Blog KYDV

Friday, September 29, 2017

Trao đổi ý kiến về Gia phả - Ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Tất Thức (Tiếp theo 5)

Trao đổi ý kiến về Gia phả - Ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Tất Thức (Tiếp theo 5)

From: Thức Đinh (dthuc@live.com)
Fri 9/29/2017 1:59 PM
To: HUỲNH NGUYỄN (nguyen.huynh.dungvi@gmail.com)

Chào anh Huỳnh

Liên hệ được càng nhiều họ hàng bà con sẽ có thêm ý kiến và đầy đủ hơn...

Anh cứ tìm kiếm và tu chính thêm về Gia phả. Khi nào tạm xong thì gởi để Thức phố biến cho bà con đồng hương cùng tham khảo. Cứ mỗi lần tu chính, anh tăng lên một bản (Tu chính lần 1,2,3...) để tiện theo dõi và đăng trên Blog KYDV.

Chúc sức khỏe
Thức Đinh

----------

From: HUỲNH NGUYỄN  
Thứ 9/28/2017 9:29 PM
To: Thức Đinh (dthuc@live.com

Chú Thức thân mến, 

Tộc họ Nguyễn-Văn còn hai trang đầu, anh được chú Đảng ở VN bổ túc: 

Đời thứ nhất:

   Tổ phụ sinh được 2 con trai:

         1. Cụ Nguyễn Văn Nguyên, (anh cả là ngành I.)
         2. Cụ Nguyễn Văn Xã, (em thứ là ngành II.)

Đời thứ hai:
 
  Cụ Nguyễn Văn Nguyên, (sẽ tìm hiểu.)
 
  Cụ Nguyễn Văn Xã sinh 3 trai và 2 gái.

   1. Nguyễn Văn Phức.
   2. Nguyễn Văn Nhu.
   3. Nguyễn Văn Cót.
   4. Nguyễn Thị Ngào.
   5. Nguyễn Thị Ngọt.

Đời thứ ba:

 Nguyễn Văn Phức sinh 6 con, 2 trai và 4 gái.

  1. Nguyễn Văn Kiệu.
  2. Nguyễn Văn Tuynh.
  3. Nguyễn Thị Mỹ.
  4. Nguyễn Thị Sún.
  5. Nguyễn Thị Phùng.
  6. Nguyễn Thị Phúc.

Tạm ngừng ở đây, những phần còn lại anh sẽ đưa tu chính vào gia phả.

  - Em hỏi mẹ em trong bốn cụ bà: Mỹ, Sún, Phùng và Phúc, ai là bà nội của mẹ em và ai là bà nội của bác Khánh.

Cám ơn chú thật nhiều.

Wednesday, September 27, 2017

Gia Phả - Nguồn cảm xúc dạt dào về đạo lý uống nước nhớ nguồn

         
Mai Xuân Hải
              
 
Cập nhật lúc 07h25, ngày 14/02/2008

GIA PHẢ - NGUỒN CẢM XÚC DẠT DÀO VỀ ĐẠO LÝ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Mai Xuân Hải
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Hai tiếng “Gia phả” đối với người Việt Nam ta xưa nay thật vô cùng thiêng liêng. Bởi gia phả chính là bộ sử sống của gia đình, của dòng họ, mà ở đó tổ tiên, ông bà các đời của chúng ta, những người liên tục truyền nối từ thuở vô thủy tới nay đã mang đến cho ta mạng sống, cho ta được làm người đã hiện lên rõ rệt...
Xưa kia, bất kể dòng họ lớn nhỏ nào cũng thường có gia phả. Dòng họ nhỏ đôi khi chỉ vài mươi trang ghi chép vắn tắt họ, tên, ngày giỗ, phần mộ của các cụ. Dòng họ lớn thì gia phả viết rất quy củ, có phép tắc, có đủ lời tựa, lời dẫn, phàm lệ, đủ cả phần chính phả, ngoại phả. Ngoài việc ghi chép họ tên, thụy hiệu, ngày sinh ngày mất, phần mộ, chức tước, hành trạng, công lao lúc sống của các cụ, gia phả còn ghi chép cả thơ văn, bi ký, hoành phi, câu đối, văn khấn, nghi thức cúng giỗ, điều lệ dòng họ, về việc xây dựng từ đường, ruộng họ, cùng các đạo sắc phong, chế cáo ban tặng của nhà vua. Phần nhiều là gia phả viết tay, đôi khi những dòng họ có điều kiện kinh tế và có ý thức cao, gia phả còn được khắc in.
Nhưng dù dài ngắn mặc lòng, gia phả vẫn là những bộ sử riêng của gia đình, dòng họ viết về những bậc tiền bối với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “phục bản phản thủy”, “thận chung truy viễn”, nên nó thường tràn đầy một tình cảm thiêng liêng, một trách nhiệm, một bổn phận cao cả đối với các lớp tiền bối và cả các lớp con cháu sau này, một thái độ thành kính, biết ơn công lao sinh thành, gây dựng, vun đắp của tổ tiên, nên có sức lôi cuốn, có sức cảm hóa mạnh mẽ các lớp cháu con.
Đọc gia phả chúng ta sẽ thu hoạch được rất nhiều tri thức bổ ích. Chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về các mặt sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán, những sự kiện lịch sử mà nhiều khi không được ghi chép trong chính sử của triều đình. Rồi còn văn chương, thơ phú, triết lý... Quả thật có những cuốn giả thực sự có tính chất “bách khoa toàn thư” về dòng họ, về xã hội quá khứ. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào khía cạnh nhận thức của gia phả, chúng tôi chỉ xin trích dịch một vài đoạn văn, một vài mẩu chuyện trong một số cuốn gia phả, nói lên những suy nghĩ và đạo đức, đạo lý làm người của ông cha, thân thiết gần gũi với chúng ta, mà ngày nay, những nét đẹp đạo đức ấy, đã từ lâu được người Việt Nam ta chấp nhận, trở thành đạo đức truyền thống, tâm linh dân tộc, rất giàu cảm xúc uống nước nhớ nguồn, được các gia đình của mọi dòng họ Việt Nam vẫn thường dạy dỗ con cháu, đặng góp vào việc đánh thức những cảm xúc hướng thiện trong chúng ta trong cuộc hành trình trở về cội nguồn đang diễn ra sôi nổi hôm nay.
Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu từ những trang của lời tựa, mà ở đây chúng ta thường bắt gặp những suy nghĩ dung dị về đạo đức làm con, đạo làm người, về mục đích của việc biên soạn gia phả.
Bài tựa gia phả họ Tăng ở thôn Nghiêm Thắng, huyện Đô Lương, Nghệ An viết: “Cây có nghìn cành vạn lá là nhờ có gốc. Nước có nghìn suối vạn dòng là nhờ có nguồn. Con người ta họ hàng con cháu đông đảo, ai mà không bắt nguồn từ tổ tiên?”.
Bài tựa gia phả họ Nguyễn Nhân ở làng Xuân Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An viết: “Có người hỏi tôi viết gia phả để làm gì? Tôi đáp: Đạo Càn thành nam, đạo Khôn thành nữ, con người nhờ đó được sinh ra. Vì thế con người ta sinh ra phải kính trọng cha mẹ, tôn kính tổ tông. Lúc bắt đầu là từ một gốc, sau chia ra nhiều nhánh, rồi nối tiếp nghìn vạn con cháu. Bởi lẽ đó, nếu không chép phả thì con cháu các đời sau làm sao mà biết được?”.
Bài tựa gia phả họ Đỗ thôn Đại Định, xã Cao Đài huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú viết: “Phép làm gia phả là chi chép nguồn gốc tổ tông, như cành có gốc, như nước có nguồn, có vật nào mà lại không như vậy? Làm con cháu nếu không biết họ hàng tông tộc bắt nguồn từ đâu, khi đối đáp với người ngoài thì dụng dạ rỗng tuếch, chẳng biết nói gì, hoặc nói về tổ tiên thì ú ớ cái lưỡi. Kế thừa máu thịt của ông cha mà như thế, phỏng có hổ thẹn không?”.
Bài tựa gia phả họ Mai ở Phương Liệt viết: “Kính nghĩ các cụ tổ tiên ta phúc đức đầy đặn, ăn ở hiếu hạnh. Cụ thủy tổ ta sinh ra ở đất Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay), nảy nở điềm lành ở vùng sông Nhĩ (sông Hồng). Trải qua các đời thứ hai, thứ ba, thứ tưu, thứ năm nối nhau kế thừa, có người văn học tiếng tăm, có người đạo đức ngời sáng. Được như vậy là do tổ tiên gây dựng từ lâu đời. Làm con cháu mà không biết ăn ở đầy đặn, không biết báo đáp công ơn tổ tiên thì còn ra quái gì nữa! Kinh Thi nói: “Tưởng nhớ tổ tiên, tu dưỡng đạo đức, một niềm tu dưỡng, giữ lấy nếp nhà” làm cho sự nghiệp của tiền nhân được vẻ vang, làm gì có con đường nào khác nữa đâu. Những người khéo đọc gia phả hãy nên suy ngẫm về điều đó...”.
Ngày nay chúng ta đọc bất cứ bài tựa nào của bất cứ một cuốn gia phả nào của người Việt Nam chúng ta, chúng ta đều được đọc những dòng chữ, những suy nghĩ về ông bà tổ tiên thành kính, trân trọng như thế.
Đấy là ở bài tựa. Còn về nội dung thì sao? Trong rất nhiều cuốn gia phả ngoài phần chép tên tuổi, ngày giỗ, phần mộ, còn có những dòng miêu tả hành trạng, tính cách, điều ăn nết ở rất sống động, đọc lên, chúng ta có cảm giác như các cụ “canh tường như tại”(1), đang sống cùng cháu con, đang dạy dỗ cháu con, chính bằng cuộc sống của mình.
Gia phả họ Bùi xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Đông (nay là Hà Tây) viết về cụ tổ đời thứ 10 là cụ Ôn Mục Đoan Khiết công như sau: “Tính cụ nghiêm thẳng, trị nhà cần kiệm có phép, thờ phụng cha mẹ rất hiếu thảo, giữ mình kính cẩn, đãi người chân thành, đối với hàng xóm thì hòa mục lễ nghĩa, tương thân tương ái, không ai chê trách gì được...”. Khi viết về cụ bà, gia phả chép càng cảm động hơn: “... Cụ bà hiệu là Từ Tường nhụ nhân, tính nết cần kiệm tần tảo, rất mực thương yêu chồng con. Thuở còn hàn vi, mỗi khi đi chợ về, cụ đều giành ra vài đồng tiền kẽm để mua giấy bút cho con đi học. Cụ Khắc Trai công chăm chỉ học hành, ngày sau thành đạt, phần nhiều là nhờ công lao dậy dỗ của cụ vậy. Sau này cụ Khắc Trai công làm quan ở viện Hàn lâm, thường xót xa về nỗi mẹ già đã qua đời, không được phụng dưỡng. Đến ngày giỗ mẹ, cụ xúc động làm một bài thơ rằng:
“Quan cao nơi viện Hàn lâm,
Cảm thương nhớ mẹ, ướt đầm lệ sa.
Giờ đây tuổi hạc đã già,
Ba mươi năm trước, xót xa nhớ người.
Công danh vinh hiển ở đời,
Cũng là ơn mẹ, khôn nguôi báo đền..
Ấy nhờ phúc ấm tổ tiên,
Quế lan tươi tốt, vững bền dài xa..”
Gia phả họ Lê ỡ xã Phù Xá, huyện Kim Hoa, phù Đa Phúc, tỉnh Bắc Ninh, là một vọng tộc lớn ở Bắc Ninh xưa, gia phả viết rất kỹ càng đầy đủ. Đặc biệt những dòng viết về công tích đạo đức của tiền nhân đọc lên rất xúc động. Như đoạn viết về cụ tổ đời thứ 8 rằng: “... Khi cụ làm xã trưởng, cụ xử sự công bằng, được dân xã tin yêu... Vả lại, bấy giờ gặp lúc lắm gian nan, dân tình đói kém, phàm gặp người nào có tai ách, cụ đều rủ lòng chu cấp, mọi người đều được hưởng ơn trạch. Sau khi cụ mất, hai xã tưởng nhớ công đức, đều xin được thờ cụ ở trong đình... Kìa như họ nhà ta đối với dân chúng hai xã Đông Đoài có ơn trạch rất lớn, là bắt đầu từ cụ tằng tổ Nghiêm Quang hầu vậy. Cụ tổ ta nối theo, xây dựng nhà tế đường, sửa sang hương lệ, sắp đặt kỷ cương, đời đời tuân theo, cũng là một việc làm to tát cho dân. Nghìn năm hương hỏa vẫn còn trường tồn nơi miếu xã, mà nhà ta nối đời hưng thịnh. Đó thực là nhờ các cụ liệt tổ nhà ta để lại ơn trạch đến vô cùng vậy”.
Cũng trong cuốn gia phả họ Lê ở Phù Xá này, đọc đến đoạn văn bia, đọc bài minh họa sau đây, con cháu nào mà không tự hào chính đáng về tiên tổ: “Kìa như cụ chỉ là người ở nơi thôn dã cuộc đời gặp nhiều cảnh ngộ vất vả gian nan, mà sừng sững hơn hẳn bọn lưu tục, ưa văn học, thích bố thí, lấy đạo làm việc thiện để lại cho con cháu, làm vinh hiển cho gia tộc, xóm làng. Khi mất lại được vua ban cáo mệnh phong tặng, vẻ vang cả nơi chín suối. Hai xã Đông Đoài chịu ơn và tưởng nhớ công đức cụ, đã phối thờ cụ ở trong đình, để mọi người tới đó kỷ niệm cụ không bao giờ mất vậy.
Khám thờ bốn thước, khu mộ tốt tươi, dựng tấm bia to, khắc sâu công đức.
Có bài minh ca ngợi rằng:
“Núi Sóc Sơn cao vút,
Sông Nguyệt Bảo trong xanh.
Nhà họ Lê ta ấy
Hàm chứa bao tinh anh.
Cụ đội ơn tiên tổ,
Gia sản giầu thêm nhanh.
Một đời làm việc thiện,
Con nối nghiệp cha anh.
Mọc lên cây ngọc quý,
Được triều đình tôn vinh.
Hiển hách tên tuổi ấy.
Còn mãi với trời xanh.
Bia đá này ghi khắc,
Không mờ mòn đức âm.
Núi Thái Sơn sừng sững,
Ngưỡng mộ mãi ngàn năm”.
Gia phả (bản khắc in) họ Đỗ ở làng Chương Dương, huyện Thường Tín tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây), những tấm gương sáng ngời về đạo đức của các cụ còn được viết xen kẽ thành những mẩu chuyện nho nhỏ, rất giầu ý nghĩa giáo dục và giá trị văn chương, đọc lên con cháu nhớ mãi. Xin nêu ra đây vài truyện.
1. Truyện nhường ao của cụ Đoan Lương
Cụ tổ đời thứ 6 là cụ Đoan Lương (húy Tông) thi đỗ Tam trường khoa thi Hương năm Quý Mão (1723) niên hiệu Bảo Thái thứ 4, làm quan Đồng tri châu châu Lộc Bình, xứ Lạng Sơn. Khi về hưu, cụ giữ chức văn trưởng hội Tư văn ở làng. Cụ có mua một cái ao, phía đông giáp chân đê, phía tây và nam liền với cái ao của ông Trung úy Lượng, phía bắc giáp đường xóm Thượng Phúc. Nguyên phía trước nhà ông Lượng có bốn cái ao liền bờ, vuông hình chữ điền, cụ mua một cái, ông Lượng mua ba cái. Ý ông Lượng muốn mua nốt cái ao của cụ, phá bỏ bờ thành một cái ao to để thả cá và trồng sen trước cửa nhà cho đẹp. Ông Lượng có lần hỏi mua, nhưng cụ không bán, nên ông Lượng để bụng thù.
Nhân ngày cuối năm, cụ cho người lên dọn ao, cắt cỏ xung quanh bờ cao và đánh cá ăn tết. Thấy vậy ông Lượng vu cho cụ là đẽo vạc chân đê, mở rộng ao, định làm đơn thưa kiện. Có người mách với cụ, cụ bèn gọi các con đến bảo rằng: “Việc dọn ao, cắt cỏ, đánh cá là việc nhà ta làm hàng năm. Nay ông Lượng muốn mua cái ao của ta không được, bèn vu ra chuyện đẽo vạc chân đê để đi thưa kiện. Gặp được quan thanh liêm thì chẳng nói làm gì. Nhưng thời buổi kim tiền này, quan thấy kiện như kiến thấy mỡ, nén bạc đâm bạc tờ giấy. Vả lại, quan bênh quan, đồng tiền trên lẽ phải, ta dù có lý đến mấy cũng thua. Cổ nhân có câu: “Thua kiện mười bốn quan năm, được kiện mười lăm quan chẵn”, mà đã gây sự kiện cáo, hẳn sinh oán thù, một đời kiện ba đời thù, như thế phỏng có ích gì?”. Sau đó cụ bèn chủ động đến nhà ông Lượng, bảo với ông Lượng rằng: “Ông muốn mua cái ao của tôi, phá bờ thành cái ao to trước nhà, trồng sen thả cá cho đẹp thì tôi nhượng lại cho, việc gì phải thưa với kiện”. Rồi cụ đưa văn tự ao cho ông Lượng.
Về sau, sau khi ông Lượng chết, con cháu ông Lượng không chịu làm ăn, ham mê rượu chè cờ bạc, lại đem chiếc ao to ấy bán cho cháu cụ là cụ Ôn Văn đời thứ 8.
2. Sự tích ngôi mộ cụ Ôn Văn
Ngôi mộ cụ Đỗ Đình Đại (hiệu Ôn Văn) đời thứ 8 để ở gò con Nhạn, xứ đồng Mật, làng Bạch Mai, tổng Kim Liên, huyện Thọ Xương, sau là huyện Hoàn Long, Hà Nội.
Năm Tân Mão (1831) cụ Đỗ Danh Tuấn 15 tuổi lên trọ ở làng Bạch Mai để lên Hà Nội học. Ở chỗ cổng làng Bạch Mai có bà bán nước chè tươi và quà bánh cho khách bộ hành qua lại. Như thường lệ, sáng nào cụ cũng ra đấy uống bát nước chè tươi nóng hổi, hút điếu thuốc lào, rồi mới đi lên Hà Nội học.
Một hôm cụ ra quán nước đã thấy một ông lão, áo quần rách rưới lôi thôi, râu tóc bạc phơ ngồi ở trong quán. Cụ vào uống nước xong, cầm lấy cái điếu, thông bã vê thuốc, châm đóm định hút. Vừa lúc ấy ông lão giằng điếu tranh hút. Cụ vui vẻ châm lửa nhường ông lão hút trước, còn mình thông bã hút sau, sắc mặt không có tí gì là bực tức. Cách hai hôm sau, ông lão lại tranh hút như trước, nhưng cụ vẫn một niềm kính cẩn, sắc mặt không hề bực tức. Cách ba ngày sau, ông lão vẫn tranh hút như hai lần trước, cụ vẫn một niềm vui vẻ mời ông lão hút trước. Khi ông cụ đi khỏi, ông lão hỏi bà hàng rằng cậu học trò này quê quán ở đâu bà có biết không? Bà hàng bảo, tôi nghe nói cậu ở dưới phủ Thường Tín lên đây trọ học. Ông thân sinh cậu là Tri huyện, Tri phủ gì đấy. Ông lão bảo: Con nhà gia thế có khác, có phúc mới có người con như thế.
Một hôm cậu đi học về, gặp ông lão ở Cầu Dền, ông lão gọi lại và bảo cho cậu biết, rằng lão chính là thảy Địa lí đi để đất cho thiên hạ, thấy đây có ngôi đất đẹp, lão thử xem nhà nào có đức thì sẽ để cho. Lão đã thử nhiều người, chẳng ai vừa ý. Nay thấy cậu khiêm nhường, lễ nghĩa, trọng người cao tuổi, lão để ngôi đất ấy cho. Cậu về thưa với quan nhà, lên mua thửa ruộng ấy. Nhớ đến ngày 16 tháng chạp, sớm tinh sương, có đủ mặt ở đấy, lão đến cắm hương cho. Nhớ mua thêm mươi thúng gạch vụn, cát, vôi bột, để lúc lấp huyệt cần dùng đến...
Đúng hẹn sáng sớm tinh mơ ngày 16 tháng chạp, ông lão đã có mặt, cắm đất đào huyệt, đặt quan tài, phân kim ngắm hướng xong, cho lấp đất. Lúc lấp đâts còn cách mặt ruộng ba gang tay, ông lão bảo trộn đều gạch, cát, vôi bột đổ xuống dầy một gang, tưới nước nện chặt (đó gọi là đất tam hợp, sau này cho con cháu dễ nhận), sau đó đắp đất lên như ngôi mộ khác. Ông lão còn bảo, nếu muốn xây phải đợi ngoài 100 năm mới xây và đặt mộ chí được. Khi cụ Trường Ấn (bố cụ Tuấn) đưa biếu lễ vật và tiền, ông lão không nhận, chỉ lấy 1 phẩm oản, 1 quả chuối mà thôi.
Tính đến năm an táng cụ là năm Tân Mão (1831) đến năm Bính Tý (1936) cháu đời thứ 12 là cụ Đỗ Danh Doãn (hiệu Tế Xuyên) xây mộ cụ vừa đúng 105 năm, đúng như thày địa lý nói. Nếu không có đất tam hợp thì năm Canh Tý (1900) bọn thù nghịch đã đào mất mộ rồi. Thực là công việc ở đời đều bởi ông Tạo hóa định liệu trước cả, người đời chỉ biết làm theo, đến đâu biết đấy. Cứ chịu khó làm lụng, thực thà hiền lành, ắt được hưởng lộc trời cho, chỉ có sớm muộn mà thôi.
3. Truyện đào trộm ngôi mội cụ Ôn Văn ở Bạch Mai
Ngôi mộ cụ Ôn Văn an táng ở gò con Nhạn, xứu Đồng Mật, làng Bạch Mai, huyện Thọ Xương, sau là huyện Hoàn Long, Hà Nội. Năm Canh Tý (1900) ở Chương Dương có kẻ thù nghịch cho người lên đào trộm, nhưng không được. Chuyện rằng:
Tối 30 tháng Chạp năm Canh Tý (1900) trời tối như mực, lại mưa phùn gió bấc, đêm tĩnh mịch vắng vẻ. Ở cổng làng Bạch Mai có cái điếm canh, cách ngôi mộ cụ Ôn Văn chừng 100m. Trong điếm có 7, 8 người tuần phiên canh gác. Họ chung nhau mua mấy con cá rán, ít xôi, chai rượu để đến lúc giao thừa cùng nhau nâng chén mừng xuân. Chính trong lúc mấy anh em trương tuần quây quân đánh bạc làm vui, thì ngoài mộ bọn thù nghịch đang đào trộm ngôi mộ cụ. Đúng lúc ấy, chợt có con mèo ở đâu đến tha mất con cá rán, bọn tuần vội đứng lên đuổi bắt mèo. Nhưng trời tối, họ chẳng biết mèo chạy đằng nào, chỉ hô hoán lên: “Nó kia, nó kia, bắt lấy nó!” Mấy tên đào trộm mộ nghe tiếng hô hoán, tưởng lộ chuyện, vội bỏ về thẳng. Sáng hôm sau, anh em đi tuần qua đấy mới biết ngôi mộ đêm qua bị đào trộm, đất cát đang còn bừa bãi. Cụ Diên, người chủ thửa ruộng và trông nom ngôi mộ, vội cho người xuống báo ngay cho cụ Xuân Trạch biết. Cụ Xuân Trạch liền lên làm lễ điền hoàn và đắp lại ngôi mộ như cũ.
Cụ Diên thường nói: “Từ ngày tôi trông nom ngôi mộ, tôi ăn nên làm ra, con cái học hành thành đạt, nên trông nom rất cẩn thận”. Việc đào trộm mộ ở Bạch Mai có nhiều người biết. Họ bảo nhau rằng: “Đó là quan Thổ thần hóa làm mèo vào tha cá để báo cho anh em tuần phu biết, chứ có phải mèo thật đâu, vì số cá rán chẳng mất con nào cả”. Về sau chuyện mới rõ ràng, có ông Bát Hanh, người làng Chương Dương đi lính cho Pháp, được ban hàm bát phẩm, bị cụ Xuân Trạch giật mất chức Tiên chỉ, nên để tâm báo thù, cho người lên đào trộm mộ.
Sau này con trai ông Bát hanh nghèo túng, phải quay về nhờ vả cụ Danh Doãn, là cháu đời thứ 12. Thế mới biết cổ nhân nói: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” chẳng sai tí nào.
4. Truyện vứt thuốc phiện vào thùng phân
Cụ tổ đời thứ 9 họ Đỗ ở Chương Dương là cụ Ôn Cung, thụy là Đoan Lượng. Cụ đỗ Cử nhân năm Ất Dậu (1825) lúc 29 tuổi, sau làm quan Tri huyện Lang Tài, thăng Tri phủ Quốc Oai, rồi giữ chức Lễ khoa Cấp sự trung. Thời kỳ cụ làm việc ở Khoa đạo 7 năm, hai lần đi thanh tra ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, lúc về chỉ có mấy gói thuốc Bắc, có quan Bố chính Bình Định là Phan đại nhân, người làng Phù Ủng, Hải Dương là người nghiện thuốc phiện, có tặng cụ hai lọ thuốc phiện, chừng độ 30 lạng. Cụ miễn cưỡng phải nhận để yên lòng người cùng xứ, làm quan nơi xa gặp nhau. Cụ xử sự cận với nhân tình như vậy đấy.
Về nhà cụ nói dối cụ bà rằng, đó là hai lọ thuốc cao, khi nào cụ bảo mở thì mới được mở.
Một hôm cụ bà đi vắng, cụ đem hai lọ thuốc phiện đó vứt vò thùng phân. Cụ bà về biết chuyện, có phàn nàn rằng: “Hai lọ thuốc đắt tiền, giá đến hơn 300 quan, sao không bán đi chẳng được món tiền to hay sao. Tiếc quá! tiếc quá!”. Cụ bảo: “Thuốc ấy là vật giết người, làm tan nát cửa nhà, mình đã không dùng, sao nỡ tham lợi bán cho kẻ khác kiếm vài trăm quan tiền thì yên tâm sao đánh!”. Kể từ khi cụ được bổ nhiệm chức Hữu kinh lịch tỉnh Quảng Trị, đến Giám sát ngự sử đạo Thanh Hóa, hơn 15 năm, dân gian có việc thưa kiện, trước cụ lấy điều nghĩa lý hòa giải, sau mới lấy luật phát phân xử nhanh chóng, không để đọng án, kéo dài dây dưa, tốn phí thời gian đi lại, phiền nhiễu cho dân.
Đấy, gia phả viết về ông cha như thế, con cháu muôn đời sau đọc đến, ai mà không cảm động, ai mà không tự hào. Những tấm gương sáng như thế, con cháu nào mà không noi theo. Trong ngôn ngữ ta có từ “bách tính”, nghĩa là trăm họ, đồng nghĩa với từ “quốc gia”, “dân tộc”, “đất nước”. Nhiều nhà họp thành họ, nhiều họ họp thành làng, nhiều làng họp thành nước. Mọi nhà, mọi họ làm việc thiện tất sẽ có nhiều phúc khánh. Cả nước làm việc thiện, nước tất sẽ hưng vượng.
Bài viết nhỏ này chỉ xin trích dịch một số đoạn, dăm ba truyện dồi dào cảm xúc về đạo lý uống nước nhớ nguồn mà trong bất cứ một cuốn gia phả của dòng họ nào cũng đều có thể tìm thấy, những mong tiếp thêm một chút ít sức mạnh tinh thần truyền thống cho chúng ta trên con đường chấn hưng dân tộc Việt Nam ta hôm nay(2).
Chú thích:
1. Canh tường: theo sách Hậu Hán thư - Lý Cố truyện: “Sau khi vua Nghiêu chết, vua Thuấn tưởng nhớ suốt 3 năm, khi ngồi như thấy bóng vua Nghiêu ở trên tường, khi ăn như thấy bóng vua Nghiêu ở trong bát canh. Sau đó, từ này được dùng như một động từ, chỉ sự tưởng nhớ không quên.
2. Cảm ơn bạn Đỗ Diễn Hịch đã cung cấp một số tư liệu về dòng họ Đỗ ở Chương Dương, Thường Tín, Hà Tây.
Thông báo Hán Nôm học 1996 ( tr.115-128)
----------
Source: Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Thư tịch                 

Monday, September 25, 2017

Trao đổi ý kiến về Gia phả - Ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Tất Thức (Tiếp theo 4)

From: Thức Đinh
Mon 9/25/2017 3:07 PM
To: HUỲNH NGUYỄN (nguyen.huynh.dungvi@gmail.com

Chào anh

Thức không biết mẹ hoặc bác Khấn có biết được tên của 2 cụ ngoại hay không (song thân của bà ngoại Đinh Thị Dỉm) vì chưa bao giờ nghe các vị đề cập tới.

Sao anh không hỏi chú Diệm về cụ bà nội của chú Đường (hay bác Đường?)  ?

Gia phả cần sự hợp tác của nhiều người, nhất là những vị lớn tuổi hiểu biết nhiều về họ hàng làng xóm... Gom góp những ý kiến lại thì mới hy vọng có được những bản Gia phả gọi là hoàn chỉnh...

Giới trẻ bây giờ không hiểu biết nhiều về họ hàng liên hệ xa xưa, nhất là những vị đã khuất. Những vị còn sống thì không liên hệ được vì nhiều lý do...

Rảnh bà con mình tìm kiếm, trao đổi thêm thông tin, bổ túc cập nhập dần dần vậy anh Huỳnh.

Thức Đinh

----------

From: HUỲNH NGUYỄN .<.nguyen.huynh.dungvi@gmail.com.>. 
Sat 9/23/2017 2:51 PM
To: Thức Đinh (dthuc@live.com

Rất cám ơn chú Thức, bây giờ anh còn cần tên cụ bà ngoại của chú Thức, cụ bà nội của chú Đường (hay bác Đường?)
 
Chào chú và chúc bình an.

Saturday, September 23, 2017

Tộc Họ Nguyễn-Văn thuộc làng Dũng Vy (Tu chính lần 2) - Ông Nguyễn Văn Huỳnh



(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài. Quý vị cũng có thể in (print), tải xuống (download) hoặc nhúng (embed) văn bản này.)
 

Tộc Họ Nguyễn-Văn thuộc làng Dũng Vy (Tu chính lần 2) - Ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Tất Thức

Tộc Họ Nguyễn-Văn thuộc làng Dũng Vy (Tu chính lần 2)  - Ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Tất Thức

From: HUỲNH NGUYỄN  
Fri 9/22/2017 8:20 PM
To: Thức Đinh (dthuc@live.com

Attached
Tộc Họ Nguyễn-Văn thuộc làng Dũng Vy.doc (Tu chính lần 2. 155 KB)

Chào chú Thức,

Nhờ chú Thức rút các bài về Gia phả họ Nguyễn-Văn trên KYDV xuống, hôm nay anh gửi chú bản Gia Phả mới tu chính, và chú đưa vào KYDV hộ anh.

Cám ơn chú rất nhiều. 
Chúc bình an.

----------

From: Thức Đinh
Sat 9/23/2017 12:24 PM
To: HUỲNH NGUYỄN (nguyen.huynh.dungvi@gmail.com)

Anh Huỳnh

Thức sẽ ghi chú bản mới này là Tộc Họ Nguyễn-Văn thuộc làng Dũng Vy (Tu chính lần 2).

Bởi vì mỗi lần gỡ bản cũ thay bản mới sẽ bị mất những đường link vào những bài liên quan hoặc bị lẫn lộn rắc rối trên Blog...

Friday, September 22, 2017

Trao đổi ý kiến về Gia phả - Ông Đinh Văn Diệm, ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Văn Thắng (Tony)

From: Tony Thắng Đinh
Fri 9/22/2017, 8:10 AM
To: HUỲNH NGUYỄN; Thức Đinh; Văn Diệm Đinh;

Kính Cậu;

Hình như trên Chú Bảo còn một chú gọi là Chú Huy, xưa kia ở Gò Vấp, cháu có gặp Chú Huy một lần rồi, Bố cháu nói Chú này là anh ruột Chú Bảo. Tiện đây cháu biết vợ chú Bảo tên là Sinh. Thường gọi là Bảo-Sinh. Còn một cặp nữa gọi là Bảo-Cúc. Chị Cúc là con gái Bác Tào (Bác Tào xưa kia ở gần chợ Hòa Hưng, trước năm 1975, hình như Bác có lò bánh mì, cháu đã từng lên lò bánh mì của Bác Tào rồi). Cậu cố gắng nhớ lại xem đúng không?

Cháu chào Cậu

Cháu Tony Thắng Đinh
Cell: 214-228-0223

----------

From: Văn Diệm Đinh .<.lamthydvd@gmail.com.>.
Fri 9/22/2017, 12:18 AM
To: HUỲNH NGUYỄN; Tony Thắng Đinh; Thức Đinh;

Chú Huỳnh,

Bây giờ thì anh nhớ ra rồi. Chú là em cô Sợi, con ông Chất (quen gọi là ông Sợi).

Vấn đề làm gia phả đòi hỏi phải biết nhiều về họ hàng, đồng thời đầu óc phải mình mẫn, trí nhớ phải tốt. Anh bây giờ đầu óc lú lẫn đi nhiều, có những người bạn dạy học rất thân, chỉ cách vài năm không gặp, bây giờ gặp lại, anh chỉ nhớ đó là người bạn thân mà quên không nhớ được tên của họ.

Có lần anh đã kể cho cháu Thức và Thắng nghe, anh bị một người bạn chửi “ĐM lại còn chơi nhau nữa!” cũng chỉ vì quên mất tên của anh ta.

Vấn đề cụ Hội Nho (Đinh Văn Đặng), anh chỉ biết được ngài có 4 người con:

1- Đinh thị Nho lấy chồng tên là Nguyễn tuyển Phổ (con lớn tên Nguyễn tuyển Vinh).
2- Đinh thị Bộ có chồng tên Đinh văn Đỗ (con gái lớn tên Đinh thị Thi).
3- Đinh thị Bạn lấy chồng tên Nguyễn văn Tuy (con ông quản Sạ – bà quản Sạ là dì ruột của anh Diệm).
4- Đinh văn Bảo (trước đây vẫn gọi là anh Bão vì anh sinh đúng vào năm có trận bão rất lớn ở Dũng Vy năm 1938), anh đi tu là con cha Nguyễn Khắc Mẫn, sau này tu xuất, lấy vợ ở xứ Vĩnh Phước (Phước Lý – Biên Hòa) anh không biết tên. Hiện anh Bảo định cư ở USA (là sĩ quan quân đội VNCH đi Mỹ theo diện HO) Anh có địa chỉ của anh Bảo gửi cho chú để chú liên lạc và hỏi anh ấy xem sao.

Đ/chỉ của anh Bảo: Khai Nguyen phaolo200930@yahoo.com

----------

---------- Thư đã chuyển tiếp ----------

Từ: HUỲNH NGUYỄN .<.nguyen.huynh.dungvi@gmail.com .>.
Ngày: 11:20 22 tháng 9, 2017
Đến: Văn Diệm Đinh .<.lamthydvd@gmail.com.>.

Chủ đề: Re: Xin liên kết các tộc họ của Dũng Vy

Em năm nay 73 tuổi, mẹ là bà Nguyễn Thị Năm,  (theo họ Đinh danh số V.D)  con gái cụ Đinh Thị Sáng (danh số V.), và cụ Nguyễn Tuyển Hàm, tính theo họ Đinh thì mẹ em ngang hàng với ông thơ Thành, ông Xếp và ông quản Sủng. Do đó em là vai em, bố em là Nguyễn Văn Chất (tên gọi ông Sợi), em là cháu bà thủ Chất.

* Chi họ Đinh của ông Đinh Văn Đăng (ông hội Nho), có ai soạn chưa? Sao em chưa thấy? Nếu anh có xin cho em một bản sao nhé.

Em rất vui được liên lạc với anh. Xin Chúa chúc lành cho gia đình anh.

----------

2017-09-22 9:58 GMT+09:30
From: Văn Diệm Đinh ..<..lamthydvd@gmail.com..>..:
Gửi: NGUYỄN HUỲNH

Trước hết, thấy cần phải nói rõ về họ hàng: Tôi là em ruột bà Đơn. Với anh Phan Tự Ngôn thì tôi là em rể. Đinh Tất Thức là cháu gọi tôi bằng chú. Đinh văn Thắng (Tony) là cháu gọi tôi bằng cậu. Không hiểu NGUYỄN HUỲNH là con của ai mà gọi tôi là anh?

Tôi năm nay đã 78 tuổi, đầu óc lúc nhớ lúc quên, các tộc họ của Dũng Vy nhiều lắm, không nhớ được.

Chỉ riêng họ Đinh, hồi còn trẻ tôi biên tập theo sự sưu tầm của cụ Thơ Thành + cụ Xếp + cụ Quản Vụ, bản thân tôi cũng không nắm vững được hết.

Chị ruột tôi là bà Đơn năm nay đã 85 tuổi bị điếc, các cháu không nhớ được tên cụ bà Hội Thậy. Muốn rõ, tìm cách liên lạc với gia đình ông Nguyễn văn Ái (em ruột ông Nguyễn văn Đơn) hoặc gia đình ông quản Kiểm có vợ là Nguyễn thị Thậy (chị ruột ông Đơn), hoặc gia đình ông Tào (Đinh văn Đỗng – vợ là Nguyễn thị Chiên, chị ruột ông Đơn). Cả 3 gia đình này đều ở Liên Khương.

----------

Vào 11:23 21 tháng 9, 2017, 
From: HUỲNH NGUYỄN ....<....nguyen.huynh.dungvi@gmail.com ....>.... đã viết:

Chào anh Diệm, 

Huỳnh xin gửi chào anh và các cháu, anh em mình gặp nhau hôm mẹ em qua đời 15.09.1998. Bây giờ nhờ KYDV em đã có email của anh, thỉnh thoảng em sẽ liên lạc để thăm hỏi gia đinh anh. 

Em có đúc kết Tộc Họ Nguyễn Văn và cùng với chú Phan Tự Ngôn đúc kết Tộc Họ Phan Tự. Hôm nay em gửi cho anh, khi có thì giờ anh coi, và nếu được bổ túc cho những chỗ con thiếu. Em cũng xin đề nghị: nếu được anh ghi thêm chi, tộc họ và danh số của những vị thuộc họ khác đã lập gia đình vào Họ Đinh, như em đã ghi chú ở bên họ Nguyễn Văn và họ Phan Tự. 

Chào anh và xin Chúa chúc bình an và sức khỏe cho gia đinh anh.

Cũng nhờ anh hỏi họ các cháu con bác Đơn có cháu nào còn nhớ tên bà nội là gì không? (ông nội tên Nguyễn Văn Kiềm).

----------

Thursday, September 21, 2017

Trao đổi ý kiến về Gia phả - Ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Tất Thức (Tiếp theo 3)

From: Thức Đinh .<.dthuc@live.com.>.
Thứ 9/21/2017, 12:08 PM
To: HUỲNH NGUYỄN;

Anh Huỳnh

Bà ngoại Thức là Đinh Thị Dỉm, trước đây sống ở Bầu Cá cùng bà Khấn (Phan Thị Khuy) và các cháu... Sau khi bà qua đời cũng được an táng tại Bầu Cá.
 
Trong một dịp về thăm Việt Nam trước đây khá lâu rồi (1995), Thức đã có đến thăm bác Khấn và gia đình. Dịp đó gặp được một số họ hàng cũng ở gần đấy như anh Cảo (bố của Biển và Phán), anh Tân (chồng chị Khấn), anh Bang, chị Phước, đồng thời cũng đến viếng mộ bà tại nghĩa trang Bầu Cá...

Câu chuyện Gia phả còn dài... Rảnh khi nào họ hàng, bà con mình bổ túc, cập nhật thêm.

Chúc sức khỏe anh

----------

From: HUỲNH NGUYỄN
Wed 9/20/2017, 8:38 PM
To: Thức Đinh;

Cám ơn chú Thức nhiều lắm, đã cho anh biết về tên của ông Thơ Ba, và bác của chú Thức là Phan Tự Cống.

Về phần bà ngoại chú, anh nhờ chú Đảng liên lạc với chú Quyến, may ra chú ấy còn nhớ, nếu có anh sẽ bổ túc sau, về ý kiến chuyển vào Anh ngữ, chắc là anh sẽ nhờ chú Ngôn thực hiện vì anh có business riêng (hãng thịt whole sale cho các nhà hàng và hotel), mỗi ngày bắt đầu từ 3 giờ sáng và về nhà khoảng 2 giờ chiều nên hơi bận, hơn nữa trình độ Anh ngữ cũng không khá.

Chào chú, xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

Wednesday, September 20, 2017

Trao đổi ý kiến về Gia phả - Ông Đinh Văn Diệm, ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Tất Thức

From: Thuc Dinh <dthuc@live.com>
Wed 9/20/2017, 2:45 PM
To: Văn Diệm Đinh; Huỳnh Nguyễn Văn;

Chào chú Diệm và anh Huỳnh

Thăm sức khỏe chú.

Cảm ơn chú đã cho biết thêm thông tin về câu hỏi của anh Huỳnh về Tên của cụ thơ Ba là ĐINH VĂN ĐỊNH (tên cụ bà là PHAN THỊ MÍT).

-----------

From: Văn Diệm Đinh
Tue 9/19/2017, 5:53 PM
To: Thức Đinh;

Tên của cụ thơ Ba là ĐINH VĂN ĐỊNH (tên cụ bà là PHAN THỊ MÍT).
 
Chú Diệm

----------

From: HUỲNH NGUYỄN
Tue 9/19/2017, 9:00 PM
To: Thức Đinh;

Rất hoan hỉ và cảm ơn,
 
Anh Huỳnh chỉ muốn cùng với chú Ngôn đúc kết tộc họ Phan Tự, sau đó sẽ cùng nhau nối kết các tộc họ bằng cách ghi chú ai từ họ nào kết hôn với họ nào, như anh đã ghi chú bên họ Nguyễn Văn với họ Đinh và với họ Phan Tự, để các con cháu về sau biết được họ hàng.
 
Anh muốn chú Thức thấy những phần nào còn chưa chỉnh, thì bố túc, và tìm tòi thêm, Khi đã làm xong, chúng mình sẽ cùng nhau chuyển sang Anh ngữ như đề nghị của anh Thắng.
 
Chào em.
 

Tuesday, September 19, 2017

TỘC HỌ PHAN-TỰ (Bản thảo) - Ông Phan Tự Ngôn và ông Nguyễn Văn Huỳnh


 
(Bấm vào dấu "4 mũi tên" góc phải cuối trang để xem toàn bài. Quý vị cũng có thể in (print), tải xuống (download) hoặc nhúng (embed) văn bản này.)

Trao đổi ý kiến về Gia phả - ông Nguyễn Văn Huỳnh, ông Đinh Văn Thắng (Tony), ông Đinh Tất Thức

From: Thuc Dinh <dthuc@live.com>
Tue 9/19/2017, 10:26 AM
To: HUYNH NGUYEN;

Cảm ơn anh và cậu Ngôn đã gởi bản Gia phả họ PHAN TỰ.

Bản này chi tiết hơn bản trước. Thức đã có thể nhận ra một số tên trong Gia phả. Xin phép anh được sửa lại một vài lỗi đánh máy (nếu anh không phiền). Thức sẽ gởi lại để anh xem lại...

Đinh Tất Thức

-----------

From: Tony Thắng Đinh .<.todi_1999@yahoo.com.>.
Tue 9/19/2017, 10:09 AM
To: HUỲNH NGUYỄN;
Cc: Ngôn Phan; Thức;

Hello anh Huỳnh;

Mấy tháng nay Thắng busy quá không tham gia về vấn đề gia phả và liên lạc anh được thường xuyên hơn. Trước hết cảm ơn anh Huỳnh đã bỏ công ra làm cuốn gia phả họ "Nguyễn Văn" và họ "Phan Tự".
    
Thắng có ý kiến với anh Huỳnh nếu anh kèm thêm Anh Ngữ nữa thì tốt lắm, bởi vì Gia Phả là để lại cho con cháu trong và ngoài nước, như con của Thắng không đọc được tiếng Việt, chỉ nói được Vietnamese thôi. Như cuốn gia phả của họ Phan mà Cậu Ngôn làm bằng song ngữ Việt-Anh, Thắng thấy rất tốt. Đây là ý kiến riêng của Thắng thôi, còn tùy anh Huỳnh nếu có giờ thì làm tiếp bằng song ngữ thì cuốn gia phả có giá trị hơn (much more value), nhất là anh đang ở Úc Châu, và nhiều con cháu ở hải ngoại đều đọc được English. Ngay cả trong nước bây giờ, tụi trẻ đều có khả năng Anh Ngữ rất tốt.

Chào Chú Huỳnh.

Tony Đinh
Cell:  214-228-0223

----------

From: HUỲNH NGUYỄN ..<..nguyen.huynh.dungvi@gmail.com..>..
Tue 9/19/2017, 1:30 AM
To: Thức; Tony Thắng;

TỘC HỌ PHAN TỰ.doc (74 KB)

Xin gửi Tộc Họ Phan Tự cho anh Thắng và chú Thức, cảm ơn chú Thức đã cho biết mấy câu anh hỏi. Xin coi và cần bổ túc gì cho Huỳnh biết. 

Rất vui và cảm ơn.

----------

From: HUYNH NGUYEN .<.nguyen.huynh.dungvi@gmail.com.>.
Tue 9/19/2017, 1:50 AM
To: Thuc;

TỘC HỌ PHAN TỰ.doc (74 KB)

Chào chú Thức, 

Anh gửi tộc họ Phan Tự, chú kiểm soát xem có chỗ nào cần bổ túc không?

Chào.

-----------

From: HUYNH NGUYEN <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Sent: Monday, September 18, 2017 9:15 PM
To: Thuc; Ngon Phan; Tony Thang; khainguyenphaolò00930@yahoo.com; luydinh@yahoo.com; Van Dang Nguyen

Subject: Bản nháp của tộc Họ Phan Tự

Huỳnh xin gửi bản nháp của tộc Họ Phan Tự,

Do chú Phan Tự Ngôn cung cấp chi tiết, Huỳnh soạn lại và xin gửi tới quí chú, bác, anh, em, để mọi người bổ túc những chỗ còn thiếu xót cho.

Xin cám ơn rất nhiều.

Monday, September 18, 2017

Trao đổi ý kiến về Gia phả - ông Nguyễn Văn Huỳnh và Đinh Tất Thức (Tiếp theo 2)

From: HUYNH NGUYEN <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Sat 9/16/2017, 9:28 PM
To: Thuc Dinh;

Chào chú Thức, anh còn vài thắc mắc:

- Cô Khuy là chị của mẹ  của Thức phải không? Chồng cô Khuy tên là Nguyễn Văn Nghinh?
- Tên chồng tên và con của Khấn là gì.
- Tên chồng và con của Phước  là gi?
- Chồng của cụ Phan Thị Mít là cụ thơ Ba, em của cụ chánh Tề, là bố của ông Nhạ (ông Lũy), ông Nhạc (có lẽ là ông Lễ, ông Trung) hỏi hộ tên là gì?

* it bữa nữa anh sẽ giử gia phả họ Phan Tự để chú coi.

Cám ơn và chúc bình an.

----------

From: Thuc Dinh <dthuc@live.com>
Mon 9/18/2017, 2:48 PM
To: HUYNH NGUYEN;
Cc: Diệm Đinh Văn; Thắng (Tony) Đinh Văn;

Chào anh Huỳnh

Có lẽ anh cũng đã biết. Bà Phan Thị Khuy và bà Phan Thị Xin mẹ Thức là 2 chị em ruột.

Theo như Thức biết (chưa kiểm chứng) chồng bà Khuy tên là Đinh Văn Tài.

Bà Khuy có 2 người con gái đã có gia đình là chị Khấn và chị Phước.

Chồng chị Khấn tên là Tân (lâu quá không gặp nên không rõ về các con). Trước đây sinh sống ở Bầu Cá cùng bà Khuy.

Chồng chị Phước tên là Bang, sanh được mấy cô con gái. Gia đình hiện đang sinh sống ở Bầu Cá cùng bà Khuy. (Đính kèm mấy Link của các con chị Phước trên Facebook. Anh có thể liên lạc trực tiếp và hỏi thêm chi tiết nếu cần)

Jumasinguyen Jumasinguyen
Dung Nguyen

Những người kể tên trên đây (trừ ông Tài, anh Tân?) có lẽ vẫn còn sống... Tuy nhiên vì Thức xa VN khá lâu (khoảng 30 năm) nên không được biết rõ chi tiết. 

Riêng câu anh hỏi về -  "Chồng của cụ Phan Thị Mít là cụ thơ Ba, em của cụ chánh Tề, là bố của ông Nhạ (ông Lũy), ông Nhạc (có lẽ là ông Lễ, ông Trung) hỏi hộ tên là gì?" thì Thức xin được hỏi ý kiến của chú Diệm. Chú biết rõ về họ hàng liên hệ...

Hy vọng giúp thêm anh ý kiến phần nào.

Về Gia phả họ PHAN TỰ. Ông Phan Tự Ngôn đã có gởi 1 bản trước đây và đã đăng trên KYDV. Nếu anh có bản mới xin cứ gởi, Thức sẽ phổ biến để quý đồng hương cùng tham khảo và góp ý kiến (nếu có).

