Gia Lâm là một
huyện ngoại thành phía Đông của thành phố
Hà Nội. Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô.
Địa lý
Diện tích và dân số
Trước tháng 11 năm 2003, khi
quận Long Biên chưa được thành lập thì diện tích của huyện là 172,9 km², dân số 340.200 người. Năm 2003 khi quận trên được thành lập thì diện tích huyện chỉ còn là 108,446 km² với dân số 190.194 người.
Thủy văn
Có
sông Hồng (làm ranh giới tiếp giáp với
quận Hoàng Mai và
huyện Thanh Trì),
sông Đuống (ranh giới tiếp giáp với
huyện Đông Anh và
quận Long Biên),
sông Cầu Bây,
sông Bắc Hưng Hải,
sông Thiên Đức chảy qua.
Vị trí địa lý
Địa giới hành chính của huyện Gia Lâm là: phía bắc giáp
thị xã Từ Sơn và
huyện Tiên Du (
Bắc Ninh), phía tây bắc giáp
huyện Đông Anh, phía tây giáp
quận Long Biên,
quận Hoàng Mai, phía tây nam giáp
huyện Thanh Trì, phía đông giáp
huyện Thuận Thành (
Bắc Ninh), phía đông nam giáp
huyện Văn Giang (
Hưng Yên).
Hành chính
Có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 20 xã, cụ thể:
Về mặt địa lý, huyện Gia Lâm được phân ra làm hai khu vực, ngăn cách bởi dòng
sông Đuống gồm:
- Cụm Bắc Đuống: Thị trấn Yên Viên, Yên Viên, Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.
- Cụm Nam Đuống: Thị trấn Trâu Quỳ, Cổ Bi, Đông Dư, Đa Tốn, Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.
Lịch sử - Hình thành
Trước năm 1945, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, rồi phủ
Thuận Thành tỉnh
Bắc Ninh.
Ngày 13 tháng 12 năm 1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, toàn bộ huyện Gia Lâm (gồm 15 xã) của tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 31/5/1961, lập huyện Gia Lâm mới gồm 2 thị trấn và 31 xã:
- 2 thị trấn: Gia Lâm, Yên Viên (trước thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
- 31 xã: Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Giang Biên, Phúc Lợi, Trung Thành, Thạch Bàn, Quyết Chiến, Quyết Thắng, Toàn Thắng, Tân Hưng, Kim Lan, Quang Minh, Thừa Thiên, Cự Khối, Quang Trung I, Quang Trung II, Quyết Tiến, Vân Dục, Phù Đổng, Trung Hưng, Tiền Phong, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đức Thắng, Chiến Thắng, Đại Hưng.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982: thành lập thị trấn Đức Giang và thị trấn Sài Đồng.
Thị trấn Đức Giang có diện tích 133 ha, gồm phần đất của 2 xã Việt Hưng, Thượng Thanh, thị trấn Gia Lâm và thị trấn Yên Viên. Thị trấn Đức Giang đông giáp xã Việt Hưng, tây giáp xã Thượng Thanh, nam giáp thị trấn Gia Lâm, bắc giáp thị trấn Yên Viên.
Thị trấn Sài Đồng có diện tích 79 ha, gồm phần đất của 3 xã Thạch Bàn, Gia Thụy, Hội Xá. Thị trấn Sài Đồng đông bắc giáp xã Hội Xá, tây giáp xã Gia Thụy, đông nam giáp xã Thạch Bàn.
Năm 1999, huyện Gia Lâm có 4 thị trấn: Đức Giang, Yên Viên, Sài Đồng, Gia Lâm và 31 xã: Thạch Bàn, Bát Tràng, Lệ Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Giang Biên, Thượng Thanh, Kim Lan, Việt Hưng, Ngọc Thuỵ, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Hội Xá, Cổ Bi, Trâu Quỳ, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Cự Khối, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng để thành lập quận
Long Biên. Trong đó thị trấn Gia Lâm đổi tên thành phường Ngọc Lâm
Truyền thống
Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều nhà khoa bảng lừng danh mà tên tuổi của họ được nhiều người trong cả nước biết tới. Chẳng hạn như:
Hà Giáp Hải (
làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm),
Cao Bá Quát (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm)...
Huyện Gia Lâm cũng là quê hương của
Chử Đồng Tử,
Thánh Gióng - hai nhân vật trong
Tứ bất tử của
Phật giáo Việt Nam.
- Chử Đồng Tử là người xã Văn Đức, huyện Gia Lâm ngày nay, Thánh Gióng người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm
- Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm);
- Công chúa Lê Ngọc Hân còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên .
- Công chúa Lê Ngọc Hân là người xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm ngày nay.
- Lý Thường Kiệt -Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn (吳俊), là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập - hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Tuy nhiên, theo văn bia Đỗ Anh Vũ (được cho là soạn vào năm 1159) thì ông vốn họ Quách, tổ tiên là người ở Lũng Tây (Cam Túc, Trung Quốc). Thân phụ ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông [2], quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát.
Nơi đây là phát hiện nhiều di tích khảo cổ quan trọng.
Thôn Đình Vỹ - xã Yên Thường có lễ hội truyền thống hàng năm vào ngày 20-08 (âm lịch) và đình làng thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây là nơi có truyền thống đấu tranh và là một trong hàng trăm nơi hậu phương vững chắc cho kháng chiến trong cả nước. Ngoài ra, truyền thống hiếu học - tôn sư trọng đạo luôn được giữ gìn và phát huy nên có rất nhiều con em trong làng đỗ vào các trường Đại học trong cả nước.
Làng nghề
Một số
làng nghề tại huyện Gia Lâm:
- Bát Tràng (sản xuất gốm sứ)
- Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ)
- Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc)
...
Nguồn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia