy, gặp chức vụ Uỷ viên... họ mới ráng xài y dài, nghĩa là khi nào kẹt gặp chữ có vần hòa âm họ mới lôi y dài ra chịu trận, còn không thì họ xài tuốt luốt i ngắn hết. Thế kỷ, nước Mỹ, ly tách... họ viết thế kỉ, nước Mĩ, li tách... và còn xác định thẳng rằng viết như vậy mới đúng nữa. Hai trường học ở Thị Xã Long Xuyên mang chung một tên, tọa lạc sát vách nhau, một trường tên là cấp 1 Mỹ Long, còn trường kia tên là cấp 2 Mĩ Long. Sau một thời gian, bị nhiều lời đàm tiếu, nói ra nói vào, những người "cấp tiến" sửa lại là "cấp 2 Mỹ Long".
Như vậy, dùng y dài cũng được, mà dùng i ngắn cũng được!
Với m có mĩ bị đổi thành mỹ hoàn toàn (mỹ miều, thẩm mỹ, mỹ
thuật, mỹ viện, nước Mỹ v.v...). Ảnh hưởng của việc đổi i thành y của chữ mỹ lớn
tới mức Mị Châu/Mị Nương nay cũng thành Mỵ Châu và Mỵ Nương (để thể hiện sự
kính trọng?). Có lẽ xu hướng này là một cách để phân biệt với chữ mị nghĩa xấu
trong mụ mị, mộng mị, mị dân..
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trần Ngọc Thêm, lúc đầu
cũng ủng hộ nhất loạt viết i ngắn, nhưng về sau chính ông đã nhận thấy, chỉ xét
riêng về mặt văn hóa, đã không ổn. Góp ý cho sách giáo khoa lớp 4 mới (2005),
ông chỉ ra việc nhất loạt viết i ngắn là một chủ chương cực đoan và không thích
hợp, nhất là khi gặp tên riêng, vì ở đó phải tôn trọng truyền thống và tự do cá
nhân. Và năm sau, NXB Giáo dục đã sửa cách viết tên riêng theo hướng này. (Viết
Chương Mỹ, Lý Tự Trọng thay cho Chương Mĩ, Lí Tự Trọng)
Chẳng hạn trong tên riêng, người ta có quyền lựa chọn để biểu
đạt một ý nghĩa nào đó. Giữa tên là Tí với nghĩa là “bé” khác với Tý với nghĩa
là “năm Tý, năm Chuột”. Hầu hết tên riêng người ta chọn y dài (gốc Hán) để thể
hiện sắc thái trang trọng: chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ
(kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo), v.v
Cho đến nay chưa có cơ quan hay cá nhân nào đủ uy tín định đặt
được qui tắc sử dụng "i" ngắn, "y" dài. Phần lớn đang sử dụng
theo nếp cũ, coi y dài có 4 công dụng tạo chữ như các nguyên âm khác. Họ dùng y
dài nhiều bình thường. Một số khác, được đào tạo từ miền Bắc, và một số ít theo
thời, ở miền Nam, lại sử dụng rất ít y dài. Lúc nào kẹt lắm, khi dùng i ngắn mà
không thể phát âm ra đúng tiếng nói, thì họ mới dùng đến y dài. Ngoài những chữ
có vần hòa âm cần y dài, họ cũng không thể dùng i ngắn trong các chữ có vần ay
hay ây. Câu nói "Miền Tây, dân cày cấy mà hát hò rất hay", đâu có ai
viết là "Miền Tâi, dân cài cấi mà hát hò rất hai".
Tùy theo mỗi vần và theo nghĩa của mỗi chữ, có những trường-hợp
ta chỉ được dùng “y” hay “i” để viết, chứ không thể dùng “i” để thay-thế cho
“y” hay dùng “y” để thay-thế cho “i” được. Ở một số trường-hợp khác, trong cùng
một chữ, có người viết bằng “i” có người viết bằng “y” như trong trường hợp
“quí” hay “quý” chẳng hạn. Tuy-nhiên, theo phong-tục tập-quán, hầu-hết các nhà
văn thường viết các chữ với nguyên-âm “y” hơn là “i” khi các chữ này có cùng một
nghĩa và phát-âm giống nhau. Lý-do chính là vì các chữ có nguyên-âm “y” trông có
vẻ lịch-sự, kính-trọng, quý-mến, trang-nhã, mỹ-thuật, và đầy tình-cảm hơn những
chữ viết bằng nguyên-âm “i,” chẳng-hạn như trong trường-hợp của nhóm chữ “quý
văn-hữu,” “quý ông quý bà,” “quý quan-khách,” “quý bạn,” “quý vị,” “quý chiến-hữu,”
hay “quý cụ,”v.v.
Trong trường-hợp danh-từ riêng như tên thành-phố, tên nước,
hay tên người, v.v., nếu các chữ đã được viết bằng “i” hay “y” thì ta không được
quyền tự-ý thay đổi như trong trường-hợp của tên thành-phố hay tên người sau
đây: Thị-xã Qui-Nhơn, Mỹ-Quốc, Mỹ-Châu, tỉnh Mỹ-Tho, Mị-Châu (con gái vua Thục
An Dương Vương lấy Trọng Thủy, con của Triệu Đà), Mị Nương (con gái vua Hùng
Vương), GS. Doãn Quốc Sỹ, và CT. Trần Thy Vân, v.v.
