Blog KYDV
Thursday, June 26, 2025
Tuesday, June 24, 2025
Wednesday, June 4, 2025
Bắc Ninh: Đại lễ cắt băng khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát
Bắc Ninh: Đại lễ cắt băng khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát
![]() |
Sau khi hô thần nhập tượng, ngày 15/10 đã khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát tại Chùa Đinh. |
Sư thầy Thích Đàm Nhân, Trụ trì chùa thôn Đinh – Phó Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngày 15/10/2023 (tức ngày mùng 01 tháng 09 năm Quý Mão), trong không khí trang nghiêm tràn đầy đạo tình hoan hỉ, giữa tiết trời mát mẻ của mùa thu quyện cùng khói hương trầm bay nghi ngút, tại chùa Đinh (thôn Đinh, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã long trọng tổ chức Đại lễ cắt băng khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát.
Đến dự Đại lễ, về phía UBND huyện Tiên Du có sự hiện diện của ông Nguyễn Hữu Ba - Trưởng phòng Nội vụ, ông Ngô Xuân Tính - Trưởng phòng Văn hoá thông tin, ông Nguyễn Ngọc Bách - Phó trưởng ban Tổ chức huyện ủy và ông Nguyễn Trọng Thịnh - Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Du. Về phía UBND xã Tri Phương, bao gồm ông Nguyễn Thế Lân - Bí thư xã Tri Phương, ông Đinh Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Tri Phương, ông Vũ Quang Thiệu - Phó Bí thư thường trực xã Tri Phương, ông Nguyễn Thường Phương - Bí thư Chi bộ thôn Đinh và ông Nguyễn Xuân Anh - Trưởng thôn Đinh.
Trao đổi với PV, trụ trì Thích Đàm Nhân cho rằng, đây là một ngày rất trọng đại và ý nghĩa của người dân thôn Đinh nói riêng và người dân xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói chung.
![]() |
Chùa Đinh được khánh thành phục dựng vào năm 2002. |
Thực hiện chính sách “phá Đình Chùa chống Pháp”
Nói về lịch sử Chùa Đinh, theo sư thầy Thích Đàm Nhân, Chùa làng Ve xưa có tương truyền kể rằng, từ thủa xa xưa trong vùng có gia đình giàu có sinh hạ được 5 người con gái, cha mẹ đặt tên con lần lượt là Màn, Mùng, Bi, Hòa và Độ, cả 5 người con gái ấy đều không ai đi lấy chồng mà quyết ở vậy để tu hành, niệm phật thỉnh cầu cho dân làng được "Nhân khang, Vật thịnh".
Sau đó, gia đình đã bỏ tiền xây dựng 5 ngôi Chùa trong vùng, tựa như của hồi môn cho các cô, mỗi người trụ trì một Chùa và đặt tên lần lượt là Chùa Bà Màn, Chùa Bà Mùng, Chùa Bà Bi, Chùa Bà Hòa và Chùa Bà Độ.
Chùa Đinh trước đây được gọi là Chùa Bà Mùng, nằm ở vị trí thôn Đinh được xây dựng trên nền đất cao, thoáng, mặt Chùa hướng về phía Nam trông xuống dòng sông Đuống hiền hòa thơ mộng, quanh năm bồi đắp phù sa mầu mỡ, nhân dân phát triển với nghề trồng dâu nuôi tằm, có con đê uốn lượn theo dòng sông Đuống tạo nên hình ảnh Con đê, Giếng nước, Ao đình, Ngôi Chùa của vùng quê kinh bắc, Bắc Ninh.
![]() |
Lầu Quán Âm Bồ Tát được khởi công vào ngày 5/4/2023. |
Đến năm 1949, giặc Pháp sang xâm lược nước ta, sau đó chúng đóng quân tại Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) và lấy Đình, Chùa làm đồn bốt cai trị.
Để ngăn chặn sự việc trên, chính quyền cách mạng cùng nhân dân làng Đinh thực hiện chính sách vườn không nhà trống để đánh giặc. Chấp hành chủ trương cách mạng Việt Minh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chính quyền sở tại lúc bấy giờ hạ lệnh cho nhân dân làng Đinh thực hiện chính sách “phá Đình, Chùa chống Pháp”, được sự ủng hộ, đồng lòng, người dân thôn Đinh đã tự tiêu hủy những địa điểm Đình, Chùa trên địa bàn không để cho bọn thực dân đế quốc lấy làm nơi đồn trú, đóng bốt.
