Blog KYDV

Thursday, March 28, 2019

Hình ảnh đồng hương - Bà Phan Thị Xin (Nguyễn Thị Chắt) và con, cháu, chắt

Hình ảnh đồng hương

Dưới đây là hình ảnh bà Phan Thị Xin (tức Nguyễn Thị Chắt, 89 tuổi) và con, dâu, cháu, chắt chụp tại tư gia ở TP. Sài Gòn tháng 02.2019. Photos ông Đinh Tất Thăng (KYDV Chat Room).

Bà Xin (góc phải), con gái Đinh Thị Tâm, con trai Đinh Tất Thăng (áo đỏ), con trai Đinh Tất Thông (áo trắng)

Bà Xin và con dâu (Nguyễn Thị Tuyết Mai, vợ Đinh Tất Thông)

Bà Xin, Thăng, Thông, Tâm

2 cô con gái bà Tâm

Đinh Thiên Phúc cháu nội ông Đinh Tất Thăng, con ông Đinh Tất Thắng

Điện thoại: 0 283 843 8004

Tuesday, March 26, 2019

Hình ảnh đồng hương - Họ NGUYỄN-VĂN tháng 02.2019. Photos ông Đinh Văn Hưng

Hình ảnh đồng hương

Dưới đây là hình ảnh họ NGUYỄN-VĂN tháng 02.2019 "Nam-Bắc hội ngộ, họ Nguyễn-Văn". Photos ông Đinh Văn Hưng (KYDV Chat Room).


Saturday, March 23, 2019

Gia phả chi họ BÙI-SỸ - Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)

Blog KYDV mới nhận được các bản Gia phả chi họ ĐINH-SỸ (bản đề ngày 20.05.2017) và Gia phả chi họ BÙI-SỸ (bản đề ngày 20.05.2017) do Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN) biên soạn. Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu) gởi KYDV ngày 23.03.2019.

KYDV sẽ lần lượt đăng những bản Gia phả này để qúy đồng hương tiện việc tham khảo và bổ túc (nếu cần).

Ý kiến đóng góp xin gởi về:

-  Ông Nguyễn Tuyển Vinh
 Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
 Mobile: 0011 84 93 3444608

-  Ông Nguyễn Văn Huỳnh
 Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
 Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551

Chi họ BÙI-SỸ

 

Gia phả chi họ ĐINH-SỸ - Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)

Blog KYDV mới nhận được các bản Gia phả chi họ ĐINH-SỸ (bản đề ngày 20.05.2017) và Gia phả chi họ BÙI-SỸ (bản đề ngày 20.05.2017) do Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN) biên soạn. Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu) gởi KYDV ngày 23.03.2019.

KYDV sẽ lần lượt đăng những bản Gia phả này để qúy đồng hương tiện việc tham khảo và bổ túc (nếu cần).

Ý kiến đóng góp xin gởi về:

-  Ông Nguyễn Tuyển Vinh
 Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
 Mobile: 0011 84 93 3444608

-  Ông Nguyễn Văn Huỳnh
 Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
 Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551

Chi họ ĐINH-SỸ

 

Wednesday, March 20, 2019

Save your Google+ content before March 31, 2019

This is a reminder that on April 2, 2019 we’re shutting down consumer Google+ and will begin deleting content from consumer Google+ accounts. Photos and videos from Google+ in your Album Archive and your Google+ pages will also be deleted.

Downloading your Google+ content may take time, so get started before March 31, 2019.

No other Google products (such as Gmail, Google Photos, Google Drive, YouTube) will be shut down as part of the consumer Google+ shutdown, and the Google Account you use to sign in to these services will remain. Note that photos and videos already backed up in Google Photos will not be deleted.
For more information, see the full Google+ shutdown FAQ.

From all of us on the Google+ team, thank you for making Google+ such a special place.

Google LLC 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043

Tuesday, March 19, 2019

Văn minh lúa nước - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 


Di vật đèn thuyền Văn hóa Đông Sơn- biểu tượng cho Văn minh lúa nước
 
Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng; đảm bảo sự thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hà Mỗ Độ, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình.v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.

 

 
Source Wikipedia

Saturday, March 16, 2019

Văn minh sông Hồng - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Văn minh sông Hồng (từ đầu Thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên đến cuối thế kỷ 15) đang ngày một có nhiều sự quan tâm của các học giả xã hội và các nhà khảo cổ học. Đồng bằng Bắc Bộ khá rộng lớn và hàng năm đón nhận một lượng phù sa khổng lồ từ miền nam Trung Quốc chảy qua lưu vực sông Hồng và đi ra biển Đông. Điều kiện địa hình cũng được bao bọc bởi nhiều núi đồi cộng với một khí hậu cận nhiệt đới ẩm thuận lợi cho sự đa dạng sinh học, động thực vật sinh sôi nảy nở. Về khoáng sản thì có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì, bạc, vàng... thuận lợi cho thủ công nghiệp và nghề luyện kim và chế tác đồ đồng phát triển sớm.
 

Mục lục

Tổng quan

Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời và là một xã hội đã hình thành nhà nước sớm nhất ở Đông Nam Á[1].
 
Văn hóa Sơn Vi Vĩnh Phú thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách đây 11-18 nghìn năm, phân bố rất rộng trong các hang động và thềm sông cổ từ Lào Cai đến Nghệ An. Những nhóm cư dân nguyên thủy này sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng.
 
Cách ngày nay khoảng 11.000 năm đến 2.000 trước Công Nguyên các cư dân Việt cổ đã tụ cư đông đúc tại khu vực trung du Bắc Bộ Việt Nam phát triển sinh sôi bằng săn bắn hái lượm trên một vùng bán sơn địa dồi dào sản vật: muông thú, các loài chim, các sản vật động thực vật của các vùng sông nước lưu vực sông Hồng ngập nước và rút khô, theo các mùa trong năm.
 
Những di chỉ khảo cổ phát hiện ở các hang động Hòa Bình rất phong phú và khá dày đặc tạo thành thuật ngữ: Văn hóa Hòa Bình[2]. Hòa Bình, một địa danh bên dòng sông Đà, là nơi đầu tiên các nhà khảo cổ học khám phá ra một nền văn hóa thuộc cuối thời đồ đá cũ đến thời đồ đá mới trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.
 


Đặc điểm Bắc Bộ
Văn hóa Đông Sơn là một giai đoạn trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng ĐậuVăn hóa Gò Mun. Văn hoá Đông Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á và nền Văn minh lúa nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng làng và siêu làng.
 
Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các công cụ bằng đồng, bằng đồ gốm cùng với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ. Thời kỳ đầu của văn hóa Đông Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngoài. Việc khai phá đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính là tổ tiên của người Việt hiện đại.
 
Trên lưu vực sông Hồng, các nhà khảo cổ học đã xác lập chắc chắn được một phổ hệ gồm 3 giai đoạn trước Văn hóa Đông Sơn và sau Văn hóa Hòa Bình diễn ra trong thiên niên kỷ thứ II đến thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên:
Các nhà sử học đồng ý ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ hai trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ 15 của Đại Việt. 
.........

 
Source Wikipedia

Wednesday, March 13, 2019

Phật Tích hội chùa duyên thắm Mẫu đơn

Phật Tích hội chùa duyên thắm Mẫu đơn

29/01/2019 09:29

Không hiểu sao linh cảm cứ đinh ninh rằng đại thi hào Nguyễn Trãi đã viết bài thơ “Hoa Mẫu đơn” trong dịp thăm danh lam cổ tự Phật Tích và người bạn tri kỷ của ông là Tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên ở làng Đông Sơn dưới chân núi Lạn Kha.


“Một thân hoà tốt lại sang,
Phú quý âu chẳng kém Hải đường.
Lai láng lòng thơ ngâm chửa đủ,
Ngoài nương toàn ngọc triện còn hương”


Ngợi ca vẻ đẹp và giá trị của một loài hoa mọc chốn sơn dã đến mức

“Lai láng lòng thơ ngâm chửa đủ
Ngoài nương toàn ngọc triện còn hương”

thật hiếm thấy trong lịch sử thơ ca cổ điển và văn học Đại Việt - Việt Nam. Hoa Mẫu đơn trong thi cảm của Nguyễn Trãi được ví như những dấu triện ngọc có hương thơm in “ngoài nương” hiển quý được vị thế tự do tự tại giữa thiên nhiên của “một thân hòa tốt lại sang”.

Ngẫm nghĩ nước ta có cơ man chùa chiền đền miếu nhưng không nơi nào nảy sinh huyền thoại về hoa Mẫu đơn và lễ hội “Khán hoa Mẫu đơn” như chùa Phật Tích. Nó không chỉ là một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn, sớm nhất trong đầu năm mới của Bắc Ninh và toàn quốc.

Từ xa xưa đã thành lệ cứ đến mồng 4 Tết Nguyên đán chùa Phật Tích tưng bừng mở hội ngắm hoa Mẫu đơn. Già trẻ gái trai quần là áo lượt đổ về lễ Phật và dạo xem hoa nở khắp các vườn Thiền và sườn núi. Tình đời lẽ đạo quấn quyện trong bảng lảng khói sương huyền thoại của câu chuyện “Từ Thức gặp tiên”. Mọi người truyền tụng ở bậc nền thứ nhất chính là sân chùa xảy ra cảnh nàng tiên Giáng Hương dự hội đầu xuân vô tình đánh gãy cành hoa Mẫu đơn bị nhà chùa giữ lại phạt đền. Bất ngờ thấy cảnh người đẹp gặp sự cố éo le, Từ Thức - chàng quan huyện trẻ tuổi cởi áo xin chuộc lỗi thay cho nàng. Cảm động trước nghĩa cử hào hiệp của chàng trai hào hoa phong nhã xứ Kinh Bắc, nàng Giáng Hương đã hẹn mời về chốn “bồng lai” xin kết duyên vợ chồng.


Thiên tình sử lãng mạn “Từ Thức gặp Tiên” là ảnh xạ về cuộc hội ngộ - giao hòa Non - Nước - Tâm hồn con người các vùng miền, cảnh giới trên hành trình tâm linh đến với cõi Tiên - cõi Phật. Cành hoa chỉ là duyên cớ tác thành.

Lễ hội thưởng cảm Mẫu đơn được coi là mốc son ghi dấu hoa cảnh xuất hiện từ khi Phật giáo mới du nhập vào nước ta, người Việt đã dùng hoa cảnh để tô điểm các công trình kiến trúc truyền thống và nó đã thu hút đông đảo cộng đồng trong đó có giới tiên nữ từ biển Nga Sơn (Thanh Hóa) dự hội.

Người Kinh Bắc sớm có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái thiên nhiên và trân trọng cái đẹp. Dẫu là Tiên giáng trần nhưng sơ ý làm tổn thương vẻ đẹp hoa cảnh vẫn bị phạt đền và cái giá phải trả của “người bảo lãnh” là cả tấm áo (tượng trưng cho chức tước) của viên quan huyện.

Phải chăng chùa Phật Tích tổ chức lễ hội “khán hoa Mẫu đơn” đầu tiên và độc nhất vô nhị của quốc gia trong lịch sử chơi hoa cảnh?

Sau này, các triều đại kế tiếp nhau phát huy. Tiêu biểu là các vua triều Lý (1010 - 1225) rất thích xây dựng các hoa viên, ngự uyển ở kinh đô Thăng Long và tại quê nhà. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”: nhiều ngự uyển trong Hoàng thành trồng các loại hoa thơm cỏ lạ và nuôi các thứ muông thú quý hiếm, như  Quỳnh Lâm, Thắng Cảnh, Xuân Quang (năm 1048), Thượng Lâm (năm 1085). Trên trục thần đạo của kinh thành, trồng cây làm cảnh theo thiết kế: “Đông Hòe - Tây Liễu” có nghĩa là đường Hòe Nhai ở phía Đông thì trồng Hòe, đường Liễu Giai ở phía Tây thì trồng Liễu. “Thập tam trại” (13 làng trại: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, Thủ Lệ, Vĩnh Phúc...) đã trở thành vành đai hoa cảnh ven khu vực Hồ Tây. Vùng phía Nam là những rừng, những trại Mơ bạt ngàn mang tên: Hoàng Mai, Bạch Mai, Tương Mai, Mai Động.


Đương nhiên vào thời Lý, diện mạo quy hoạch chùa Phật Tích cũng được khởi sắc. Năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) Lý Thánh Tông cho kiến tạo tòa ngang dãy dọc huy hoàng. Năm 1066 dựng bảo tháp với tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối dát vàng. Đến vua Lý Nhân Tông tiếp tục hoàn thiện nơi đây thành Đại danh lam. Lễ hội khán hoa Mẫu đơn ắt tưng bừng, hoành tráng theo quy mô kiến trúc.

Khác hẳn giống Mẫu đơn Trung Quốc, hoa Mẫu đơn ta (còn gọi là Long thuyền hoa hay bông Trang) được dùng làm hoa cảnh trong chùa Phật Tích cũng không nằm ngoài xu hướng thẩm mỹ thuần Việt.

Mẫu đơn ta được yêu chuộng vì nó là loại cây thân gỗ mọc thành cụm khóm, rất dễ sống trong điều kiện thời tiết, đất đai kham khổ nhưng đem lại sự phong phú, đa dạng về màu sắc, dáng vẻ. Mẫu đơn ta có nhiều loại với các màu sắc khác nhau: đỏ, đen, vàng, trắng, xanh, hồng, cam...

Hoa đơm từng chùm sum suê ở đầu cành, nách lá. Mỗi chùm hoa với vô số bông nhỏ xinh, lúc còn là nụ thì hình cây trâm, khi bừng nở bốn cánh tỏa như ngôi sao với một cuống đài đầy mật, phảng phất hương thơm dịu nhẹ, biểu hiện cho tuổi thọ cao và trí tuệ vô lượng.

Chúng rực rỡ mãn khai như thể đám mây phiêu lãng, ngọn lửa hóa giải mọi ưu phiền. Do đó nhà chùa thường trồng mẫu đơn ở cổng và lối vào Phật điện để cầu mong “sứ giả thần tiên” dẫn đắt  muôn người tới cõi an nhiên thanh tịnh.

Lá cũng nhiều loại, có loại lá to, lá nhỏ, lá vừa và màu xanh nhạt hoặc xanh thẫm, bóng. Nghệ nhân hoa cảnh cây thế có thể cắt tỉa uốn ghép thành các hình khối, đường nét có hồn hoặc các mẫu linh vật (rồng, phượng, rùa, sư tử, cá chép, ngựa, voi...) sinh động, thú vị.

Ngoài nhan sắc yêu kiều của hoa lá, Mẫu đơn ta còn là thảo dược có vị đắng hơi ngọt, tính mát để trị đau đầu, ho, thanh nhiệt giải độc.

Các gia đình thích trồng Mẫu đơn trong chậu cảnh bày trong nhà ngoài cửa để mong rước tài lộc, duyên may phận đẹp vào nhà mình.

Hoa Mẫu đơn và chuyện tình “Từ Thức gặp Tiên” đã góp phần tạo nên những giá trị di sản vật thể và phi vật thể cho ngôi chùa nổi tiếng ngàn năm Phật Tích.

Lễ hội khán hoa Mẫu đơn ở Phật Tích diễn ra ngay những ngày đầu xuân năm mới âu cũng là niềm mong cầu, mơ ước về một tương lai tươi đẹp, may mắn, một đời sống gia đình hạnh phúc, phú quý.

Ngày xuân rất gần, mọi người sẽ được mãn nhãn các loài hoa Mẫu đơn trải khắp núi non Phật Tích và đón mừng lễ hội “khán hoa Mẫu đơn” với cuộc thi hoa cảnh cây thế đẹp, lạ được tái hiện trên cõi thiêng liêng này.

Trương Thị Kim Dung

Tuesday, March 12, 2019

Đồng bằng sông Hồng - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ sông Hồng) là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố và 8 tỉnh trực thuộc trung ương, 10 thành phố (ngang cấp huyện) trực thuộc tỉnh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (hơn 21 triệu người)[1].
 
Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi "trung du" và núi cao "thượng du". Không giống như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái BìnhHưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là "châu thổ sông Hồng".
 
Danh từ Trung châu từng được dùng trong sử sách ngày xưa để chỉ định vùng bình nguyên này của miền Bắc. Công nghiệp đồng bằng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
 

Mục lục