Blog KYDV

Tuesday, March 11, 2014

CÂU CHUYỆN TIÊN DU - Hồi ký JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm

MƯỜI LĂM NĂM MỘT CHỮ TÌNH
Hồi JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm
 
Nghe lại bản nhạc Sáu mươi năm cuộc đờithấy lòng dạ nôn nao nhớ về vãng. Trẻ thì hướng tới tương lai, già thì về vãng, chuyện đó cũng bình thường. Nhưng nhớ tới bài hátSáu mươi năm cuộc đờicũng nguyên do riêng. Hai con số 60 ám ảnh tuổi già: 
 
1- Năm nay (2014) năm Giáp Ngọ. Cách đây đúng 60 năm (một chu kỳ âm lịch), vào năm Giáp Ngọ (1954), vận nước phải rời xa quê cha đất tổ. (Làng Dũng Vyhuyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh). 
 
2- Ngu mỗ sinh năm 1939 (Kỷ Mão), đúng vào năm tuổi (Ất Mão – 1975), một cái tang chung của đất nước, 2 đại tang (thân phụ mẫu ng về chầu Chúa trong một năm), mất tiêu một căn nhà ông bạncách mạng 30”. Đến đúng 60 tuổi (âm lịch thì tính 61 tuổi), cũng tròn một chu kỳ âm lịch 60 năm (1939-1999), vào đúng năm Kỷ Mão (1999), bị chêmồ côi vợ, lại bị nhà nước CS đuổi khỏi nơi trú (giải tỏa nhà). Ôi chao! Phúc bất trùng lai, họa đơn chí! 
 
Cám cảnh cho thân phận bọt bèo trống nuôi con” (không biết trống nuôi con” hay “con nuôi trốngcũng chưa biết chừng!), mấy anh em nội tộc liên tục lại chia sẻ tâm tình từ đó nảy sinh ý định làm KỶ YẾU DŨNG VY. Khuây khỏa nỗi nhớ, dần dần tìm lại được niềm tin tưởng chừng đã trốc gốc vì biết bao thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Bây giờ, ngồi hồi tưởng lại quãng thời gian 15 năm Kỷ Yếu Dũng Vy” (1999-2014), không khỏi buột miệng ngâm:Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình!” (Truyện KiềuNguyễn Du). Không sao quên được tình cố hương gói gọn trong bài tứ tuyệt: CỐ HƯƠNG KÝ" (KYDV số 1): 
 
   
 CỐ HƯƠNG KÝ 
 
Do Phúc Lai Vi tiên hựu khởi 
 
Khai hoang lập ấp Dũng Vy thành 
 
Tiên Du tọa chính tâm Kinh Bắc 
 
Hậu thế lưu truyền đệ nhất danh 
( ) 
 
 (Lam Thy Đinh Văn Diệm đích Tiên Du Tử phụng đề)
GHI CHÉP VỀ QUÊ XƯA 
Do Phúc Lại Về từ trước hết 
Khẩn hoang lập ấp: Dũng Vy thành 
Tiên Du nằm giữa lòng Kinh Bắc 
Truyền tới đời sau đệ nhất danh 
(Do đích người con của Tiên Du là Lam Thy ĐVD đề thơ) 
* Saigon, ngày Hạ thử 15/6/2000 
 
 
Và từ đó lan man nghĩ đến tên huyện Tiên Du. Tại sao lại là TIÊN DU? 
 
 
CÂU CHUYỆN TIÊN DU
Hồi ký JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm 
 
Mở đầu bài “XỨ DŨNG QUÊ TÔI – Bút ký Lam Thy Đinh Văn Diệm 19/6/2000” (KỶ YẾU DŨNG VY, số 1), tôi có viết như thế này: 
 
Làng tôi phong cảnh hữu tình, 
Dân cư giang khúc như hình con long. 
 
Tôi mở đầu bài viết này bằng hai câu Ca dao Việt Nam. Tại sao lại thế ? Tôi vẫn có thói quen khi đặt bút viết (thơ, truyện, ký...), tôi sẽ ghi lại bất cứ một hình ảnh, một câu thơ, câu văn nào đó (có thể là của tôi, của ai đó hoặc của chung quê hương đất nước - thành ngữ, tục ngữ, ca dao, phong dao - nữa, không chừng) hiện lên đầu tiên trong óc tôi. Giây phút đầu tiên rất đáng trân trọng và cũng rất quan trọng đối với những người ưa bôi nhọ giấy trắng - nó sẽ thoáng qua rất nhanh, nếu không chụp được thì sau này không bao giờ còn cơ hội chụp được nó nữa. Rồi sẽ coi nó như một cái mốc - một cái cớ (cause) - để cho cơn hứng lang thang vào các ngõ ngách của tư duy sáng tạo. Hai câu ca dao trên đến với tôi như vậy đó, và thật sự đúng lúc - vào chính lúc tôi có ý định viết về LÀNG TÔI: DŨNG VY yêu dấu của tôi. Và loáng thoáng sau đó là hình ảnh làng tôi quyện lẫn trong giọng ca Thái Thanh một thời: 
 
“Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lờ lững vờn quanh...” 

Tự nhiên trong cái cảm xúc dâng trào ấy, tôi muốn thay vào 2 tiếng làng tôi bằng 2 tiếng thân thương Dũng Vy. Vâng: Dũng Vy phong cảnh hữu tình...
 
Có thật thế không? Hoặc giả cái lăng kính tuổi thơ đã làm cho tôi nhìn quê hương mình nhất là nhìn qua ký ức thấy toàn một màu hồng chăng? Nhưng dù là lăng kính màu gì đi nữa cũng không quan trọng, bởi vì điều mà tôi muốn đạt tới ở đây trong bài viết này - là muốn gởi gấm cho những thế hệ về sau một chút tâm sự của tôi – của chúng tôi, những người biên tập cộng thêm một chút tự hào về dòng tộc, quê hương mình. Cái hào quang ký ức tất nhiên phải có ấy chỉ soi sáng thêm cho những ghi nhận, chắc chắn không thể làm sai lệch được những yếu tố cấu thành một Dũng Vy phong cảnh hữu tình... Và vẫn còn đó những địa danh, những di chỉ văn hóa mà thời gian không thể xóa mờ. 
 
Dũng Vy nằm ở trung tâm cái nôi Kinh Bắc – với bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Đó là ở phạm vi rộng (tỉnh), còn ở phạm vi hẹp hơn một chút thì Dũng Vy lại thuộc huyện Tiên Du mà mới chỉ nghe tên đã thấy rất đẹp, rất thơ mộng. Câu chuyện Giáng Hương tiên nữ từ trong tranh bước ra cuộc sống trần tục với anh chàng thư sinh Từ Thức, rồi vân du suốt một dải núi cánh cung: Trà Sơn (núi Chè) –  Cổ Miễu Bát Vạn – Phật Tích – Long Khám (Long Giáng) cuối cùng thì vào chùa Ba Cóc (núi Chè) đọc sách, ngâm thơ, quay tơ, sấy trà... cho đến khi cả đôi uyên ương thành tiên, chắp cánh bay về tiên cảnh bồng lai phải chăng chỉ là huyền hoặc? Ô, nhưng mà ba con cóc ngồi chầu văn vẫn còn đó. Sau này thì nói là ba con cóc ngồi chầu kinh (nghe sư trụ trì tụng kinh). 
 
Tại sao lại không thể nghĩ rằng có 3 cậu ông trời (con cóc là cậu ông trời mà !) vân du qua đây thấy cảnh chùa u tịch liền dừng lại coi và cảnh trước mắt đã hấp dẫn họ: một tiên lang và một tiên nữ đang kề vai sát cánh kẻ đàn người họa, kẻ ngâm thơ người thêu thùa, kẻ hát người múa, kẻ tụng kinh người niệm hương hoặc đang châu đầu chung một ván cờ bên tách trà và lư trầm thơm ngát hương tình. Và rồi thì ngây ngất trước cảnh, xúc động trước tình, 3 cậu ông trời ngồi chầu cho đến khi hóa thành đá. Đấy, Dũng Vy nằm giữa một cái nôi đẹp đến như thế, thơ mộng đến như thế, đáng yêu đến như thế, bảo sao tôi không bồi hồi nhớ lại và muốn ghi chép để lưu truyền cho con cháu đời sau.” 
 
---==*==--- 
 
Cũng đã có một vài dư luận cho là tôi phóng đại tô màu cho thêm màu mè khi nói về quê hương bản quán. Chẳng hạn như chuyện Từ Thức gặp Giáng Hương hay chuyện “Ba Cóc ngồi chầu văn” chỉ là huyền hoặc. Tôi thì tôi không nghĩ đó là chuyện huyền hoặc (không có thật) mà chỉ là huyền thoại hoặc huyền sử, nghĩa là chuyện có thật nhưng thêm vào màu sắc u linh thần bí cho thêm phần mỹ cảm, vậy thôi. Nay nhân hồi nhớ chuyện xưa, đọc lại bài CỐ HƯƠNG KÝ và XỨ DŨNG QUÊ TÔI, xin mời mọi người cùng ngao du qua truyền thuyết và truyện ký về sự tích tên huyện “Tiên Du” (cặp vợ chồng tiên “Từ Thức + Giáng Hương” đi chơi, đi du lịch qua vùng Kinh Bắc). 
 
Truyền thuyết về TIÊN DU: 

 
Từ Thức người Tống Sơn, nay là Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá làm tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nhân đi chơi hội đã cởi áo gấm giúp một cô gái xinh đẹp gặp tình huống éo le. Thời gian sau chàng từ quan, tìm thú vui nhàn tản. Một lần ra cửa biển Thần Phù, Từ Thức đi qua núi và thấy một chiếc động, được bà chủ gả cho Giáng Hương, chính là người chàng đã cứu thuở nào. Sống với nhau được một năm, dù thuận hoà, êm ấm, Từ Thức chợt nhớ nhà, xin được về thăm. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi đến quê, tất cả đều đổi thay, Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu nội của mình. Chàng đã đi quá lâu. Từ Thức muốn trở lại cõi tiên với vợ, nhưng chẳng còn dịp may… trước cửa động Từ Thức, dây leo chằng chịt đan kết thành những chiếc võng.  
 
(Trích Văn học cổ Việt Nam: “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC”). 
  

 
Chùa Ba Cóc tại Núi Chè (Trà sơn), bên cạnh huyện đường Tiên Du xưa  
nơi Từ Thức gặp Giáng Hương 
 
Ngày xưa, vào đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) có chàng thư sinh ở đất Hóa Châu tên Từ Thức, giữ chức tri huyện Tiên Du, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay. 
 
Cạnh huyện đường có ngôi chùa danh tiếng, trước sân chùa có một gốc mẫu đơn quý lạ. Hàng năm đến kỳ nở hoa, người ta mở hội tưng bừng, trai gái các nơi tấp nập kéo nhau đến dự hội thưởng hoa. 
 
Năm Bính Tỵ, vào khoảng tháng hai, người ta thấy có một cô gái tuyệt sắc trạc lối mười lăm, mười sáu tuổi đến dự hội. Nàng ít tô điểm phấn son song làn da mặt hết sức mịn màng, tươi thắm. Để ngắm hoa được gần hơn, nàng vin một cành hoa xuống, không ngờ mẫu đơn dòn gãy dưới tay. Người giữ hoa trông thấy liền bắt nàng trói vào gốc cây. Đến xế chiều cũng không thấy có ai đến chuộc cứu nàng. Từ Thức nhân đi qua, nghe câu chuyện, động lòng thương người đẹp, bèn cởi áo cừu đang mặc đưa cho nhà chùa để bồi thường. Cô gái được thả ra ngập ngừng cảm ơn Từ Thức rồi đi về một phía mất hút. 
 
Từ đó Từ Thức càng được dân tình mến trọng là một vị quan hiền đức. Nhưng Từ Thức vốn thích bầu rượu, túi thơ, cây đàn hơn là chồng giấy tờ ở công đường, mải mê theo cảnh đẹp trời mây mà bỏ bê cả việc quan. Cấp trên gởi tờ khiển trách, bảo rằng ông cụ thân sinh trước kia là một vị quan đại thần, lẽ nào chàng không nối được nghiệp nhà mà giữ nổi chức tri huyện? Từ Thức thở than: "Lẽ nào chỉ vì một vài đấu thóc mà ta đành dìm thân trong chốn lợi danh! Sao bằng với một chiếc thuyền con, ta thoát khỏi vòng cương tỏa. Nước biếc non xanh sẽ không bao giờ phụ ta"! 
 
Rồi chàng trả ấn từ quan, lui về vùng núi non ở huyện Tống Sơn. Mang theo bầu rượu, cây đàn, chàng đi du ngoạn khắp mọi chốn danh lam thắng cảnh. Gặp nơi đẹp đẽ chàng dừng chân uống rượu, làm thơ. Vết chân, câu thơ của chàng ghi dấu ở nhiều nơi, núi Chích Trợ, động Lục Vân, nguồn sông Lễ, bờ Kênh Nga. 
 
Một hôm, chàng tới cửa Thần Phù, trông ra ngoài biển thấy một lớp mây năm sắc kết thành đóa hoa sen. Chàng ngồi thuyền đến nơi, gặp nhiều núi non kỳ dị. Từ Thức lo ngại bảo người chèo thuyền: "Ta đã đi khắp miền đông nam, biết rõ cả vùng này, nhưng chưa bao giờ nghe nói đến những núi non kỳ tú kia. Có lẽ đây là non Tiên đưa đến, hay núi Thần dời lại, không thì làm sao ta chẳng hề thấy bao giờ"? 
 
Rồi sai buộc thuyền, lên bờ. Đi được vài bước thấy sừng sững trước mặt một sườn đá cao nghìn trượng, Từ Thức thở ra: "Không có cánh làm sao mà vượt qua được"? Rồi chàng lấy bút viết lên thành đá một bài thơ. 
 
Đang lúc mải mê ngắm cảnh, chàng bỗng thấy sườn đá mở ra một cửa hang động rộng chừng một trượng. Chàng vén áo lần vào. Vừa đi được vài bước thì cửa hang tự khép lại, chàng chìm trong bóng tối không còn biết đâu lối ra. Chàng liều chết sờ theo lớp rêu trên đá mà đi, theo một lối quanh co, được một quãng thì đường hầm dần dần mở rộng. Ra khỏi bóng tối, mắt chàng chói ngợp vì ánh sáng rực rỡ, sửng sốt vì mây muôn màu sắc bao phủ các đền đài giát bằng châu ngọc giữa cảnh vườn đầy hoa quý lạ, hương thơm khác thường. 
 
Từ Thức còn đang ngây ngất, tưởng mình đang mơ, thì bỗng vẳng có tiếng cười trong trẻo ở sau lưng, chàng ngoảnh lại thấy hai cô gái áo xanh đang khúc khích bảo nhau: "Kìa, chú rể mới nhà ta đã đến"! 
 
Rồi hai nàng bỏ đi. Một lát sau trở ra bảo: "Phu nhân chúng tôi cho mời chàng vào". Từ Thức theo. Đi qua một quãng sân, hai bên tường thêu dệt gấm hoa, đến một lớp cửa son, chàng thấy treo ở trên lầu cao hai bức hoành phi chữ vàng: "Quỳnh Hư chi điện và Giao Quang chi các". 
 
Trong cung điện, một bà tiên mặc áo trắng đang ngồi trên giường thất bảo. Bà tiên mời Từ Thức ngồi lên ghế bên cạnh rồi bảo: "Chàng vốn say mê cảnh lạ, bấy lâu đã thỏa chí bình sinh ngao du đó đây, chàng có biết nơi này là đâu không"? 
 
Từ Thức đáp: "Tôi là một thư sinh sống ẩn dật ở huyện Tống Sơn, ngao du với một chiếc thuyền con ở giữa trời biển. Tôi không được biết là chốn này có lầu hồng, điện biếc. Lòng tôi đây còn nhiễm đầy trần tục, không hiểu biết được đây là chốn nào, xin phu nhân vui lòng dạy cho kẻ thư sinh được thấu rõ". 
 
Bà tiên nói: "Phải, chàng làm sao mà biết được chốn này. Đây là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động Phù Lai. Nơi này biển bao bọc chung quanh, lơ lửng không chạm đất, cũng như núi La Phù theo chiều gió mưa mà tan hợp, như núi Bồng Lai mọc trên ngọn sóng. Ta đây là Ngụy phu nhân, tiên chủ núi Nam Nhạc. Vì thấy chàng có đức nên mới cho mời đến"! 
 
Nói rồi bà tiên đưa mắt ra lệnh cho các tiên nữ đứng hầu. Một nàng áo xanh đưa từ trong ra một tiên nữ trẻ tuổi. Từ Thức liếc nhìn thì nhận ra người đã làm gẫy cành mẫu đơn trong Hội Thưởng Hoa. Bà tiên trỏ thiếu nữ mà nói với Từ Thức: "Em nó là con gái ta, tên gọi Giáng Hương. Ngày trước nó gặp nạn trong Hội Thưởng Hoa, được chàng cứu thoát. Lòng em nó vẫn không quên. Ta muốn cho nó kết duyên với chàng để đền ơn đó". 
 
Rồi bà tiên ra lệnh cử hành hôn lễ ngay đêm hôm ấy, dưới ánh đèn mỡ phụng, trên chiếu thêu rồng. Hôm sau, chư tiên ở khắp nơi đến mừng đôi tân nhân. Kẻ mặc lụa từ phương bắc cỡi rồng xanh đến, kẻ mặc tơ từ phương nam cỡi ly vàng đến, kẻ ngồi xe ngọc, kẻ đi xe mây... Các tiên tụ họp trên gác điện Giao Quang rèm ngọc, sáo vàng. 
 
Khi Kim Tiên đến, tất cả chư tiên đều xuống điện rước lên ngồi ở trên ngai pha lê bày chính giữa. Chư tiên vừa ngồi xuống, tiếng nhạc trời văng vẳng trỗi lên. Đủ các thứ rượu quý đượm hương ngào ngạt rót dâng ra. 
 
Tiên nương mặc áo lụa nói: "Chúng ta dạo chơi trong vùng này đã gần tám mươi ngàn năm, biển phía nam đã ba lần biến đổi. Giờ đây chú rể không sợ thay đổi đời sống, từ xa đến đây để lấy vợ. Tôi nghĩ là chú rể sẽ không hối tiếc đời cũ và sẽ không còn nói là trên đời này không có Tiên"!  
 
Kim Đồng, Ngọc Nữ sắp thành nhiều hàng dài bắt đầu múa. Ngụy phu nhân chủ động đứng ra mời tiệc. Giáng Hương rót rượu đưa đến tay chư tiên. Nàng tiên trẻ tuổi mặc tơ cười nói: "Cô dâu chúng ta hôm nay thịt da như mỡ đọng, không còn gầy như trước nữa. Người ta thường nói là con gái thượng giới không có chồng. Tôi không còn có thể tin như vậy nữa"! 
 
Ngụy phu nhân nói: "Tôi nghe nói người ta có thể gặp Tiên song khó mà tìm đến. Những cuộc gặp gỡ hiếm có, nhiệm mầu, thời nào cũng thấy: tỉ như vết tích đền Bạc Hậu, núi Cao Đường, dấu chân ở Lạc Phố, đồi ngọc Giang Phi, nàng Lộc Ngọc lấy Tiên Sử, Vân Tiêu gặp Thái Loan, Lan Hương và Trương Thạc. Nếu ta chế giễu cuộc hôn nhân này, thì những việc trước kia cũng hóa ra đáng cười lắm ru!".  
 
Tất cả chư tiên đều cười, trừ ra nàng tiên áo lụa nói bằng một giọng kém vui: "Cô dâu trẻ chúng ta đã thành thân tốt đẹp rồi. Nhưng khi tin kẻ tiên kết hôn với người tục xuống đến trần, trên Thiên Đình sẽ không khỏi có kẻ mỉa mai chúng ta. Chư tiên thượng giới phải gánh chịu lấy thành quả này. Tôi e rằng chúng ta không tránh khỏi tiếng tăm đó"! 
 
Kim Tiên liền nói: "Tôi ở Thiên Đình, chưa bao giờ đặt chân xuống ở bể trần, thế mà có kẻ xấu miệng đã nói rằng thiên tiên dâng rượu cho vua Chu, chim xanh đem tin đến cho vua Hán. Chính chúng tôi cũng phải chịu lấy những lời lẽ phạm thượng của người đời. Thế làm sao chư tiên tránh khỏi được lời vu khống kia? Tân lang đang ở đây, chúng ta không nên tranh luận với nhau điều ấy để làm buồn lòng chàng làm gì".  
 
Chư tiên lại cười lên vui vẻ. Đến khi mặt trời ngả về tây, các tiên mới chia tay ra về. Còn lại một mình, Từ Thức cười bảo Giáng Hương: 

"Ở thượng giới, tình yêu cũng đưa đến việc lứa đôi. Cho nên Chức Nữ mới lấy Ngưu Lang, Thượng Nguyên theo Phong Trác ở dưới trần, Tăng Nhu viết ra thiên Chu Tần, Quần Ngọc làm bài thơ Hoàng Lãng. Hoàn cảnh tuy mỗi nơi có khác, song tình yêu ở đâu cũng giống nhau. Từ ngàn đời nay, bao giờ cũng thế. Bây giờ tất cả chư tiên đi rồi, sao không khí chung quanh đôi ta lại lạnh lẽo, buồn bã thế này. Có phải vì tình yêu không phát sinh ra ở lòng em, hay là em cố cầm giữ lại?" 
 
Giáng Hương buồn rầu đáp: 
 
"Các chị đều đã đắc đạo, có tên ở Hoàng Điện, thường lui tới Hồng Môn, sống ở chốn thanh khiết, vui chơi trong cõi cực tịnh, lòng không vương vấn dục tình. Còn em đây chưa sạch khỏi thất tình. Dấu vết còn ở nơi Thúy Điện, vấn vương duyên nợ trần ai. Thân em tuy ở điện ngọc nhưng lòng em còn dính bụi trần. Đừng đem em mà so sánh với các chư tiên khác!" 
 
Từ Thức nói: "Nếu thế thì em cũng không xa cách anh lắm"! Cả hai đều phá lên cười. 
 
Ngày tháng kế tiếp nhau trong khoái lạc thần tiên. Một sáng, Từ Thức thấy hoa sen nở, hồ ngọc đã thay đổi màu xanh, thấm thoát thế mà đã qua một năm rồi. Những đêm gió thổi lạnh lùng, những sáng sương sa nặng hạt, những tối trăng rọi qua song, có khi Từ Thức không làm sao nhắm được mắt. Một nỗi buồn tràn ngập tâm hồn, thức tỉnh chàng dậy. Một hôm, trông ra xa thấy một con thuyền, chàng trỏ tay bảo Giáng Hương: "Anh từ miền xa xôi kia tới đây, chân trời mờ mịt, sóng biển muôn trùng, không biết rõ nhà anh ở nơi nào!" 
 
Một lát chàng lại nói: "Khi đi, anh còn có mẹ, bạn bè ở dưới kia. Lòng trần chưa rũ sạch, anh muốn nhìn lại quê hương. Em hãy hiểu cho lòng anh, để cho anh trở về thăm nhà ít lâu. Không biết em nghĩ sao?" 
 
Giáng Hương buồn bã không thốt nên lời. Từ Thức nói tiếp: "Để cho anh đi dăm hôm, một tháng gặp lại các bạn, xếp đặt công việc nhà, rồi anh sẽ trở lại sống bên em mãi mãi cho đến già ở chốn Bạch Vân".  
 
Giáng Hương khóc nói: "Em không muốn lấy tình vợ chồng để ngăn anh đừng trở lại quê nhà. Em chỉ sợ rằng đời sống thế gian quá nhỏ hẹp, ánh sáng mặt trời quá vắn vỏi, anh sẽ không còn tìm thấy sân vườn xưa trong cảnh cũ nữa đâu!" 
 
Nàng báo tin cho mẹ hay, Ngụy phu nhân thở dài bảo: "Ta không ngờ con người ấy lại còn vương vấn tục lụy đến thế!" 
 
Rồi cho sắm sửa một chiếc xe mây để đưa Từ Thức đi. Giáng Hương trao cho chồng một phong thư viết trên giấy lụa, dặn dò: "Sau này khi xem đến bức thư, anh hãy nhớ đến em"! 
 
Rồi hai người gạt nước mắt chia tay. Trong nháy mắt Từ Thức đã đặt chân xuống mặt đất. Nhưng tất cả đều đã hoàn toàn đổi thay. Nhà cửa, người làng không còn là những người quen cũ nữa. 
 
 Chỉ có các tảng đá bên bờ suối vẫn phủ rêu xanh như xưa. Hỏi đến những người già cả trong làng xem có biết người tên Từ Thức không, mọi người đều nói: "Hồi chúng tôi còn bé, có nghe nói là ông cố ba đời chúng tôi mang tên đó. Ông ấy đi lạc vào núi đã tám chục năm nay. Từ đó đến nay chúng tôi đã trải qua ba đời vua".  
 
Từ Thức cảm thấy lòng buồn thấm thía, muốn trở lại thượng giới, song chiếc xe mây đã biến thành chim loan bay mất về trời. Chàng mở phong thư ra đọc: "Trong mây kết duyên loan phụng, mối tình đôi ta đã dứt! Làm sao tìm lại non Tiên trên biển cả? Chúng ta khó gặp được nhau lần nữa", mới biết là Giáng Hương đã gởi chàng những lời vĩnh biệt. 
 
Sau đó, Từ Thức khoác áo lông, đội nón nhẹ, một mình đi vào núi Hoành Sơn, không thấy trở về nữa. 
 
(Trích từ “VƯỜN CỔ TÍCH – VĂN HỌC CỔ VIỆT NAM”)
 
-----------
 
Ghi chú của Blog KYDV:

Quý vị cũng có thể đọc bài này tại Hình ảnh - Văn bản KYDV - Đinh Văn Diệm

No comments:

Post a Comment