Chú thấy cháu dẫn chứng nên dùng Dũng Vi theo Tài liệu của
Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, thì Chú nghĩ cơ quan này nghiên cứu chữ nôm và chữ Hán
dịch thuật ra chữ Việt (mẫu tự La tinh) cho mình hiểu, chứ nó không có i ngắn
hay y dài đâu. Ngày xưa tất cả đều ghi
chép bằng chữ Nho lưu trữ lại. Chữ nôm là chữ Hán chế ra nên là loại "chữ
hộp" (của người Tàu, mình còn gọi là chữ Nho).
Chữ Dũng Vi viết ở đây là dịch ra chữ quốc ngữ, do người miền
Bắc họ viết là 'i' ngắn hết theo lệnh của
nhà Nước từ năm 1963 nêu ở trên.
Á Châu có 2 nền văn minh lớn ảnh hưởng các quốc gia trong
vùng là Ấn và Trung Hoa, Việt Nam và những quốc gia nào nằm phía bên dãy núi trường
Sơn ảnh hưởng văn minh của Trung Hoa đều viết lọai chữ "hộp" (Chữ
Tàu) như Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản... Còn phía bên kia dãy Trường Sơn Ảnh hưởng
văn minh Ấn Độ đều viết chữ ngoàn nghèo cả: Cambodia, Lào, Thái, Miến... Việt
Nam là Quốc gia Á Châu duy nhất có chữ viết mẫu tự La Tinh nhờ công ơn của các
nhà truyền giáo Âu Châu (Alexandre de Rhodes 1591 – 1660)
Hồi Chú sanh ra chưa có cái nhà Nước Cộng sản này thành ra
chỉ có làng Dũng Vy thôi ! Bây giờ ngoài Bắc thì họ đổi hết rồi: Dũng Vi, Đại
Vi... Trong Nam địa danh chưa kịp đổi:
Mỹ Tho thành Mĩ Tho hay trường học Mỹ Long thành Mĩ Long... Saigon còn đổi được
mà !
Cộng Sản Liên Xô lấy tên Lênin đã đổi tên thành phố Saint
Petersburg (Liên xô) thành Leningrad (có
nghĩa là thành phố Lênin) năm 1924. Đến năm 1991 khi Cộng sản Liên xô sụp đổ lại
trở về tên cũ Saint Petersburg. Việt Cộng bắt chước y chang Ông Tổ Liên xô nên cũng đổi tên Sàigon, nhưng cũng
như Saint Petersburg, Saigon cũng sẽ trở về tên cũ của nó thôi !
Chú cũng góp ý với Cháu cho vui,
Chúc vui, khoẻ
Chú Tuyên.
-----------
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Fri 11/22/13 11:10 AM
To: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent: Fri 11/22/13 11:10 AM
To: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Hello Cậu Tuyên;
Cậu nói rất đúng. Mẹ cháu cũng nói là Dũng Vy chứ không phải là Dũng Vi. Không biết họ đổi từ bao giờ. Coi lại cuốn KYDV-1. Trang bìa Cậu Diệm viết là Dũng Vi, cháu đoán là Cậu Diệm cố tình viết "Dũng Vi" cho phù hợp với cổng (gate) của Giáo Đường Dũng Vi. Còn lại bên trong cuốn KYDV hoàn toàn là viết Dũng Vy, ngay cả cuốn Dũng Vy Quê Tôi của Cậu Đinh Văn Đích, cũng nói rất rõ là Dũng Vy.
Lúc đầu cháu biết Thức viết là Dũng Vi, cháu đã nói với Thức thay đổi thành "Vy". Hôm nay vô blog coi lại thì quả thật Thức đã sửa lại thành Dũng Vi everywhere.
Theo lời đề nghị chân thật của cháu: mình nên giữ tên gốc là Dũng Vy, đây là việc rất tế nhị cho nhiều người gốc Dũng Vy trong Nam và Hải Ngoại, mình cứ dùng những ngữ vững và chính tả theo VC đổi từ "y" thanh "i", chắc có thể nhiều người không thích.Chẳng hạn như sau khi Miền Nam thất thủ năm 1975. Thủ Đô Sài Gòn đã bị đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Những người Việt bên Hải Ngoại vẫn gọi là Sài Gòn, ngay cả nhiều người trong nước bây giờ cũng gọi là Sài Gòn chứ đâu gọi tên của Cụ HCM nữa đâu.
Cháu có bấy nhiêu lời thôi, còn quyết định sửa lại tên của Blog thì chuyện của Thức.
Cháu Thắng.
Thursday, November 21, 2013
Quá trình thay đổi tên gọi đơn vị hành chính, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh
Thứ Tư, 10/03/2010 - 08:23
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội, tên gọi của các đơn vị hành chính và địa giới hành chính ở Bắc Ninh có rất nhiều lần thay đổi. Trước đây, một số tác giả, như: Ngô Vi Liễn với công trình “Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kỳ”; Đinh Xuân Vịnh với “Sổ tay địa danh Việt Nam”,... có tìm hiểu về tên làng xã Việt Nam. Nhưng những công trình này chưa giúp bạn đọc thấy được sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính các đơn vị xã, tổng, huyện, tỉnh ở nước ta trong lịch sử.
Trên cơ sở những ghi chép của thư tịch cổ, như “Thuỷ kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên, “Đường thư” biên soạn vào đời Đường (thế kỷ VIII), “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Bản đồ Hồng Đức” (xuất hiện vào thế kỷ XV), “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm” (biên soạn vào đầu đời Gia Long - khoảng 1808-1809), “Đồng Khánh địa dư chí” (biên soạn vào đời Đồng Khánh -1886), “Bắc Ninh dư địa chí” của Đỗ Trọng Vĩ; trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các tác giả trước cách mạng tháng Tám năm 1945, như: "Bắc Ninh tỉnh chí” của Trịnh Như Tấu, “Địa lý hành chính Kinh Bắc” của Nguyễn Văn Huyên, “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh; trên cơ sở các văn bản luật, văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử, và đặc biệt, dựa trên kết quả khảo sát lâu dài của mình, tác giả Nguyễn Quang Khải đã có một công trình nghiên cứu công phu về quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính của các tổng, xã, huyện của tỉnh Bắc Ninh qua các thời kỳ lịch sử.
Nhận thấy đây là một công trình nghiên cứu về địa-lịch sử có giá trị, Báo Bắc Ninh xin giới thiệu với bạn đọc công trình nghiên cứu dưới đây của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải, giúp bạn đọc phần nào thấy được sự phát triển qua các chặng đường lịch sử của tỉnh Bắc Ninh yêu quí của chúng ta.
TỔNG QUAN
Theo sách “Thuỷ Kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn thì thời Hùng Vương (2879 TNC-258 TCN) đất Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh. Thời thuộc Tần (307 TCN-206 TCN) được sáp nhập vào Tượng Quận (Trung Quốc); thời kỳ thuộc Hán (207 TCN - 39) là 2 huyện Luy Lâu và Long Biên trực thuộc quận Giao Chỉ. Thời Nam Tấn (265 - 279) là châu Vũ Ninh. Đầu thời thuộc Đường (618-721) là Châu Long. Thời Tiền Lê (980-1009) gọi là đạo Bắc Giang. Đầu thời Lý (thế kỷ XI) gọi là quận Gia Lâm.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” (tập II), tháng 2 năm Nhâm Dần (1242), vua Trần Thái Tông, chia nước ta làm 12 lộ, đất Bắc Ninh được gọi là lộ Bắc Giang, sau đó được gọi là lộ Kinh Bắc. Thời thuộc Minh (1414 - 1427) đất Bắc Ninh thuộc phủ Bắc Giang. Thời ấy, phủ Bắc Giang có 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Trong đó, châu Gia Lâm có 3 huyện là An Định (tương đương với huyện Gia Bình bây giờ), Tế Giang (tương đương với huyện Văn Giang), Thiện Tài (tương đương với huyện Lương Tài bây giờ). Châu Vũ Ninh có 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh (sau này đổi tên là Vũ Giang), Đông Ngàn, Từ Sơn, Yên Phong. Châu Bắc Giang có 3 huyện là Tân Phúc (tương đương với Đa Phúc), Thiện Thệ (tương đương với Hiệp Hoà và Việt Yên ngày nay). Hai huyện Siêu Loại và Gia Lâm trực thuộc châu Bắc Giang.
Năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1425), nhà Minh đem các huyện Yên Phong, Vũ Ninh, Yên Việt trực thuộc vào châu Bắc Giang; sáp nhập huyện Siêu Loại (tức huyện Thuận Thành sau này) và huyện Đông Ngàn vào huyện Gia Lâm; đưa các huyện: Tế Giang, Thiện Tài, Từ Sơn, Thiện Thệ trực thuộc châu Bắc Giang.
Năm Thuận Thiên thứ nhất đời Lê (1428), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Đạo. Đời Thiệu Bình (1434 - 1439), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 đời Lê (1466) gọi là Bắc Giang thừa tuyên, trên cơ sở Bắc Giang thượng lộ và Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), khi xác định và vẽ lại bản đồ cả nước, Bắc Giang thừa tuyên được đổi thành Kinh Bắc thừa tuyên. Kinh Bắc thừa tuyên khi đó có 4 phủ, bao gồm 20 huyện:
- Phủ Thuận An (năm 1862 được đổi là phủ Thuận Thành) có 5 huyện: Gia Lâm, Lương Tài, Siêu Loại, Gia Định (năm 1820 được đổi là huyện Gia Bình), Văn Giang.
- Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Đông Ngàn, Yên Phong.
- Phủ Bắc Hà có 5 huyện: Tân Phúc (năm 1862 đổi là Đa Phúc), Hiệp Hoà, Kim Hoa (năm 1841 đổi là huyện Kim Anh), Yên Việt (năm 1824 đổi là huyện Việt Yên).
- Phủ Lạng Giang có 6 huyện: Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Thế, Bảo Lộc (đầu thế kỷ XX, huyện Bảo Lộc bị giải thể, phần đất của huyện Bảo Lộc khi đó được phân về huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn), Lục Ngạn (bao gồm huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam sau này), Yên Dũng.
Đất Bắc Ninh sau này tương đương với phủ Thuận An và phủ Từ Sơn.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), trong bản đồ của nhà Lê ghi tên đất này là xứ Kinh Bắc. Sau gọi là trấn Kinh Bắc.
Thời Mạc (1527-1540), cắt phủ Thuận An về trực thuộc tỉnh Hải Dương. Năm Lê Quang Hưng thứ 16 (1593) phủ Thuận An lại cắt trả về Kinh Bắc.
Năm Gia Long thứ nhất (1802) vẫn gọi là trấn Kinh Bắc. Lúc này, trấn Kinh Bắc vẫn có 4 phủ với 20 huyện như năm 1469. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), gọi là tỉnh Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), triều Nguyễn đặt thêm 4 phân phủ là Từ Sơn, Lạng Giang, Thiên Phúc và Thuận An. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), hai phân phủ Từ Sơn và Thiên Phúc bị bãi bỏ. Như vậy đến năm 1852, tỉnh Bắc Ninh có 4 phủ, 2 phân phủ bao gồm 20 huyện.
Từ thời Lê trở về trước, trấn lỵ của Kinh Bắc đóng ở Đáp Cầu. Năm 1804 Gia Long chuyển trấn lỵ về địa điểm tiếp giáp của 3 xã Đỗ Xá (thuộc Võ Giàng), Khúc Toại (thuộc yên Phong), Hoà Đình (thuộc Tiên Du). (Địa điểm này được đặt làm tỉnh lỵ đến năm 1963).
Năm 1876, tách một phần huyện Đông Ngàn để thành lập huyện Đông Khê (sau đổi là Đông Anh). Năm 1893, 3 tổng của huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương được nhập vào huyện Lương Tài (do huyện Thanh Lâm giải thể). Đó là các tổng: An Trụ, Hoàng Kênh, Lại Thượng. Đồng thời cắt tổng Lương Tài của huyện Lương Tài về huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và cắt tổng An Tráng của huyện Lương Tài về huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
Ngày 10 tháng 10 năm 1895, tại Nghị định số 1593 do toàn quyền Đông Dương Rousscau ký, tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở tách 6 huyện từ tỉnh Bắc Ninh cũ. Đến đây, tỉnh Bắc Ninh (mới) có hai phủ (Thuận Thành, Từ Sơn) bao gồm 10 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Gia Lâm, Văn Giang, Siêu Loại, Gia Bình, Lương Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong.
Năm 1905, tỉnh Phúc Yên được thành lập trên cơ sở tách huyện Đông Anh, Đa Phúc.
Năm 1912 huyện Siêu Loại được đổi tên là huyện Thuận Thành, huyện Đông Ngàn được đổi tên là huyện Từ Sơn. Cũng năm này tổng Đông Xá của huyện Thuận Thành được chuyển về huyện Gia Lâm tỉnh Hưng Yên.
Ngày 19 tháng 10 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng cấp đơn vị hành chính thị xã Bắc Ninh lên thành phố loại III. Thành phố Bắc Ninh khi đó bao gồm toàn bộ khu vực Thị Cầu.
Tại Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước VNDCCH, ấn định nước ta có 7 thành phố, 73 đơn vị hành chính. Bắc Ninh thuộc chiến khu I.
Thực hiện Nghị định số 730-PCH ngày 28 tháng 5 năm 1946 và Nghị định sửa đổi ngày 26 tháng 7 năm 1946 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ, thị xã Bắc Ninh được thành lập.
Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 1 năm 1948, cả nước được chia thành 14 khu, tỉnh Bắc Ninh thuộc khu 12. Từ tháng 1 năm 1948, khu I hợp nhất với khu 12 thành liên khu Việt Bắc. Bắc Ninh thuộc Liên khu Việt Bắc.
Ngày 6 tháng 6 năm 1947, chuyển huyện Văn Lâm trước kia thuộc tỉnh Hưng Yên về khu 12 (Bắc Ninh). Ngày 28 tháng 11 năm 1948 chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Hưng Yên. Đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 lại chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Bắc Ninh.
Tại vùng tạm chiếm, thực hiện Nghị định số 193/THP/NĐ ngày 26 tháng 1 năm 1950 của Thủ hiến Bắc Việt, tỉnh Bắc Ninh được gọi là tỉnh Gia Lâm (vì cơ quan hành chính đóng trên địa bàn Gia Lâm)
Tháng 8 năm 1950, hợp nhất hai huyện Gia Bình và Lương Tài thành 1 huyện lấy tên là huyện Gia Lương. Huyện lỵ của huyện đặt tại phố Thứa.
Ngày 26 tháng 4 năm 1951, Thủ hiến Bắc Việt ban hành Nghị định số 2198- PTH/ NĐ thành lập thị xã Bắc Ninh trên cơ sở ba thị trấn: Bắc Ninh, Đáp Cầu, Thị Cầu. Chu vi thị xã Bắc Ninh: Bắc giáp Việt Yên, Nam giáp xã Phúc Đức và xã Phương Vĩ, Đông giáp Đạo Chân và xã Ngọc Đôi, Tây giáp xã Y Na và xã Cô Mễ
Năm 1958, chuyển huyện Văn Giang về tỉnh Hưng Yên.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết: cắt 29 xã và một thị trấn, bao gồm: cả huyện Gia Lâm; 10 xã và 1 thị trấn của huyện Từ Sơn. Đó là các xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung, Đông Hội, Mai Lâm, Tiền Phong, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, thị trấn Yên Viên (thị trấn Yên Viên được thành lập theo Nghị định số 33-NV ngày 6 tháng 2 năm 1959 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ); hai xã: Phù Đổng, Trung Hưng (sau đổi lại là Trung Mầu) của huyện Tiên Du; hai xã: Đức Thắng, Chiến Thắng (sau đổi lại là xã Dương Xá và xã Dương Quang) của huyện Thuận Thành về thành phố Hà Nội.
Năm 1962, hợp nhất 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng thành 1 huyện lấy tên là huyện Quế Võ. Huyện lỵ của huyện Quế Võ đóng tại phố Mới.
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II, ngày 27 tháng 10 năm 1962 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành 1 tỉnh lấy tên là Hà Bắc. Tỉnh lỵ đóng ở thị xã Bắc Giang.
Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành 1 huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn. Huyện lỵ đóng ở xã Vân Tương.
Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Phong; hợp nhất huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành thành một huyện, lấy tên là huyện Gia Thuận. Nhưng hơn 4 năm sau, ngày 19 tháng 1 năm 1974, tại Quyết định số 17-CP, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn đề nghị của UBHC tỉnh Hà Bắc thôi không sáp nhập huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong, huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành nữa!
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, Quốc hội Nước cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc chia tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh, lấy tên là Bắc Ninh và Bắc Giang. Lúc này tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 huyện và 1 thị xã (Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong và TX Bắc Ninh) với diện tích đất tự nhiên là 797,2 km2 và 922.210 nhân khẩu.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn; tách huyện Gia Lương thành 2 huyện lấy tên là huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. Huyện lỵ Từ Sơn đóng tại thị trấn Từ Sơn, huyện lỵ Tiên Du đóng tại thị trấn Lim; huyện lỵ Lương Tài đóng tại thị trấn Thứa, huyện lỵ Gia Bình đóng tại xã Xuân Lai.
Ngày 25 tháng 01 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bắc Ninh. Khi đó, thành phố Bắc Ninh có 26,34 km2 diện tích đất tự nhiên, 121.028 nhân khẩu và 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và xã Võ Cường.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành nghị định số 01/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn.
Cho đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Đó là các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, bao gồm 1.024.151 nhân khẩu, trong đó có 503.200 nam, 520.951 nữ.
Nguyễn Quang Khải
(Còn nữa)
Nhận thấy đây là một công trình nghiên cứu về địa-lịch sử có giá trị, Báo Bắc Ninh xin giới thiệu với bạn đọc công trình nghiên cứu dưới đây của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải, giúp bạn đọc phần nào thấy được sự phát triển qua các chặng đường lịch sử của tỉnh Bắc Ninh yêu quí của chúng ta.
TỔNG QUAN
Theo sách “Thuỷ Kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn thì thời Hùng Vương (2879 TNC-258 TCN) đất Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh. Thời thuộc Tần (307 TCN-206 TCN) được sáp nhập vào Tượng Quận (Trung Quốc); thời kỳ thuộc Hán (207 TCN - 39) là 2 huyện Luy Lâu và Long Biên trực thuộc quận Giao Chỉ. Thời Nam Tấn (265 - 279) là châu Vũ Ninh. Đầu thời thuộc Đường (618-721) là Châu Long. Thời Tiền Lê (980-1009) gọi là đạo Bắc Giang. Đầu thời Lý (thế kỷ XI) gọi là quận Gia Lâm.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” (tập II), tháng 2 năm Nhâm Dần (1242), vua Trần Thái Tông, chia nước ta làm 12 lộ, đất Bắc Ninh được gọi là lộ Bắc Giang, sau đó được gọi là lộ Kinh Bắc. Thời thuộc Minh (1414 - 1427) đất Bắc Ninh thuộc phủ Bắc Giang. Thời ấy, phủ Bắc Giang có 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Trong đó, châu Gia Lâm có 3 huyện là An Định (tương đương với huyện Gia Bình bây giờ), Tế Giang (tương đương với huyện Văn Giang), Thiện Tài (tương đương với huyện Lương Tài bây giờ). Châu Vũ Ninh có 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh (sau này đổi tên là Vũ Giang), Đông Ngàn, Từ Sơn, Yên Phong. Châu Bắc Giang có 3 huyện là Tân Phúc (tương đương với Đa Phúc), Thiện Thệ (tương đương với Hiệp Hoà và Việt Yên ngày nay). Hai huyện Siêu Loại và Gia Lâm trực thuộc châu Bắc Giang.
Năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1425), nhà Minh đem các huyện Yên Phong, Vũ Ninh, Yên Việt trực thuộc vào châu Bắc Giang; sáp nhập huyện Siêu Loại (tức huyện Thuận Thành sau này) và huyện Đông Ngàn vào huyện Gia Lâm; đưa các huyện: Tế Giang, Thiện Tài, Từ Sơn, Thiện Thệ trực thuộc châu Bắc Giang.
Năm Thuận Thiên thứ nhất đời Lê (1428), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Đạo. Đời Thiệu Bình (1434 - 1439), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 đời Lê (1466) gọi là Bắc Giang thừa tuyên, trên cơ sở Bắc Giang thượng lộ và Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), khi xác định và vẽ lại bản đồ cả nước, Bắc Giang thừa tuyên được đổi thành Kinh Bắc thừa tuyên. Kinh Bắc thừa tuyên khi đó có 4 phủ, bao gồm 20 huyện:
- Phủ Thuận An (năm 1862 được đổi là phủ Thuận Thành) có 5 huyện: Gia Lâm, Lương Tài, Siêu Loại, Gia Định (năm 1820 được đổi là huyện Gia Bình), Văn Giang.
- Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Đông Ngàn, Yên Phong.
- Phủ Bắc Hà có 5 huyện: Tân Phúc (năm 1862 đổi là Đa Phúc), Hiệp Hoà, Kim Hoa (năm 1841 đổi là huyện Kim Anh), Yên Việt (năm 1824 đổi là huyện Việt Yên).
- Phủ Lạng Giang có 6 huyện: Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Thế, Bảo Lộc (đầu thế kỷ XX, huyện Bảo Lộc bị giải thể, phần đất của huyện Bảo Lộc khi đó được phân về huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn), Lục Ngạn (bao gồm huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam sau này), Yên Dũng.
Đất Bắc Ninh sau này tương đương với phủ Thuận An và phủ Từ Sơn.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), trong bản đồ của nhà Lê ghi tên đất này là xứ Kinh Bắc. Sau gọi là trấn Kinh Bắc.
Thời Mạc (1527-1540), cắt phủ Thuận An về trực thuộc tỉnh Hải Dương. Năm Lê Quang Hưng thứ 16 (1593) phủ Thuận An lại cắt trả về Kinh Bắc.
Năm Gia Long thứ nhất (1802) vẫn gọi là trấn Kinh Bắc. Lúc này, trấn Kinh Bắc vẫn có 4 phủ với 20 huyện như năm 1469. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), gọi là tỉnh Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), triều Nguyễn đặt thêm 4 phân phủ là Từ Sơn, Lạng Giang, Thiên Phúc và Thuận An. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), hai phân phủ Từ Sơn và Thiên Phúc bị bãi bỏ. Như vậy đến năm 1852, tỉnh Bắc Ninh có 4 phủ, 2 phân phủ bao gồm 20 huyện.
Từ thời Lê trở về trước, trấn lỵ của Kinh Bắc đóng ở Đáp Cầu. Năm 1804 Gia Long chuyển trấn lỵ về địa điểm tiếp giáp của 3 xã Đỗ Xá (thuộc Võ Giàng), Khúc Toại (thuộc yên Phong), Hoà Đình (thuộc Tiên Du). (Địa điểm này được đặt làm tỉnh lỵ đến năm 1963).
Năm 1876, tách một phần huyện Đông Ngàn để thành lập huyện Đông Khê (sau đổi là Đông Anh). Năm 1893, 3 tổng của huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương được nhập vào huyện Lương Tài (do huyện Thanh Lâm giải thể). Đó là các tổng: An Trụ, Hoàng Kênh, Lại Thượng. Đồng thời cắt tổng Lương Tài của huyện Lương Tài về huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và cắt tổng An Tráng của huyện Lương Tài về huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
Ngày 10 tháng 10 năm 1895, tại Nghị định số 1593 do toàn quyền Đông Dương Rousscau ký, tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở tách 6 huyện từ tỉnh Bắc Ninh cũ. Đến đây, tỉnh Bắc Ninh (mới) có hai phủ (Thuận Thành, Từ Sơn) bao gồm 10 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Gia Lâm, Văn Giang, Siêu Loại, Gia Bình, Lương Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong.
Năm 1905, tỉnh Phúc Yên được thành lập trên cơ sở tách huyện Đông Anh, Đa Phúc.
Năm 1912 huyện Siêu Loại được đổi tên là huyện Thuận Thành, huyện Đông Ngàn được đổi tên là huyện Từ Sơn. Cũng năm này tổng Đông Xá của huyện Thuận Thành được chuyển về huyện Gia Lâm tỉnh Hưng Yên.
Ngày 19 tháng 10 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng cấp đơn vị hành chính thị xã Bắc Ninh lên thành phố loại III. Thành phố Bắc Ninh khi đó bao gồm toàn bộ khu vực Thị Cầu.
Tại Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước VNDCCH, ấn định nước ta có 7 thành phố, 73 đơn vị hành chính. Bắc Ninh thuộc chiến khu I.
Thực hiện Nghị định số 730-PCH ngày 28 tháng 5 năm 1946 và Nghị định sửa đổi ngày 26 tháng 7 năm 1946 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ, thị xã Bắc Ninh được thành lập.
Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 1 năm 1948, cả nước được chia thành 14 khu, tỉnh Bắc Ninh thuộc khu 12. Từ tháng 1 năm 1948, khu I hợp nhất với khu 12 thành liên khu Việt Bắc. Bắc Ninh thuộc Liên khu Việt Bắc.
Ngày 6 tháng 6 năm 1947, chuyển huyện Văn Lâm trước kia thuộc tỉnh Hưng Yên về khu 12 (Bắc Ninh). Ngày 28 tháng 11 năm 1948 chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Hưng Yên. Đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 lại chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Bắc Ninh.
Tại vùng tạm chiếm, thực hiện Nghị định số 193/THP/NĐ ngày 26 tháng 1 năm 1950 của Thủ hiến Bắc Việt, tỉnh Bắc Ninh được gọi là tỉnh Gia Lâm (vì cơ quan hành chính đóng trên địa bàn Gia Lâm)
Tháng 8 năm 1950, hợp nhất hai huyện Gia Bình và Lương Tài thành 1 huyện lấy tên là huyện Gia Lương. Huyện lỵ của huyện đặt tại phố Thứa.
Ngày 26 tháng 4 năm 1951, Thủ hiến Bắc Việt ban hành Nghị định số 2198- PTH/ NĐ thành lập thị xã Bắc Ninh trên cơ sở ba thị trấn: Bắc Ninh, Đáp Cầu, Thị Cầu. Chu vi thị xã Bắc Ninh: Bắc giáp Việt Yên, Nam giáp xã Phúc Đức và xã Phương Vĩ, Đông giáp Đạo Chân và xã Ngọc Đôi, Tây giáp xã Y Na và xã Cô Mễ
Năm 1958, chuyển huyện Văn Giang về tỉnh Hưng Yên.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết: cắt 29 xã và một thị trấn, bao gồm: cả huyện Gia Lâm; 10 xã và 1 thị trấn của huyện Từ Sơn. Đó là các xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung, Đông Hội, Mai Lâm, Tiền Phong, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, thị trấn Yên Viên (thị trấn Yên Viên được thành lập theo Nghị định số 33-NV ngày 6 tháng 2 năm 1959 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ); hai xã: Phù Đổng, Trung Hưng (sau đổi lại là Trung Mầu) của huyện Tiên Du; hai xã: Đức Thắng, Chiến Thắng (sau đổi lại là xã Dương Xá và xã Dương Quang) của huyện Thuận Thành về thành phố Hà Nội.
Năm 1962, hợp nhất 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng thành 1 huyện lấy tên là huyện Quế Võ. Huyện lỵ của huyện Quế Võ đóng tại phố Mới.
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II, ngày 27 tháng 10 năm 1962 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành 1 tỉnh lấy tên là Hà Bắc. Tỉnh lỵ đóng ở thị xã Bắc Giang.
Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành 1 huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn. Huyện lỵ đóng ở xã Vân Tương.
Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Phong; hợp nhất huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành thành một huyện, lấy tên là huyện Gia Thuận. Nhưng hơn 4 năm sau, ngày 19 tháng 1 năm 1974, tại Quyết định số 17-CP, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn đề nghị của UBHC tỉnh Hà Bắc thôi không sáp nhập huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong, huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành nữa!
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, Quốc hội Nước cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc chia tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh, lấy tên là Bắc Ninh và Bắc Giang. Lúc này tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 huyện và 1 thị xã (Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong và TX Bắc Ninh) với diện tích đất tự nhiên là 797,2 km2 và 922.210 nhân khẩu.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn; tách huyện Gia Lương thành 2 huyện lấy tên là huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. Huyện lỵ Từ Sơn đóng tại thị trấn Từ Sơn, huyện lỵ Tiên Du đóng tại thị trấn Lim; huyện lỵ Lương Tài đóng tại thị trấn Thứa, huyện lỵ Gia Bình đóng tại xã Xuân Lai.
Ngày 25 tháng 01 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bắc Ninh. Khi đó, thành phố Bắc Ninh có 26,34 km2 diện tích đất tự nhiên, 121.028 nhân khẩu và 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và xã Võ Cường.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành nghị định số 01/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn.
Cho đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Đó là các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, bao gồm 1.024.151 nhân khẩu, trong đó có 503.200 nam, 520.951 nữ.
Nguyễn Quang Khải
(Còn nữa)
Source Bac Ninh Online
Tuesday, November 19, 2013
Di sản Văn hóa - Tín ngưỡng thờ động vật của người Việt
Kính gửi Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy - Đinh Văn Diệm
From: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent: Sun 11/17/13 9:33 PM
To: Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)
2 attachments (total 140.0 KB)
QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG CN.XXXPV.TN-C.doc
NGUỒN ÂN SỦNG BẤT TẬN.doc
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Van Diem Dinh <lamthydvd gmail.com="">
Ngày: 12:28 Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Chủ đề: Quyên tiền trùng tu Thánh đường Dũng Vy
Đến: nguyenbt@tanthanhdong.com
Saigon ngày 18 tháng 11 năm 2013
Kính gửi Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy,
Cháu Thắng vừa gọi điện về cho biết: Trong đợt quyên tiền trùng tu Thánh đường và Vườn Thánh Giáo xứ Dũng Vy vừa qua, có một ân nhân là phụ huynh người bạn thân của cháu Thắng có hứa sẽ dâng cúng cho công việc lành thánh này của Giáo xứ nhà số tiền $1.000USD (một ngàn dollars Mỹ). Nhưng đến khi quyết toán thì họ chưa thực hiện được (vì lý do chưa bán được căn nhà nên chưa có tiền). Tới ngày 14/11/2013 vừa rồi, họ bán được nhà và có mời cháu Thắng tới liên hoan, đồng thời gửi Thắng số tiền (nêu trên).
Thật là một tấm lòng quảng đại của một ân nhân không phải đồng hương Dũng Vy, mà chỉ là bạn tâm giao của cháu Thắng, khiến bản thân tôi tâm phục khẩu phục. Với cháu Thắng thì đây lại một lần nữa chứng tỏ cháu đã có một tấm chân tình hướng về nguồn cội rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, cũng hơi khó cho cháu vì phải làm thế nào chứng minh cho ân nhân hiểu rõ được lòng hảo tâm của họ đã được đón nhận một cách trân trọng. Vì thế, cháu Thắng gọi điện về cho tôi để liên lạc trước với quý vị trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhà. Mong rằng quý vị khi nhận được tiền thì có thư cảm ơn, kèm theo một tấm hình có đầy đủ Hội đồng Mục vụ.
