Blog KYDV

Saturday, September 29, 2018

Về Miền Quan Họ Làng Diềm - NGƯỜI VỀ

NGƯỜI VỀ

Không thành gia thất thì thôi
Chào người nghỉ lại đôi em ra về
Em về em nhủ nhời thề...
Xin đừng ngỏ khoá trao chìa cho ai.


Trong Quan họ thì thiết tha nhất, vấn vương nhất và lưu luyến nhất vẫn là canh hát giã bạn. Cái dùng giằng ấy khiến người Quan họ cứ không nỡ dứt tình mà chia xa.

Ra về ngày nhớ đêm mong
Trông mây lại nhớ bóng hồng ngoài hiên
Ra sông lại nhớ nhời nguyền
Xuống sông uống nước cho nguôi tấm lòng.

Quan họ tiễn nhau từ mờ sáng, mà đến tận chiều tối mới ra đến đầu làng. Kẻ thì xin ra về, người thì giữ ở lại. Những câu giã bạn như xé lòng ai, ai oán có, nỉ non có, hờn trách có, hẹn ước có và nhớ thương cũng có. Từ xin ra về ở nhà bạn, cho đến cổng Tam Quan cửa chùa, rồi ra đến gốc đa, gốc đề đầu làng mà mất cả ngày giời.

Người ơi giã bạn không ly biệt
Trao nón rồi đến hẹn lại lên
Người về xin nhớ đừng quên
Chờ người đến hẹn lại lên hội này.

Cái hay của Quan họ là tuy chia xa, nhưng lại rất gần. Tuy chia cách, nhưng chỉ là tạm thời. Kẻ Bắc đấy, người Nam đấy, nhưng rồi bốn biển lại vẫn hoá như một nhà. Không thành gia thất đấy, chẳng thành lứa đôi đấy. Nhưng chỉ là tạm thời, là của ngày hôm nay mà thôi. Vẫn hẹn ước lứa đôi, vẫn nhời thề son sắt. Vẫn mong một ngày gần nhất lại được tương phùng, như những đôi chim loan phượng trong ngày hội làng của năm sau.

Hỡi người xa hỡi đường xa
Đem sầu mà bỏ cho nhau mà về

Vậy nên ta thấy trong Quan họ buồn xa cách đấy, nhưng không thảm thương. Sầu vấn vương đấy, mà không ai oán bi luỵ. Ho nhớ nhung nhưng vẫn tràn đầy niềm tin về ngày tao ngộ, họ tưởng nhớ về nhau mà lòng còn bao hy vọng được giãi bầy nỗi lòng cùng nhau lúc bên nhau.

Người về em dặn nhời này
Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua
Người về em dặn tái hồi
Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai.

Cái yêu sâu sắc của người Quan họ ,khiến cho ta cảm thấy không còn có sự phân cách. Xoá nhoà mọi nỗi chia xa, xua tan đi mọi giới hạn trong tình yêu đôi lưa. Nhưng lại thật đơn giản, thật chất phác mộc mạc. Thật gần gũi, nhưng lại thật ý nhị, kín đáo. Rất nhân văn, rất thấu hiểu cho nhau. Lo nghĩ cho nhau, tất cả vì nhau. Tình thật sâu, nghĩa thật nặng. Như vẫn toát lên được cái nét thanh lịch, nho nhã của những con người học sâu hiểu rộng. Không vì luỵ tình mà đánh mất đi cái bản ngã con người, không đánh mất đi cái thuần phong mĩ tục, không đánh mất đi cái lề lối gia phong.

Bước đi một bước một dừng
Đường về Quan họ xem chừng còn xa
Vầng Ô bóng đã xế tà
Bởi chưng gian díu hoá ra thế này.

Dạ mời Đương Quan họ cùng với ban AD chúng em “Xuôi Đông” trên con thuyền ra về ạ.

AD : Nguyễn Minh Tú.
 
See More

Về Miền Quan Họ Làng Diềm
 

Về Miền Quan Họ Làng Diềm - ĐÒ ƠI !!!

ĐÒ ƠI!!!
 
Đò ngang có lái sang ngang
Khách thời vắng khách đò sang vắng đò
Mênh mông sóng nước đầy vơi
Có nghe em gọi đò ơi! trong lòng...?

Gọi đò để sang sông với bạn tình là một hình thức giao duyên của người Quan họ. Nó chính là hình thức hát Quan họ dưới thuyền nổi tiếng xưa nay và mỗi khi nghe tiếng gọi "đò ơi" thì người Quan họ luôn cảm thấy day dứt, trong lòng luôn dâng chào những nỗi niềm nhớ mong. Bởi khi nghe tiếng gọi đò luôn gợi lên hình ảnh đợi chờ của người Quan họ, đợi chờ đến nỗi "trót say nhau lắm phải tìm đến nhau". Để rồi tận trong sâu thẳm của đáy lòng họ luôn thốt lên những lời bi ai rằng...

Đò ơi sao mãi chẳng sang?
Sớm chiều ngả nón chờ chàng qua sông
Thầy mẹ em chửa bằng lòng
Hiếu tình nặng mấy mươi dòng sông sâu

Trong tình yêu của người Quan họ có ngọn lửa của sự mãnh liệt họ có thể vượt qua mọi rào cản để đến với tình yêu đích thực của mình. Vậy điều gì có thể làm họ phải đắn đo, suy nghĩ không dám đến gặp người tri kỉ? mặc dù trong lòng họ luôn khao khát được gặp, được đến với người mà mình luôn mong nhớ! Phải chăng có một ngăn cách hay một rào cản? Hoặc một thế lực nào đó, khiến họ không thể bước qua mà bỏ đi cái lề lối gia phong, cái phong tục tập quán mà đến với nhau? Hay đơn giản đó chính là sự ngăn cấm của thầy mẹ? Bởi tình yêu trong thời phong kiến đâu thể thoát khỏi sự :"Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy!". Còn tình yêu mà những đôi lứa dành cho nhau chỉ có thể để sâu kín trong lòng, nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đó chính là nỗi khổ tâm của người Quan họ, bên hiếu bên tình làm sao có thể chọn vẹn cả đôi!

Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu
Người vui có chốn em sầu có nơi
Đã đành có chốn thì thôi
Đèo bòng chi nữa tội trời ai mang
Từ khi biết đến tuổi vàng
Lòng càng thắm thiết dạ càng vấn vương
Quản bao tháng đợi năm chờ
Thấy người dãi nắng dầm mưa xót thầm
Nguyện lòng đôi chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm duyên ai
Lâu nay mới có một ngày
Dừng chân tạm chút sang đây tự tình
Bao giờ yến được gặp oanh?

Khắc khoải đợi chờ trong tiếng gọi “đò ơi!” Nửa muốn quên đi những gia phong nề nếp để qua đò mà sang sông với bạn tình, nửa lại thương lời cha mẹ dặn dò, ân sâu nghĩa nặng sao đành lòng mà lại quên được đây? Những day dứt ấy, những khắc khoải ấy cứ trĩu nặng, cứ đè nén trong lòng người Quan họ. Bên tiếng gọi đò mà đò thì cứ lỡ bến mãi chẳng sang, khiến cho lòng ai càng thêm tan nát, ruột gan càng trăm mối tơ vò như rối bời dạ ai.

Đò ai đi ở bên sông
Có lòng đợi khách hay không hỡi đò?

Hỏi những ai đã từng thấu hiểu những câu gọi "đò ơi", mà không gợi lên trong lòng những nỗi niềm thương cảm, của những lứa đôi đang mong nhớ, đợi chờ, những tiếng gọi đò trong vô vọng, để bước sang sông với bạn duyên của người Quan họ. Mà không cảm thấy nao lòng và cảm thương cảm cho sự lỡ dở, cho những chuyến đò mãi không cập bến duyên lành của người xưa...?

Mong sao nghĩa thuỷ tình chung
Cho thuyền gặp bến cho mây gặp rồng.

Trong Quan họ thì có rất nhiều câu hát nói về con đò, nhưng hầu như đa số nói về sự đợi chờ, khắc khoải, nhớ mong của người Quan họ là nhiều. Cũng vì vậy mà những lời ca như ai oán, bổng trầm kia lại càng khiến cho Quan họ càng thêm da diết như mê hoặc lòng người.

Mở chèo bát lái thuyền ra
Phách nhất tìm bạn nhịp ba tìm tình
Người ơi thương lấy em cùng
Như thuyền có lái như rồng có mây
Màn trên sập dưới sánh vầy
Chiếu loan xải giữa gối mây em đợi chờ.

Mong sao cho nghĩa tình sẽ được như lời câu ca trên, để người Quan họ không còn cảnh đợi chờ, nhớ mong mà đò mãi chẳng sang, cho tình đành dang dở.

AD Nguyễn Minh Tú

Source Về Miền Quan Họ Làng Diềm
 

Gia phả họ NGUYỄN KHẮC - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh

Gia phả họ NGUYỄN KHẮC - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh.

Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.

Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).

Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).

Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:

-  Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
 Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
 Mobile: 0011 84 93 3444608

-  Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
 Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
 Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551

----------

GIA PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN-KHẮC (PDF/55 trang)



 Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.

Tuesday, September 11, 2018

Gia phả họ NGUYỄN TUYỂN (Ngành 2) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh

Gia phả họ NGUYỄN TUYỂN (Ngành 2)  - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh.

Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.

Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).

Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).

Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:

-  Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
 Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
 Mobile: 0011 84 93 3444608

-  Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
 Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
 Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551

----------

GIA PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN-TUYỂN (Ngành 2) (PDF/124 trang)


Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.

Gia phả họ NGUYỄN VĂN (Ngành 2) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh.

Gia phả họ NGUYỄN VĂN (Ngành 2)  - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh.

Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.

Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).

Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).

Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:

-  Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
 Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
 Mobile: 0011 84 93 3444608

-  Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
 Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
 Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551
 
----------
 
GIA PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN-VĂN (Ngành 2) (PDF/163 trang)
 

 
Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.
 

Saturday, September 8, 2018

Gia phả họ ĐINH-VĂN - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh

Gia phả họ ĐINH-VĂN - Ông Nguyễn Tuyển Vinh và ông Nguyễn Văn Huỳnh

Dưới đây là trích đăng những bản Gia Phả các dòng họ trong Làng Dũng Vi do ông Nguyễn Tuyển Vinh biên soạn và gởi đăng trên Blog KYDV tháng 8/2018.

Blog KYDV sẽ lần lượt trích đăng từng bản Gia Phả của mỗi họ ĐINH VĂN, NGUYỄN KHẮC, NGUYỄN TUYỂN, NGUYỄN VĂN dưới dạng PDF (Portable Document Format). Như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho bạn đọc thay vì sử dụng chương trình gốc (Editable Program).

Quý vị cũng có thể xem tại KYDV (Microsoft OneDrive) - Ông Nguyễn Tuyển Vinh - Gia Pha (Unzip).

Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:

-  Ông Nguyễn Tuyển Vinh (VN)
 Email: nguyentuyenvinh519@gmail.com
 Mobile: 0011 84 93 3444608

-  Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu)
 Email: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
 Mobile: 0011 614 04 071 331 or 0011 614 66 914 551

----------

From: Huynh Nguyen nguyen.huynh.dungvi@gmail.com
To: Thuc Dinh dthuc@live.com
Date: Sat. 09.08, 2018, 3:30PM

Cám ơn chú Thức đã đưa gia phả họ Đinh Văn (Nguyễn Tuyển Vinh soạn) lên KYDV, trong đó còn nhiều thiếu xót về tên trong khi đánh máy, anh Huỳnh sẽ chỉnh và đưa cho Tuyển Vinh sửa.

Xin quí đồng hương coi và cho biết những chỗ cần sửa, nhất là về họ và tuổi tác hoặc những chỗ còn thiếu xót. 

Cám ơn chú và chúc bình anh.
 
----------
 
GIA PHẢ DÒNG HỌ ĐINH-VĂN (PDF/173 trang)



Xim bấm vào ô phóng lớn (dấu 4 mũi tên) cuối trang bên phải để xem toàn bài.

Đình làng trong đời sống đương đại - Bài, ảnh: Việt Thanh

Đình làng trong đời sống đương đại

08/06/2018 09:30
 
Nếu như chùa làng là nơi để người ta đến tụng kinh niệm phật cho tâm thanh tịnh, bình an và giác ngộ thì đình làng là nơi để người dân đến vui chơi, hội họp, ăn uống, giải trí. Đó chính là đặc tính cộng đồng, dân dã của đình làng.


Đình Đồng Kỵ.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mái đình vẫn gắn bó vẹn nguyên, bất di bất dịch, tồn tại đồng hành trong đời sống người dân qua các thế hệ. Đình làng không chỉ là nơi thờ Thành hoàng của làng, nơi tế tự và hội họp mà còn là nơi mở hội làng. Mọi tinh hoa vật chất và tinh thần của cộng đồng làng xã luôn tập trung, thể hiện, phản ánh ở ngôi đình làng.

“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu”.

Dưới mái đình làng, người ta còn trao gửi yêu thương, chia sẻ, bộc lộ tình cảm, hò hẹn và tình tự… Đình làng được coi là biểu tượng “hồn cốt” của làng xã, quê hương. Đó là niềm tự hào của cộng đồng dân cư trong làng và là hình ảnh luôn lắng sâu trong tâm thức của những người xa quê khi nhớ về cội nguồn.

Bắc Ninh-Kinh Bắc nổi tiếng với những ngôi đình bề thế, các lớp ngói đao cong uốn lượn duyên dáng, được chạm trổ phong phú các kiến trúc rồng bay, phượng múa, lân chầu, quy đội thư… tinh xảo. Nhiều ngôi đình đẹp nổi tiếng được ca ngợi trong tiềm thức dân gian
 
“Thứ Nhất là đình Đông Khang
Thứ Nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm”…

Theo số liệu thống kê của cơ quan chuyên môn tính đến năm 2013, toàn tỉnh có tổng số 1558 di tích, trong đó có tới 513 ngôi đình làng.

Qua các tài liệu thư tịch cổ kết hợp quá trình khảo sát điền dã thực tế tại hầu hết làng xã ở Bắc Ninh, các nhà nghiên cứu cho rằng, ngôi đình được khởi dựng sớm nhất ở Bắc Ninh hiện nay là đình Mão Điền Đoài, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành. Đình Mão Điền được khởi dựng trước năm 1584 (thời Mạc) và đến năm 1584 thì được trùng tu tôn tạo. Một trong những ngôi đình ở Bắc Ninh còn bảo lưu được dấu ấn điêu khắc thời Mạc là đình Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh). Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), Bắc Ninh phát triển làng nghề, làng buôn bán giàu có nổi tiếng nên có điều kiện xây dựng, trùng tu và mở rộng đình làng với quy mô lớn, chạm khắc trang trí lộng lẫy, tinh xảo… Sang thời Nguyễn, nhiều ngôi đình tiếp tục được trùng tu mở rộng đến ngày nay, tiêu biểu như: Đình Đình Bảng, đình Phù Lưu, đình Hồi Quan, đình Đồng Kỵ (Từ Sơn); đình Thọ Đức, đình Quan Đình (Yên Phong); đình Diềm, đình Cổ Mễ, đình Đáp Cầu, đình Châm Khê, đình Xuân Ổ (thành phố Bắc Ninh); đình Bùi Xá (Thuận Thành); đình Bảo Tháp, đình Yên Việt, đình An Quang, đình Môn Quảng (Gia Bình)...

Mỗi đình làng ở Bắc Ninh là một thiết chế văn hoá truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa của các thế hệ người dân ở từng thời kỳ lịch sử. Nghệ thuật kiến trúc, các bức chạm khắc, trang trí trên những cấu kiện gỗ ở đình làng với đa dạng đề tài tứ linh, tứ quý và cuộc sống con người… đều là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đặc sắc mà các nghệ nhân xưa đã dày công tạo tác, gửi gắm những thông điệp của lịch sử đương thời. Đình làng Bắc Ninh còn lưu giữ hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú như thần tích, thần phả, sắc phong, bia đá, đồ thờ tự, hoành phi, câu đối, đồ tế khí, hương ước, khoán ước…


Cửa võng đình Diềm (Hoà Long, thành phố Bắc Ninh).

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng biết ơn công lao của các vị Thành hoàng, hàng năm nhân dân các làng xã tổ chức lễ hội tại đình với nhiều nghi thức tín ngưỡng được tổ chức long trọng, trang nghiêm gồm cả phần lễ và phần hội. Bởi vậy, tại không gian đình làng diễn ra cả hoạt động tế Thần, rước Thần cùng với các hoạt động văn hoá nghệ thuật, trò chơi dân gian.

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế với sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng Nông thôn mới hiện nay, đình làng tuy bớt đi một phần chức năng hành chính nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, là thiết chế văn hoá trung tâm thờ Thành hoàng làng, nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, văn hoá tâm linh, gìn giữ thuần phong mỹ tục và giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Hoạt động trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp đình làng được chú trọng với sự đầu tư đáng kể của Nhà nước cùng nguồn vốn xã hội hoá. Công tác kiểm kê di tích, di sản được tiến hành thường xuyên. Nhiều việc làm thiết thực nhằm truyền tải ý nghĩa, vai trò và bảo tồn các giá trị văn hoá của đình làng trong cuộc sống đương đại vẫn được các thế hệ dân nối tiếp duy trì… để bảo vệ, giữ gìn “mái nhà chung” của cộng đồng làng xã, quê hương.
 
Bài, ảnh: Việt Thanh
 

Wednesday, September 5, 2018

Về Miền Quan Họ Làng Diềm - LÝ CÂY ĐA

- LÝ CÂY ĐA -
 
Chèo lên quán dốc cây đa,
Thấy cô mặc áo vô già nâu non.
Khăn thâm vành rí đội đầu,
Nửa thương bên nọ, nửa sầu bên kia.
Áo lương năm cúc viền tà,
Ai may người mặc hay là em may.
Trẻ tre đan nón ba tầm,
Ai đan người đội hôm rằm tháng giêng.

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình luôn gợi lại những kỉ niệm đẹp trong lòng người Kinh Bắc nói chung và trong lòng người Quan họ nói riêng.

Trèo lên quán dốc cây đa,
Thấy cô mặc áo vô già nâu non.

Dưới gốc cây đa nơi đầu làng, Quan họ làng ra đón Quan họ bạn sang chơi hội làng mình, mỗi khi làng mở hội đã trở nên hết sức thân thuộc trong lòng người Quan họ. Chính nơi đây họ đã trao và nhận những miếng trầu nghĩa, trầu tình thay cho lời chào và cũng là thay cho những lời nói trao duyên, trao tình của người Quan họ.

Trầu xanh cau trắng chay hồng,
Vôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên.
Có cau, có vỏ, có vôi,
Xin mời đương Quan họ người xơi miếng trầu.

Sau khi đã trao nhau miếng trầu nghĩa, trầu tình ấy, họ cùng nhau ca lên những câu hát chúc, hát mừng. Rồi họ mời nhau vào nhà những ông trùm, bà trùm. Rồi họ mời nhau ra đình, hoặc ra đền (nơi mà làng mở hội mừng ngày kỵ nhật hoặc ngày húy của thánh hôm đó), làm lễ, rồi họ cùng nhau trao duyên, trao tình trong những canh hát ca sự tại đình, hoặc đền. Rồi họ cùng nhau trẩy hội, du xuân (hát trong đám hội, hát dưới thuyền vv...).

 Cuối cùng thì mời nhau về nhà ông trùm, bà trùm xơi cơm Quan họ và ca những canh Quan họ tại gia thâu đêm suốt sáng.

Khăn thâm vành rí đội đầu,
Nửa thương bên nọ, nửa sầu bên kia.

Chắc hẳn các bạn trẻ ngày nay ít ai được nhìn thấy cái rí của các cụ ngày xưa mổi khi vấn tóc phải không ? Ngày xưa các cụ ta mỗi khi vấn tóc thường hay có cái rí, để khi vấn tóc thì tóc sẽ được các cụ quấn vào cái rí đó cho tóc gọn không bị tả tơi. Tóc dài đến đâu thì cái rí sẽ được làm dài đến đó, sau khi đã quấn tóc vòng quanh rí rồi tì các cụ sẽ quấn cái rí thành một vòng tròn trên đầu, rồi sau đó sẽ chít khăn mỏ quạ bên ngoài vành rí. Nói cách khác thì rí được làm bằng vải, chiều dai thì theo tóc của mỗi người và có tác dụng là dữ cho tóc luôn gọn, rồi quấn thành vòng trên đầu để chít khăn mỏ quạ cho vuông vắn. rí thường được làm to hơn ngón tay cái một chút rồi dài và nhỏ dần đến ngọn tóc. Ngày nay không dùng rí thì mỗi khi chít khăn mỏ quạ các liền Chị thường dùng một cái vòng tròn màu đỏ cho tiện thay cho vành rí.

Áo lương năm cúc viền tà,
Ai may người mặc hay là em may.
Trẻ tre đan nón ba tầm,
Ai đan người đội hôm rằm tháng giêng.

Người Quan họ thật sâu sắc và ý nhị, kín đáo. Thực ra hai câu thơ trên ý muốn khen cái sự khéo léo của các liền Anh, liền Chị. Ngoài văn hay chữ giỏi thì họ cũng là những người hết sức đảm đang, tài hoa trong công việc đời thường điển hình ở đây là họ có thể làm được những trang phục như áo lương, cũng như những vật dụng như nón ba tầm. nhưng ngoài sự khen ngợi khéo léo tài hoa của nhau ra thì người Quan họ còn như ngầm khen nhau rằng nhưng trang phục, những vật dụng mà họ đang dùng đó rất hợp và đẹp khiến ai cũng xinh đẹp, duyên dáng, tao nhã nổi bật giữa đám hội. Trong câu Quan họ lời cổ ''LÝ CÂY ĐA'' cũng cho chúng ta hiểu thêm rằng nghề chơi Quan họ thực sự đã được chắt lọc rất kĩ không phải ai cũng có đủ yếu tố để là một liền Anh, liền Chị thự thụ. Hình tượng được cho là chuẩn, là đẹp thì những liền Chị phải là những người xinh đẹp duyên dáng, đảm đang và nhất là tài ăn nói khéo léo để có thể đối đáp trôi chẩy. Những liền Anh phải là nhưng người tướng mạo nho nhã, tài ba và học hành văn chương chữ nghĩa phải lầu thông vv...

Còn giời, còn nước, còn non,
Còn chơi Quan họ em còn say xưa.

Nào xin mời các đương Quan họ hãy cùng AD xem cái sự tài hoa, khéo léo, sự nho nhã, văn chương kinh sử lầu lầu của các liền Anh. Và nết xinh đẹp, nết na, yểu điệu thục nữ dịu dàng ra sao của các liền Chị Qua câu Quan họ thế nào nhé.

AD Minh Tú

Source Về Miền Quan Họ Làng Diềm