Blog KYDV

CHÚC MỪNG NĂM MỚI ! - Phan Tự Ngôn và Gia đình

On Saturday, January 21, 2017 10:57 AM, Ngon Phan <ngonphan@ymail.com> wrote:

CHÚC MỪNG NĂM MỚI !

     

Xin chúc qúy Cha và qúy bạn Năm Mới Đinh Dậu 
 
được ơn Trên luôn luôn độ trì, dồi dào sức khoẻ, 
 
gặp mọi sự tốt đẹp và may mắn !!!
 
Phan Tự Ngôn Gia đình

Friday, January 20, 2017

Hình ảnh đồng hương: Họp mặt họ ĐINH-VĂN ngành 3 - Đinh Văn Hưng

Dưới đây là một số hình ảnh do ông Đinh Văn Hưng gởi nhân kỷ niệm ngày họp mặt Tất niên họ ĐINH-VĂN ngành 3, được tổ chức vào ngày 22-12 (Âm lịch) hàng năm tại Dũng Vi (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Quý vị cũng có thể xem nguyên văn tại (Facebook - KYDV)

(Trích đoạn)
...........

Hung Tien Cháu xin chia sẻ hình ảnh ngày 22-12 âm lịch hàng năm là ngày tất niên của ngành ba Đinh-Văn làng Dũng Vi kính nhớ tổ tiên và họp mặt lì xì các cụ cao tuổi, sau đó là nhậu một bữa không say không về











Xem tiếp tại: Đinh Văn Hưng (Facebook)

Tuesday, January 17, 2017

Câu chuyện họ hàng: Đinh Thị Nhàn, Đinh Văn Hưng và Đinh Tất Thức

Câu chuyện họ hàng: Đinh Thị Nhàn, Đinh Văn HưngĐinh Tất Thức

Cuộc sống, do nhiều lý do hoàn cảnh, điều kiện mà có khi họ hàng, thân quyến cả đời chẳng gặp nhau, biết nhau... Trong trường hợp của những đồng hương Dũng Vi hiện nay đang sinh sống khắp 5 châu, nếu không có những phương tiện thông tin hiện đại toàn cầu như ngày nay, có lẽ cũng khó có dịp để mà biết nhau... Đó cũng là một trong những lý do để chúng tôi thực hiện Kỷ Yếu Dũng Vi Online...

Xin được nói qua về FaceBook một chút

Như quý đồng hương và bạn đọc đã biết. Những người dùng (User) có tài khoản (Account) của FaceBook đều có thể đăng tải bài vở hình ảnh (Post), phím đàm (Chat) hoặc gọi điện thoại qua Messenger (Call) cho nhau bất cứ lúc nào mà không phải tốn phí với chất lượng không tồi (nếu không nói là rất tốt)... Cá nhân tôi thường xuyên dùng FaceBook trò chuyện với gia đình nên có nhận xét trên.

Dưới đây là trích đoạn đối thoại của bà Đinh Thị Nhàn, ông Đinh Văn Hưng và ông Đinh Tất Thức trên FaceBook mà qua đó chúng tôi đã có thể nhận ra được họ hàng chưa bao giờ gặp mặt... Cũng nhân câu chuyện này, qua đó để họ hàng thân nhân xa gần cùng rõ. Quý vị cũng có thể xem nguyên văn tại FaceBook.


KYDV FaceBook:

..........

Nhàn Đinh:

Cho cháu hỏi Đinh Tất Thức có phải là con ông Đinh Tất Cuông không ạ?

Hung Tien:

Chuẩn rồi đấy cô Đinh Nhàn

Kỷ Yếu Dũng Vi:

Đinh Tất Thức là con ông Đinh Tất Cuông đúng rồi

Nhàn Đinh:

Vậy là cháu phải gọi bằng cậu rồi

Kỷ Yếu Dũng Vi:

Hi Nhàn Đinh. Họ hàng như thế nào vậy cho cậu biết với?

Hung Tien:

Nhàn Đinh con cô Đinh Thị Nhan chú Đinh Thức

Nhàn Đinh:

Cháu Nhàn Đinh là cháu ngoại của ông Đinh Công Khảo cậu Đinh Thức ạ

Kỷ Yếu Dũng Vi:

Như thế thì cậu biết rồi. Nhà Bác Đinh Công Khảo gần đối diện nhà cậu, cậu vẫn hay sang thăm Bác. Bác Khảo trai thì gặp đã lâu rồi (trước khi cậu sang Mỹ), còn Bác gái (Đinh Thị Muối) và chị Nhan, Thành, Tuấn thì sau này mấy lần về thăm nhà thì mới gặp. Cậu chỉ biết là Bác có 2 người con là Nhan và Hòa (Cậu chưa gặp chị Hòa). Cậu cứ tưởng chị Nhan chỉ có 2 con trai là Thành và Tuấn, bây giờ biết thêm cháu Đinh Thị Nhàn... Rất tiếc cậu không có gia phả họ ĐINH CÔNG nên không biết sớm. Bên Mỹ này cũng có anh Đinh Công Luy (cháu của bác Khảo) nhưng anh về hưu rồi nên không tiếp xúc... Nếu cháu có gia phả hay thông tin gì về họ ĐINH CÔNG thì cứ gởi cho cậu để phố biến cho họ hàng, đồng hương cùng tìm hiểu. Gởi cháu tấm ảnh Bác Đinh Công Khảo chụp với Đinh Tất Thông (em trai của cậu) tại khuôn viên Thánh đường Giáo xứ Bùi Phát, ảnh chụp lâu rồi có lẽ khoảng thập niên 70 Thế kỷ 20.


 

Nhàn Đinh: 4 anh em cháu con của mẹ Nhan nè cậu


..........

Friday, January 13, 2017

Thư hồi đáp góp ý Gia phả họ ĐINH VĂN - Đinh Văn Thắng (Tony)

Dưới đây là đoạn thư hồi đáp của ông Đinh Văn Thắng (Tony), USA về ý kiến đóng góp bổ túc Gia phả họ ĐINH VĂN (ngành thứ 3, chi thứ 2) của ông Đinh Văn Hưng từ Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh. Blog KYDV trích đăng nguyên văn để quý đồng hương cùng tham khảo:
----------

Fr: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Fri 1/13/2017 12:53 AM

Chào Thức và Hưng Tiến;

Chú và Bác Hoạt liên hệ họ hàng: cháu Chú-cháu Bác, nếu cháu đọc được gia phả của Bác Hoạt làm, thì chắc là rõ ràng sự liên hệ họ hàng giữa Chú và Bác Hoạt. Chú Thắng năm nay 56 tuổi, và đã về Dũng Vy hai lần. Cháu có thể nói Bác Hoạt là liên lạc Chú Thắng và gửi Gia Phả về địa chỉ nhà Chú ở Mỹ: 

Tony Thang Dinh
2904 Sutton place, 
Southlake, TX 76092. 
USA

Chú sẽ bổ túc Gia Phả chi nhà cháu. Cho chú tin tức càng nhiều càng tốt chú sẽ cố gắng hết mình.

Mấy người con Bác Hoạt biết chú rất rõ, chú về Dũng Vy hai lần đều ngủ ở nhà Bác Hoạt. Nếu muốn biết thêm về chú Thắng nữa, xin liên lạc với Trưởng Ban Hành Giáo Nguyễn Thế Nam. Anh Nam cũng biết Chú Thắng rất rõ. Ngoài ra, chú còn rất nhiều bà con ruột thịt ở ngoài Dũng Vy. Chú cũng muốn cho cháu biết Chú Đinh Tất Thức này là cháu nội ông Thơ Thành ở Giáo Xứ Bùi Phát Saigon. Rất nhiều người trong làng Dũng Vy biết ông Thơ Thành. Cháu cứ tìm hiểu rồi sẽ biết.

Chúc cháu một năm mới đầy hạnh phúc và nhiều sức khỏe, niềm vui và mọi sự như ý.

Mong tin/Chú Thắng.

Hình ảnh đồng hương: Gia đình ông Đinh Văn Thắng (Tony) và họ hàng (1)

Ảnh kỷ niệm nhân dịp ông Đinh Văn Thắng (Tony) và gia đình du lịch Việt Nam cuối năm 2016 thăm gia đình và thân nhân, bạn bè...

Hình chụp tại M-Bar, Hotel Majestic Saigon cùng với ban nhạc Gipsy Fire Novamenco của ông Đinh Tất Thăng.



(Từ trái sang phải: Ông Thắng, Bà Thi-Ngan vợ Ô. Thắng, Bà Hạnh em Ô. Thăng và Ô. Thăng)


 

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 91-95

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.





