Blog KYDV
▼
Thursday, December 27, 2018
Saturday, December 22, 2018
Thursday, December 20, 2018
Tuesday, December 18, 2018
Thursday, December 13, 2018
Gia phả dòng họ NGUYỄN-VĂN (Ngành 2) (Bản cập nhật 11.2018) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Blog KYDV mới nhận được những bản Gia Phả cập nhật họ ĐINH-VĂN và NGUYỄN-VĂN (ngành 1 và 2) do ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu) gởi.
Dưới đây là bản cập nhật (11.2018): Gia phả dòng họ NGUYỄN-VĂN (Ngành 2) (PDF/170 trang) do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và hiệu đính.
Ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
Tất cả những bản gia phả này quý vị cũng có thể xem tại mục KYDV Microsoft OneDrive.
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
Tất cả những bản gia phả này quý vị cũng có thể xem tại mục KYDV Microsoft OneDrive.
(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài. Quý vị cũng có thể in (print), tải xuống (download) hoặc nhúng (embed) văn bản này.)
Saturday, December 8, 2018
Thursday, December 6, 2018
Gia phả dòng họ NGUYỄN-VĂN (Ngành 1) (Bản cập nhật 11.2018) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Blog KYDV mới nhận được những bản Gia Phả cập nhật họ ĐINH-VĂN và NGUYỄN-VĂN (ngành 1 và 2) do ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu) gởi.
Dưới đây là bản cập nhật (11.2018): Gia phả dòng họ NGUYỄN-VĂN (Ngành 1) (PDF/32 trang) do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và hiệu đính.
Ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
Tất cả những bản gia phả này quý vị cũng có thể xem tại mục KYDV Microsoft OneDrive.
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
Tất cả những bản gia phả này quý vị cũng có thể xem tại mục KYDV Microsoft OneDrive.
(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài. Quý vị cũng có thể in (print), tải xuống (download) hoặc nhúng (embed) văn bản này.)
Friday, November 30, 2018
Gia phả dòng họ ĐINH-VĂN (Bản cập nhật 11.2018) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Blog KYDV mới nhận được những bản Gia Phả cập nhật họ ĐINH-VĂN và NGUYỄN-VĂN (ngành 1 và 2) do ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu) gởi.
Dưới đây là bản cập nhật (11.2018): Gia phả dòng họ ĐINH-VĂN (PDF/119 trang) do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và hiệu đính.
Ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
Tất cả những bản gia phả này quý vị cũng có thể xem tại mục KYDV Microsoft OneDrive.
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
Tất cả những bản gia phả này quý vị cũng có thể xem tại mục KYDV Microsoft OneDrive.
(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài. Quý vị cũng có thể in (print), tải xuống (download) hoặc nhúng (embed) văn bản này.)
Saturday, November 24, 2018
Tuesday, November 20, 2018
Saturday, November 17, 2018
Saturday, November 10, 2018
Tuesday, October 30, 2018
Saturday, October 20, 2018
Sunday, October 14, 2018
Họ hàng đồng hương Dũng Vy hội ngộ - Ông bà Đinh Văn Bảo và Đinh Thị Cúc
Nhận được lời mời của anh chị Bảo - Cúc (Phan Tự Bảo - Đinh Thị Cúc). Chúng tôi gồm ông bà Bùi Sỹ Khương (con ông Bùi Sỹ Tộ ở Liên Khương) và Đinh Tất Thức đã cùng đến thăm gia đình anh chị vào sáng ngày 13 tháng 10 năm 2018. Sau hơn 1 giờ lái xe từ thành phố San Jose, tiểu bang California. Chúng tôi đã đến tư gia của anh chị tại thành phố Stockton cũng cùng tiểu bang.
Được sự đón tiếp thân tình, vui vẻ của Anh chị và gia đình. Chúng tôi đã cùng chung vui dùng bữa tiệc gia đình và trao đổi với nhau những câu chuyện thăm hỏi về gia đình, họ hàng và đồng hương Dũng Vi khắp nơi cùng những kỷ niệm về quê quán Dũng Vi ở miền Bắc cũng như miền Nam... Anh chị tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn tinh tường, mạnh khỏe, vui vẻ hoạt bát trò chuyện không dứt lời... Sau bữa tiệc, chúng tôi còn cùng nhau chung vui tiếng hát với những bài nhạc Karaoke trữ tình kỷ niệm...
Qua câu chuyện, cũng được anh chị cho biết thêm về ông Đinh Văn Sửu và số điện thoại liên lạc (832) 606-0744. Được biết ông Đinh Văn Sửu hiện định cư tại tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ là một trong những vị trong Ban Biên Tập KYDV cùng các ông Đinh Văn Diệm, Đinh Văn Đích, Đinh Quang Tòng và Đinh Văn Đường...
5 giờ chiều.
Chúng tôi đã lưu luyến chia tay và cảm ơn gia đình anh chị vì sự tiếp đãi thân tình... Anh chị có nói: " Dũng Vi ở đây không có được bao nhiêu người..." và mời chúng tôi nếu có dịp lại đến thăm anh chị...
Rất cảm động và cám ơn tấm chân tình của anh chị nói riêng và đồng hương nói chung. Hy vọng sẽ có dịp tái ngộ...
Blog KYDV - Đinh Tất Thức
Facebook Đinh Thị Cúc
https://www.facebook.com/profile.php?id=100005990776671
Được sự đón tiếp thân tình, vui vẻ của Anh chị và gia đình. Chúng tôi đã cùng chung vui dùng bữa tiệc gia đình và trao đổi với nhau những câu chuyện thăm hỏi về gia đình, họ hàng và đồng hương Dũng Vi khắp nơi cùng những kỷ niệm về quê quán Dũng Vi ở miền Bắc cũng như miền Nam... Anh chị tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn tinh tường, mạnh khỏe, vui vẻ hoạt bát trò chuyện không dứt lời... Sau bữa tiệc, chúng tôi còn cùng nhau chung vui tiếng hát với những bài nhạc Karaoke trữ tình kỷ niệm...
Qua câu chuyện, cũng được anh chị cho biết thêm về ông Đinh Văn Sửu và số điện thoại liên lạc (832) 606-0744. Được biết ông Đinh Văn Sửu hiện định cư tại tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ là một trong những vị trong Ban Biên Tập KYDV cùng các ông Đinh Văn Diệm, Đinh Văn Đích, Đinh Quang Tòng và Đinh Văn Đường...
5 giờ chiều.
Chúng tôi đã lưu luyến chia tay và cảm ơn gia đình anh chị vì sự tiếp đãi thân tình... Anh chị có nói: " Dũng Vi ở đây không có được bao nhiêu người..." và mời chúng tôi nếu có dịp lại đến thăm anh chị...
Rất cảm động và cám ơn tấm chân tình của anh chị nói riêng và đồng hương nói chung. Hy vọng sẽ có dịp tái ngộ...
Blog KYDV - Đinh Tất Thức
Facebook Đinh Thị Cúc
https://www.facebook.com/profile.php?id=100005990776671
Tuesday, October 9, 2018
Saturday, October 6, 2018
Saturday, September 29, 2018
Về Miền Quan Họ Làng Diềm - NGƯỜI VỀ
NGƯỜI VỀ
Không thành gia thất thì thôi
Chào người nghỉ lại đôi em ra về
Em về em nhủ nhời thề...
Xin đừng ngỏ khoá trao chìa cho ai.
Không thành gia thất thì thôi
Chào người nghỉ lại đôi em ra về
Em về em nhủ nhời thề...
Xin đừng ngỏ khoá trao chìa cho ai.
Trong Quan họ thì thiết tha nhất, vấn vương nhất và lưu luyến nhất vẫn là canh hát giã bạn. Cái dùng giằng ấy khiến người Quan họ cứ không nỡ dứt tình mà chia xa.
Ra về ngày nhớ đêm mong
Trông mây lại nhớ bóng hồng ngoài hiên
Ra sông lại nhớ nhời nguyền
Xuống sông uống nước cho nguôi tấm lòng.
Quan họ tiễn nhau từ mờ sáng, mà đến tận chiều tối mới ra đến đầu làng. Kẻ thì xin ra về, người thì giữ ở lại. Những câu giã bạn như xé lòng ai, ai oán có, nỉ non có, hờn trách có, hẹn ước có và nhớ thương cũng có. Từ xin ra về ở nhà bạn, cho đến cổng Tam Quan cửa chùa, rồi ra đến gốc đa, gốc đề đầu làng mà mất cả ngày giời.
Người ơi giã bạn không ly biệt
Trao nón rồi đến hẹn lại lên
Người về xin nhớ đừng quên
Chờ người đến hẹn lại lên hội này.
Cái hay của Quan họ là tuy chia xa, nhưng lại rất gần. Tuy chia cách, nhưng chỉ là tạm thời. Kẻ Bắc đấy, người Nam đấy, nhưng rồi bốn biển lại vẫn hoá như một nhà. Không thành gia thất đấy, chẳng thành lứa đôi đấy. Nhưng chỉ là tạm thời, là của ngày hôm nay mà thôi. Vẫn hẹn ước lứa đôi, vẫn nhời thề son sắt. Vẫn mong một ngày gần nhất lại được tương phùng, như những đôi chim loan phượng trong ngày hội làng của năm sau.
Hỡi người xa hỡi đường xa
Đem sầu mà bỏ cho nhau mà về
Vậy nên ta thấy trong Quan họ buồn xa cách đấy, nhưng không thảm thương. Sầu vấn vương đấy, mà không ai oán bi luỵ. Ho nhớ nhung nhưng vẫn tràn đầy niềm tin về ngày tao ngộ, họ tưởng nhớ về nhau mà lòng còn bao hy vọng được giãi bầy nỗi lòng cùng nhau lúc bên nhau.
Người về em dặn nhời này
Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua
Người về em dặn tái hồi
Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai.
Cái yêu sâu sắc của người Quan họ ,khiến cho ta cảm thấy không còn có sự phân cách. Xoá nhoà mọi nỗi chia xa, xua tan đi mọi giới hạn trong tình yêu đôi lưa. Nhưng lại thật đơn giản, thật chất phác mộc mạc. Thật gần gũi, nhưng lại thật ý nhị, kín đáo. Rất nhân văn, rất thấu hiểu cho nhau. Lo nghĩ cho nhau, tất cả vì nhau. Tình thật sâu, nghĩa thật nặng. Như vẫn toát lên được cái nét thanh lịch, nho nhã của những con người học sâu hiểu rộng. Không vì luỵ tình mà đánh mất đi cái bản ngã con người, không đánh mất đi cái thuần phong mĩ tục, không đánh mất đi cái lề lối gia phong.
Bước đi một bước một dừng
Đường về Quan họ xem chừng còn xa
Vầng Ô bóng đã xế tà
Bởi chưng gian díu hoá ra thế này.
Dạ mời Đương Quan họ cùng với ban AD chúng em “Xuôi Đông” trên con thuyền ra về ạ.
AD : Nguyễn Minh Tú.
See MoreRa về ngày nhớ đêm mong
Trông mây lại nhớ bóng hồng ngoài hiên
Ra sông lại nhớ nhời nguyền
Xuống sông uống nước cho nguôi tấm lòng.
Quan họ tiễn nhau từ mờ sáng, mà đến tận chiều tối mới ra đến đầu làng. Kẻ thì xin ra về, người thì giữ ở lại. Những câu giã bạn như xé lòng ai, ai oán có, nỉ non có, hờn trách có, hẹn ước có và nhớ thương cũng có. Từ xin ra về ở nhà bạn, cho đến cổng Tam Quan cửa chùa, rồi ra đến gốc đa, gốc đề đầu làng mà mất cả ngày giời.
Người ơi giã bạn không ly biệt
Trao nón rồi đến hẹn lại lên
Người về xin nhớ đừng quên
Chờ người đến hẹn lại lên hội này.
Cái hay của Quan họ là tuy chia xa, nhưng lại rất gần. Tuy chia cách, nhưng chỉ là tạm thời. Kẻ Bắc đấy, người Nam đấy, nhưng rồi bốn biển lại vẫn hoá như một nhà. Không thành gia thất đấy, chẳng thành lứa đôi đấy. Nhưng chỉ là tạm thời, là của ngày hôm nay mà thôi. Vẫn hẹn ước lứa đôi, vẫn nhời thề son sắt. Vẫn mong một ngày gần nhất lại được tương phùng, như những đôi chim loan phượng trong ngày hội làng của năm sau.
Hỡi người xa hỡi đường xa
Đem sầu mà bỏ cho nhau mà về
Vậy nên ta thấy trong Quan họ buồn xa cách đấy, nhưng không thảm thương. Sầu vấn vương đấy, mà không ai oán bi luỵ. Ho nhớ nhung nhưng vẫn tràn đầy niềm tin về ngày tao ngộ, họ tưởng nhớ về nhau mà lòng còn bao hy vọng được giãi bầy nỗi lòng cùng nhau lúc bên nhau.
Người về em dặn nhời này
Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua
Người về em dặn tái hồi
Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai.
Cái yêu sâu sắc của người Quan họ ,khiến cho ta cảm thấy không còn có sự phân cách. Xoá nhoà mọi nỗi chia xa, xua tan đi mọi giới hạn trong tình yêu đôi lưa. Nhưng lại thật đơn giản, thật chất phác mộc mạc. Thật gần gũi, nhưng lại thật ý nhị, kín đáo. Rất nhân văn, rất thấu hiểu cho nhau. Lo nghĩ cho nhau, tất cả vì nhau. Tình thật sâu, nghĩa thật nặng. Như vẫn toát lên được cái nét thanh lịch, nho nhã của những con người học sâu hiểu rộng. Không vì luỵ tình mà đánh mất đi cái bản ngã con người, không đánh mất đi cái thuần phong mĩ tục, không đánh mất đi cái lề lối gia phong.
Bước đi một bước một dừng
Đường về Quan họ xem chừng còn xa
Vầng Ô bóng đã xế tà
Bởi chưng gian díu hoá ra thế này.
Dạ mời Đương Quan họ cùng với ban AD chúng em “Xuôi Đông” trên con thuyền ra về ạ.
AD : Nguyễn Minh Tú.
Tuesday, September 25, 2018
Monday, September 24, 2018
Saturday, September 22, 2018
Về Miền Quan Họ Làng Diềm - ĐÒ ƠI !!!
ĐÒ ƠI!!!
Đò ngang có lái sang ngang
Khách thời vắng khách đò sang vắng đò
Mênh mông sóng nước đầy vơi
Có nghe em gọi đò ơi! trong lòng...?
Khách thời vắng khách đò sang vắng đò
Mênh mông sóng nước đầy vơi
Có nghe em gọi đò ơi! trong lòng...?
Gọi đò để sang sông với bạn tình là một hình thức giao duyên của người Quan họ. Nó chính là hình thức hát Quan họ dưới thuyền nổi tiếng xưa nay và mỗi khi nghe tiếng gọi "đò ơi" thì người Quan họ luôn cảm thấy day dứt, trong lòng luôn dâng chào những nỗi niềm nhớ mong. Bởi khi nghe tiếng gọi đò luôn gợi lên hình ảnh đợi chờ của người Quan họ, đợi chờ đến nỗi "trót say nhau lắm phải tìm đến nhau". Để rồi tận trong sâu thẳm của đáy lòng họ luôn thốt lên những lời bi ai rằng...
Đò ơi sao mãi chẳng sang?
Sớm chiều ngả nón chờ chàng qua sông
Thầy mẹ em chửa bằng lòng
Hiếu tình nặng mấy mươi dòng sông sâu
Sớm chiều ngả nón chờ chàng qua sông
Thầy mẹ em chửa bằng lòng
Hiếu tình nặng mấy mươi dòng sông sâu
Trong tình yêu của người Quan họ có ngọn lửa của sự mãnh liệt họ có thể vượt qua mọi rào cản để đến với tình yêu đích thực của mình. Vậy điều gì có thể làm họ phải đắn đo, suy nghĩ không dám đến gặp người tri kỉ? mặc dù trong lòng họ luôn khao khát được gặp, được đến với người mà mình luôn mong nhớ! Phải chăng có một ngăn cách hay một rào cản? Hoặc một thế lực nào đó, khiến họ không thể bước qua mà bỏ đi cái lề lối gia phong, cái phong tục tập quán mà đến với nhau? Hay đơn giản đó chính là sự ngăn cấm của thầy mẹ? Bởi tình yêu trong thời phong kiến đâu thể thoát khỏi sự :"Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy!". Còn tình yêu mà những đôi lứa dành cho nhau chỉ có thể để sâu kín trong lòng, nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đó chính là nỗi khổ tâm của người Quan họ, bên hiếu bên tình làm sao có thể chọn vẹn cả đôi!
Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu
Người vui có chốn em sầu có nơi
Đã đành có chốn thì thôi
Đèo bòng chi nữa tội trời ai mang
Từ khi biết đến tuổi vàng
Lòng càng thắm thiết dạ càng vấn vương
Quản bao tháng đợi năm chờ
Thấy người dãi nắng dầm mưa xót thầm
Nguyện lòng đôi chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm duyên ai
Lâu nay mới có một ngày
Dừng chân tạm chút sang đây tự tình
Bao giờ yến được gặp oanh?
Người vui có chốn em sầu có nơi
Đã đành có chốn thì thôi
Đèo bòng chi nữa tội trời ai mang
Từ khi biết đến tuổi vàng
Lòng càng thắm thiết dạ càng vấn vương
Quản bao tháng đợi năm chờ
Thấy người dãi nắng dầm mưa xót thầm
Nguyện lòng đôi chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm duyên ai
Lâu nay mới có một ngày
Dừng chân tạm chút sang đây tự tình
Bao giờ yến được gặp oanh?
Khắc khoải đợi chờ trong tiếng gọi “đò ơi!” Nửa muốn quên đi những gia phong nề nếp để qua đò mà sang sông với bạn tình, nửa lại thương lời cha mẹ dặn dò, ân sâu nghĩa nặng sao đành lòng mà lại quên được đây? Những day dứt ấy, những khắc khoải ấy cứ trĩu nặng, cứ đè nén trong lòng người Quan họ. Bên tiếng gọi đò mà đò thì cứ lỡ bến mãi chẳng sang, khiến cho lòng ai càng thêm tan nát, ruột gan càng trăm mối tơ vò như rối bời dạ ai.
Đò ai đi ở bên sông
Có lòng đợi khách hay không hỡi đò?
Có lòng đợi khách hay không hỡi đò?
Hỏi những ai đã từng thấu hiểu những câu gọi "đò ơi", mà không gợi lên trong lòng những nỗi niềm thương cảm, của những lứa đôi đang mong nhớ, đợi chờ, những tiếng gọi đò trong vô vọng, để bước sang sông với bạn duyên của người Quan họ. Mà không cảm thấy nao lòng và cảm thương cảm cho sự lỡ dở, cho những chuyến đò mãi không cập bến duyên lành của người xưa...?
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung
Cho thuyền gặp bến cho mây gặp rồng.
Cho thuyền gặp bến cho mây gặp rồng.
Trong Quan họ thì có rất nhiều câu hát nói về con đò, nhưng hầu như đa số nói về sự đợi chờ, khắc khoải, nhớ mong của người Quan họ là nhiều. Cũng vì vậy mà những lời ca như ai oán, bổng trầm kia lại càng khiến cho Quan họ càng thêm da diết như mê hoặc lòng người.
Mở chèo bát lái thuyền ra
Phách nhất tìm bạn nhịp ba tìm tình
Người ơi thương lấy em cùng
Như thuyền có lái như rồng có mây
Màn trên sập dưới sánh vầy
Chiếu loan xải giữa gối mây em đợi chờ.
Phách nhất tìm bạn nhịp ba tìm tình
Người ơi thương lấy em cùng
Như thuyền có lái như rồng có mây
Màn trên sập dưới sánh vầy
Chiếu loan xải giữa gối mây em đợi chờ.
Mong sao cho nghĩa tình sẽ được như lời câu ca trên, để người Quan họ không còn cảnh đợi chờ, nhớ mong mà đò mãi chẳng sang, cho tình đành dang dở.
AD Nguyễn Minh Tú
Source Về Miền Quan Họ Làng Diềm
Saturday, September 15, 2018
Gia phả họ NGUYỄN KHẮC - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh
Gia phả họ NGUYỄN KHẮC - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh.
Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.
Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).
Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
----------
Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.
Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.
Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).
Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
----------
GIA PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN-KHẮC (PDF/55 trang)
Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.
Tuesday, September 11, 2018
Gia phả họ NGUYỄN TUYỂN (Ngành 2) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh
Gia phả họ NGUYỄN TUYỂN (Ngành 2) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh.
Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.
Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).
Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
----------
Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.
Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).
Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
----------
GIA PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN-TUYỂN (Ngành 2) (PDF/124 trang)
Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.
Gia phả họ NGUYỄN VĂN (Ngành 2) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh.
Gia phả họ NGUYỄN VĂN (Ngành 2) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh.
Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.
Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).
Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.
Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).
Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
----------
GIA PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN-VĂN (Ngành 2) (PDF/163 trang)
Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.
Saturday, September 8, 2018
Gia phả họ ĐINH-VĂN - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh
Gia phả họ ĐINH-VĂN - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh
Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.
Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).
Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
----------
From: Huynh Nguyen nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
To: Thuc Dinh dthuc@live.com
Date: Sat. 09.08, 2018, 3:30PM
Cám ơn chú Thức đã đưa gia phả họ Đinh Văn (Nguyễn Tuyển Vinh soạn) lên KYDV, trong đó còn nhiều thiếu xót về tên trong khi đánh máy, anh Huỳnh sẽ chỉnh và đưa cho Tuyển Vinh sửa.
Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.
Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).
Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:
- Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
----------
From: Huynh Nguyen nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
To: Thuc Dinh dthuc@live.com
Date: Sat. 09.08, 2018, 3:30PM
Cám ơn chú Thức đã đưa gia phả họ Đinh Văn (Nguyễn Tuyển Vinh soạn) lên KYDV, trong đó còn nhiều thiếu xót về tên trong khi đánh máy, anh Huỳnh sẽ chỉnh và đưa cho Tuyển Vinh sửa.
Xin quí đồng hương coi và cho biết những chỗ cần sửa, nhất là về họ và tuổi tác hoặc những chỗ còn thiếu xót.
Cám ơn chú và chúc bình anh.
----------
GIA PHẢ DÒNG HỌ ĐINH-VĂN (PDF/173 trang)
Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.
Đình làng trong đời sống đương đại - Bài, ảnh: Việt Thanh
Đình làng trong đời sống đương đại
08/06/2018 09:30
Nếu như chùa làng là nơi để người ta đến tụng kinh niệm phật cho tâm thanh tịnh, bình an và giác ngộ thì đình làng là nơi để người dân đến vui chơi, hội họp, ăn uống, giải trí. Đó chính là đặc tính cộng đồng, dân dã của đình làng.
Đình Đồng Kỵ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mái đình vẫn gắn bó vẹn nguyên, bất di bất dịch, tồn tại đồng hành trong đời sống người dân qua các thế hệ. Đình làng không chỉ là nơi thờ Thành hoàng của làng, nơi tế tự và hội họp mà còn là nơi mở hội làng. Mọi tinh hoa vật chất và tinh thần của cộng đồng làng xã luôn tập trung, thể hiện, phản ánh ở ngôi đình làng.
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu”.
Dưới mái đình làng, người ta còn trao gửi yêu thương, chia sẻ, bộc lộ tình cảm, hò hẹn và tình tự… Đình làng được coi là biểu tượng “hồn cốt” của làng xã, quê hương. Đó là niềm tự hào của cộng đồng dân cư trong làng và là hình ảnh luôn lắng sâu trong tâm thức của những người xa quê khi nhớ về cội nguồn.
Bắc Ninh-Kinh Bắc nổi tiếng với những ngôi đình bề thế, các lớp ngói đao cong uốn lượn duyên dáng, được chạm trổ phong phú các kiến trúc rồng bay, phượng múa, lân chầu, quy đội thư… tinh xảo. Nhiều ngôi đình đẹp nổi tiếng được ca ngợi trong tiềm thức dân gian
“Thứ Nhất là đình Đông Khang
Thứ Nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm”…
Theo số liệu thống kê của cơ quan chuyên môn tính đến năm 2013, toàn tỉnh có tổng số 1558 di tích, trong đó có tới 513 ngôi đình làng.
Qua các tài liệu thư tịch cổ kết hợp quá trình khảo sát điền dã thực tế tại hầu hết làng xã ở Bắc Ninh, các nhà nghiên cứu cho rằng, ngôi đình được khởi dựng sớm nhất ở Bắc Ninh hiện nay là đình Mão Điền Đoài, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành. Đình Mão Điền được khởi dựng trước năm 1584 (thời Mạc) và đến năm 1584 thì được trùng tu tôn tạo. Một trong những ngôi đình ở Bắc Ninh còn bảo lưu được dấu ấn điêu khắc thời Mạc là đình Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh). Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), Bắc Ninh phát triển làng nghề, làng buôn bán giàu có nổi tiếng nên có điều kiện xây dựng, trùng tu và mở rộng đình làng với quy mô lớn, chạm khắc trang trí lộng lẫy, tinh xảo… Sang thời Nguyễn, nhiều ngôi đình tiếp tục được trùng tu mở rộng đến ngày nay, tiêu biểu như: Đình Đình Bảng, đình Phù Lưu, đình Hồi Quan, đình Đồng Kỵ (Từ Sơn); đình Thọ Đức, đình Quan Đình (Yên Phong); đình Diềm, đình Cổ Mễ, đình Đáp Cầu, đình Châm Khê, đình Xuân Ổ (thành phố Bắc Ninh); đình Bùi Xá (Thuận Thành); đình Bảo Tháp, đình Yên Việt, đình An Quang, đình Môn Quảng (Gia Bình)...
Mỗi đình làng ở Bắc Ninh là một thiết chế văn hoá truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa của các thế hệ người dân ở từng thời kỳ lịch sử. Nghệ thuật kiến trúc, các bức chạm khắc, trang trí trên những cấu kiện gỗ ở đình làng với đa dạng đề tài tứ linh, tứ quý và cuộc sống con người… đều là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đặc sắc mà các nghệ nhân xưa đã dày công tạo tác, gửi gắm những thông điệp của lịch sử đương thời. Đình làng Bắc Ninh còn lưu giữ hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú như thần tích, thần phả, sắc phong, bia đá, đồ thờ tự, hoành phi, câu đối, đồ tế khí, hương ước, khoán ước…
Cửa võng đình Diềm (Hoà Long, thành phố Bắc Ninh).
Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng biết ơn công lao của các vị Thành hoàng, hàng năm nhân dân các làng xã tổ chức lễ hội tại đình với nhiều nghi thức tín ngưỡng được tổ chức long trọng, trang nghiêm gồm cả phần lễ và phần hội. Bởi vậy, tại không gian đình làng diễn ra cả hoạt động tế Thần, rước Thần cùng với các hoạt động văn hoá nghệ thuật, trò chơi dân gian.
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế với sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng Nông thôn mới hiện nay, đình làng tuy bớt đi một phần chức năng hành chính nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, là thiết chế văn hoá trung tâm thờ Thành hoàng làng, nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, văn hoá tâm linh, gìn giữ thuần phong mỹ tục và giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Hoạt động trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp đình làng được chú trọng với sự đầu tư đáng kể của Nhà nước cùng nguồn vốn xã hội hoá. Công tác kiểm kê di tích, di sản được tiến hành thường xuyên. Nhiều việc làm thiết thực nhằm truyền tải ý nghĩa, vai trò và bảo tồn các giá trị văn hoá của đình làng trong cuộc sống đương đại vẫn được các thế hệ dân nối tiếp duy trì… để bảo vệ, giữ gìn “mái nhà chung” của cộng đồng làng xã, quê hương.
Bài, ảnh: Việt Thanh
Source BacNinhOnline
Wednesday, September 5, 2018
Về Miền Quan Họ Làng Diềm - LÝ CÂY ĐA
- LÝ CÂY ĐA -
Chèo lên quán dốc cây đa,
Thấy cô mặc áo vô già nâu non.
Khăn thâm vành rí đội đầu,
Nửa thương bên nọ, nửa sầu bên kia.
Áo lương năm cúc viền tà,
Ai may người mặc hay là em may.
Trẻ tre đan nón ba tầm,
Ai đan người đội hôm rằm tháng giêng.
Thấy cô mặc áo vô già nâu non.
Khăn thâm vành rí đội đầu,
Nửa thương bên nọ, nửa sầu bên kia.
Áo lương năm cúc viền tà,
Ai may người mặc hay là em may.
Trẻ tre đan nón ba tầm,
Ai đan người đội hôm rằm tháng giêng.
Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình luôn gợi lại những kỉ niệm đẹp trong lòng người Kinh Bắc nói chung và trong lòng người Quan họ nói riêng.
Trèo lên quán dốc cây đa,
Thấy cô mặc áo vô già nâu non.
Thấy cô mặc áo vô già nâu non.
Dưới gốc cây đa nơi đầu làng, Quan họ làng ra đón Quan họ bạn sang chơi hội làng mình, mỗi khi làng mở hội đã trở nên hết sức thân thuộc trong lòng người Quan họ. Chính nơi đây họ đã trao và nhận những miếng trầu nghĩa, trầu tình thay cho lời chào và cũng là thay cho những lời nói trao duyên, trao tình của người Quan họ.
Trầu xanh cau trắng chay hồng,
Vôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên.
Có cau, có vỏ, có vôi,
Xin mời đương Quan họ người xơi miếng trầu.
Vôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên.
Có cau, có vỏ, có vôi,
Xin mời đương Quan họ người xơi miếng trầu.
Sau khi đã trao nhau miếng trầu nghĩa, trầu tình ấy, họ cùng nhau ca lên những câu hát chúc, hát mừng. Rồi họ mời nhau vào nhà những ông trùm, bà trùm. Rồi họ mời nhau ra đình, hoặc ra đền (nơi mà làng mở hội mừng ngày kỵ nhật hoặc ngày húy của thánh hôm đó), làm lễ, rồi họ cùng nhau trao duyên, trao tình trong những canh hát ca sự tại đình, hoặc đền. Rồi họ cùng nhau trẩy hội, du xuân (hát trong đám hội, hát dưới thuyền vv...).
Cuối cùng thì mời nhau về nhà ông trùm, bà trùm xơi cơm Quan họ và ca những canh Quan họ tại gia thâu đêm suốt sáng.
Khăn thâm vành rí đội đầu,
Nửa thương bên nọ, nửa sầu bên kia.
Nửa thương bên nọ, nửa sầu bên kia.
Chắc hẳn các bạn trẻ ngày nay ít ai được nhìn thấy cái rí của các cụ ngày xưa mổi khi vấn tóc phải không ? Ngày xưa các cụ ta mỗi khi vấn tóc thường hay có cái rí, để khi vấn tóc thì tóc sẽ được các cụ quấn vào cái rí đó cho tóc gọn không bị tả tơi. Tóc dài đến đâu thì cái rí sẽ được làm dài đến đó, sau khi đã quấn tóc vòng quanh rí rồi tì các cụ sẽ quấn cái rí thành một vòng tròn trên đầu, rồi sau đó sẽ chít khăn mỏ quạ bên ngoài vành rí. Nói cách khác thì rí được làm bằng vải, chiều dai thì theo tóc của mỗi người và có tác dụng là dữ cho tóc luôn gọn, rồi quấn thành vòng trên đầu để chít khăn mỏ quạ cho vuông vắn. rí thường được làm to hơn ngón tay cái một chút rồi dài và nhỏ dần đến ngọn tóc. Ngày nay không dùng rí thì mỗi khi chít khăn mỏ quạ các liền Chị thường dùng một cái vòng tròn màu đỏ cho tiện thay cho vành rí.
Áo lương năm cúc viền tà,
Ai may người mặc hay là em may.
Trẻ tre đan nón ba tầm,
Ai đan người đội hôm rằm tháng giêng.
Ai may người mặc hay là em may.
Trẻ tre đan nón ba tầm,
Ai đan người đội hôm rằm tháng giêng.
Người Quan họ thật sâu sắc và ý nhị, kín đáo. Thực ra hai câu thơ trên ý muốn khen cái sự khéo léo của các liền Anh, liền Chị. Ngoài văn hay chữ giỏi thì họ cũng là những người hết sức đảm đang, tài hoa trong công việc đời thường điển hình ở đây là họ có thể làm được những trang phục như áo lương, cũng như những vật dụng như nón ba tầm. nhưng ngoài sự khen ngợi khéo léo tài hoa của nhau ra thì người Quan họ còn như ngầm khen nhau rằng nhưng trang phục, những vật dụng mà họ đang dùng đó rất hợp và đẹp khiến ai cũng xinh đẹp, duyên dáng, tao nhã nổi bật giữa đám hội. Trong câu Quan họ lời cổ ''LÝ CÂY ĐA'' cũng cho chúng ta hiểu thêm rằng nghề chơi Quan họ thực sự đã được chắt lọc rất kĩ không phải ai cũng có đủ yếu tố để là một liền Anh, liền Chị thự thụ. Hình tượng được cho là chuẩn, là đẹp thì những liền Chị phải là những người xinh đẹp duyên dáng, đảm đang và nhất là tài ăn nói khéo léo để có thể đối đáp trôi chẩy. Những liền Anh phải là nhưng người tướng mạo nho nhã, tài ba và học hành văn chương chữ nghĩa phải lầu thông vv...
Còn giời, còn nước, còn non,
Còn chơi Quan họ em còn say xưa.
Còn chơi Quan họ em còn say xưa.
Nào xin mời các đương Quan họ hãy cùng AD xem cái sự tài hoa, khéo léo, sự nho nhã, văn chương kinh sử lầu lầu của các liền Anh. Và nết xinh đẹp, nết na, yểu điệu thục nữ dịu dàng ra sao của các liền Chị Qua câu Quan họ thế nào nhé.
AD Minh Tú
Source Về Miền Quan Họ Làng Diềm
Saturday, September 1, 2018
Saturday, August 25, 2018
Tỏa sáng văn hiến Bắc Ninh - Kinh Bắc - Đỗ Thị Thủy
Bắc Ninh – Kinh Bắc nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sớm là “cái nôi” của người Việt cổ, quê hương của những danh nhân, danh tướng tài cao đức trọng, nên được sử sách và dân gian ca ngợi là vùng địa linh nhân kiệt và hàng ngàn năm văn hiến. Trong tiến trình lịch sử dân tộc ta, các thế hệ cộng đồng nhân dân Bắc Ninh đã cùng nhau tạo dựng nên những thành tựu văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng to lớn, quý giá. Song tất cả được hội tụ, kết tinh, tỏa sáng ở kho tàng di sản văn hóa và đó chính là nền văn hiến Kinh Bắc – Bắc Ninh.
Nét văn hiến tiêu biểu đầu tiên của Kinh Bắc – Bắc Ninh phải kể đến hệ thống di tích. Bắc Ninh là 1 trong 10 tỉnh có số lượng di tích lớn nhất nước: Theo số liệu thống kê của cơ quan chuyên môn, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 1558 di tích thuộc nhiều loại hình, đã có 574 di tích đã được Nhà nước xếp hạng các cấp, trong đó có 04 di tích Quốc gia đặc biệt gồm ( Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, đền Đô và khu lăng mộ nhà Lý), 194 di tích cấp Quốc gia, 376 di tích cấp Tỉnh, xếp hạng được 05 nhóm bảo vật Quốc gia gồm (Tượng ADi Đà chùa Phật Tích, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp, ba pho tượng Tam thế chùa Linh Ứng, tượng Rồng đá đền Lê Văn Thịnh, Bia xá lợi ). Nhiều di tích nổi tiếng nhất nước: Các di tích có niên đại sớm là các di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hóa từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, có niên đại trên dưới 4.000 năm như: di chỉ Chùa Lái, Thùng Lò (Xuân Ổ - Võ Cường); di chỉ Bãi Tự, Tiêu Sơn (Tương Giang- Từ Sơn); di chỉ Nội Gầm (Dũng Liệt – Yên Phong); di chỉ Quả Cảm (Hòa Long –TP. Bắc Ninh); di chỉ Lãng Ngâm (Lãng Ngâm –Gia Bình); di chỉ Đại Lai (Xuân Lai – Gia Binh); di chỉ Đại Trạch (Trí Quả - Thuận Thành)... Đặc biệt, tại thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành), là nơi duy nhất các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những khu lò đúc trống đồng với nhiều mảnh khuôn đúc trống thuộc niên đại Đông Sơn - Qua đây khẳng định Bắc Ninh- Kinh Bắc là cái nôi của người Việt cổ. Nổi tiếng hơn cả là hệ thống di tích đình chùa cổ kính thâm nghiêm với những di tích nổi tiếng như: Chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp ở huyện Thuận Thành là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Thư tịch cổ cho biết, ngay từ đầu Công nguyên, Phật giáo từ Ấn Độ được truyền trực tiếp vào vùng Dâu – Luy Lâu và dung hội với tín ngưỡng bản địa của người Việt cổ thờ các lực lượng tự nhiên (mây, mưa, sấm, chớp) để có hệ thống chùa Tứ Pháp với các pho tượng được thờ vừa là “Thần vừa là Phật” huyền bí linh thiêng, mang sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam. Đó còn là các Đại danh lam như chùa Dạm, chùa Phật Tích được xây vào thời Lý (thế kỷ 11 – 12): Chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, còn bảo lưu được 3 lớp nền móng được kè đá tảng với quy mô rất lớn, những di vật quý giá như: gạch, ngói, đầu rồng, đầu phượng; đặc biệt là cây cột đá chạm rồng hiên ngang đứng giữa trời tượng trưng cho “Vương quyền” và “ Thần quyền” của quốc gia Đại Việt hùng cường. Chùa Phật Tích nằm trên núi Phật Tích thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, đầy ắp những huyền thoại về người và thần, còn bảo lưu được pho tượng bằng đá xanh nguyên khối Phật A Di Đà thời Lý là một kiệt tác nghệ thuật về tượng Phật – Đức Phật ADi Đà tọa thiền trên tòa sen, cao gần 3m, nhưng thanh thoát với vẻ đẹp mềm mại của thân hình và nếp áo cà sa chảy nuột, khuôn mặt thánh thiện với đôi mắt khép hờ, nụ cười độ lượng như đang muốn cứu vớt mọi chúng sinh ra khỏi biển khổ khi đến lễ bái kêu cầu; hàng tượng đá 10 linh thú (sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa) tượng trưng cho sức mạnh muôn thú tự nhiên chầu phục trước cửa chùa quy phục Phật Pháp. Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của hai thời Lê – Nguyễn, với các lớp mái ngói đao cong trùng điệp duyên dáng và cây tháp “Báo Nghiêm” cao vời vợi như cây bút vẽ lên trời xanh ngàn năm văn hiến của quê hương. Bắc Ninh – Kinh Bắc còn nổi tiếng với những ngôi đình làng có quy mô bề thế, các lớp mái ngói đao cong uốn lượn bồng bềnh duyên dáng, trên kiến trúc là những bức chạm trổ rồng bay, phượng múa, lân chầu, quy đội thư... tinh xảo nghệ thuật và đã đi vào tiềm thức dân gian bằng những câu ca: “ Thứ nhất là đình Đông Khang/ Thứ nhì Đình Bảng vẻ vang đình Diềm”. Đó còn là những ngôi đền thờ các danh nhân lịch sử, văn hóa có công dựng nước và giữ nước như: đền và lăng Kinh Dương Vương thuộc xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, nơi thờ phụng Thủy tổ dân tộc có công khai mở đất nước; đền Vua Bà làng Viêm Xá, xã Hòa Long, thờ Thủy tổ Quan họ; đền Cao Lỗ Vương thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, thờ Tổ sư ngành quân khí; đền Đô phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, nơi tôn vinh Bát vị Tiên Vương nhà Lý có công khai mở nền văn minh Đại Việt; Văn Miếu Bắc Ninh thuộc phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, nơi tôn vinh truyền thống hiếu học khoa bảng và ghi danh gần 700 vị đỗ đại khoa; đền Lê Văn Thịnh xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, thờ “ Trạng nguyên” khai khoa đầu tiên; đền Xà xã Tam Giang, huyện Yên Phong, nơi ghi dấu bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên khảng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta... Nhiều di tích với lễ hội lớn mang quy mô vùng, miền như: hội chùa Dâu, hội Lim, hội Diềm, hội Phật Tích, hội Thập Đình, hội đền Cao Lỗ Vương... Hàng năm đã thu hút hàng ngàn vạn khách thăm quan trong nước và quốc tế. Đó còn là hàng trăm ngôi đền, đình, chùa của các làng xã là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng với nghi thức sự lệ (sóc, vọng, thượng nguyên, kỳ an...) và lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm, ở đó đã hội tụ, kết tinh và tỏa sáng bề dịch lịch sử, văn hóa, những thuần phong mỹ tục của quê hương, đất nước.
Bắc Ninh còn nổi tiếng là cái nôi yêu nước cách mạng: Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhiều sĩ phu yêu nước người Bắc Ninh đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược như: Hoàng Văn Hòe, Dương Khải, Ngô Quang Huy, Đội Văn... Tiêu biểu là Nguyễn Cao người thôn Cách Bi, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, đã chỉ huy nghĩa quân đánh bại quân Pháp ở nhiều nơi như: Siêu Loại, Gia Lâm, Hà Tây, Hà Nội... Khi bị rơi vào tay giặc ông đã tự rạch bụng nhổ máu vào mặt giặc, giữ vững khí tiết yêu nước quật cường. Đầu thế kỷ XX, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã đem ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê nin vào phong trào yêu nước của Việt Nam, Bắc Ninh là nơi sớm có các chiến sĩ cộng sản tiền bối xuất sắc của Đảng có công gây dựng cơ sở và phong trào các mạng cả nước như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Lê Quang Đạo, Hoàng Quốc Việt... Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Ninh từng là nơi căn cứ địa cách mạng, nơi Trung ương Đảng hoạt động, hội họp, lãnh chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, ra bản Chỉ thị lịch sử “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; nơi 18 lần vinh dự được Hồ Chủ Tịch về thăm và làm việc. Đó còn là sự cống hiến hy sinh hết mình về sức người sức của của nhân dân Bắc Ninh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam của Tổ quốc.
Bắc Ninh còn là cái nôi của Nho giáo, nơi Sĩ Vương mở trường dạy chữ nho đầu tiên. Trải ngót ngàn năm khoa bảng phong kiến, xứ Kinh Bắc nổi tiếng là đất học với gần 700 vị đỗ đại khoa, hàng nghìn cử nhân, tú tài, được sử sách và dân gian ca ngợi là vùng quê của “ giỏ ông đồ, bồ ông cống, đống Trạng nguyên, thuyền Bảng nhãn” và để lại dấu ấn là những di tích về nho học như: Văn Miếu Bắc Ninh, Văn Chỉ ở các huyện, xã có nhiều đỗ đạt; đền, từ đường, nhà thờ của các dòng họ thờ các bậc khoa bảng. Truyền thống khoa bảng của Kinh Bắc có những đặc điểm tiêu biểu như: Người đỗ thủ khoa đầu tiên là Lê Văn Thịnh ( Đông Cứu – Gia Bình); Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quán Quang ( Tam Sơn - Từ Sơn); người đỗ Tiến sĩ trẻ nhất nước 15 tuổi là Nguyễn Nhân Thiếp (Kim Chân – TP. Bắc Ninh); người đỗ Tiến sĩ cao tuổi nhất nước 68 tuổi là Quách Đồng Dần (Phù Khê -Từ Sơn); 13 đời đỗ Tiến sĩ và cha con anh em cùng đỗ một khoa làm quan đồng triều là họ Nguyễn thôn Kim Đôi (Kim Chân – TP. Bắc Ninh); đoạt hết các thứ hạng Tam khôi là làng Tam Sơn (Tam Sơn - Từ Sơn), làng Bịu Thượng (Hoài Bão – Tiên Du). Các làng có những dòng họ khoa bảng nổi tiếng như: Họ NguyễnVĩnh Kiều (Đồng Nguyên - Từ Sơn), họ Đàm (Hương Mạc), họ Ngô và Nguyễn (Tam Sơn), họ Ngô (Tam Giang), họ Nguyễn (Bịu Thượng)… Nổi tiếng là các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa sau trở thành các đại thần đi sứ với tài ngoại giao lỗi lạc, xuất chúng như: Thái sư Lê Văn Thịnh người thôn Bảo Tháp ( Đông Cứu – Gia Bình) đi sứ bên nhà Tống đã đòi lại cho nước ta 6 huyện 3 động. Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư thôn Hiền Lương (Phù Lương - Quế Võ) được dân gian gọi là “Quan Trạng” đi sứ sang nhà Minh đã làm cho cả triều đình phải kính phục và để lại nhiều giai thoại nổi tiếng. Đặc biệt nổi tiếng là Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo người thôn Hoài Thượng (Hoài Bão - Tiên Du): ông từng đi sứ sang nhà Thanh, với tài ngoại giao kiệt xuất sự uyên bác về văn chương, thơ phú, khiến triều đình nhà Thanh phải kính phục tôn vinh là “Đệ nhất Khôi nguyên của Bắc triều” và được vua Lê Dụ Tông tặng 4 chữ vàng “Lưỡng quốc Trạng nguyên” còn bảo lưu được tại đền thờ ông ở thôn Hoài Thượng. Đó còn là các vị đại khoa sau trở thành những danh thần bất hủ về lòng trung quân ái quốc, sống anh hùng đánh giặc chết hiển linh làm Thần được sử sách lưu danh, dân gian lập đền thờ phụng muôn đời như: Thượng thư Đàm Văn Lễ, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Tự Cường… Các nhà khoa bảng của cả nước nói chung, của xứ Kinh Bắc nói riêng đã trở thành nguyên khí quốc gia và “rường cột ” vững chắc của đất nước trên mọi lĩnh vực như: Chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, ngoại giao…đã có công to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc Việt Nam. Họ đã làm rạng rỡ những trang sử oai hùng của dân tộc ta bằng tài năng, đức độ và lòng yêu nước sâu sắc.
Bắc Ninh- Kinh Bắc còn là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, ngay từ đầu Công nguyên Phật giáo từ Ấn Độ theo bước chân các nhà tu hành du nhập trực tiếp vào nước ta tại vùng Dâu (Luy Lâu) tạo nên hệ thống chùa Tứ Pháp là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Từ đây, Phật giáo phát triển, lan tỏa đi khắp các vùng miền trong cả nước. Vì vậy, hệ thống chùa tháp ở Bắc Ninh sớm được hình thành và vô cùng phong phú: Hầu như làng xã nào bên cạch ngôi đình thờ Thần/Thánh là người có công với dân với nước, còn có ngôi chùa thờ Phật nhằm hướng thiện, cầu may; có làng tới 2 -3 ngôi chùa. Các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn những nơi có núi cao, sông dài, cảnh đẹp của tỉnh Bắc Ninh như Phật Tích, Lãm Sơn, Tam Sơn, Tiêu Sơn, Hàm Sơn, Thiên Thai... đều được các vua, chúa, vương hầu quý tộc cho xây dựng chùa tháp, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, triều đại Lý – Trần đã coi Phật giáo là Quốc giáo và cho xây dựng những Đại danh lam ở những nơi có núi sông cảnh quan tốt đẹp, trên đất Kinh Bắc như: Đại danh lam chùa Phật Tích, Đại danh lam chùa Đại Lãm và nhiều danh lam cổ tự khác như: đền chùa Phả Lại, chùa Vọng Nguyệt, chùa Trường Liêu, chùa Tiêu, chùa Cổ Pháp...Coi trọng tăng ni và đã có nhiều vị Quốc sư trụ trì ở chùa chiền vùng đất này có công lao to lớn với dân với nước như: Quốc sư Lý Khánh Văn; Vạn Hạnh, Khổng Minh Không, Dương Không Lộ, Thiền sư Huyền Quang... đã có công lao to lớn trong việc xây dựng triều chính, trị nước, an dân.
Bắc Ninh còn được ca ngợi là “vùng đất trăm nghề” và giao thương buôn bán trong nước và quốc tế. Các nghề thủ công Bắc Ninh thật là phong phú, đa dạng, từ việc sản xuất ra các mặt hàng là công cụ sản xuất, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, đến cả đồ trang sức, đồ mỹ nghệ, đồ tín ngưỡng... Hiện nay, theo số liệu thống kê tỉnh Bắc Ninh có 120 làng nghề, trong đó có 62 làng nghề thủ công truyền thống, nhiều làng nghề nổi tiếng như: Tơ tằm làng Vọng Nguyệt (Tam Giang -Yên Phong); đúc luyện đồng, nhôm, gang, trì làng Mẫn Xá (Văn Môn - Yên Phong); gốm mỹ nghệ ( Phù Lãng - Quế Võ); giấy Đống Cao, Châm Khê ( Phong Khê - TP. Bắc Ninh), sắt thép Đa Hội ( Châu Khê - Từ Sơn); mộc gia dụng và mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ (Từ Sơn); gò đồng Đại Bái (Gia Bình); tre trúc mỹ nghệ làng Xuân Lai (Gia Bình).... Hiện các làng nghề trên, không những tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, mà còn đó những nghệ nhân, bí quyết nghề nghiệp, dây truyền sản xuất, những sản phẩm không những nổi tiếng trong nước, mà còn có thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Bắc Ninh còn nổi tiếng là vùng đất của văn hóa nghệ thuật dân gian: Quan họ, tuồng, chèo, ca trù, trống quân, rối nước... Không biết từ bao giờ đã có cả những làng chuyên làm nghệ thuật nổi tiếng như: ca trù (ả đào) làng Thanh Tương, Thanh Khương (Thanh Khương – Thuận Thành), Tiểu Than (Cao Đức – Gia Bình), Thượng Thôn ( Yên Phong); trống quân làng Bùi Xá; tuồng các làng Tam Lư xã Đồng Nguyên, Đa Hội xã Châu Khê, Phú Mẫn, Trung Bạn (TT.Chờ - Yên Phong), Định Mỗ (Xuân Lai – Gia Bình); múa rối nước làng Đồng Ngư ( Song Liễu –Thuận Thành); chèo làng Thất Gian (Châu Phong – Quế Võ), Hán Đà, Thị Thôn (Hán Quảng – Quế Võ), Từ Phong (Cách Bi – Quế Võ); tranh dân gian Đông Hồ... Đặc biệt, dân ca Quan họ thì có tới 44 làng quan họ gốc nằm dọc đôi bờ sông Tiêu Tương, Ngũ Huyện Khê và sông Cầu. Với nhiều giá trị lớn trong nước và quốc tế, ngày 30/9/ 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO long trọng công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngay sau khi dân ca Quan họ được vinh danh, ngày 29/11/2010, UBND tỉnh Bắc Ninh có Quyết định số 1663/QĐ – UBND về việc phê duyệt Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 1”. Tiếp theo, khi Ca trù được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, ngày 4/7/2013 UBND tỉnh Bắc Ninh có Quyết định số 780/ QĐ –UBND về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù giai đoạn 2013– 2020” với kinh phí đầu tư 64.880.000.000 đồng. Công tác kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) được triển khai tích cực, kết quả:đã kiểm kê được 23 DSVHPVT, trong đó lập hồ sơ khoa học cho 8 DSVHPVT tiêu biểu đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia gồm: tranh dân gian Đông Hồ, hát Trống quân Bùi Xá, nghề Tre trúc Xuân Lai, gò đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Phù Khê, lễ hội Đồng Kỵ, lễ hội làng Diềm. Trò chơi Kéo co làng Hữu Chấp được lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia”. Nhân dân các làng xã là chủ nhân của các DSVHPVT trên được quốc gia và thế giới công nhận đã tưng bừng mở hội đón nhận vinh dự lớn lao này và cam kết nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản của quê hương, đất nước.
Nền văn hiến Bắc Ninh – Kinh Bắc được hội tụ, kết tinh và tỏa sáng ở kho tàng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) to lớn, phong phú nói trên. Đây chính là niềm tự hào to lớn, quảng bá về hình ảnh tỉnh Bắc Ninh giàu truyền thống lịch sử và hàng ngàn năm văn hiến; đồng thời là “tài nguyên” vô cùng quý giá của quê hương đất nước, đang được các cấp cấp, các ngành, cùng đông đảo cộng đồng nhân dân các địa phương tỉnh Bắc Ninh cùng vào cuộc với nhiều biện pháp thiết thực để bảo tồn và phát huy giá trị trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay./.
Tuesday, August 21, 2018
Tuesday, August 14, 2018
Thursday, August 9, 2018
Toàn bộ gia phả của tất cả các tộc họ của Dũng Vy - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và Nguyễn Văn Huỳnh
Toàn bộ gia phả của tất cả các tộc họ của Dũng Vy
Fr: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Xin gửi tới quý chú, quý anh, bộ Gia Phả của Dũng Vy, do Nguyễn Tuyển Vinh, đã bỏ nhiều công sức thu thập, một số Vinh đã tìm hỏi của các vị cao niên từ quê Dũng Vy, Liên Khương, Phước Lý, Sàigòn, cũng như tìm hỏi mỗi dịp dự đám cưới, đám tang, và một số đã chụp hình ở các nghĩa trang, kể cả đất thánh ở quê Dũng Vy.
-----------
Fr: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
---------- Forwarded message ----------
From: Minh Thư (Cư xá Lữ Gia) <vpminhthu77@gmail.com>
Date: 2018-08-08 17:45 GMT+10:00
Subject: gia pha
To: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
Phụ chú của Blog KYDV:
Bản gia phả này quý vị cũng có thể xem tại mục KYDV Microsoft OneDrive. - Ông Nguyễn Tuyển Vinh.
Video clips:
20170709_161128.mp4
20170709_162239.mp4
20170709_165113.mp4
20170709_165741.mp4
Fr: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Thu 8/9/2018 3:06 AM
To:
Quang Nguyen (nguyenqv1@yahoo.com);
Thuc (dthuc@live.com);
Tony Thang (todi_1999@yahoo.com)
Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com);
Van Nguyen (khaivan6778@gmail.com);
Ngon Phan (ngonphan@ymail.com); Xin gửi tới quý chú, quý anh, bộ Gia Phả của Dũng Vy, do Nguyễn Tuyển Vinh, đã bỏ nhiều công sức thu thập, một số Vinh đã tìm hỏi của các vị cao niên từ quê Dũng Vy, Liên Khương, Phước Lý, Sàigòn, cũng như tìm hỏi mỗi dịp dự đám cưới, đám tang, và một số đã chụp hình ở các nghĩa trang, kể cả đất thánh ở quê Dũng Vy.
Chúng ta hãy cùng nhau tuyên dương Vinh vì đã thực hiện bộ Gia Phả này.
Đồng thời cũng xin mọi đồng hương thấy chỗ nào còn thiếu thì xin bổ túc cho, để bộ gia phả này được hoàn chỉnh hơn.
Xin liên lạc:
- Nguyễn Tuyển Vinh
Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
Mobile: 0011 84 93 3444608
- Nguyễn Văn Huỳnh
Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
Phần Gia Phả này đã zip, xin unzip (rat) để coi.
Riêng chú Thức, nếu được, xin cho lên KYDV, rất cám ơn và kính chúc mọi người bình an trong Chúa.
Fr: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Thu 8/9/2018 2:42 AM
To:
Thuc (dthuc@live.com);
Tony Thang (todi_1999@yahoo.com);
Van Nguyen (khaivan6778@gmail.com);
Quang Nguyen (nguyenqv1@yahoo.com);
Hien Ha (hien4ha@gmail.com);
Thai (tnguyenvn@yahoo.com)
Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com);
Ngon Phan (ngonphan@ymail.com); ---------- Forwarded message ----------
From: Minh Thư (Cư xá Lữ Gia) <vpminhthu77@gmail.com>
Date: 2018-08-08 17:45 GMT+10:00
Subject: gia pha
To: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
--
CN Cty TNHH MTV PHẠM MINH THƯ
ĐC: Số 4 Đường Số 2, Cư Xá Lữ Gia, P.15, Q.11,Tp.HCM
ĐT: 0918 278 003 - MST: 0309590259
-----------
Phụ chú của Blog KYDV:
Bản gia phả này quý vị cũng có thể xem tại mục KYDV Microsoft OneDrive. - Ông Nguyễn Tuyển Vinh.
Video clips:
20170709_161128.mp4
20170709_162239.mp4
20170709_165113.mp4
20170709_165741.mp4
Monday, August 6, 2018
Thursday, August 2, 2018
Đặc điểm văn hóa truyền thống vùng Bắc Ninh từ kho tàng phương ngôn xứ Bắc
Đặc điểm văn hóa truyền thống vùng Bắc Ninh từ kho tàng phương ngôn xứ Bắc
Nam phong giải trào và Nam phong nữ ngạn thi ra đời vào khoảng cuối Lê, đầu Nguyễn. Theo lời bạt đầu sách do Trần Doãn Giác viết thì:
“Tiên sinh Liễu Am gặp thời buổi gian nan, tăm tối thường hay mượn lời trào lộng, hài hước để ghi lại lời trung phẫn của mình. Tiên sinh Ngô Hạo Phú thì cùng sống trong cảnh hoạn nạn không kém nên cũng mượn lời ngâm để tiêu khiển nỗi sầu muộn. Giác tôi, sau đường quê từng trải, lòng hằng yêu mến những câu phong dao nơi xóm ngõ, những khúc hát cửa đình, bèn thu nhặt mà dịch ra Hán văn”.
Theo Đại Nam nhất thống chí, những câu ca dao nơi xóm ngõ của vùng Bắc Ninh có thể ví với những thiên trong Kinh thi là:
“- Anh đà để vợ anh rồi
Con anh thơ dại mặc trời với anh
– Vợ anh như ngọc như ngà
Anh còn tình phụ nữa là thân em”
(Đây là chê người chán vợ cũ, mê vợ mới).
– Em đi đêm em sợ ông thầy
Em đi ban ngày sợ mẹ mấy cha
Yêu em anh mở cửa anh ra
– Ở nhà sợ mẹ cùng cha
Lẽ đâu tôi dám nguyệt hoa cùng người
(Đấy là lời trai gái ước hẹn với nhau)[3]”.
Hiện chúng tôi còn có trong tay bài tiểu dẫn của Trần Doãn Giác nói về sự chuyển đổi tài hoa của một câu phong dao của người Việt sang thể Kinh thi mà tác giả cho rằng, bài ca dao đó thuộc thể phú nói về chuyện những người phụ nữ đã cảnh báo cho nhau chớ lấy chồng là người Kẻ La bởi những lý do rất đời thường ở nơi quanh năm chân lấm tay bùn. Kẻ La ở đây đại diện cho nhiều làng quê nghèo ở Việt Nam. Câu chuyện như sau:
“Tập này do Hoàng giáp khoa Đinh Mùi (1787) triều Lê cũ hiệu Liễu Trai tiên sinh khởi đầu vậy. Tiên sinh trong buổi cuối Lê đầu Tây Sơn cùng các danh công khác mai danh ẩn tích. Các bậc giỏi Quốc ngữ như tiên sinh Liễu Khê, tiên sinh Ôn Như có làm một câu thơ nói về việc người vợ góa tự kêu khổ như sau:
”Đập mảnh gương ra tìm lấy bóng
Khép chồng áo lại để dành hơi”.
Tiên sinh diễn giải ra chữ Hán như sau:
”Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh
Phong trùng san tử hoach dư hương”.
Các ông thán phục, cho là dịch giỏi. Bèn chọn trong lời quê mùa có câu ”Vật giá bỉ La”(chớ lấy Kẻ La) yêu cầu hai ông dịch. Hai ông đều lấy hết sở trường ra soạn thành đường luật nhưng đều cho là khó. Tiên sinh ứng khẩu đọc như sau:
”Thiên vạn tư niên
Vật giá bỉ La
Ngôn xú kỳ tương
Ngôn hắt kỳ gia”
(Ngàn muôn chớ lấy Kẻ La
Cái tương thời thối, cái cà thời thâm).
Các ông hỏi: ”Vì sao nói như vậy?”. Ông bảo đó là Ba luật. Cử tọa cười nghiêng ngả. Từ đó, mỗi khi thưởng thức thơ thì lại tìm kiếm những lời quê mùa đưa cho các tiên sinh giải ra chữ Hán, theo thứ tự có đến mấy chục bài, người ta truyền tụng”
Có lẽ Phạm Thuận Thành khi công bố các bài viết Hoàng giáp Trần Danh Án – người đầu tiên sưu tầm ca dao Việt Nam (phamthanh.vnweblogs.com) Đưa ca dao sánh với Kinh thi (Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2/10/2012). Đã tham khảo Trần Doãn Giác, nhưng đôi chỗ làm không kỹ nên chữ tác thành chữ tộ, như sau:
“Mùa xuân 1789 vua Quang Trung đại phá quân Thanh, Lê Chiêu Thống lại chạy theo quân Thanh định tính kế “phục quốc” tiếp. Trần Danh Án ở lại lẩn trốn trong dân gian. Vua Quang Trung cử Ngô Thời Nhậm nhiều lần đến mời ông ra làm việc nhưng ông kiên quyết cự tuyệt tỏ rõ một lòng trung với nhà Lê qua câu thơ:
“Người sau bên mộ giơ tay trỏ
Tiến sĩ đời Lê cũ họ Trần”.
Trong thời gian lánh nạn này, Trần Danh Án đã gặp Nguyễn Gia Thiều một cựu thần nhà Lê cũng kiên quyết cự tuyệt làm quan với Tây Sơn. Hai vị cựu công thần cùng chí khí lại là hai nhà thơ lớn rất ý hợp tâm đầu, đã gặp nhau là bàn chuyện thơ phú. Một lần Nguyễn Gia Thiều đọc cho bạn nghe bài thơ “Khóc Thị Bằng” mới làm có câu:
“Đập mảnh gương ra tìm lấy bóng
Khép manh áo lại để riêng hơi”.
Trần Danh Án thán phục thơ quốc âm cũng bóng bẩy sâu sắc bèn diễn giải ra Hán văn để so sánh:
“Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh
Trùng phong khâm tử hộ dư hương”.
Mọi người có mặt đều khen ông diễn dịch hay nhưng vẫn chưa thể vượt được ý tứ câu thơ quốc âm. Nhân câu chuyện vui vẻ có người đọc ra một câu nói cửa miệng của dân gian đề nghị hai nhà thơ dịch ra thể thơ Đường là:
“Muôn nghìn chớ lấy Kẻ La
Cái tương thì thối, cái cà thì thâm”.
Cả hai nhà thơ đều kêu khó. Mãi sau Trần Danh Án dựa theo Kinh Thi mà dịch ra như sau:
“Vạn thiên tư niên
Vật thử bỉ La
Ngôn xú kỳ tương
Ngôn hắc kỳ cà”.
Mọi người ngỡ ngàng câu nói cửa miệng trong dân gian mà dịch sang Hán văn lại hay thế, chẳng kém gì Kinh thi của người Trung Quốc. Từ đó Trần Danh Án tiếp tục sưu tập ca dao và dịch sang Hán văn được nhiều câu nữa”.
Để hiểu hơn tại sao người xưa lại lấy Kinh thi là đỉnh cao của chuẩn mực khi đem những vần thơ dân gian hay nhất, đẹp nhất của người Việt ra so đọ, xin có vài dòng nói thêm về tuyệt phẩm này.
Trước hết, Kinh thi trong thời cổ đại luôn được coi như một Giáo khoa thư, nói như Khổng Tử thì không học Kinh thi thì ăn nói không thông (Bất học Thi vô dĩ ngôn) bởi đọc nó, người ta có thể phấn hưng ý chí, xem xét được việc hay dở, hòa hợp được với mọi người, giãi bày nỗi sầu muộn, gần thì học được thờ cha kính mẹ.
Vậy Kinh thi là gì mà được người Trung Quốc đề cao đến vậy. Đơn giản, đó chỉ là một bộ sách tập hợp những ca dao, ngạn ngữ rất cổ của người Trung Hoa. Qua đó, người ta có thể biết được phong tục, tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị. Ngoài những ca dao mô tả về tình luyến ái, sự chung thủy vợ chồng, cảnh sinh hoạt của nhà nông còn có những bài về chứng phẩm của nghề nông.
Khi tập hợp thi ca dân gian vào Nam phong giải trào, Nam phong nữ ngạn thi các soạn giả kể trên chắc chắn cũng muốn lưu lại cho đời sau một di sản dân gian quý giá của dân tộc. Tiếc rằng cho đến nay, một cuốn Giáo khoa thư có giá trị như thế vẫn chưa được khai thác và phổ biến sâu rộng trong dân chúng.
Tuân theo những giá trị mà Nam phong giải trào, Nam phong nữ ngạn thi đã làm chúng tôi xin đi sâu vào một vài đặc điểm văn hóa truyền thống vùng Bắc Ninh tìm thấy từ kho tàng ca dao, tục ngữ và phương ngôn của địa phương. Những dẫn chứng được nêu ra trong bài viết này được khai thác từ công trình Phương ngôn xứ Bắc của tác giả, do Sở Văn hóa thông tin và Thể thao Hà Bắc ấn hành năm 1994 và Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 1995.
– Mồng bốn là hội kéo co[4]
Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về
Mồng sáu đi hội Bồ Đề
Mồng bảy trở về đi hội Đông Cao
– Mồng bốn làng Cả kéo dây
Làng Trung động thổ kéo cây rào đồng[5]
– Mồng bốn cho ăn
Mồng năm đuổi chạy[6]
– Mồng năm tiến nữ tập quân
Mồng sáu bách nghệ an dân trừ tà[7]
– Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Đến ngày mồng tám cũng về hội Dâu
– Mồng bảy hội Khám, Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu cũng về hội Dóng
– Đồn rằng hội Dóng vui thay
Vui thì vui vậy chẳng tày hội Thau[8]
– Thứ nhất là hội Dóng, Dậu
Thứ nhì Vó, Bưởi không đâu vui bằng[9]
– Hội Đồng Kỵ, pháo chị pháo em
Ca dao, tục ngữ và phương ngôn đã giành một lượng lớn các câu để mô tả về các làng nghề và sản phẩm nổi trội của địa phương:
– Làng Mèn làm quạt khéo thay
Xuân Lê lưới vét, Doãn này đi câu
Thanh Bình trồng bí trồng bầu
Đa Tiện kiện cáo bán mầu mà ăn[10]
– Tư thế bút mực làm giầu
Trà Lâm mổ lợn, uốn câu làng Dàn
Đúc chì đã có Văn Quan
Kẻ Tướng đi hát kiếm quan tiền dài
Ép dầu đã có Thanh Hoài
Dâu, Tự buôn muối bán ngoài chợ Dâu
Công Hà trồng bí, trồng bầu
Đông Cốc dậm rủi đâu đâu cũng mò.
– Nghĩa Lập bánh đúc cháo kê
Tấn Bào nung ngói, Phù Khê chạm rồng
Kim Bảng nấu rượu ngon nồng
Đồng Kỵ giết lợn ăn lòng sớm mai.
Mai Động buôn bán phát tài
Đồng Hương làm ruộng kém ai trên đời
Mẹ Chiền làm cối đan thời
Me Mấc dệt vải bán ngoài chợ phiên
– Xào xáo Xuân Lai
Tay dài Kẻ Sở.
– Xà Đoài bánh đúc bánh đa
Xà Đông chỉ có những đà cùng răm
Làng Ngọt nấu rượu quanh năm
Vọng Nguyệt chỉ có dâu tằm mà thôi.
Với Lạc Thổ, Đông Hồ, trên sông dưới bến hầu như chiếm trọn niềm thương yêu của bao thế hệ với làng nghề và những tranh gà lợn lung linh ánh điệp:
– Mến yêu Lạc Thổ thì về
Làng em làm mã, có nghề chăn nuôi.
Đất vui nhiều lợi thảnh thơi
Gà nuôi, chim thả chờ thời mỗi niên
Anh mê giật giải liền liền
Gà chim giống tốt chả tiên nào bằng.
– Anh đi khắp bốn phương trời
Trở về Lạc Thổ không nơi nào bằng
Con gái đẹp như sao băng
Con trai cắt tóc ra dòng văn minh
Lạc Thổ cắm được hướng đình
Ở giữa ao rối, tứ linh chạm xà
Đầu làng có một cây đa
Ở giữa Văn chỉ, ngõ ba bán hàng
Cầu Ghen có bốn ngôi hàng
Trâu bò nghỉ mát, cô nàng ra chơi
– Ai về Kẻ Nía – Đông Hồ
Cho tôi nhắn nhủ đôi cô hàng vàng
Tre non lột lạt bó vàng
Tre già tươi lá đan sàng nên chăng
– Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh
– Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh cho tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà, lợn thi nhau đẻ nhiều.
– Đưa cho em tới Đông Hồ
Anh mua trái mít, anh bồ trái cam
– Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
Rồi tỉnh Bắc với hình ảnh các thôn nữ thắt bao lưng xanh luôn hiện lên trong tâm khảm bầu bạn bốn phương và người trong nội tỉnh:
– Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về tỉnh Bắc với anh thì về
Tỉnh Bắc có gốc bồ đề
Có hoa thiên lý có nghề buôn cau.
– Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Quế Ổ với anh thì về
Quế Ổ có gốc cây đề
Có sông tắm mát có nghề giã gon.
– Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Chợ với ta thì về
Làng Chợ có gốc cây đề
Có chùa thờ phật có nghề cửi canh
Cùng với hình ảnh xinh tươi đó là những lời chào mời khác đến nao lòng:
– Hỡi cô đội nón không hua
Có về Thụy Mão bắt cua thì về
Đừng về làng Giữa làm chi
Nước giếng thì đục đường đi thì lầy
Cơm ăn thì những gạo xay
Uống nước đường cày khổ lắm mình ơi.
– Bóng đèn là bóng đèn hoa
Có về Dương Ổ với ta thì về
Dương Ổ có lịch có nề
Có ao tắm mát có nghề seo can.
– Hỡi anh đi cái ô đen
Có về Yên Phụ với em thì về
Yên Phụ có gốc cây đề
Có ao Cổ Ngựa có nghề cửi canh
Em nay dệt vải trong phòng
Nắng mưa chẳng phải má hồng thêm tươi.