Thân chào
Đinh Tất Thức

Saturday, September 16, 2017

Trao đổi ý kiến về Gia phả - ông Nguyễn Văn Huỳnh và Đinh Tất Thức (Tiếp theo 1)

Trao đổi ý kiến về Gia phả - ông Nguyễn Văn Huỳnh và Đinh Tất Thức (Tiếp theo 1)

From: HUỲNH NGUYỄN .<.nguyen.huynh.dungvi@gmail.com.>.
Fri 9/15/2017, 10:39 PM

To: Thức Đinh;

Cám ơn chú Thức thật nhiều. 

Xin chỉnh lại:

- Họ Đinh các bà (chi V) cụ Đinh Thị Sáng, chồng Nguyễn Tuyển Hàm, có 4 người con:

- V.A. Nguyễn Tuyển Phồn (ông thơ Phổ)
- V.B. Nguyễn Tuyển Phục (ông thủ Thiệm).
- V.C. Nguyễn Thị Chế (vợ cả ông thủ Thu)
- V.D. Nguyễn Thị Năm (vợ ông Nguyễn Văn Chất) (họ Nguyễn Văn, chi 2)

- Xin coi lại II.A2c. Đinh Văn Xuyên (ông thủ Thu) vợ cả là Nguyễn Thị Chế. bên họ Nguyễn Tuyển, ông thủ Thu tên là Đinh Văn Quyên?, vợ cả là Nguyễn Thị Chế, tên Chế là đúng (họ Đinh V.C)

Chúc bình an.

-----------

From: Thuc Dinh <dthuc@live.com>
Sat 9/16/2017, 12:41 PM

To: HUYNH NGUYEN;
Cc: Diệm Đinh Văn; Thắng (Tony) Đinh Văn;

Hi anh Huỳnh

Cảm ơn anh đã cho biết thêm chi tiết về các cụ bà họ ĐINH ở phần V của "Đinh Tộc Thế Phổ".

Gia phả này (Đinh Tộc Thế Phổ) do chú Đinh Văn Diệm biên soạn và hiệu đính. Thức xin chuyển những ý kiến bổ túc này của anh đến chú Diệm để bổ túc thêm.

Về phần họ PHAN mà anh đã hỏi.

Thức đã liên lạc gia đình và được biết cụ ngoại ông tên là THÔNG và cụ ngoại bà tên là CỐNG (Cống) đang chờ để biết chi tiết thêm về tên họ và tên lót, nếu có sẽ gởi anh sau.

Thân chào
Đinh Tất Thức

Friday, September 15, 2017

Trao đổi ý kiến về Gia phả - ông Nguyễn Văn Huỳnh và Đinh Tất Thức

Re: Góp ý kiến về gia phả "Tộc họ NGUYỄN VĂN (tu chính 1)" - ông Nguyễn Văn Hiệp

From: HUYNH NGUYEN <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Sent: Friday, September 15, 2017 1:29 AM

To: Thuc Dinh

Subject: Re: Góp ý kiến về gia phả "Tộc họ NGUYỄN VĂN (tu chính 1)" - ông Nguyễn Văn Hiệp

Chào chú Thức,

Anh Huỳnh gửi lời hỏi thăm chú và gia đình, cám ơn chú cho biết con thứ 5 của chú Ngọ là Nguyễn Văn Hiệp. bên họ Đinh phần I.D2. Nguyễn Văn Ngọ, xin chú cũng sửa lại I.D2e. Nguyễn Văn Hiệp.
 
- Nhờ chú Thức một việc, khi nào gọi về Việt Nam, hỏi hộ anh Huỳnh về tên của bà ngoại của chú Thức là gì (coi ở chứng minh nhân dân của mẹ chú).

- Hỏi giúp xem có ai nhớ tên của cụ ông và cụ bà (tên bố mẹ của ông ngoại chú) là gì? Cụ bà là em của cụ nội của anh Huỳnh (xin xem tộc họ Nguyễn Văn) Ông ngoại chú tên là Phan Tự Cát (gọi là ông thơ Cống), Anh Huỳnh cùng với chú Phan Tự Ngôn đang soạn gia phả của họ Phan Tự, khi nào xong sẽ gửi để chú đưa lên website.

Cám ơn thật nhiều.

----------

From: Thức Đinh..<..dthuc@live.com..>..
Fri 9/15/2017, 1:39 PM
To: HUỲNH NGUYỄN;

Chào anh

Như anh đã biết, ông ngoại Thức tên PHAN TỰ CÁT (ông Thơ Cống) còn bà ngoại tên ĐINH THỊ DỈM (Dỉm).

Thức đang hỏi thăm mẹ (bà PHAN THỊ XIN) về tên của cụ ngoại, hy vọng bà còn nhớ. Nếu bà không nhớ được thì sẽ hỏi thăm bác PHAN THỊ KHUY (bà KHẤN chị bà XIN). Cả hai bà đều đã ngoài 80 nhưng vẫn còn khỏe và sáng suốt. Nếu có, sẽ thông tin cho anh thêm sau.

Chúc sức khỏe.
----------

From: Thức Đinh <dthuc@live.com>
Fri 9/15/2017, 2:45 PM

To: Diệm Đinh Văn;
Cc: Huỳnh Nguyễn Văn;

Thăm sức khỏe Chú

Cháu nhận được ý kiến đóng góp về gia phả của Nguyễn Văn Hiệp (con trai chú Ngọ ở Phước Lý) nhờ sửa lại tên. Cháu gởi để chú rõ.

Trong ĐINH TỘC THẾ PHỔ ở mục I.D2e- Nguyễn Thị Hiệp đúng ra là Nguyễn Văn Hiệp:

I.D2- Nguyễn Văn Ngọ (vợ: Đinh Thị Nhuần) sinh 7 con:
 
I.D2a- Nguyễn Văn Dần
I.D2b- Nguyễn Văn Tạo
I.D2c- Nguyễn Văn Sang
I.D2d- Nguyễn Thị Vân
I.D2e- Nguyễn Thị Hiệp
I.D2f- Nguyễn Văn Tuyên
I.D2g- Nguyễn Văn Dương

Cháu Thức

Thursday, September 14, 2017

Góp ý kiến về gia phả "Tộc họ NGUYỄN VĂN (tu chính 1)" - ông Nguyễn Văn Hiệp

Góp ý kiến về gia phả "Tộc họ NGUYỄN VĂN (tu chính 1)" - ông Nguyễn Văn Hiệp

From: Thuc Dinh
Thu 9/14/2017, 11:26 AM
To: nguyen.huynh.dungvi@gmail.com;

Thăm sức khỏe anh Huỳnh và gia đình

Blog KYDV mới nhận được comment góp ý của ông Nguyễn Văn Hiệp (con trai ông Nguyễn Văn Ngọ ở Phước Lý) đăng trong bài viết: Gia phả họ Nguyễn Văn (tu chính lần 1) - ông Nguyễn Văn Huỳnh.

Gởi anh để hiệu đính (trích đăng ý kiến dưới đây):

Hiệp Nguyễn 2 days ago  -  Shared publicly

Kính gởi anh Huỳnh

Em đã xem Gia phả họ NGUYỄN nhưng có cái chưa đúng là phần II.C2. Nguyễn Văn Ngọ, mục II.C2e. Nguyễn Thị Hiệp là Nguyễn Văn Hiệp nhé anh.

Thân ái.
Đinh Tất Thức

Tuesday, September 12, 2017

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 111-115

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.






More at source Viet Nam Landmarks