52 năm sau, được sự nhất trí của thường trực Đảng Ủy, HĐND – UBND - UBMTTQ xã Tri Phương, Ban văn hóa thể thao đã chỉ đạo trực tiếp cho chi ủy chi Bộ Đảng, Quân dân chính Đảng, các ban ngành đoàn thể, cùng nguyện vọng của các Phật tử, các tầng lớp nhân dân làng Đinh xây dựng lại ngôi Chùa trên khuôn viên đất Chùa cũ, cùng với xây dựng 3 gian nhà mẫu và khuôn viên ngôi Chùa.
Sau thời gian thi công và xây dựng, đến năm 2002 UBND xã Tri Phương đã long trọng tổ chức lễ hội khánh thành khôi phục lại ngôi Chùa lịch sử đối với người dân thôn Đinh và sau đó Chùa được đặt tên là Chùa Linh Tự, nhưng người dân xã Tri Phương vẫn hay gọi là Chùa Đinh để dễ phân biệt với các Chùa của thôn làng khác.
![]() |
Trụ trì Chùa Đinh và sư cô tại buổi lễ rước và đặt tượng ngày 8/5/2023. |
Khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát
Trụ trì Thích Đàm Nhân cho hay, do có duyên lành nên gia đình chị Lê Thị Chi (trú tại Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã phát tâm công đức bức tượng Quán Âm Bồ Tát và 50 triệu đồng tiền mặt. Sau đó, được sự nhất trí và đồng lòng của người dân và UBND xã Tri Phương, sáng ngày 8/5/2023 (tức ngày 19/3 năm Quý Mão) tại chùa thôn Đinh đã diễn ra lễ rước và đặt tượng Quán thế Âm Bồ Tát.
Sau 5 tháng làm lễ rước và đặt tượng, sáng ngày 15/10/2023, Chùa Đinh đã tổ chức Đại lễ cắt băng khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát.
Ông Nguyễn Xuân Anh – Trưởng thôn Đinh cho biết, buổi Đại lễ là một dấu mốc hội tụ của toàn thể cán bộ và Nhân dân thôn Đinh, Chùa Đinh là nơi hướng về cội nguồn của những người con quê hương công tác trên mọi miền Tổ quốc, để xây dựng và phát triển Chùa Đinh như ngày hôm nay phải kể đến sự đồng lòng của các quý Phật tử, sự chung tay của các doanh nghiệp, các cá nhân tập thể và các Mạnh Thường Quân khắp mọi miền.
“Chùa Đinh là một ngôi Chùa lịch sử có từ lâu đời, ngôi Chùa vẫn luôn là nơi thờ phụng nuôi dưỡng đời sống tâm linh của giới Phật tử và các tầng lớp Nhân dân, là đường hành thiện giáo dục luân lý, đạo đức làm người, hướng mọi người và Phật tử tới việc ăn ở thật thà, hiền hòa có đức bao dung, độ lượng nhân từ, góp phần hòa giải biết bao mâu thuẫn trong đời sống, làm cho tình làng nghĩa xóm được nhân lên trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân. Ngoài ra, trong việc hành lễ của Đại lễ đều thực hiện đúng giáo lý đạo Phật và đường hướng yêu nước, với phương châm Đạo pháp Dân tộc và chủ nghĩa xã hội , sống từ bi, hỷ xả, sống phúc âm trong lòng dân tộc, các bài tụng kinh niệm Phật đều cho con người hướng đến cái đẹp Chân – Thiện – Mỹ giáo dục luân lý, đạo đức làm người trong mọi thời đại.” – ông Xuân Anh phát biểu tại buổi lễ.
![]() |
Tượng Phật Quán Âm Bồ Tát được người dân giữ gìn cẩn thận, chu đáo trước ngày Đại lễ. |
Theo sư cô Thích Nữ Hoà Như (người trông coi Chùa Đinh), để lầu Quán Âm Bồ Tát được linh thiêng, nhân dân, chính quyền xã và các Phật tử cùng phía Giáo hội phật giáo Việt Nam đã tiến hành “Hô thần nhập tượng” vào chiều tối ngày 14/10/2023 do Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh – Thượng toạ Thích Tâm Phúc thực hiện.
Nói về việc xây dựng lầu Quán Âm Bồ Tát, sư cô cho biết đều xuất phát từ tâm nguyện của những người con Phật là “Hoằng Pháp vi gia vụ, lợi sinh vi sự nghiệp”. Thế nên, bao mái Chùa xuất hiện giữa lòng nhân thế không ngoài mục đích cho con người tìm về chính đạo, tu tâm dưỡng tính, bỏ ác, làm lành, ngõ hầu xoá dần những hệ luỵ những đau thương của cuộc đời, sự hiện hữu của ngôi Chùa tại nơi đây cũng nhằm mục đích nuôi dưỡng đời sống tâm linh cho muôn loài và là nơi thờ cúng cho dân làng, đồng thời đây chính là nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc giữa lòng nhân thế, tràn đầy tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật.
![]() |
Thượng toạ Thích Tâm Phúc thực hiện nghi lễ "hô thần nhập tượng". |
Phát biểu cảm nhận của mình tại buổi lễ, chị Chi cho biết gia đình chị cảm ơn lãnh đạo UBND xã Tri Phương, các quý tăng ni, Phật tử và các Mạnh Thường Quân đã cùng chung tay, góp sức để xây dựng lầu Quán Âm Bồ Tát được sạch đẹp và ý nghĩa như ngày hôm nay.
"Tôi rất xúc động khi đã hoàn thiện được tâm ý việc công đức của gia đình, mẹ tôi cũng là người dân của xã Tri Phương nên tôi mong muốn mỗi lần trở về quê ngoại được hoan hỷ và thành tâm kính lễ, dâng Phật tại ngôi chùa thiêng liêng này" - chị Chi nghẹn ngào.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận được tại buổi Đại lễ:
![]() |
Trụ trì Chùa Đinh phát biểu khai mạc Đại lễ. |
![]() |
Lãnh đạo huyện Tiên Du và lãnh đạo UBND xã Tri Phương cùng người dân, du khách thập phương đến dự Đại lễ. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các đoàn thể, người dân và du khách đến dự Đại lễ đều chuẩn bị mâm lễ rất chu đáo và đẹp mắt |
![]() |
Các Phật tử Chùa Đinh nhận mâm lễ mà người dân tới dâng |
![]() |
![]() |
Người dân thành kính khấn vái tại ban Tam Bảo trong Chùa. |
![]() |
Người dân công đức tại cửa ra vào của Chùa Đinh. |
![]() |
Danh sách công đức xây dựng lầu Quán Âm Bồ Tát cũng được công khai sát cổng ra vào của Chùa. |
![]() |
"Trải qua những khó khăn về vật của, mọi người dân, quý Phật tử, những người con quê hương công tác trên mọi miền Tổ quốc, các doanh nghiệp, cá nhân, tập thể, những tấm gương thầm lặng đi làm nhiều việc thiện và công đức sức người sức của. Từ những đóng góp công sức đó để đem lại cho nhân dân thôn Đinh có ngôi Chùa khang trang và khuôn viên Chùa sạch đẹp như ngày hôm nay, làm cho nơi đây ngày càng linh ứng và hội tụ khí linh thiêng của trời đất, vạn vật trong khuôn viên Chùa cầu mong cho thế giới hòa bình – Đất nước bình yên - toàn dân an lạc, đồng thời cũng thỏa lòng ước nguyện của bà con Phật tử, thật thấm thía khi nói mọi cái luôn biến đổi khôn cùng, sẽ thay đổi và qua đi, chỉ còn đức hạnh, tính cách và tình người là lưu truyền muôn thuở". - Sư cô Thích Nữ Hoà Như khẳng định. |
Wednesday, May 28, 2025
Phân ưu: Bà Phan Thị Sin (Nguyễn Thị Chắt)
Blog KYDV vừa nhận được tin từ gia đình ở VN cho biết bà Phan Thị Sin (tức Nguyễn Thị Chắt, chồng là ông Đinh Tất Cuông) đã từ trần ngày 28/05/2025 tại tư gia ở VN. Hưởng thọ 96 tuổi.
Sanh quán 1929: Thôn Giáo, Dũng Vi, Tiên Du, Bắc Ninh.
Từ trần 2025: Giáo xứ Bùi Phát, P.12, Q.3, TP. HCM
Xin quý họ hàng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Maria được hưởng nhan thánh Chúa.
Chân thành cảm ơn.
Blog KYDV.
Wednesday, May 14, 2025
Văn Chỉ làng Dũng Vi (Phần 2) - Đinh Thức
Văn Chỉ làng Dũng Vi (Phần 2).
Trong bài viết về Văn Chỉ làng Dũng Vi trước đây , người viết đã cố gắng tóm lược sơ nét về Văn Miếu, Văn Chỉ làng Dũng Vi căn cứ trên những tài liệu có được, đồng thời trích dẫn một số những thông tin từ những tài liệu liên quan được phổ biến trên những trang mạng toàn cầu nhằm mục đích tìm hiểu thêm về những di tích này. Tuy nhiên còn một vài chi tiết chưa được biết nhiều nên tiếp tục tìm hiểu.
Blog KYDV: Văn Chỉ làng Dũng Vi
https://kyyeudungvi.blogspot.com/2019/08/van-chi-lang-dung-vi.html?m=1
Gần đây nhân dịp đọc bài viết về di tích đình Thôn Lương đăng trên trang mạng của huyện Tiên Du, người đọc đã tìm thấy một chi tiết nhỏ được đề cập đến trong bài viết đó là vị trí của Văn Chỉ làng nhà.
Tác giả bài viết xác định vị trí của Văn Chỉ nằm gần với đình làng thôn Lương.
Trang mạng Huyện Tiên Du:
https://tiendu.bacninh.gov.vn/news/-/details/22328/-inh-thon-luong-44777131
Trong khi chờ đợi những công bố thêm. Chúng ta đã biết được thêm những chi tiết liên quan đến Văn Chỉ làng nhà. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm những thông tin hình ảnh mới cập nhật.
Trên đây là những thông tin, tham khảo và ý kiến của người viết. Mong nhận được những góp ý từ quý đồng hương và bạn đọc.
Người viết: Đinh Thức
Thung lũng Hoa vàng
San Jose, California 05, 2025
----------
Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
Tuesday, May 13, 2025
Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi (Tiếp theo - Phần 2)
Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi (Tiếp theo - Phần 2) - Đinh Thức
Thuận Thiên | 順天 | 1010-1028 | Lý Thái Tổ |
Thiên Thành | 天成 | 1028-1034 | Lý Thái Tông |
Thông Thụy | 通瑞 | 1034-1039 | Lý Thái Tông |
Càn Phù Hữu Đạo | 乾符有道 | 1039-1042 | Lý Thái Tông |
Minh Đạo | 明道 | 1042-1044 | Lý Thái Tông |
Thiên Cảm Thánh Vũ | 天感聖武 | 1044-1049 | Lý Thái Tông |
Sùng Hưng Đại Bảo | 崇興大寶 | 1049-1054 | Lý Thái Tông |
Long Thụy Thái Bình | 龍瑞太平 | 1054-1058 | Lý Thánh Tông |
Chương Thánh Gia Khánh | 彰聖嘉慶 | 1059-1065 | Lý Thánh Tông |
Long Chương Thiên Tự | 龍彰天嗣 | 1066-1068 | Lý Thánh Tông |
Thiên Huống Bảo Tượng | 天貺寶象 | 1068-1069 | Lý Thánh Tông |
Thần Vũ | 神武 | 1069-1072 | Lý Thánh Tông |
Thái Ninh | 太寧 | 1072-1076 | Lý Nhân Tông |
Anh Vũ Chiêu Thắng | 英武昭勝 | 1076-1084 | Lý Nhân Tông |
Quảng Hựu | 廣祐 | 1085-1092 | Lý Nhân Tông |
Hội Phong | 會豐 | 1092-1100 | Lý Nhân Tông |
Long Phù | 龍符 | 1101-1109 | Lý Nhân Tông |
Hội Tường Đại Khánh | 會祥大慶 | 1110-1119 | Lý Nhân Tông |
Thiên Phù Duệ Vũ | 天符睿武 | 1120-1126 | Lý Nhân Tông |
Thiên Phù Khánh Thọ | 天符慶壽 | 1127 | Lý Nhân Tông |
Thiên Thuận | 天順 | 1128-1132 | Lý Thần Tông |
Thiên Chương Bảo Tự | 天彰寶嗣 | 1133-1138 | Lý Thần Tông |
Thiệu Minh | 紹明 | 1138-1140 | Lý Anh Tông |
Đại Định | 大定 | 1140-1162 | Lý Anh Tông |
Chính Long Bảo Ứng | 政龍寶應 | 1163-1174 | Lý Anh Tông |
Thiên Cảm Chí Bảo | 天感至寶 | 1174-1175 | Lý Anh Tông |
Trinh Phù | 貞符 | 1176-1186 | Lý Cao Tông |
Thiên Tư Gia Thụy | 天資嘉瑞 | 1186-1202 | Lý Cao Tông |
Thiên Gia Bảo Hựu | 天嘉寶祐 | 1202-1205 | Lý Cao Tông |
Trị Bình Long Ứng | 治平龍應 | 1205-1210 | Lý Cao Tông |
Kiến Gia | 建嘉 | 1211-1224 | Lý Huệ Tông |
Thiên Chương Hữu Đạo | 天彰有道 | 1224-1225 | Lý Chiêu Hoàng |
" Ỷ Lan
Ỷ Lan (chữ Hán: 倚蘭, 7 tháng 3, năm Giáp Thân (1044) – 25 tháng 7, năm Đinh Dậu (1117) hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu (靈仁皇太后), là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.
Tên gọi và xuất thân
sửaXuất thân của bà, các sách như Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều không ghi chép rõ ràng. Chỉ biết bà họ Lê, người hương Thổ Lỗi, sau là Siêu Loại, còn Ỷ Lan là tên do Lý Thánh Tông ban cho sau khi vào cung.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép:
- ... "Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan Phu nhân"...[4]
Theo truyện thơ trên, thì đó là năm Giáp Thìn (1064), khi vua Lý Thánh Tông đến chùa Thổ Lỗi cầu tự và mở hội tuyển cung nữ. Song có nguồn cho rằng đó là vào mùa xuân năm 1063, khi vua đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), qua hương Thổ Lỗi (nằm ngay cạnh con đường thiên lý để đi vào chùa Dâu), Ngài vén rèm nhìn ra, thấy từ xa có người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo. Sau đó thì đưa người con gái ấy vào cung.[2]
..."
Di tích Quốc gia Đình thôn Lương
Đình thôn Lương thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, một người đầy tài năng đức độ, bà là người có tài về chính trị, quân sự, đã từng là nguồn động viên nhà vua đánh thắng quân Chiêm Thành năm 1069. Năm 1077, bà đã cùng với các đại thần nhà Lý gánh vác việc nước đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống. Tấm gương kinh bang tế thế đó biểu hiện cho phụ nữ Việt Nam nói chung, bà Nguyên Phi nói riêng, trở thành tấm gương trung liệt, sáng chói cho thế hệ mai sau học tập.
Bức cuốn thư.
Bên cạnh đó, tại đình còn thờ 3 anh em ông Cao Gia: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, được các triều vua phong tặng “Dực phù Trung Hưng Trung đẳng thần”, là những người có công đánh giặc Chiêm Thành sang làm loạn, giữ bình yên bờ cõi.
Đình Cao Đình
Đình Cao Đình, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Tam vị thành hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh, Cao Sơn Đống Vang, Cao Sơn Hưng Phúc, những vị danh tướng người địa phương có công phò giúp vua Lý Thái Tổ đánh giặc Chiêm Thành.
Nguồn: Didulich.net
Đình Cao Đình, xã Tri Phương thờ phụng Tam vị danh tướng triều vua Lý Thái Tổ.
----------
Qua những thông tin chi tiết trên, người đọc biết rõ quý danh 3 vị này là Cao Sơn Quý Minh, Cao Sơn Đống Vang và Cao Sơn Hưng Phúc và các vị này có công phò giúp vua Lý Thái Tổ đánh giặc Chiêm Thành...
Nhân đây thêm một điều thú vị là người đọc đã có thể liên hệ những mốc tích thời nhà Lý lịch sử này đến quá trình hình thành và tên gọi của làng Dũng Vi.
Trong những bài viết trước của các tác giả đồng hương đã đăng có nhắc đến những phỏng định về mốc thời gian của tên làng vào thế kỷ thứ 10 là "Phúc Lai Vi" do vua ban tặng. Chúng ta cũng đã biết các vị Thành Hoàng làng sống vào khoảng thời gian này. Như thế ta có thêm những mốc thời điểm lịch sử để lần tìm về thời gian, không gian và nguồn gốc xuất xứ của làng Dũng Vi ?
Đến đây ta đã có thể dựa vào những nhân vật, cổ vật và những chứng tích lịch sử trên để khẳng định rằng bộ tộc, làng xã, thôn, Ve, Dũng Vi, Tri Phương vv... đã có mặt và hình thành từ ít nhất là cả ngàn năm trước và xa xưa hơn nữa, trong khi chờ đợi thêm những nghiên cứu sử liệu, khảo cổ và khám phá mới về lịch sử trong tương lai...
Trên đây là những tham khảo, đối chiếu và suy luận, phỏng đoán của người viết dựa trên những sử liệu, di tích có được. Mong nhận được những ý kiến của quý đồng hương và bạn đọc.
Người viết: Đinh Thức
Thung lũng hoa vàng
Silicon Valley
San Jose, California
Mùa Hè 2025
----------
Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức