Wednesday, May 14, 2025

Văn Chỉ làng Dũng Vi (Phần 2) - Đinh Thức

Văn Chỉ làng Dũng Vi (Phần 2).

Trong bài viết về Văn Chỉ làng Dũng Vi trước đây , người viết đã cố gắng tóm lược sơ nét về Văn Miếu, Văn Chỉ làng Dũng Vi căn cứ trên những tài liệu có được, đồng thời trích dẫn một số những thông tin từ những tài liệu liên quan được phổ biến trên những trang mạng toàn cầu nhằm mục đích tìm hiểu thêm về những di tích này. Tuy nhiên còn một vài chi tiết chưa được biết nhiều nên tiếp tục tìm hiểu.

Blog KYDV: Văn Chỉ làng Dũng Vi

https://kyyeudungvi.blogspot.com/2019/08/van-chi-lang-dung-vi.html?m=1

Gần đây nhân dịp đọc bài viết về di tích đình Thôn Lương đăng trên trang mạng của huyện Tiên Du, người đọc đã tìm thấy một chi tiết nhỏ được đề cập đến trong bài viết đó là vị trí của Văn Chỉ làng nhà. 

Tác giả bài viết xác định vị trí của Văn Chỉ nằm gần với đình làng thôn Lương.

Trang mạng Huyện Tiên Du:

https://tiendu.bacninh.gov.vn/news/-/details/22328/-inh-thon-luong-44777131

Trong khi chờ đợi những công bố thêm. Chúng ta đã biết được thêm những chi tiết liên quan đến Văn Chỉ làng nhà. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm những thông tin hình ảnh mới cập nhật.

Trên đây là những thông tin, tham khảo và ý kiến của người viết. Mong nhận được những góp ý từ quý đồng hương và bạn đọc.

Người viết: Đinh Thức 

Thung lũng Hoa vàng 

San Jose, California 05, 2025

----------

Bài viết liên quan:
Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
Đình Dũng Vi - Blog KYDV
Những tên gọi của làng Dũng Vi
Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi


Văn Chỉ làng Dũng Vi


Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức

Tuesday, May 13, 2025

Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi (Tiếp theo - Phần 2)

Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi (Tiếp theo - Phần 2) - Đinh Thức 

Trong bài viết trước "Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi", người viết đã đề cập đến những vị Thành Hoàng là người địa phương được dân làng thờ phụng tại đình làng thôn Lương (đình làng Dũng Vi). Người viết đã cố gắng tìm hiểu lai lịch của những vị này, tuy nhiên vì chưa có được đầy đủ những chi tiết liên quan. Nên trong bài viết này sẽ bổ túc thêm về đình thôn Lương và thôn Cao Đình cùng những liên quan.

Qua những tài liệu tham khảo mới được phổ biến, chúng ta được biết và có thể phỏng đoán thêm về công đức, về không gian và thời gian sinh sống của những vị Thành Hoàng này.

Trong bài viết trước quý vị đã biết đình thôn Lương thờ 5 vị Cao gia Đại Vương là Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, bà Đệ nhất Cao gia Đại Vương Hoàng Thái Hậu và bà Nguyên phi Ỷ Lan. Nay chúng ta được biết thêm là 3 vị Cao gia đã phò các triều vua nhà Lý đánh giặc Chiêm Thành và được phong tặng "Dực phù Trung Hưng Trung đẳng thần".

Về thời gian, đã có thể căn cứ vào niên đại các triều đại vua nhà Lý để tạm xác định khoảng thời gian các vị này tồn tại. Căn cứ vào niên đại triều Lý đó là vào khoảng từ năm 1010 đến 1225 (trích trang mạng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.)
.....

Thuận Thiên
順天
1010-1028
Lý Thái Tổ
Thiên Thành
天成
1028-1034
Lý Thái Tông
Thông Thụy
通瑞
1034-1039
Lý Thái Tông
Càn Phù Hữu Đạo
乾符有道
1039-1042
Lý Thái Tông
Minh Đạo
明道
1042-1044
Lý Thái Tông
Thiên Cảm Thánh Vũ
天感聖武
1044-1049
Lý Thái Tông
Sùng Hưng Đại Bảo
崇興大寶
1049-1054
Lý Thái Tông
Long Thụy Thái Bình
龍瑞太平
1054-1058
Lý Thánh Tông
Chương Thánh Gia Khánh
彰聖嘉慶
1059-1065
Lý Thánh Tông
Long Chương Thiên Tự
龍彰天嗣
1066-1068
Lý Thánh Tông
Thiên Huống Bảo Tượng
天貺寶象
1068-1069
Lý Thánh Tông
Thần Vũ
神武
1069-1072
Lý Thánh Tông
Thái Ninh
太寧
1072-1076
Lý Nhân Tông
Anh Vũ Chiêu Thắng
英武昭勝
1076-1084
Lý Nhân Tông
Quảng Hựu
廣祐
1085-1092
Lý Nhân Tông
Hội Phong
會豐
1092-1100
Lý Nhân Tông
Long Phù
龍符
1101-1109
Lý Nhân Tông
Hội Tường Đại Khánh
會祥大慶
1110-1119
Lý Nhân Tông
Thiên Phù Duệ Vũ
天符睿武
1120-1126
Lý Nhân Tông
Thiên Phù Khánh Thọ
天符慶壽
1127
Lý Nhân Tông
Thiên Thuận
天順
1128-1132
Lý Thần Tông
Thiên Chương Bảo Tự
天彰寶嗣
1133-1138
Lý Thần Tông
Thiệu Minh
紹明
1138-1140
Lý Anh Tông
Đại Định
大定
1140-1162
Lý Anh Tông
Chính Long Bảo Ứng
政龍寶應
1163-1174
Lý Anh Tông
Thiên Cảm Chí Bảo
天感至寶
1174-1175
Lý Anh Tông
Trinh Phù
貞符
1176-1186
Lý Cao Tông
Thiên Tư Gia Thụy
天資嘉瑞
1186-1202
Lý Cao Tông
Thiên Gia Bảo Hựu
天嘉寶祐
1202-1205
Lý Cao Tông
Trị Bình Long Ứng
治平龍應
1205-1210
Lý Cao Tông
Kiến Gia
建嘉
1211-1224
Lý Huệ Tông
Thiên Chương Hữu Đạo
天彰有道
1224-1225
Lý Chiêu Hoàng
.....



Như vậy đã có thể tạm xác định là các vị này sinh sống vào khoảng triều đại vua Lý Thái Tổ (1010-1028) ?

Một chi tiết khác được kể đến là đình thôn Cao Đường cũng có thờ 3 vị Thành hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh, Cao Sơn Đống Vang, Cao Sơn Hưng Phúc, những vị danh tướng người địa phương có công phò giúp vua Lý Thái Tổ đánh giặc Chiêm Thành.

Thần tích và Thần sắc các thôn, xã thuộc tổng Thụ Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm dưới đây:

Trích 5491/ 453. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN THỤ PHÚC TỔNG CÁC XÃ THÔN THẦN TÍCH 北 寧 省 仙 遊 縣 受 福 總 各 社村 神 蹟
...
3. Xã Cao Đình 高 亭: 8 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, về sự tích Đống Vinh 凍 榮 (Bản Cảnh Thành Hoàng Cao Sơn Đống Vinh... Đại Vương 本 境 城 隍 高 山 凍 榮... 大 王), Minh Công 明 公 (Bản Cảnh Thành Hoàng Cao Sơn Quý Minh... Đại Vương 本 境 城 隍 高 山 貴 明... 大 王), và Phúc Công 福 公 (Bản Cảnh Thành Hoàng Cao Sơn Phúc Hưng... Đại Vương 本 境 城 隍 高 山 福 興... 大 王) thời Lê.

"...
Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng 2 (âm lịch), đình Cao Đình mở hội, dân làng tổ chức nghi thức rước ngai bài vị Thành hoàng từ nghè về tại đình làng để tế lễ mở hội. Sau đó, tổ chức các nghi thức tế lễ Thành hoàng làng tôn nghiêm long trọng. Ngày 11, dân làng tổ chức lễ tạ giã đám.
..."

Vì cùng là một địa phương "nhất xã tam thôn: thôn Lương, thôn Đinh, thôn Cao Đình (Cao Đường)", phải chăng ba vị Thành hoàng ở đình thôn Cao Đường này cũng chính là những vị được thờ ở đình thôn Lương ?

Về bà Nguyên phi Ỷ Lan xem trích đoạn dưới đây:

" Ỷ Lan

Hoàng thái hậu triều Lý (1044–1117)

Ỷ Lan (chữ Hán: 倚蘭, 7 tháng 3, năm Giáp Thân (1044) – 25 tháng 7, năm Đinh Dậu (1117) hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu (靈仁皇太后), là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.

.....

Tên gọi và xuất thân

sửa

Xuất thân của bà, các sách như Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều không ghi chép rõ ràng. Chỉ biết bà họ Lê, người hương Thổ Lỗi, sau là Siêu Loại, còn Ỷ Lan là tên do Lý Thánh Tông ban cho sau khi vào cung.


Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép:

... "Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan Phu nhân"...[4]

Theo truyện thơ trên, thì đó là năm Giáp Thìn (1064), khi vua Lý Thánh Tông đến chùa Thổ Lỗi cầu tự và mở hội tuyển cung nữ. Song có nguồn cho rằng đó là vào mùa xuân năm 1063, khi vua đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận ThànhBắc Ninh), qua hương Thổ Lỗi (nằm ngay cạnh con đường thiên lý để đi vào chùa Dâu), Ngài vén rèm nhìn ra, thấy từ xa có người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo. Sau đó thì đưa người con gái ấy vào cung.[2]

..."


Trích Wikipedia :

"Ỷ Lan – Wikipedia tiếng Việt" https://vi.m.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%

Liệu bà có phải là người làng nhà đi hái dâu, vãng cảnh vùng lân cận hoặc có những liên quan nào đó mà được dân làng thờ phượng trong đình làng ? Những chi tiết lịch sử thú vị này còn chờ được tìm hiểu xác định thêm... Việc bà được dân làng Dũng Vi thờ phượng cùng ba vị Cao gia Đại Vương trong đình làng làm cho cá nhân người viết tin rằng bà cũng là người có nguồn gốc xuất thân từ làng nhà ...?

Bà hẳn phải xinh đẹp, duyên dáng, dễ yêu đặc biệt để được nhà vua để mắt sủng ái đến...

Làng Dũng Vi còn có thôn Cao Đình và thôn Đinh, quý vị có thể xem thêm bài viết, phim ảnh đã được đăng trên KYDV về những kiến trúc và sinh hoạt của các thôn đình qua những đường dẫn đính kèm dưới đây:

Đình thôn Lương :

Đình thôn Cao Đình :

----------

Di tích Quốc gia Đình thôn Lương

Đình thôn Lương thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, một người đầy tài năng đức độ, bà là người có tài về chính trị, quân sự, đã từng là nguồn động viên nhà vua đánh thắng quân Chiêm Thành năm 1069. Năm 1077, bà đã cùng với các đại thần nhà Lý gánh vác việc nước đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống. Tấm gương kinh bang tế thế đó biểu hiện cho phụ nữ Việt Nam nói chung, bà Nguyên Phi nói riêng, trở thành tấm gương trung liệt, sáng chói cho thế hệ mai sau học tập.

Bức cuốn thư.

Bên cạnh đó, tại đình còn thờ 3 anh em ông Cao Gia: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, được các triều vua phong tặng “Dực phù Trung Hưng Trung đẳng thần”, là những người có công đánh giặc Chiêm Thành sang làm loạn, giữ bình yên bờ cõi.

Trích: "Di tích Quốc gia Đình thôn Lương".
Báo Điện tử Bắc Ninh.
14/09/2022 07:30

----------

Đình Cao Đình

Đình Cao Đình, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Tam vị thành hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh, Cao Sơn Đống Vang, Cao Sơn Hưng Phúc, những vị danh tướng người địa phương có công phò giúp vua Lý Thái Tổ đánh giặc Chiêm Thành.

Nguồn: Didulich.net

Đình Cao Đình, xã Tri Phương thờ phụng Tam vị danh tướng triều vua Lý Thái Tổ.

----------

Qua những thông tin chi tiết trên, người đọc biết rõ quý danh 3 vị này là Cao Sơn Quý Minh, Cao Sơn Đống Vang và Cao Sơn Hưng Phúc và các vị này có công phò giúp vua Lý Thái Tổ đánh giặc Chiêm Thành...

Nhân đây thêm một điều thú vị là người đọc đã có thể liên hệ những mốc tích thời nhà Lý lịch sử này đến quá trình hình thành và tên gọi của làng Dũng Vi.

Trong những bài viết trước của các tác giả đồng hương đã đăng có nhắc đến những phỏng định về mốc thời gian của tên làng vào thế kỷ thứ 10 là "Phúc Lai Vi" do vua ban tặng. Chúng ta cũng đã biết các vị Thành Hoàng làng sống vào khoảng thời gian này. Như thế ta có thêm những mốc thời điểm lịch sử để lần tìm về thời gian, không gian và nguồn gốc xuất xứ của làng Dũng Vi ?

Đến đây ta đã có thể dựa vào những nhân vật, cổ vật và những chứng tích lịch sử trên để khẳng định rằng bộ tộc, làng xã, thôn, Ve, Dũng Vi, Tri Phương vv... đã có mặt và hình thành từ ít nhất là cả ngàn năm trước và xa xưa hơn nữa, trong khi chờ đợi thêm những nghiên cứu sử liệu, khảo cổ và khám phá mới về lịch sử trong tương lai...

Trên đây là những tham khảo, đối chiếu và suy luận, phỏng đoán của người viết dựa trên những sử liệu, di tích có được. Mong nhận được những ý kiến của quý đồng hương và bạn đọc.

Người viết: Đinh Thức 

Thung lũng hoa vàng

Silicon Valley 

San Jose, California 

Mùa Hè 2025

----------


Bài viết liên quan:
Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
Đình Dũng Vi - Blog KYDV
Những tên gọi của làng Dũng Vi
Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi

- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi (Tiếp theo)
Văn Chỉ làng Dũng Vi

- Văn Chỉ làng Dũng Vi (Tiếp theo)
Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức