Blog KYDV

Ông Đồ và câu đối Tết

Cập nhật lúc 19h34, ngày 30/03/2011

Ông Đồ và câu đối Tết
 
Nói đến ngày Tết cổ truyền là nói đến "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Câu đối đỏ trở thành biểu trưng tâm linh không thể thiếu được đối với mọi nhà khi tết đến xuân về.
Truyền rằng: Từ xa xưa, người ta thường treo trước cửa nhà hai thẻ gỗ đào để trừ quỷ. Sau đó, nhân một đêm giao thừa vua đi thăm thú thấy cửa nhà dân chỉ có hai thẻ gỗ đào để không, cho là nhà nghèo, nên sai đem bút mực đến viết lên hai tấm gỗ đào này hai hàng chữ:
新 年 納 餘 慶
佳節 號 長 春
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Năm mới thêm nhiều phúc,
Tết đến gọi mùa Xuân.
Quan quân đi theo vua thấy hay cũng học theo về nhà viết và treo lên. Từ những năm sau, quan quân sỹ phu khi sắm sang tết đều không quên viết lên thẻ, sau đó viết lên giấy để dán trước nhà.
Vì thế, việc viết và treo câu đối tết đã thành tục lệ. Và câu đối trở thành trang trí quan trọng trong các di tích kiến trúc xưa. Câu đối khắc trên gỗ như những tác phẩm nghệ thuật, thường được các nhà đại gia và nhà giàu treo ở giữa nhà. Câu đối ở đình chùa, đền miếu, còn gọi là câu đối thờ, thường được sơn son thếp vàng. Lại có câu đối khảm trai, nghệ thuật rất tinh xảo. Câu đối để thưởng ngoạn có thể khắc trên hình quả bầu, mai điểu, trúc tước. Câu đối có thể viết trên lụa, trên giấy hoa tiên và phổ biến là trên giấy hồng điều, nên thường được gọi là câu đối đỏ.
Câu đối gồm hai vế đối nghiêm ngặt về từ ngữ, âm thanh, vần điệu và ý tứ. Câu đối còn gọi là “doanh thiếp” hay “doanh liên”, bởi chữ “doanh” ý chỉ cây cột, còn “thiếp” chỉ tờ giấy có in chữ; “liên” chỉ đối xứng với nhau.
Câu đối được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh, mọi không gian, thời gian, mọi môi trường xã hội và chiều dài lịch sử của dân tộc. Trước ngày, người Việt ta có phong tục viết câu đối Tết. Vào sáng mùng một tết Nguyên Đán, sau khi đã làm lễ cúng tế trời đất, gia tiên, gia chủ ngồi vào án thư viết câu đối, khắc bút đề thơ, cốt bộc lộ ý nguyện, mong muốn gia đình họ tộc một năm mới an khang, thịnh vượng. Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng có thể viết được câu đối, nên thường xin chữ ông đồ trong dịp sắm chợ Tết. Những câu đối này thường mang nội dung chúc tụng, thể hiện ước vọng an lành, cầu an khang, thịnh vượng:
Xuân giáng thiên môn phúc;
Hoa khai vạn hộ hoan.
Xuân về muôn nhà phúc;
Hoa nở vạn hộ vui.
 
Thăng bình thịnh thế hưng ca dật;
Hạnh phúc dân sinh đắc ý đa.
Hòa bình đời thịnh vui khúc hát;
Hạnh phúc nhân dân thỏa ý mừng.
Hòa thuận nhất môn thiêm bách phúc;
Bình an nhị tự trị thiên kim.
Hòa thuận một nhà thêm trăm phúc;
Bình an hai chữ giá ngàn vàng.
Minh nguyệt thanh phong bách loại ngư cầm giai quốc sắc;
Kim chi ngọc diệp tứ thời hoa thảo hữu thiên hương.
Gió mát trăng thanh, trăm loại ngư cầm đều quốc sắc;
Cành vàng lá ngọc, bốn mùa hoa thảo có hương trời.
Ngày Tết cũng là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn, nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của tổ tiên, nên thường chuộng câu:
海大
Cúc dục ân thâm Đông Hải đại
Sinh thành nghĩa trọng Thái Sơn cao
Ơn dưỡng dục sâu tựa biển Đông Hải
Nghĩa sinh thành cao hơn núi Thái Sơn.
Tết đến, người thêm tuổi, thêm tài lộc; xuân về, hoa thêm đẹp, hứa hẹn một năm mới tốt đẹp:
滿滿
Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn môn
Trời thêm năm tháng người thêm thọ
Xuân khắp đất trời phúc mọi nhà.
Câu đối được làm bằng chữ Hán, song cũng được làm bằng chữ Nôm, thậm chí bằng chữ Quốc ngữ:
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân.
 
Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.
Đối với bậc văn nhân, những câu đối tết này là nỗi niềm của họ về gia cảnh, về sự đời, về thế sự.
Cao Bá Quát với một đôi câu đối sau cũng đủ nói lên một tâm hồn, một khí phách hào hùng của ông:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Hàng chục năm giao du để tìm những bậc anh hùng,
Một đời ta luôn cúi đầu vái lạy hoa mai).
Những cặp đối của Tú Xương cũng cho thấy chất hào hoa, phóng túng nhường nào của ông:
"Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt".
(Phẩm giá bậc nhất ở cõi thế gian này, là kẻ ôm nhớ thương trăng gió.
Phong lưu trên hết ở trên đời là người có khí cốt giang hồ).
 
"Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.
Tết với Nguyễn Công Trứ, thì:
"Đuột trời ngất một cây nêu, hết tối ba mươi, gì cũng Tết!
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một, thế là Xuân"!
 
"Tối ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà".
Còn Nguyễn Khuyến:
"Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng,
Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lau nhau".
 
"Không tham, không hãi, không ngại, không lo, không cứng cổ, không to khí tượng,
Có phúc, có phần, có nhân, có nở, có lọt lòng có nợ quân thân".
 
"Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén,
Xuân về, cầm bút thử vài trang".
Trần Tế Xương :
"Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,
Loẹt lòe trên vách, bức tranh gà!".
 
"Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo,
Nhân tình bạc thế lại bôi vôi".
Và Nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
“Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”.
Lệ xưa, chuẩn bị đón tết, người ta thường dựng tre làm cây nêu, lấy 3 lạt buộc 1 bó vàng, hoặc lấy cành đa lá dừa cài ngoài cửa ngõ, hoặc rắc vôi bột trong sân ngoài ngõ, vẽ bàn cờ cái cung, cái nỏ. Ý để trừ ma quỷ, kẻo sợ năm mới quỷ vào nhà. Vì thế mà thường gặp những chi tiết này trong câu đối Tết.
Ngày Tết, người ta không chỉ sắm câu đối đỏ mà còn xin chữ ông đồ. Chính ông đồ đã giúp người ta truyền đi ý vị ngọt ngào từ những chữ xin ấy. Nhắc đến ngày xuân, nhắc đến ông đồ, không gì hơn bằng đọc lại vần thơ Ông đồ của cố nhà thơ tài hoa Vũ Đình Liên:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay".
Đúng là mỗi khi hoa đào nở, là lúc tết đến xuân về, lại xuất hiện hình ảnh quen thuộc của những ông đồ với giấy đỏ, với mực tàu cho chữ trên phố.
Lệ xưa, Ông đồ đã trở thành một biểu tượng của ngày Tết xưa, với những nét chữ “phượng múa rồng bay”. Phượng múa rồng bay là nét chữ, đồng thời còn là nết người, là nỗi niềm. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện của bản thân, của gia đình. Vì thế có người xin chữ Lộc, có người xin chữ Phúc, hoặc chữ Đức, chữ Tâm, chữ Tín, chữ Nhẫn,...
Thói quen xin chữ và cho chữ ngày Tết cổ truyền mang nhiều ý nghĩa văn hóa là vậy.
 
Tài liệu dẫn
Những câu đối hay, Câu đối Tết:; http://my.opera.com/hadung80/blog/show.dml; Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên: http://www.thivien.net/viewpoem.php
Minh Thuận

Thursday, January 16, 2020

Quan họ trên vùng đất Tiên Du

Quan họ trên vùng đất Tiên Du

06/09/2019 08:18
 
Tiên Du, vùng đất cổ có truyền thống văn hóa lâu đời đã sản sinh ra những con người tài khéo, dịu dàng, đẹp nết và lời ca Quan họ mượt mà đằm thắm. Sinh hoạt văn hóa Quan họ nơi đây là nét độc đáo, hấp dẫn, tiêu biểu cho truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc.
 

Hội Lim thể hiện rõ nét nhất trong sinh hoạt văn hóa Quan họ ở Tiên Du luôn thu hút đông đảo du khách thập phương.

Về Tiên Du bây giờ, du khách không chỉ cảm nhận một Tiên Du năng động, phát triển mà còn đắm say với những làn điệu Quan họ thiết tha mời gọi. Nổi tiếng nơi đây là lễ hội Lim gắn liền với các hoạt động văn hóa Quan họ với nhiều hình thức diễn xướng, từ hát canh tại các gia đình nghệ nhân đến hát hội tại các lán trại trên đồi Lim, hát chúc, hát mừng, hát thờ...  Ngày nay cứ nghe những bài Quan họ cổ như: Con ếch, Thân lươn, Xúc miệng ấm đồng, Lên núi Ba Vì, Có chiếc giêng thơi… là nghệ nhân các nơi bảo đấy là bài của Lim. Hội Lim đến là các liền anh, liền chị khắp nơi trong vùng Kinh Bắc lại náo nức xúng xính áo khăn đến nhà chứa hát canh Quan họ hay lên đồi lim hát đối đáp. Nghệ nhân Quan họ Nguyễn Hữu Thoa, Chủ nhiệm CLB Quan họ làng Lũng Giang (thị trấn Lim) bộc bạch: Dù trải qua bao nhiêu năm, chứng kiến sự đổi thay của quê hương nhưng gần đến hội Lim là tôi lại bồi hồi, bởi đây là dịp để các liền anh, liền chị, các bọn Quan họ bạn gặp nhau giãi bày tâm sự qua lời ca Quan họ. Hội Lim thể hiện được đầy đủ các mặt của sinh hoạt văn hóa Quan họ từ lời ca, lề lối, phong tục, ăn mặc, giao lưu… của người Quan họ. Ngoài tổ chức hát canh tại các gia đình nghệ nhân, nhà chứa Quan họ, tại đồi Lim các CLB Quan họ cũng tổ chức hát đối đáp tại lán, không gian nơi đây thật sự lý tưởng để liền anh, liền chị và du khách giao lưu.
 
Ngày nay sinh hoạt văn hóa Quan họ ở Tiên Du không chỉ gói gọn trong 9 làng Quan họ gốc mà nó đã lan rộng cả 58 thôn, làng trong huyện. Ở các làng Quan họ gốc CLB thường có 3 thế hệ cùng tham gia sinh hoạt như: Lũng Giang, Bái Uyên, Hoài Thị... Nhiều đội văn nghệ, CLB Quan họ được thành lập và hoạt động tích cực, tổ chức học các làn điệu Quan họ cổ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của các tầng lớp nhân dân, nhất là phục vụ các hoạt động lễ hội của các làng, xã trong năm. Đặc biệt thế hệ măng non ở các địa phương ngày càng được chính quyền quan tâm trong việc đào tạo thế hệ kế cận, nhờ đó lực lượng trẻ đến với ca hát Quan họ nhiều hơn, tiêu biểu là lớp trẻ các làng Ngang Nội, Hoài Thị, Bái Uyên, Tam Tảo…

Để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ, Tiên Du đã quan tâm, chú trọng các yếu tố gốc, đẩy mạnh truyền dạy các bài Quan họ cổ, hình thức diễn xướng truyền thống, phong tục, tập quán, lề lối trong sinh hoạt văn hóa. Bên cạnh đó, Tiên Du đầu tư hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, mở rộng không gian lễ hội gắn với các dự án bảo tồn sinh hoạt văn hóa Quan họ như: Lễ hội khán hoa Mẫu Đơn (chùa Phật Tích), lễ hội Quan họ vùng Lim; dành vốn ngân sách đầu tư hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hoá, các trang thiết bị liên quan trực tiếp đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá; xây dựng hoàn thiện các chòi hát dân ca Quan họ trên khuôn viên di tích đồi Lim; nhà chứa Quan họ tại thôn Lũng Giang, tại Đình Lim (thị trấn Lim). Việc đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các CLB Quan họ đẩy mạnh các hình thức sinh hoạt văn hoá Quan họ và tăng cường hoạt động giao lưu giữa các địa phương góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh ở cộng đồng.
 

Ngày nay những canh hát Quan họ truyền thống vẫn được các CLB Quan họ ở Tiên Du thường xuyên tổ chức. Trong ảnh: CLB Quan họ Hoài Thị (Liên Bão) đón Quan họ bạn Viêm Xá đến giao lưu.

Song song với đó, Tiên Du kiên trì thực hiện các biện pháp thể nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh trong cuộc sống đương đại. Khuyến khích các liền anh, liền chị tham gia hội thi, liên hoan hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, thi người đẹp vùng Quan họ, liên hoan tiếng hát Quan họ thiếu nhi, mở các lớp hướng dẫn thiếu nhi học hát dân ca Quan họ cổ… Bên cạnh hoạt động giảng dạy trong nhà trường, Phòng Giáo dục-Đào tạo tổ chức các chương trình ngoại khóa, liên hoan văn hóa nghệ thuật giữa các CLB, qua đó, phát hiện được nhiều tài năng trẻ; tạo cơ hội cho học sinh gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, liền anh, liền chị… Nhằm khích lệ, động viên các CLB, Tiên Du cũng hỗ trợ một phần kinh phí cho các CLB tham gia hát Quan họ tại các lễ hội, hội thi, hội diễn...

 Những nghệ nhân Quan họ chính là “báu vật sống” bảo đảm cho hát Quan họ tồn tại, phát triển từ đời này sang đời khác. Ngoài việc thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ hàng tháng, huyện còn tổ chức thăm hỏi, động viên những lúc ốm đau, gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhằm khích lệ nghệ nhân làm tốt vai trò lưu giữ và truyền dạy Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong cộng đồng, đặc biệt, khuyến khích việc truyền dạy những bài bản, kỹ năng ca hát, lề lối. Nhiều nghệ nhân cao tuổi ở các CLB hoạt động tích cực như: CLB Quan họ thôn Duệ Đông, CLB Lũng Giang (thị trấn Lim), CLB Hoài Thị (Liên Bão)…

Tiên Du đang vươn lên nhưng vẫn giữ được truyền thống và bản sắc của làng quê Quan họ nổi tiếng với những liền anh, liền chị yếm thắm, xúng xính áo mớ ba, mớ bảy trong những dịp lễ hội và lời ca Quan họ vang, rền, nền, nảy cứ níu kéo bao du khách gần xa để di sản văn hóa Quan họ quê hương mãi được trường tồn và lan tỏa trong cuộc sống hôm nay.
 
Minh Từ
 

Wednesday, January 15, 2020

Tuesday, January 7, 2020

Blog KYDV (Top 10 Posts GOOGLE Stats May 2010 – January 2020)

Blog KYDV
Top 10 Posts GOOGLE Stats May 2010 – January 2020

1- Thuy Nga Paris By Night 85 - PBN 85 Xuân Trong Kỷ ...
Jan 23, 2017,
596 Pageviews

2- Danh sách các lễ hội ở Bắc Ninh (Tháng Giêng)
May 21, 2012,
496 ...

3- Tết xưa trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống
Feb 3, 2014,
382 ...

4- Crispy Egg Noodle with Seafood (Mì Xào Giòn Thậ...
Aug 30, 2014,
311 ...

5- Hình ảnh: Làng quê bên sông Đuống
Apr 4, 2014,
267 ...

6- Múa: Nổi lửa lên (Đội VN GX Dũng Vy thể hiện)
Aug 11, 2014,
257 ...

7- Con Xin Theo Ngài - Tony Thắng Đinh (TTD)
Jul 1, 2014,
251

8- Tân Linh Mục Phao-Lô Bùi Ngọc Linh‏ - Tony Thắng Đ...
Jun 23, 2014,
227 ...

9- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đin...
Apr 4, 2014,
201 ...

10- Bản đồ xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh...
Feb 27, 2012,
194 ...

----------
Top Pages

1- Gia phả các tộc họ
May 13, 2019, 
1633 Pageviews

2- Tỉnh Bắc Ninh
Mar 28, 2019,
1329 ...

3- Xã Tri Phương
Aug 3, 2019,
724 ...

4- Giới thiệu - Ghi chú
Aug 15, 2019,
557 ...

5- Danh sách ân nhân Giáo xứ Dũng Vi
Dec 5, 2019,
387 ...

6- Liên kết
Aug 16, 2019,
363 ...

7- Dữ liệu tham khảo
Aug 24, 2017,
172 ...

8- Huyện Tiên Du
Apr 3, 2019,
53 ...

----------
Top 10 Pageviews by Countries

1- Vietnam
28082 Pageviews

2- United States
25155 ...

3- France
1597 ...

4- Australia
1412 ...

5- Russia
1375 ...

6- Argentina
1195 ...

7- Germany
1161 ...

8- Portugal
640 ...

9- Unknown Region
414 ...

10- Ukraine
410 ...

Source GOOGLE Blogger Jan/02/2020