Ngày 22/11 tới đây (giỗ Thầy già Tín) là ngày khánh thành công trình, tôi có được mời về chung vui, nhưng tiếc rằng sức khỏe rất kém, không về được, xin gửi lời chúc mừng tới toàn thể Giáo xứ. Dịp này lại nhằm vào dịp toàn thể Hội Thánh mừng kính Đức Giê-su Vua Vũ Trụ (24/11), đồng thời Giáo Hội Việt Nam mừng kính trọng thể lễ Các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam (cũng là ngày 24/11 hàng năm, nhưng năm nay vì trùng với lễ Ki-tô Vua, nên được dời lại ngày 25/11). Vì thế, xin gửi đến quý vị để cùng suy niệm 2 bài viết (QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG & NGUỒN ÂN SỦNG BẤT TẬN) về 2 ngày lễ trọng đại nêu trên (đã đăng trên trang Mạng Lưới Cầu Nguyện Thánh Linh toàn cầu www.thanhlinh.net và trang web Đạo Binh Đức Mẹ www.daobinhducme.net
Thân kính,
Joseph Maria Lam Thy Đinh Văn Diệm.
-----------
Cháu Nguyên thân mến,
Cháu in email này (kể cả 2 file đính kèm) về trao cho Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy. Đồng thời, cháu nói với ông Trùm Nam gọi điện cho bác để trao đổi thêm. Bác cảm ơn nhiều.
Bác Diệm.
Sent: Sun 11/17/13 9:33 PM
To: Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)
2 attachments (total 140.0 KB)
QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG CN.XXXPV.TN-C.doc
NGUỒN ÂN SỦNG BẤT TẬN.doc
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Van Diem Dinh <lamthydvd gmail.com="">
Ngày: 12:28 Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Chủ đề: Quyên tiền trùng tu Thánh đường Dũng Vy
Đến: nguyenbt@tanthanhdong.com
Saigon ngày 18 tháng 11 năm 2013
Kính gửi Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy,
Cháu Thắng vừa gọi điện về cho biết: Trong đợt quyên tiền trùng tu Thánh đường và Vườn Thánh Giáo xứ Dũng Vy vừa qua, có một ân nhân là phụ huynh người bạn thân của cháu Thắng có hứa sẽ dâng cúng cho công việc lành thánh này của Giáo xứ nhà số tiền $1.000USD (một ngàn dollars Mỹ). Nhưng đến khi quyết toán thì họ chưa thực hiện được (vì lý do chưa bán được căn nhà nên chưa có tiền). Tới ngày 14/11/2013 vừa rồi, họ bán được nhà và có mời cháu Thắng tới liên hoan, đồng thời gửi Thắng số tiền (nêu trên).
Thật là một tấm lòng quảng đại của một ân nhân không phải đồng hương Dũng Vy, mà chỉ là bạn tâm giao của cháu Thắng, khiến bản thân tôi tâm phục khẩu phục. Với cháu Thắng thì đây lại một lần nữa chứng tỏ cháu đã có một tấm chân tình hướng về nguồn cội rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, cũng hơi khó cho cháu vì phải làm thế nào chứng minh cho ân nhân hiểu rõ được lòng hảo tâm của họ đã được đón nhận một cách trân trọng. Vì thế, cháu Thắng gọi điện về cho tôi để liên lạc trước với quý vị trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhà. Mong rằng quý vị khi nhận được tiền thì có thư cảm ơn, kèm theo một tấm hình có đầy đủ Hội đồng Mục vụ.
Ngày 22/11 tới đây (giỗ Thầy già Tín) là ngày khánh thành công trình, tôi có được mời về chung vui, nhưng tiếc rằng sức khỏe rất kém, không về được, xin gửi lời chúc mừng tới toàn thể Giáo xứ. Dịp này lại nhằm vào dịp toàn thể Hội Thánh mừng kính Đức Giê-su Vua Vũ Trụ (24/11), đồng thời Giáo Hội Việt Nam mừng kính trọng thể lễ Các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam (cũng là ngày 24/11 hàng năm, nhưng năm nay vì trùng với lễ Ki-tô Vua, nên được dời lại ngày 25/11). Vì thế, xin gửi đến quý vị để cùng suy niệm 2 bài viết (QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG & NGUỒN ÂN SỦNG BẤT TẬN) về 2 ngày lễ trọng đại nêu trên (đã đăng trên trang Mạng Lưới Cầu Nguyện Thánh Linh toàn cầu www.thanhlinh.net và trang web Đạo Binh Đức Mẹ www.daobinhducme.net
Thân kính,
Joseph Maria Lam Thy Đinh Văn Diệm.
-----------
Cháu Nguyên thân mến,
Cháu in email này (kể cả 2 file đính kèm) về trao cho Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Dũng Vy. Đồng thời, cháu nói với ông Trùm Nam gọi điện cho bác để trao đổi thêm. Bác cảm ơn nhiều.
Bác Diệm.
Subscribe to:
Posts (Atom)