Chính những chàng trai, cô gái xinh đẹp nhường bao của đất Bắc Ninh ấy lại là chủ nhân của:
– Thau, Lớ đất bụt người tiên
Cấy chẳng mất tiền, gặt chẳng mất công
– Yên Phụ đất bụt người tiên
Đi cấy không tiền, đi gặt không công
– Trời mưa cho ướt lá bầu
Lấy chồng Ngõ Gạch chẳng giầu cũng vui
– Trai Đáp Cầu đi thầu nuôi vợ
Gái Thị Cầu đi chợ nuôi chồng
– Hoa lý là hoa lý linh
Con gái Đình Bảng vừa xinh vừa giòn
– Em là con gái Tương Tề
Đồng Uốn thì thấp, đồng Lề thì cao
Gánh ba gánh lúa đồng Chao
Giã bốn cối gạo, xuống ao tắm xòm.
Biết bao tài sản và vật phẩm nổi tiếng ra đời từ chính những con người ấy, những bàn tay khéo léo và tài hoa ấy:
– Bền chạc Dốt, tốt chạc Lời, mua chơi chạc Cháy
– Bừa Rào, Dao Vát, Trống Lát, mõ Vân
– Liềm Kẻ Rào, Dao Thống Vát, Bát Cầu Cậy, Gậy Xuân Lai
– Chiêng Dầm, khoán Sộp, mõ Me
Lệnh Bèo, trống Mấc, còn e dọ Cời
– Chiêng làng Đống, Trống Hán Đà, Tù và Quảng Lãm
– Chiêng Chè, trống Trụ, mõ Phù Lưu
– Trống Chờ, chiêng Chõ, mõ Phù Lưu.
Ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh, nhiều khi cũng là tấm gương soi hoặc một dấu ấn ghi lại những sự kiện lịch sử được coi là quan trọng, mặc dù nhìn vào đó ta vẫn thấy bóng dáng khá đậm của huyền thoại, truyền thuyết.
Nói về Thánh mẫu trước khi sinh 5 anh em họ Trương, bà phải đi mò cua bắt ốc tại gò Cầu Trông, khi bà mất 4 chàng trai phải đánh nhau với quỷ ở đồng Cửu Cữu rồi về phất cờ khởi nghĩa. Do đó vùng Quế Võ có câu Gò Cầu Trông, đồng Cửu Cữu, đồng Phất Cờ. Nếu điều này được xác thực thì các sự kiện xảy ra từ năm Canh Thân (520) đến năm Quý Hợi (543) đã có một vài đường nét phác họa trong phương ngôn.
Việc Cao Biền được nhà Đường cho làm An Nam Kinh lược chiêu thảo sử rồi Tiết Độ sứ vào năm 864, thường dùng thuyết phong thủy và xảo thuật đánh vào lòng mê tín của dân cũng được phương ngôn vùng Bắc Ninh ghi nhận trong câu Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non.
Cũng vào thời Đường đô hộ, Kinh lược sứ Vũ Hồn vô cùng tàn ác. Năm 842, dân vùng Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành nổi dậy khi cho viên quan đô hộ này phải chạy về Quảng Châu (Trung Quốc). Vì thế, nhân dân vùng Lang Tài bao đời nay vẫn ghi nhớ câu ca:
“Bao giờ chùa đổ giếng trong
Cha con họ Vũ bế bồng nhau đi”
Vào thời kỳ Thập nhị sứ quân (965-967), sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp đóng quân ở Tiên Du. Truyền thuyết kể lại rằng, nhờ có bà Ngọ khuyên ông câu:
"Cháo nóng phải húp xung quanh
Đánh giặc phải đánh ba vành mới tan "
nên Nguyễn Thủ Tiệp nhiều phen đã thắng được các sứ quân khác ngay trong vùng Phật Tích.
Vào thời Lý, trên đất Bắc Ninh xuất hiện nhiều ca dao, tục ngữ và phương ngôn ghi nhận về những biến động ở địa phương như truyền thuyết vùng Hữu Ái (Giang Sơn, Gia Bình) cho rang:
"Dân ta xưa gọi dân Ai
Chỉ vì nhà Lý mới dời về đây"
truyền thuyết vùng Xuân Lai (Gia Bình) nói về sự ra đời của nghề nắn tre gậy có từ khi bị nhà Lý đuổi khỏi làng Đình Bảng, họ đã thề:
"Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nắn gậy gặp đâu đánh què."
Đối với xung quanh vùng Bút Tháp (Thuận Thành), nhiều người đều cho rằng câu ca:
"Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Chăm lo việc nước, mở mang cõi bờ"
là chỉ vào câu chuyện cô gái cắt cỏ trở thành Nguyên phi Ỷ Lan. Ngoài ra ta còn thấy câu:
"Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng"
là chỉ về cuộc đối đầu Đại Việt – Tống trên sông Cầu; Câu:
"Đầu Bần, thân Mao, máu đào Thụ Phúc"
ghi lại cái chết của Đoàn Thượng vào cuối thời Lý…
Như vậy, có một hiện thực là nhờ ca dao, tục ngữ và phương ngôn mà chúng ta có thể dựng lại cả một xã hội vùng Bắc Ninh của một thời vang bóng.
“(Kinh Bắc) có mạch núi cao vót, nhiều sông quanh vòng, là mạn trên của nước ta. Phong cảnh thì phủ Bắc Hà, phủ Lạng Giang đẹp hơn. Văn học thì phủ Từ Sơn, phủ Thuận An nhiều hơn. Mạch đất tốt tụ vào đấy, nên cũng nhiều chỗ có dấu tích đẹp. Tinh hoa họp vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần. Vì là khí hồn trọng của phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi”. Sách Bắc Ninh tỉnh chí cũng có nhận định tương tự: “Hai phủ Từ Sơn và Thuận Thành có nhiều người văn học”.
Văn học dân gian, đặc biệt là kho tàng ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh đã phản ánh được thực tại này. Bằng những phương thức biểu đạt riêng, ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Kinh đã chỉ ra niềm tự hào chân chính về một cái nôi đào tạo ra nhiều trí thức, cung cấp cho đất nước những nhân tài trác việt. Khái quát nhất và cũng là cụ thể nhất – qua một kiểu đong đếm thường tình của dân gian, phương ngôn đã trình bày rõ về sự nhiều, sự thành đạt của người Bắc Ninh trong câu:
"Một giỏ Sinh đồ,
Một bồ ông Cống,
Một đống ông Nghè,
Một bè Tiến sĩ,
Một bị Trạng nguyên,
Một thuyền Bảng nhỡn."
Có lẽ câu phương ngôn này là một minh chứng cho những số liệu mà Phan Huy Ôn dẫn ra trong Liệt huyện đăng khoa bị khảo: từ thời Lý đến hết Lê – Mạc, Kinh Bắc có 593 vị đỗ đại khoa, trong đó có 29 Hoàng giáp (một đống ông Nghè), 418 Đồng Tiến sĩ (một bè Tiến sĩ), 15 Trạng nguyên (một bị Trạng nguyên), 8 Bảng nhỡn (một thuyền Bảng nhỡn). Chắc chắn số Sinh đồ không phải chỉ một giỏ, cũng như ông Cống, Cử nhân cũng sẽ nhiều vô kể vì chỉ riêng thời Nguyễn, các vị đỗ Hương khoa đã lên tới con số 310 người.
Trong các huyện của Bắc Ninh thời cổ, Đông Ngàn chiếm số lượng cao nhất. Theo thống kê sơ bộ của sử sách, huyện này có từ 130-138 vị đỗ đại khoa (chưa kể thời Nguyễn), gần ngang với số người đỗ đạt của Nghệ An và Thanh Hóa, gấp hơn 2 lần Bắc Giang. Vì vậy, sách Bắc Ninh tỉnh chí đã phải viết: “Nền văn hiến ở phủ Từ sơn, từ xưa có huyện Đông Ngàn là hơn cả”. Tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh đã từng khẳng định qua tổng kết của mình:
"Dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ;
Tương Vân Cầu, bầu Đông Lữ, chữ Đông Ngàn."
Để minh chứng cho các nhận định trên đây, chúng tôi xin đưa ra một vài số liệu:
Cả huyện Đông Ngàn xưa có chừng 90 làng thì có tới 34 làng có người đỗ đạt. Làng Tam Sơn đứng đầu với 17 vị đỗ đại khoa rồi tiếp đến Hương Mạc (11 vị), Vĩnh Kiều (10 vị), Trang Liệt (9 vị), Phù Khê (9 vị), Phù chẩn (9 vị), Hoa Thiều (7 vị), Vân Điềm (7 vị), Hà Lỗ (7 vị), Phù Lưu (6 vị), Cẩm Giang (6 vị), Cối Giang (5 vị), Phù Ninh (5 vị), Hoa Lâm (4 vị), Du Lâm (3 vị), Đông Xuất (3 vị), Hà Vĩ (3 vị), Hội Phụ (2 vị), Thiết Úng (2 vị), Nghĩa Lập (2 vị), Lễ Xuyên (2 vị) và 11 làng có 1 vị đỗ đạt (Châu Tháp, Cổ Loa, Danh Lâm, Dục Tú, Dương Sơn, Đại Đình, Mẫn Xá, Ninh Giang, Ngô Khê, Quan Đình, Xuân Canh). Như vậy là cứ 3 làng có một làng đại khoa.
Trong danh sách mà tác giả liệt kê ở trên, làng Tam Sơn đứng đầu cả huyện Đông Ngàn. Sách Đại Nam nhất thống chí đã viết: “Nơi đây nối đời có người đỗ đạt cao. Xét trong khoa bảng huyện Đông Ngàn chỉ có xã này đủ tam khôi”. Đây là một nhận định xác đáng vì làng có tới 2 Trạng nguyên: Nguyễn Quán Quang (1246), Ngô Miễn Thiệu ((1518); Bảng nhãn Ngô Thầm (1413) và Thám hoa Ngô Sách Tố. Ngoài 4 tam khôi, Tam Sơn còn có 12 Tiến sĩ và 1 Phó bảng, đó là Ngô Luân (1475), Nguyễn Húc (1487), Nguyễn Khiết Tú (1496), Nguyễn Hy Tái (1511), Nguyễn Tự Cường (1514), Nguyễn Hòa Chung (1517), Nguyễn Tảo (1517), Ngô Diễn (1550), Ngô Dịch (1556), Ngô Sách Thí (1659), Ngô Sách Dụ (1664), Ngô Sách Tuân (1676), và Phó bảng Nguyễn Thiện Kế (1898). Có lẽ vì vậy mà phương ngôn Bắc Ninh đã đúc kết lại rằng:
Tam Sơn là đất ba gò
Của trời vô tận, mà kho nhân tài
Cái kho nhân tài của Tam Sơn hầu hết đều đảm nhiệm nhiều trọng trách của nhà nước. Ngô Luân, Ngô Thầm hoạt động trong lĩnh vực văn học có chân trong hội Tao đàn, tạo ra niềm thán phục “về mặt văn chương danh giá, người ta thường suy tôn họ Ngô xã Tam Sơn” (Đại Nam nhất thống chí). Nguyễn Quán Quang được dân gian suy tôn làm Thành hoàng làng, có đền thờ trên núi Vường. Ngô Sách Tuân, văn võ toàn tài đã có nhiều công lao trong việc giữ gìn biên cương. Ông được dân làng Quỳnh Lôi (Hà Nội) tôn làm hậu thần, thờ ở đình và được ghi tạc công lao: “Văn thần Ngô Sách Tuân từ khi đến ấp Quỳnh Lôi được dân tin yêu, không vì quyền cao chức trọng mà tự buông thả, không vì quyền thế mà kiêu căng. Ông răn dạy hàng ngũ quan lại không được làm điều sai trái, tham nhũng xâm chiếm của dân. Ông đem bổng lộc cấp phát cho những người túng thiếu. Người nghèo cho ăn, người ốm cho thuốc. Từ cụ già đến trẻ em đều đội ơn sâu, đàn ông đàn bà đều mang nghĩa lớn”.
Nguyễn Tự Cường đã từng hy sinh trong cuộc chiến đấu với nhà Mạc bảo vệ nhà Lê. Phó bảng Nguyễn Thiện Kế mở trường dạy học, xóa bỏ lệ tục ở địa phương. Ngày nay, làng Tam Sơn vẫn phát huy được truyền thống tốt đẹp ấy, với hàng trăm người tốt nghiệp đại học và nhiều chục Giáo sư, Tiến sĩ. Có lẽ những điều trên đây đã dẫn tới một nhận định của ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh về một thực tế khác:
Tam Sơn là đất ba gò
Cầm cân nẩy mực chẳng cho ai nhờ
Và đôi câu đối:
Trai Tam Sơn đứng núi Tam Sơn, sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt
Gái Vọng Nguyệt chơi trăng Vọng Nguyệt, nguyệt nguyệt hằng sánh với trượng phu
Ở Bắc Ninh, đứng đầu về số lượng người đỗ đạt, trên cả Tam Sơn phải kể đến Kim Đôi. Theo thống kê sơ bộ của tác giả, hai họ Nguyễn và họ Phạm ở đây có tới 24 người đỗ đại khoa, trong đó một gia đình có tới 5 anh em cùng thi đỗ, làm quan trong triều. Vì vậy, dân gian có câu: Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều (Gia thế làng Kim Đôi, áo đỏ, áo xanh đầy triều).
Có hai làng nữa – tuy số người đỗ đạt không nhiều nhưng cũng nổi tiếng ở Bắc Ninh đó là Lạc Thổ và Đông Hồ. Lạc Thổ nổi tiếng với thần đồng Dương Như Châu và nhiều con gái đẹp trở thành vợ các ông Nghè tân khoa. Dương Đình Tước ở Đông Hồ nổi tiếng từ thời Trần – được xếp sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền (Trạng Cổ Đô), ông Trạng nhỏ tuổi nhất nước ta. Phương ngôn Bắc Ninh đã ghi nhận những sự kiện này trong các câu:
– Dốt Lạc Thố cưỡi cổ thiên hạ
– Con gái họ Dương nằm giường Tiến sĩ
– Thứ nhất quan trạng Cổ Đô
Thứ nhì Đình Tước, Đông Hồ có danh.
Đình Bảng – quê hương của nhà Lý, tuy chỉ có 2 người đỗ Đại khoa nhưng lại là một cái lò cung cấp nhiều người tài cho đất nước, vì vậy cũng được thừa nhận:
– Bao giờ rằng Báng hết cây
Tào Khê hết nước đất này hết quan
– Bao giờ rừng Báng hết cây
Phù Lưu hết chợ, đất này hết quan
Làng Bảo Triện, quê hương của Trần Phù Dục, Trần Danh Ninh, Trần Danh Lâm, Trần Danh Án và Phạm Khiêm Ích cũng có một câu ca dao tương tự:
Bao giờ chùa Địch hết cây
Sông Lai hết nước, đất này hết quan
Ta còn bắt gặp trong ca dao, tục ngữ và phương ngôn vùng Bắc Ninh nhiều câu ca ngợi về truyền thống hiếu học, đỗ đạt nữa kiểu như Quảng Lãm: Thám hoa, Hán Đà: Tiến sĩ. Ngoài việc phản ánh diện mạo cử nghiệp của một huyện (Đông Ngàn) hoặc của một số làng, ca dao, tụ ngữ và phương ngôn Bắc Ninh còn đi sâu vào một số nhân vật.
Trong trường hợp của Lê Văn Thịnh – ông Trạng khai khoa thời Lý truyền thuyết và phương ngôn vùng Mộ Đạo (Quế Võ) nói về ông khá đậm đặc, chủ yếu tập trung ở Trác Nhiệt.
Trác Nhiệt vốn có tên là Yên Giả, còn gọi là Kẻ Rét hoặc Cựu Trang, Tráng Nhiệt hoặc Trại Nhiệt. Ở đây có miếu thờ Lê Văn Thịnh và mộ của phụ thân ông (mới bị phá năm 1949). Truyền thuyết kể rằng, đây chính là quê của Lê Văn Thịnh. Hàng ngày Lê Văn Thịnh sang Đông Cứu (Kẻ Gủ) học, tối lại trở về Trác Nhiệt. Sau sự kiện Hồ Tây, Trác Nhiệt bị triệt hạ bởi lệnh chỉ Quốc gia vô hữu Yên Giả. Để ghi lại hành trạng của Lê Văn Thịnh, nhân dân địa phương vẫn lưu truyền câu: Ăn Kẻ Gủ, ngủ Kẻ Rét.
Nguyễn Thuyên – quê ở Lai Hạ – Thanh Lâm, nay thuộc Lang Tài, đỗ Thái học sinh năm 1246, đồng khoa với Nguyễn Quán Quang ở Tam Sơn. Tương truyền ông đã làm thơ Nôm đuổi cá sấu trên sông Thái Bình. Vì thế mà ông được hưởng ngự lộc trên cả một vùng sông nước như phương ngôn đã phản ánh: Đại giang Đông Giàng, Tiểu giang Lai Hạ. Trong trường hợp này có lẽ phương ngôn xác nhận truyền thuyết về ông là có thật trong lịch sử.
Một nhân vật khác ở thời Trần cũng còn nhiều bí ẩn đó là Lý Đạo Tái. Hầu hết sử sách đều không ghi nhận ông thi đậu Trạng nguyên năm 1274 – đồng khoa với Nguyễn Phi Khanh. Tuy nhiên, phương ngôn lại ghi nhận điều này và còn cho biết ông xuất thân từ một gia cảnh nghèo hèn mà đỗ Trạng:
Lúc khó chẳng có ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng, chín nghìn nhân duyên
Điều mà phương ngôn phản ánh lại hoàn toàn phù hợp với lời văn trong tấm bia Đệ tam tổ Lý trạng nguyên hành trạng. Văn bia cho biết năm ông thi đỗ mới vừa 21 tuổi, được Trần Thánh Tông kén làm Phò mã nhưng ông từ chối, chỉ nhận chức Thị nội văn ban, từng đi sứ Trung Quốc. Sau thôi việc từ quan, đi tu ở chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm). Ông mất năm 1334 thọ 81 tuổi. Rõ ràng ở đây, phương ngôn đã minh chứng điều còn tồn nghi trong sử sách.
Dưới thời Lê, ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh cũng ghi nhận cho ta một số tấm gương khác về sự hiếu học.
Dương Tử Do, sinh năm 1410, trong một gia đình nông dân nghèo ở Trang Liệt. Năm ông 43 tuổi, vì bị làm nhục ở chốn đình chung do mù chữ, ông đã bỏ làng ra đi, quyết chí học thành tài. Khoa thi năm Mậu Dần (1458) dưới triều Lê Nhân Tông, ông thi đậu Tiến sĩ, làm đến Công bộ Tả thị lang. Tấm gương hiếu học của ông đã được người đời sau truyền tụng trong câu ca dao:
Bốn ba mới học vỡ lòng
Đến năm bốn chín đã ông Nghè rồi
Dụng công có mấy năm trời
Hơn đời cốt ở tính người thông minh
Lại có nhiều phương ngôn ghi lại một sự trắc trở nào đó của vài cặp đôi đồng khoa. Chẳng hạn như Bạch Hồng Nho quê ở Nội Duệ Đông (Tiên Du) lẽ ra cùng thi một khoa với Giáp Hải nhưng vì mẹ mất nên phải đình hoãn. Một câu ca dao đã ghi lại sự oán trách của Bạch Hồng Nho đối với số phận đen đủi của mình và cũng là sự coi thường Giáp Hải (trú tại Dĩnh Kế):
Mẹ ơi! Mẹ đi đằng nào
Để cho thắng Kế nó vào nó cướp Trạng nguyên
Còn ở khoa thi năm Mậu Thìn đời Lê Uy Mục (1508), Nguyễn Giản Thanh – người Hương Mạc, tục gọi là làng Me cùng đi thi với Hứa Tam Tỉnh người Như Nguyệt, tục gọi là làng Ngọt. Hai ông đều đã qua kỳ thi Hội. Đến kỳ thi Đình, các quan biết là Hứa Tam Tỉnh giỏi hơn nên chọn ông đậu Trạng nguyên, còn Nguyễn Giản Thanh chỉ được lấy đậu Bảng nhỡn. Nhưng khi đưa hai người vào yết kiến vua thì Kinh Phi – mẹ nuôi nhà vua lại chấm cho Giản Thanh đậu Trạng. Vì vậy mà học vị của hai ông bị đổi ngôi và chuyện đó cũng được phương ngôn ghi lại một cách ngắn gọn:
Trạng Me đè Trạng Ngọt.
Chúng ta cũng có thể kể ra đây hàng loạt những phương ngôn ca ngợi Hoàng giáp Nguyễn Đăng, người Đại Toán, tục gọi là làng Tỏi, Quế Dương (nay thuộc xã Chi Lăng – Quế võ), như các câu:
– Văn trạng Tỏi hỏi gì nữa (hoặc hỏi làm chi)
– Phú ông Tỏi hỏi làm chi
– Bừa mượt như phú ông Tỏi
– Thơ ông Trạch, sách ông Đăng[11]
Theo truyền thuyết, làng Đại Toán giống hình củ tỏi. Củ nằm ở bên kia sông còn lá bên này sông. Làng chi ra làm 4 thôn: Tỏi Đông, Tỏi Mão, Tỏi Thủy, Tỏi Mai. Nguyễn Đăng sinh ở thôn Tỏi Mai, nay ở cánh đồng vẫn còn lăng mộ của ông. Truyền thuyết kể, dù đã 40 tuổi ông vẫn quyết tâm đi học. Thuở hàn vi, khi mang bị cói – một sản phẩm của làng, ra Thăng Long bán, vì không có tiền mua sách để học, ông đã phải vờ vẩy ướt sách của một hiệu rồi xin phơi đền. Trong khi phơi sách, cứ giở đến trang nào là ông thuộc lòng trang ấy.
Năm 1602, Nguyễn Đăng thi đậu Hoàng giáp, là hiện thân của một người có học vấn sâu rộng, có sở trường về lối thơ Đường luật và Phú bát vận.
Năm 1673 ông cùng Lưu Đình Chất, Nguyễn Đình Chính đi sứ nhà Minh, dọc đường cùng ngâm vịnh và họa đáp với các nhà thơ Trung Quốc và Triều Tiên. Khi qua chùa Phi Lai, ông làm bài Phú bát vận hay đến mức mọi người tranh nhau truyền tụng. Tương truyền, khi đến Kinh đô nhà Minh, nhà vua ra lệnh ông phải làm xong bài phú khi ngựa chạy được một vòng. Ông trèo lên ngựa rồi lại xuống ngay vì đã làm xong khiến vua và quan lại nhà Minh bái phục. Lại tương truyền rằng, mấy bác nông dân trong lúc cày bừa thấy trâu giả bộ mệt mỏi định phá, liền đọc câu dọa "bừa mượt như phú ông Đăng" là chúng sợ hãi, hiền lành đi tiếp.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ và phương ngôn của vùng Bắc Ninh còn một số câu ca ngợi tài thơ văn, võ công của một số nhân vật khác như Văn như Khôi, võ như Quán; Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán. Đặc biệt là tài năng của Nguyễn Công Hãng quê ở Phù Chẩn – tục gọi là làng Cháy, được dân đúc kết trong câu "Văn ông Cháy, gậy ông Nền".
Truyền thống hiếu học và cử nghiệp của Bắc Ninh xưa đã tạo nên cho đất nước một đội ngũ những hiền nhân quân tử làm chói lọi cả một trời sao văn hóa Việt Nam. Phương ngôn đã tham gia vào quá trình thừa nhận và đúc kết chung ấy để gửi lại cho chúng ta nhiều khuôn diện vừa tổng thể vừa cá biệt. Đúng là:
Nhân tài như thể bách hoa
Hoa sen thơm ngát, hoa trà đẹp tươi.
Bạn với Ô Cách thì cạch đến già.
Bạn với Đông Lâu không chết trâu cũng chết bò.
Chơi với Thanh Lâm như giáo đâm vào ruột.
Làm bạn với Chờ xơ như mướp.
Làm bạn với Đông Khang mất cả quang lẫn gánh
hoặc những câu ca:
– Lịch sự là đất Đông Hồ
Bất nhân Bảo Khám, ô đồ Trạm Chai
– Chân Lạc cờ bạc quanh năm
Lạc Trung chỉ có dâu tầm mà thôi
Phù Cầm ăn nói đãi bôi
Ăn no, tắm mát ra cơi bến đò
Phù Yên tiếng nhỏ tiếng to
Chăm chỉ dắt trâu dắt bò người ta
Xuân Cai ăn nói thật thà
Tuy rằng bé nhỏ nhưng là đàn anh
– Đồng Đông là đất quan tư
Đồng Đoài là đất khư khư làm giàu
Đồng Văn là đất cơ cầu
Á Lữ bạc ác như vôi quét nhà.
Cùng với sự xuất hiện của các câu ca dao trên, hệ thống tứ vật (4 không) cũng xuất hiện ở Bắc Ninh:
– Vật dục Thiểm Xuyên trì
Vật giáo Đông Yên nhi
Vật giao Hương La hữu
Vật thú Như Nguyệt thê.
– Vật giao Phù Lưu hữu
Vật thú Đình Bảng thê
Vật ẩm Đồng Kỵ thủy
Vật thực Cẩm Giang kê.
– Xin đừng lấy vợ Thanh Lâm
Xin đừng kết bạn tri âm Thanh Hà
Đất Lai Hạ lắm phù sa
Trung Kênh sẵn nước đuổi gà khó ghê.
Trong tay chúng tôi còn hàng trăm những câu ca dao, tục ngữ và phương ngôn khác nữa. Do khuôn khổ của một bài viết và có lẽ tác giả cũng đã quá dông dài, xin được tạm ngừng ở đây. Hẹn một dịp nào đó sẽ bàn thêm về nhiều khía cạnh khác của kho tàng vô cùng quý giá này.
Chú thích:
[1] Trần Danh Án hiệu là Liễu Am (1754-1794), người Bảo Triện – Gia Bình (Bắc Ninh), đỗ Hoàng giáp năm 1787; Ngô Đình Thái hiệu là Ngô Hạo Phu, người Bái Dương – Nam Trân (Nam Định), đậu Cử nhân năm 1817; Trần Doãn Giác, cháu gọi Trần Danh Án bằng ông, đậu Cử nhân năm 1867.
[2] Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb KHXH, H.1971, tr.65.
[3] Đoạn trích trên đây được căn cứ vào Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb KHXH, H. 1971, tr.68 do Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính. Gần đây, Nxb Lao động và TTVHNN Đông Tây cũng xuất bản Đại Nam nhất thống chí do Hoàng Văn Lâu dịch. Khi so sánh đoạn dịch trên, chúng tôi rất thất vọng vì sự thô thiển và sai lạc so với những gì mà dân gian đã sáng tạo ra nó. Nguyên văn đoạn dịch của Hoàng Văn Lâu ở Đại Nam nhất thống chí, tập 2, tr.1349 như sau: “Còn những câu ca dao trong hàng xóm có quan hệ đến phong cũng đều đoan chính. Như những câu sau đây: Sao chàng nỡ đuổi vợ đi/ Con chàng phó mặc trời kia dỗ dành/ Vợ chàng còn bỏ đoạn đành/ Huống chi thân thiếp dám mong đợi gì. Hay như câu: Vì sao lại chẳng đi đêm/ Vì sợ hổ báo sài lang hại người/ Vì sao chẳng dám đi ngày/ Bởi vì em sợ mẹ thày em la/ Ví bằng thực bụng cùng ta/ Thì xin ra cổng để mà gặp nhau. Và: Nhà trong còn mẹ còn thày/ Dám đâu vụng trộm thày lay cùng người. Trên đây đều là những lời của con trai, con gái hẹn hò gặp nhau vậy”.
[4] Hội kéo co ở Hữu Chấp.
[5] Yên Trung, Yên Phong.
[6] Xuân Đài, Vạn Linh (Gia Bình).
[7] Như Nguyệt, Yên Phong.
[8] Lâm Thao, Làng Tài.
[9] Quảng Bố, Đại Bái (Gia Bình).
[10] Hà Mãn, Thuận Thành.
[11] Ông Trạch: Đống Tồn Trạch, đỗ Tiến sĩ năm 1646, quê Triều Dương, Chí Linh (Hải Dương) làm đến Thượng thư bộ Hộ, tước Nghĩa Trạch Hầu.
Source Nghiên cứu lịch sử
https://nghiencuulichsu.com/2017/11/22/dac-diem-van-hoa-truyen-thong-vung-bac-ninh-tu-kho-tang-phuong-ngon-xu-bac/
Tháng Mười Một 22, 2017
Khổng Đức Thiêm
- BẮC NINH – CÁI NÔI KINH THI CỦA TRỜI NAM
Nam phong giải trào và Nam phong nữ ngạn thi ra đời vào khoảng cuối Lê, đầu Nguyễn. Theo lời bạt đầu sách do Trần Doãn Giác viết thì:
“Tiên sinh Liễu Am gặp thời buổi gian nan, tăm tối thường hay mượn lời trào lộng, hài hước để ghi lại lời trung phẫn của mình. Tiên sinh Ngô Hạo Phú thì cùng sống trong cảnh hoạn nạn không kém nên cũng mượn lời ngâm để tiêu khiển nỗi sầu muộn. Giác tôi, sau đường quê từng trải, lòng hằng yêu mến những câu phong dao nơi xóm ngõ, những khúc hát cửa đình, bèn thu nhặt mà dịch ra Hán văn”.
Theo Đại Nam nhất thống chí, những câu ca dao nơi xóm ngõ của vùng Bắc Ninh có thể ví với những thiên trong Kinh thi là:
“- Anh đà để vợ anh rồi
Con anh thơ dại mặc trời với anh
– Vợ anh như ngọc như ngà
Anh còn tình phụ nữa là thân em”
(Đây là chê người chán vợ cũ, mê vợ mới).
– Em đi đêm em sợ ông thầy
Em đi ban ngày sợ mẹ mấy cha
Yêu em anh mở cửa anh ra
– Ở nhà sợ mẹ cùng cha
Lẽ đâu tôi dám nguyệt hoa cùng người
(Đấy là lời trai gái ước hẹn với nhau)[3]”.
Hiện chúng tôi còn có trong tay bài tiểu dẫn của Trần Doãn Giác nói về sự chuyển đổi tài hoa của một câu phong dao của người Việt sang thể Kinh thi mà tác giả cho rằng, bài ca dao đó thuộc thể phú nói về chuyện những người phụ nữ đã cảnh báo cho nhau chớ lấy chồng là người Kẻ La bởi những lý do rất đời thường ở nơi quanh năm chân lấm tay bùn. Kẻ La ở đây đại diện cho nhiều làng quê nghèo ở Việt Nam. Câu chuyện như sau:
“Tập này do Hoàng giáp khoa Đinh Mùi (1787) triều Lê cũ hiệu Liễu Trai tiên sinh khởi đầu vậy. Tiên sinh trong buổi cuối Lê đầu Tây Sơn cùng các danh công khác mai danh ẩn tích. Các bậc giỏi Quốc ngữ như tiên sinh Liễu Khê, tiên sinh Ôn Như có làm một câu thơ nói về việc người vợ góa tự kêu khổ như sau:
”Đập mảnh gương ra tìm lấy bóng
Khép chồng áo lại để dành hơi”.
Tiên sinh diễn giải ra chữ Hán như sau:
”Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh
Phong trùng san tử hoach dư hương”.
Các ông thán phục, cho là dịch giỏi. Bèn chọn trong lời quê mùa có câu ”Vật giá bỉ La”(chớ lấy Kẻ La) yêu cầu hai ông dịch. Hai ông đều lấy hết sở trường ra soạn thành đường luật nhưng đều cho là khó. Tiên sinh ứng khẩu đọc như sau:
”Thiên vạn tư niên
Vật giá bỉ La
Ngôn xú kỳ tương
Ngôn hắt kỳ gia”
(Ngàn muôn chớ lấy Kẻ La
Cái tương thời thối, cái cà thời thâm).
Các ông hỏi: ”Vì sao nói như vậy?”. Ông bảo đó là Ba luật. Cử tọa cười nghiêng ngả. Từ đó, mỗi khi thưởng thức thơ thì lại tìm kiếm những lời quê mùa đưa cho các tiên sinh giải ra chữ Hán, theo thứ tự có đến mấy chục bài, người ta truyền tụng”
Có lẽ Phạm Thuận Thành khi công bố các bài viết Hoàng giáp Trần Danh Án – người đầu tiên sưu tầm ca dao Việt Nam (phamthanh.vnweblogs.com) Đưa ca dao sánh với Kinh thi (Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2/10/2012). Đã tham khảo Trần Doãn Giác, nhưng đôi chỗ làm không kỹ nên chữ tác thành chữ tộ, như sau:
“Mùa xuân 1789 vua Quang Trung đại phá quân Thanh, Lê Chiêu Thống lại chạy theo quân Thanh định tính kế “phục quốc” tiếp. Trần Danh Án ở lại lẩn trốn trong dân gian. Vua Quang Trung cử Ngô Thời Nhậm nhiều lần đến mời ông ra làm việc nhưng ông kiên quyết cự tuyệt tỏ rõ một lòng trung với nhà Lê qua câu thơ:
“Người sau bên mộ giơ tay trỏ
Tiến sĩ đời Lê cũ họ Trần”.
Trong thời gian lánh nạn này, Trần Danh Án đã gặp Nguyễn Gia Thiều một cựu thần nhà Lê cũng kiên quyết cự tuyệt làm quan với Tây Sơn. Hai vị cựu công thần cùng chí khí lại là hai nhà thơ lớn rất ý hợp tâm đầu, đã gặp nhau là bàn chuyện thơ phú. Một lần Nguyễn Gia Thiều đọc cho bạn nghe bài thơ “Khóc Thị Bằng” mới làm có câu:
“Đập mảnh gương ra tìm lấy bóng
Khép manh áo lại để riêng hơi”.
Trần Danh Án thán phục thơ quốc âm cũng bóng bẩy sâu sắc bèn diễn giải ra Hán văn để so sánh:
“Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh
Trùng phong khâm tử hộ dư hương”.
Mọi người có mặt đều khen ông diễn dịch hay nhưng vẫn chưa thể vượt được ý tứ câu thơ quốc âm. Nhân câu chuyện vui vẻ có người đọc ra một câu nói cửa miệng của dân gian đề nghị hai nhà thơ dịch ra thể thơ Đường là:
“Muôn nghìn chớ lấy Kẻ La
Cái tương thì thối, cái cà thì thâm”.
Cả hai nhà thơ đều kêu khó. Mãi sau Trần Danh Án dựa theo Kinh Thi mà dịch ra như sau:
“Vạn thiên tư niên
Vật thử bỉ La
Ngôn xú kỳ tương
Ngôn hắc kỳ cà”.
Mọi người ngỡ ngàng câu nói cửa miệng trong dân gian mà dịch sang Hán văn lại hay thế, chẳng kém gì Kinh thi của người Trung Quốc. Từ đó Trần Danh Án tiếp tục sưu tập ca dao và dịch sang Hán văn được nhiều câu nữa”.
Để hiểu hơn tại sao người xưa lại lấy Kinh thi là đỉnh cao của chuẩn mực khi đem những vần thơ dân gian hay nhất, đẹp nhất của người Việt ra so đọ, xin có vài dòng nói thêm về tuyệt phẩm này.
Trước hết, Kinh thi trong thời cổ đại luôn được coi như một Giáo khoa thư, nói như Khổng Tử thì không học Kinh thi thì ăn nói không thông (Bất học Thi vô dĩ ngôn) bởi đọc nó, người ta có thể phấn hưng ý chí, xem xét được việc hay dở, hòa hợp được với mọi người, giãi bày nỗi sầu muộn, gần thì học được thờ cha kính mẹ.
Vậy Kinh thi là gì mà được người Trung Quốc đề cao đến vậy. Đơn giản, đó chỉ là một bộ sách tập hợp những ca dao, ngạn ngữ rất cổ của người Trung Hoa. Qua đó, người ta có thể biết được phong tục, tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị. Ngoài những ca dao mô tả về tình luyến ái, sự chung thủy vợ chồng, cảnh sinh hoạt của nhà nông còn có những bài về chứng phẩm của nghề nông.
Khi tập hợp thi ca dân gian vào Nam phong giải trào, Nam phong nữ ngạn thi các soạn giả kể trên chắc chắn cũng muốn lưu lại cho đời sau một di sản dân gian quý giá của dân tộc. Tiếc rằng cho đến nay, một cuốn Giáo khoa thư có giá trị như thế vẫn chưa được khai thác và phổ biến sâu rộng trong dân chúng.
Tuân theo những giá trị mà Nam phong giải trào, Nam phong nữ ngạn thi đã làm chúng tôi xin đi sâu vào một vài đặc điểm văn hóa truyền thống vùng Bắc Ninh tìm thấy từ kho tàng ca dao, tục ngữ và phương ngôn của địa phương. Những dẫn chứng được nêu ra trong bài viết này được khai thác từ công trình Phương ngôn xứ Bắc của tác giả, do Sở Văn hóa thông tin và Thể thao Hà Bắc ấn hành năm 1994 và Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 1995.
- BẮC NINH CÓ MỘT NỀN VĂN HÓA NỔI TRỘI SUỐT NGÀN NĂM
– Mồng bốn là hội kéo co[4]
Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về
Mồng sáu đi hội Bồ Đề
Mồng bảy trở về đi hội Đông Cao
– Mồng bốn làng Cả kéo dây
Làng Trung động thổ kéo cây rào đồng[5]
– Mồng bốn cho ăn
Mồng năm đuổi chạy[6]
– Mồng năm tiến nữ tập quân
Mồng sáu bách nghệ an dân trừ tà[7]
– Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Đến ngày mồng tám cũng về hội Dâu
– Mồng bảy hội Khám, Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu cũng về hội Dóng
– Đồn rằng hội Dóng vui thay
Vui thì vui vậy chẳng tày hội Thau[8]
– Thứ nhất là hội Dóng, Dậu
Thứ nhì Vó, Bưởi không đâu vui bằng[9]
– Hội Đồng Kỵ, pháo chị pháo em
Ca dao, tục ngữ và phương ngôn đã giành một lượng lớn các câu để mô tả về các làng nghề và sản phẩm nổi trội của địa phương:
– Làng Mèn làm quạt khéo thay
Xuân Lê lưới vét, Doãn này đi câu
Thanh Bình trồng bí trồng bầu
Đa Tiện kiện cáo bán mầu mà ăn[10]
– Tư thế bút mực làm giầu
Trà Lâm mổ lợn, uốn câu làng Dàn
Đúc chì đã có Văn Quan
Kẻ Tướng đi hát kiếm quan tiền dài
Ép dầu đã có Thanh Hoài
Dâu, Tự buôn muối bán ngoài chợ Dâu
Công Hà trồng bí, trồng bầu
Đông Cốc dậm rủi đâu đâu cũng mò.
– Nghĩa Lập bánh đúc cháo kê
Tấn Bào nung ngói, Phù Khê chạm rồng
Kim Bảng nấu rượu ngon nồng
Đồng Kỵ giết lợn ăn lòng sớm mai.
Mai Động buôn bán phát tài
Đồng Hương làm ruộng kém ai trên đời
Mẹ Chiền làm cối đan thời
Me Mấc dệt vải bán ngoài chợ phiên
– Xào xáo Xuân Lai
Tay dài Kẻ Sở.
– Xà Đoài bánh đúc bánh đa
Xà Đông chỉ có những đà cùng răm
Làng Ngọt nấu rượu quanh năm
Vọng Nguyệt chỉ có dâu tằm mà thôi.
Với Lạc Thổ, Đông Hồ, trên sông dưới bến hầu như chiếm trọn niềm thương yêu của bao thế hệ với làng nghề và những tranh gà lợn lung linh ánh điệp:
– Mến yêu Lạc Thổ thì về
Làng em làm mã, có nghề chăn nuôi.
Đất vui nhiều lợi thảnh thơi
Gà nuôi, chim thả chờ thời mỗi niên
Anh mê giật giải liền liền
Gà chim giống tốt chả tiên nào bằng.
– Anh đi khắp bốn phương trời
Trở về Lạc Thổ không nơi nào bằng
Con gái đẹp như sao băng
Con trai cắt tóc ra dòng văn minh
Lạc Thổ cắm được hướng đình
Ở giữa ao rối, tứ linh chạm xà
Đầu làng có một cây đa
Ở giữa Văn chỉ, ngõ ba bán hàng
Cầu Ghen có bốn ngôi hàng
Trâu bò nghỉ mát, cô nàng ra chơi
– Ai về Kẻ Nía – Đông Hồ
Cho tôi nhắn nhủ đôi cô hàng vàng
Tre non lột lạt bó vàng
Tre già tươi lá đan sàng nên chăng
– Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh
– Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh cho tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà, lợn thi nhau đẻ nhiều.
– Đưa cho em tới Đông Hồ
Anh mua trái mít, anh bồ trái cam
– Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
Rồi tỉnh Bắc với hình ảnh các thôn nữ thắt bao lưng xanh luôn hiện lên trong tâm khảm bầu bạn bốn phương và người trong nội tỉnh:
– Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về tỉnh Bắc với anh thì về
Tỉnh Bắc có gốc bồ đề
Có hoa thiên lý có nghề buôn cau.
– Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Quế Ổ với anh thì về
Quế Ổ có gốc cây đề
Có sông tắm mát có nghề giã gon.
– Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Chợ với ta thì về
Làng Chợ có gốc cây đề
Có chùa thờ phật có nghề cửi canh
Cùng với hình ảnh xinh tươi đó là những lời chào mời khác đến nao lòng:
– Hỡi cô đội nón không hua
Có về Thụy Mão bắt cua thì về
Đừng về làng Giữa làm chi
Nước giếng thì đục đường đi thì lầy
Cơm ăn thì những gạo xay
Uống nước đường cày khổ lắm mình ơi.
– Bóng đèn là bóng đèn hoa
Có về Dương Ổ với ta thì về
Dương Ổ có lịch có nề
Có ao tắm mát có nghề seo can.
– Hỡi anh đi cái ô đen
Có về Yên Phụ với em thì về
Yên Phụ có gốc cây đề
Có ao Cổ Ngựa có nghề cửi canh
Em nay dệt vải trong phòng
Nắng mưa chẳng phải má hồng thêm tươi.
Chính những chàng trai, cô gái xinh đẹp nhường bao của đất Bắc Ninh ấy lại là chủ nhân của:
– Thau, Lớ đất bụt người tiên
Cấy chẳng mất tiền, gặt chẳng mất công
– Yên Phụ đất bụt người tiên
Đi cấy không tiền, đi gặt không công
– Trời mưa cho ướt lá bầu
Lấy chồng Ngõ Gạch chẳng giầu cũng vui
– Trai Đáp Cầu đi thầu nuôi vợ
Gái Thị Cầu đi chợ nuôi chồng
– Hoa lý là hoa lý linh
Con gái Đình Bảng vừa xinh vừa giòn
– Em là con gái Tương Tề
Đồng Uốn thì thấp, đồng Lề thì cao
Gánh ba gánh lúa đồng Chao
Giã bốn cối gạo, xuống ao tắm xòm.
Biết bao tài sản và vật phẩm nổi tiếng ra đời từ chính những con người ấy, những bàn tay khéo léo và tài hoa ấy:
– Bền chạc Dốt, tốt chạc Lời, mua chơi chạc Cháy
– Bừa Rào, Dao Vát, Trống Lát, mõ Vân
– Liềm Kẻ Rào, Dao Thống Vát, Bát Cầu Cậy, Gậy Xuân Lai
– Chiêng Dầm, khoán Sộp, mõ Me
Lệnh Bèo, trống Mấc, còn e dọ Cời
– Chiêng làng Đống, Trống Hán Đà, Tù và Quảng Lãm
– Chiêng Chè, trống Trụ, mõ Phù Lưu
– Trống Chờ, chiêng Chõ, mõ Phù Lưu.
Ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh, nhiều khi cũng là tấm gương soi hoặc một dấu ấn ghi lại những sự kiện lịch sử được coi là quan trọng, mặc dù nhìn vào đó ta vẫn thấy bóng dáng khá đậm của huyền thoại, truyền thuyết.
Nói về Thánh mẫu trước khi sinh 5 anh em họ Trương, bà phải đi mò cua bắt ốc tại gò Cầu Trông, khi bà mất 4 chàng trai phải đánh nhau với quỷ ở đồng Cửu Cữu rồi về phất cờ khởi nghĩa. Do đó vùng Quế Võ có câu Gò Cầu Trông, đồng Cửu Cữu, đồng Phất Cờ. Nếu điều này được xác thực thì các sự kiện xảy ra từ năm Canh Thân (520) đến năm Quý Hợi (543) đã có một vài đường nét phác họa trong phương ngôn.
Việc Cao Biền được nhà Đường cho làm An Nam Kinh lược chiêu thảo sử rồi Tiết Độ sứ vào năm 864, thường dùng thuyết phong thủy và xảo thuật đánh vào lòng mê tín của dân cũng được phương ngôn vùng Bắc Ninh ghi nhận trong câu Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non.
Cũng vào thời Đường đô hộ, Kinh lược sứ Vũ Hồn vô cùng tàn ác. Năm 842, dân vùng Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành nổi dậy khi cho viên quan đô hộ này phải chạy về Quảng Châu (Trung Quốc). Vì thế, nhân dân vùng Lang Tài bao đời nay vẫn ghi nhớ câu ca:
“Bao giờ chùa đổ giếng trong
Cha con họ Vũ bế bồng nhau đi”
Vào thời kỳ Thập nhị sứ quân (965-967), sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp đóng quân ở Tiên Du. Truyền thuyết kể lại rằng, nhờ có bà Ngọ khuyên ông câu:
"Cháo nóng phải húp xung quanh
Đánh giặc phải đánh ba vành mới tan "
nên Nguyễn Thủ Tiệp nhiều phen đã thắng được các sứ quân khác ngay trong vùng Phật Tích.
Vào thời Lý, trên đất Bắc Ninh xuất hiện nhiều ca dao, tục ngữ và phương ngôn ghi nhận về những biến động ở địa phương như truyền thuyết vùng Hữu Ái (Giang Sơn, Gia Bình) cho rang:
"Dân ta xưa gọi dân Ai
Chỉ vì nhà Lý mới dời về đây"
truyền thuyết vùng Xuân Lai (Gia Bình) nói về sự ra đời của nghề nắn tre gậy có từ khi bị nhà Lý đuổi khỏi làng Đình Bảng, họ đã thề:
"Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nắn gậy gặp đâu đánh què."
Đối với xung quanh vùng Bút Tháp (Thuận Thành), nhiều người đều cho rằng câu ca:
"Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Chăm lo việc nước, mở mang cõi bờ"
là chỉ vào câu chuyện cô gái cắt cỏ trở thành Nguyên phi Ỷ Lan. Ngoài ra ta còn thấy câu:
"Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng"
là chỉ về cuộc đối đầu Đại Việt – Tống trên sông Cầu; Câu:
"Đầu Bần, thân Mao, máu đào Thụ Phúc"
ghi lại cái chết của Đoàn Thượng vào cuối thời Lý…
Như vậy, có một hiện thực là nhờ ca dao, tục ngữ và phương ngôn mà chúng ta có thể dựng lại cả một xã hội vùng Bắc Ninh của một thời vang bóng.
- BẮC NINH CÓ MỘT TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ ĐỘI NGŨ NHÂN TÀI TRÍ TUỆ CAO SIÊU
“(Kinh Bắc) có mạch núi cao vót, nhiều sông quanh vòng, là mạn trên của nước ta. Phong cảnh thì phủ Bắc Hà, phủ Lạng Giang đẹp hơn. Văn học thì phủ Từ Sơn, phủ Thuận An nhiều hơn. Mạch đất tốt tụ vào đấy, nên cũng nhiều chỗ có dấu tích đẹp. Tinh hoa họp vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần. Vì là khí hồn trọng của phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi”. Sách Bắc Ninh tỉnh chí cũng có nhận định tương tự: “Hai phủ Từ Sơn và Thuận Thành có nhiều người văn học”.
Văn học dân gian, đặc biệt là kho tàng ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh đã phản ánh được thực tại này. Bằng những phương thức biểu đạt riêng, ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Kinh đã chỉ ra niềm tự hào chân chính về một cái nôi đào tạo ra nhiều trí thức, cung cấp cho đất nước những nhân tài trác việt. Khái quát nhất và cũng là cụ thể nhất – qua một kiểu đong đếm thường tình của dân gian, phương ngôn đã trình bày rõ về sự nhiều, sự thành đạt của người Bắc Ninh trong câu:
"Một giỏ Sinh đồ,
Một bồ ông Cống,
Một đống ông Nghè,
Một bè Tiến sĩ,
Một bị Trạng nguyên,
Một thuyền Bảng nhỡn."
Có lẽ câu phương ngôn này là một minh chứng cho những số liệu mà Phan Huy Ôn dẫn ra trong Liệt huyện đăng khoa bị khảo: từ thời Lý đến hết Lê – Mạc, Kinh Bắc có 593 vị đỗ đại khoa, trong đó có 29 Hoàng giáp (một đống ông Nghè), 418 Đồng Tiến sĩ (một bè Tiến sĩ), 15 Trạng nguyên (một bị Trạng nguyên), 8 Bảng nhỡn (một thuyền Bảng nhỡn). Chắc chắn số Sinh đồ không phải chỉ một giỏ, cũng như ông Cống, Cử nhân cũng sẽ nhiều vô kể vì chỉ riêng thời Nguyễn, các vị đỗ Hương khoa đã lên tới con số 310 người.
Trong các huyện của Bắc Ninh thời cổ, Đông Ngàn chiếm số lượng cao nhất. Theo thống kê sơ bộ của sử sách, huyện này có từ 130-138 vị đỗ đại khoa (chưa kể thời Nguyễn), gần ngang với số người đỗ đạt của Nghệ An và Thanh Hóa, gấp hơn 2 lần Bắc Giang. Vì vậy, sách Bắc Ninh tỉnh chí đã phải viết: “Nền văn hiến ở phủ Từ sơn, từ xưa có huyện Đông Ngàn là hơn cả”. Tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh đã từng khẳng định qua tổng kết của mình:
"Dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ;
Tương Vân Cầu, bầu Đông Lữ, chữ Đông Ngàn."
Để minh chứng cho các nhận định trên đây, chúng tôi xin đưa ra một vài số liệu:
Cả huyện Đông Ngàn xưa có chừng 90 làng thì có tới 34 làng có người đỗ đạt. Làng Tam Sơn đứng đầu với 17 vị đỗ đại khoa rồi tiếp đến Hương Mạc (11 vị), Vĩnh Kiều (10 vị), Trang Liệt (9 vị), Phù Khê (9 vị), Phù chẩn (9 vị), Hoa Thiều (7 vị), Vân Điềm (7 vị), Hà Lỗ (7 vị), Phù Lưu (6 vị), Cẩm Giang (6 vị), Cối Giang (5 vị), Phù Ninh (5 vị), Hoa Lâm (4 vị), Du Lâm (3 vị), Đông Xuất (3 vị), Hà Vĩ (3 vị), Hội Phụ (2 vị), Thiết Úng (2 vị), Nghĩa Lập (2 vị), Lễ Xuyên (2 vị) và 11 làng có 1 vị đỗ đạt (Châu Tháp, Cổ Loa, Danh Lâm, Dục Tú, Dương Sơn, Đại Đình, Mẫn Xá, Ninh Giang, Ngô Khê, Quan Đình, Xuân Canh). Như vậy là cứ 3 làng có một làng đại khoa.
Trong danh sách mà tác giả liệt kê ở trên, làng Tam Sơn đứng đầu cả huyện Đông Ngàn. Sách Đại Nam nhất thống chí đã viết: “Nơi đây nối đời có người đỗ đạt cao. Xét trong khoa bảng huyện Đông Ngàn chỉ có xã này đủ tam khôi”. Đây là một nhận định xác đáng vì làng có tới 2 Trạng nguyên: Nguyễn Quán Quang (1246), Ngô Miễn Thiệu ((1518); Bảng nhãn Ngô Thầm (1413) và Thám hoa Ngô Sách Tố. Ngoài 4 tam khôi, Tam Sơn còn có 12 Tiến sĩ và 1 Phó bảng, đó là Ngô Luân (1475), Nguyễn Húc (1487), Nguyễn Khiết Tú (1496), Nguyễn Hy Tái (1511), Nguyễn Tự Cường (1514), Nguyễn Hòa Chung (1517), Nguyễn Tảo (1517), Ngô Diễn (1550), Ngô Dịch (1556), Ngô Sách Thí (1659), Ngô Sách Dụ (1664), Ngô Sách Tuân (1676), và Phó bảng Nguyễn Thiện Kế (1898). Có lẽ vì vậy mà phương ngôn Bắc Ninh đã đúc kết lại rằng:
Tam Sơn là đất ba gò
Của trời vô tận, mà kho nhân tài
Cái kho nhân tài của Tam Sơn hầu hết đều đảm nhiệm nhiều trọng trách của nhà nước. Ngô Luân, Ngô Thầm hoạt động trong lĩnh vực văn học có chân trong hội Tao đàn, tạo ra niềm thán phục “về mặt văn chương danh giá, người ta thường suy tôn họ Ngô xã Tam Sơn” (Đại Nam nhất thống chí). Nguyễn Quán Quang được dân gian suy tôn làm Thành hoàng làng, có đền thờ trên núi Vường. Ngô Sách Tuân, văn võ toàn tài đã có nhiều công lao trong việc giữ gìn biên cương. Ông được dân làng Quỳnh Lôi (Hà Nội) tôn làm hậu thần, thờ ở đình và được ghi tạc công lao: “Văn thần Ngô Sách Tuân từ khi đến ấp Quỳnh Lôi được dân tin yêu, không vì quyền cao chức trọng mà tự buông thả, không vì quyền thế mà kiêu căng. Ông răn dạy hàng ngũ quan lại không được làm điều sai trái, tham nhũng xâm chiếm của dân. Ông đem bổng lộc cấp phát cho những người túng thiếu. Người nghèo cho ăn, người ốm cho thuốc. Từ cụ già đến trẻ em đều đội ơn sâu, đàn ông đàn bà đều mang nghĩa lớn”.
Nguyễn Tự Cường đã từng hy sinh trong cuộc chiến đấu với nhà Mạc bảo vệ nhà Lê. Phó bảng Nguyễn Thiện Kế mở trường dạy học, xóa bỏ lệ tục ở địa phương. Ngày nay, làng Tam Sơn vẫn phát huy được truyền thống tốt đẹp ấy, với hàng trăm người tốt nghiệp đại học và nhiều chục Giáo sư, Tiến sĩ. Có lẽ những điều trên đây đã dẫn tới một nhận định của ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh về một thực tế khác:
Tam Sơn là đất ba gò
Cầm cân nẩy mực chẳng cho ai nhờ
Và đôi câu đối:
Trai Tam Sơn đứng núi Tam Sơn, sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt
Gái Vọng Nguyệt chơi trăng Vọng Nguyệt, nguyệt nguyệt hằng sánh với trượng phu
Ở Bắc Ninh, đứng đầu về số lượng người đỗ đạt, trên cả Tam Sơn phải kể đến Kim Đôi. Theo thống kê sơ bộ của tác giả, hai họ Nguyễn và họ Phạm ở đây có tới 24 người đỗ đại khoa, trong đó một gia đình có tới 5 anh em cùng thi đỗ, làm quan trong triều. Vì vậy, dân gian có câu: Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều (Gia thế làng Kim Đôi, áo đỏ, áo xanh đầy triều).
Có hai làng nữa – tuy số người đỗ đạt không nhiều nhưng cũng nổi tiếng ở Bắc Ninh đó là Lạc Thổ và Đông Hồ. Lạc Thổ nổi tiếng với thần đồng Dương Như Châu và nhiều con gái đẹp trở thành vợ các ông Nghè tân khoa. Dương Đình Tước ở Đông Hồ nổi tiếng từ thời Trần – được xếp sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền (Trạng Cổ Đô), ông Trạng nhỏ tuổi nhất nước ta. Phương ngôn Bắc Ninh đã ghi nhận những sự kiện này trong các câu:
– Dốt Lạc Thố cưỡi cổ thiên hạ
– Con gái họ Dương nằm giường Tiến sĩ
– Thứ nhất quan trạng Cổ Đô
Thứ nhì Đình Tước, Đông Hồ có danh.
Đình Bảng – quê hương của nhà Lý, tuy chỉ có 2 người đỗ Đại khoa nhưng lại là một cái lò cung cấp nhiều người tài cho đất nước, vì vậy cũng được thừa nhận:
– Bao giờ rằng Báng hết cây
Tào Khê hết nước đất này hết quan
– Bao giờ rừng Báng hết cây
Phù Lưu hết chợ, đất này hết quan
Làng Bảo Triện, quê hương của Trần Phù Dục, Trần Danh Ninh, Trần Danh Lâm, Trần Danh Án và Phạm Khiêm Ích cũng có một câu ca dao tương tự:
Bao giờ chùa Địch hết cây
Sông Lai hết nước, đất này hết quan
Ta còn bắt gặp trong ca dao, tục ngữ và phương ngôn vùng Bắc Ninh nhiều câu ca ngợi về truyền thống hiếu học, đỗ đạt nữa kiểu như Quảng Lãm: Thám hoa, Hán Đà: Tiến sĩ. Ngoài việc phản ánh diện mạo cử nghiệp của một huyện (Đông Ngàn) hoặc của một số làng, ca dao, tụ ngữ và phương ngôn Bắc Ninh còn đi sâu vào một số nhân vật.
Trong trường hợp của Lê Văn Thịnh – ông Trạng khai khoa thời Lý truyền thuyết và phương ngôn vùng Mộ Đạo (Quế Võ) nói về ông khá đậm đặc, chủ yếu tập trung ở Trác Nhiệt.
Trác Nhiệt vốn có tên là Yên Giả, còn gọi là Kẻ Rét hoặc Cựu Trang, Tráng Nhiệt hoặc Trại Nhiệt. Ở đây có miếu thờ Lê Văn Thịnh và mộ của phụ thân ông (mới bị phá năm 1949). Truyền thuyết kể rằng, đây chính là quê của Lê Văn Thịnh. Hàng ngày Lê Văn Thịnh sang Đông Cứu (Kẻ Gủ) học, tối lại trở về Trác Nhiệt. Sau sự kiện Hồ Tây, Trác Nhiệt bị triệt hạ bởi lệnh chỉ Quốc gia vô hữu Yên Giả. Để ghi lại hành trạng của Lê Văn Thịnh, nhân dân địa phương vẫn lưu truyền câu: Ăn Kẻ Gủ, ngủ Kẻ Rét.
Nguyễn Thuyên – quê ở Lai Hạ – Thanh Lâm, nay thuộc Lang Tài, đỗ Thái học sinh năm 1246, đồng khoa với Nguyễn Quán Quang ở Tam Sơn. Tương truyền ông đã làm thơ Nôm đuổi cá sấu trên sông Thái Bình. Vì thế mà ông được hưởng ngự lộc trên cả một vùng sông nước như phương ngôn đã phản ánh: Đại giang Đông Giàng, Tiểu giang Lai Hạ. Trong trường hợp này có lẽ phương ngôn xác nhận truyền thuyết về ông là có thật trong lịch sử.
Một nhân vật khác ở thời Trần cũng còn nhiều bí ẩn đó là Lý Đạo Tái. Hầu hết sử sách đều không ghi nhận ông thi đậu Trạng nguyên năm 1274 – đồng khoa với Nguyễn Phi Khanh. Tuy nhiên, phương ngôn lại ghi nhận điều này và còn cho biết ông xuất thân từ một gia cảnh nghèo hèn mà đỗ Trạng:
Lúc khó chẳng có ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng, chín nghìn nhân duyên
Điều mà phương ngôn phản ánh lại hoàn toàn phù hợp với lời văn trong tấm bia Đệ tam tổ Lý trạng nguyên hành trạng. Văn bia cho biết năm ông thi đỗ mới vừa 21 tuổi, được Trần Thánh Tông kén làm Phò mã nhưng ông từ chối, chỉ nhận chức Thị nội văn ban, từng đi sứ Trung Quốc. Sau thôi việc từ quan, đi tu ở chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm). Ông mất năm 1334 thọ 81 tuổi. Rõ ràng ở đây, phương ngôn đã minh chứng điều còn tồn nghi trong sử sách.
Dưới thời Lê, ca dao, tục ngữ và phương ngôn Bắc Ninh cũng ghi nhận cho ta một số tấm gương khác về sự hiếu học.
Dương Tử Do, sinh năm 1410, trong một gia đình nông dân nghèo ở Trang Liệt. Năm ông 43 tuổi, vì bị làm nhục ở chốn đình chung do mù chữ, ông đã bỏ làng ra đi, quyết chí học thành tài. Khoa thi năm Mậu Dần (1458) dưới triều Lê Nhân Tông, ông thi đậu Tiến sĩ, làm đến Công bộ Tả thị lang. Tấm gương hiếu học của ông đã được người đời sau truyền tụng trong câu ca dao:
Bốn ba mới học vỡ lòng
Đến năm bốn chín đã ông Nghè rồi
Dụng công có mấy năm trời
Hơn đời cốt ở tính người thông minh
Lại có nhiều phương ngôn ghi lại một sự trắc trở nào đó của vài cặp đôi đồng khoa. Chẳng hạn như Bạch Hồng Nho quê ở Nội Duệ Đông (Tiên Du) lẽ ra cùng thi một khoa với Giáp Hải nhưng vì mẹ mất nên phải đình hoãn. Một câu ca dao đã ghi lại sự oán trách của Bạch Hồng Nho đối với số phận đen đủi của mình và cũng là sự coi thường Giáp Hải (trú tại Dĩnh Kế):
Mẹ ơi! Mẹ đi đằng nào
Để cho thắng Kế nó vào nó cướp Trạng nguyên
Còn ở khoa thi năm Mậu Thìn đời Lê Uy Mục (1508), Nguyễn Giản Thanh – người Hương Mạc, tục gọi là làng Me cùng đi thi với Hứa Tam Tỉnh người Như Nguyệt, tục gọi là làng Ngọt. Hai ông đều đã qua kỳ thi Hội. Đến kỳ thi Đình, các quan biết là Hứa Tam Tỉnh giỏi hơn nên chọn ông đậu Trạng nguyên, còn Nguyễn Giản Thanh chỉ được lấy đậu Bảng nhỡn. Nhưng khi đưa hai người vào yết kiến vua thì Kinh Phi – mẹ nuôi nhà vua lại chấm cho Giản Thanh đậu Trạng. Vì vậy mà học vị của hai ông bị đổi ngôi và chuyện đó cũng được phương ngôn ghi lại một cách ngắn gọn:
Trạng Me đè Trạng Ngọt.
Chúng ta cũng có thể kể ra đây hàng loạt những phương ngôn ca ngợi Hoàng giáp Nguyễn Đăng, người Đại Toán, tục gọi là làng Tỏi, Quế Dương (nay thuộc xã Chi Lăng – Quế võ), như các câu:
– Văn trạng Tỏi hỏi gì nữa (hoặc hỏi làm chi)
– Phú ông Tỏi hỏi làm chi
– Bừa mượt như phú ông Tỏi
– Thơ ông Trạch, sách ông Đăng[11]
Theo truyền thuyết, làng Đại Toán giống hình củ tỏi. Củ nằm ở bên kia sông còn lá bên này sông. Làng chi ra làm 4 thôn: Tỏi Đông, Tỏi Mão, Tỏi Thủy, Tỏi Mai. Nguyễn Đăng sinh ở thôn Tỏi Mai, nay ở cánh đồng vẫn còn lăng mộ của ông. Truyền thuyết kể, dù đã 40 tuổi ông vẫn quyết tâm đi học. Thuở hàn vi, khi mang bị cói – một sản phẩm của làng, ra Thăng Long bán, vì không có tiền mua sách để học, ông đã phải vờ vẩy ướt sách của một hiệu rồi xin phơi đền. Trong khi phơi sách, cứ giở đến trang nào là ông thuộc lòng trang ấy.
Năm 1602, Nguyễn Đăng thi đậu Hoàng giáp, là hiện thân của một người có học vấn sâu rộng, có sở trường về lối thơ Đường luật và Phú bát vận.
Năm 1673 ông cùng Lưu Đình Chất, Nguyễn Đình Chính đi sứ nhà Minh, dọc đường cùng ngâm vịnh và họa đáp với các nhà thơ Trung Quốc và Triều Tiên. Khi qua chùa Phi Lai, ông làm bài Phú bát vận hay đến mức mọi người tranh nhau truyền tụng. Tương truyền, khi đến Kinh đô nhà Minh, nhà vua ra lệnh ông phải làm xong bài phú khi ngựa chạy được một vòng. Ông trèo lên ngựa rồi lại xuống ngay vì đã làm xong khiến vua và quan lại nhà Minh bái phục. Lại tương truyền rằng, mấy bác nông dân trong lúc cày bừa thấy trâu giả bộ mệt mỏi định phá, liền đọc câu dọa "bừa mượt như phú ông Đăng" là chúng sợ hãi, hiền lành đi tiếp.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ và phương ngôn của vùng Bắc Ninh còn một số câu ca ngợi tài thơ văn, võ công của một số nhân vật khác như Văn như Khôi, võ như Quán; Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán. Đặc biệt là tài năng của Nguyễn Công Hãng quê ở Phù Chẩn – tục gọi là làng Cháy, được dân đúc kết trong câu "Văn ông Cháy, gậy ông Nền".
Truyền thống hiếu học và cử nghiệp của Bắc Ninh xưa đã tạo nên cho đất nước một đội ngũ những hiền nhân quân tử làm chói lọi cả một trời sao văn hóa Việt Nam. Phương ngôn đã tham gia vào quá trình thừa nhận và đúc kết chung ấy để gửi lại cho chúng ta nhiều khuôn diện vừa tổng thể vừa cá biệt. Đúng là:
Nhân tài như thể bách hoa
Hoa sen thơm ngát, hoa trà đẹp tươi.
- BẮC NINH TRƯỚC SỰ ĐỔ VỠ CỦA KINH TẾ TIỂU NÔNG
Bạn với Ô Cách thì cạch đến già.
Bạn với Đông Lâu không chết trâu cũng chết bò.
Chơi với Thanh Lâm như giáo đâm vào ruột.
Làm bạn với Chờ xơ như mướp.
Làm bạn với Đông Khang mất cả quang lẫn gánh
hoặc những câu ca:
– Lịch sự là đất Đông Hồ
Bất nhân Bảo Khám, ô đồ Trạm Chai
– Chân Lạc cờ bạc quanh năm
Lạc Trung chỉ có dâu tầm mà thôi
Phù Cầm ăn nói đãi bôi
Ăn no, tắm mát ra cơi bến đò
Phù Yên tiếng nhỏ tiếng to
Chăm chỉ dắt trâu dắt bò người ta
Xuân Cai ăn nói thật thà
Tuy rằng bé nhỏ nhưng là đàn anh
– Đồng Đông là đất quan tư
Đồng Đoài là đất khư khư làm giàu
Đồng Văn là đất cơ cầu
Á Lữ bạc ác như vôi quét nhà.
Cùng với sự xuất hiện của các câu ca dao trên, hệ thống tứ vật (4 không) cũng xuất hiện ở Bắc Ninh:
– Vật dục Thiểm Xuyên trì
Vật giáo Đông Yên nhi
Vật giao Hương La hữu
Vật thú Như Nguyệt thê.
– Vật giao Phù Lưu hữu
Vật thú Đình Bảng thê
Vật ẩm Đồng Kỵ thủy
Vật thực Cẩm Giang kê.
– Xin đừng lấy vợ Thanh Lâm
Xin đừng kết bạn tri âm Thanh Hà
Đất Lai Hạ lắm phù sa
Trung Kênh sẵn nước đuổi gà khó ghê.
Trong tay chúng tôi còn hàng trăm những câu ca dao, tục ngữ và phương ngôn khác nữa. Do khuôn khổ của một bài viết và có lẽ tác giả cũng đã quá dông dài, xin được tạm ngừng ở đây. Hẹn một dịp nào đó sẽ bàn thêm về nhiều khía cạnh khác của kho tàng vô cùng quý giá này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Chú thích:
[1] Trần Danh Án hiệu là Liễu Am (1754-1794), người Bảo Triện – Gia Bình (Bắc Ninh), đỗ Hoàng giáp năm 1787; Ngô Đình Thái hiệu là Ngô Hạo Phu, người Bái Dương – Nam Trân (Nam Định), đậu Cử nhân năm 1817; Trần Doãn Giác, cháu gọi Trần Danh Án bằng ông, đậu Cử nhân năm 1867.
[2] Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb KHXH, H.1971, tr.65.
[3] Đoạn trích trên đây được căn cứ vào Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb KHXH, H. 1971, tr.68 do Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính. Gần đây, Nxb Lao động và TTVHNN Đông Tây cũng xuất bản Đại Nam nhất thống chí do Hoàng Văn Lâu dịch. Khi so sánh đoạn dịch trên, chúng tôi rất thất vọng vì sự thô thiển và sai lạc so với những gì mà dân gian đã sáng tạo ra nó. Nguyên văn đoạn dịch của Hoàng Văn Lâu ở Đại Nam nhất thống chí, tập 2, tr.1349 như sau: “Còn những câu ca dao trong hàng xóm có quan hệ đến phong cũng đều đoan chính. Như những câu sau đây: Sao chàng nỡ đuổi vợ đi/ Con chàng phó mặc trời kia dỗ dành/ Vợ chàng còn bỏ đoạn đành/ Huống chi thân thiếp dám mong đợi gì. Hay như câu: Vì sao lại chẳng đi đêm/ Vì sợ hổ báo sài lang hại người/ Vì sao chẳng dám đi ngày/ Bởi vì em sợ mẹ thày em la/ Ví bằng thực bụng cùng ta/ Thì xin ra cổng để mà gặp nhau. Và: Nhà trong còn mẹ còn thày/ Dám đâu vụng trộm thày lay cùng người. Trên đây đều là những lời của con trai, con gái hẹn hò gặp nhau vậy”.
[4] Hội kéo co ở Hữu Chấp.
[5] Yên Trung, Yên Phong.
[6] Xuân Đài, Vạn Linh (Gia Bình).
[7] Như Nguyệt, Yên Phong.
[8] Lâm Thao, Làng Tài.
[9] Quảng Bố, Đại Bái (Gia Bình).
[10] Hà Mãn, Thuận Thành.
[11] Ông Trạch: Đống Tồn Trạch, đỗ Tiến sĩ năm 1646, quê Triều Dương, Chí Linh (Hải Dương) làm đến Thượng thư bộ Hộ, tước Nghĩa Trạch Hầu.
Source Nghiên cứu lịch sử
https://nghiencuulichsu.com/2017/11/22/dac-diem-van-hoa-truyen-thong-vung-bac-ninh-tu-kho-tang-phuong-ngon-xu-bac/