 
More at source Viet Nam Landmarks

Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Hành chính

Hiện nay, Tiên Du có 14 đơn vị hành chính trực thuộc:
Địa giới hành chính:

Địa lý

Tiên Du cơ bản là huyện đồng bằng châu thổ. Tuy nhiên, vẫn có một số đồi thấp trên địa bàn của huyện tập trung ở một số xã Hoàn Sơn, Phật Tích, Việt Đoàn, Hiên Vân. Sông Đuống là ranh giới tự nhiên (dài khoảng 12 km) giữa Tiên Du với huyện Thuận Thành. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua ở địa phận xã Phú Lâm cũng là ranh giới tự nhiên của Tiên Du với huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh.

Lịch sử

  • Vì sự phân chia và phân cấp hành chính từ thời Hồng Bàng trải qua giai đoạn Bắc thuộc đến thời Tiền Lê được các sử gia ghi chép vẫn còn chưa đầy đủ và rất nhiều tranh cãi. Theo những ghi chép hiện có thì ta có một số khẳng định sau:
  1. Thời thuộc Đường và thời nhà Ngô, lãnh thổ Tiên Du hiện nay nằm trong Giao Châu.
  2. Năm 966, Nguyễn Thủ Tiệp, ông từng là thuộc hạ của Ngô Quyền, đến chiếm một vùng ở Tiên Du. Tại đây, ông đã xây dựng thành trì, trở thành một trong 12 sứ quân trước khi bị Đinh Tiên Hoàng đánh bại vào cuối năm 967.
  3. Thời nhà Đinh, lãnh thổ Tiên Du nằm trong đạo Bắc Giang.
  4. Thời Tiền Lê, lãnh thổ Tiên Du nằm trong lộ Bắc Giang.
  5. Thời nhà Lý, lãnh thổ Tiên Du nằm trong phủ Thiên Đức.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thì danh từ huyện Tiên Du có từ thời nhà Trần.
  • Thời nhà Trần và thời nhà Hồ, huyện Tiên Du trực thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang. Cũng trong thời nhà Trần xuất hiện một nhân vật huyền thoại trong truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là Từ Thức. Tương truyền, Từ Thức là người quê ở Thanh Hóa, ông làm một chức quan nhỏ ở Tiên Du sau đó ông được gặp tiên và ở cùng tiên nữ trong chốn tiên cảnh và nơi ông gặp tiên chính là động Từ Thức. Chính sự tích này đã được lấy làm cảm hứng cho tác phẩm nhạc truyện Tiên Du của nhà soạn nhạc Nguyễn Thiên Đạo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng để đem sang trình diễn tại Pháp trong sự kiện Năm Việt Nam tại Pháp vào tháng 2 năm 2014. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp.[4]
  • Thời thuộc Minh, huyện Tiên Du trực thuộc châu Vũ Ninh, phủ Bắc Giang.
  • Thời Lê sơ, từ thời điểm này huyện Tiên Du bắt đầu trực thuộc phủ Từ Sơn. Các thay đổi sau này chỉ thay đổi ở cấp cao hơn phủ Từ Sơn.
    • Năm 1435, thời Lê Thái Tông, đổi phủ Bắc Giang thành đạo Bắc Giang hạ. Phủ Lạng Giang thành đạo Bắc Giang thượng.
    • Thời Lê Thánh Tông có rất nhiều thay đổi. Năm 1466, đổi 2 đạo Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ thành đạo Bắc Giang. Năm 1469, đổi đạo Bắc Giang thành đạo thừa tuyên Kinh Bắc. Đến năm 1490, gọi là xứ thừa tuyên Kinh Bắc.
    • Năm 1509, thời Lê Tương Dực, đổi là trấn Kinh Bắc.
  • Thời Mạc, trấn Kinh Bắc được gọi là đạo. Đến thời Lê - Trịnh sau đó, các chúa Trịnh lại cho đổi các đạo là trấn.
  • Thời nhà Nguyễn
    • Năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi, ông cho đặt thêm cấp tổng trấn huyện Tiên Du trực thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, tổng trấn Bắc Thành.[note 1]
    • Năm 1822, đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh.
    • Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn để thống nhất các đơn vị hành chính trong cả nước, theo đó bãi bỏ cấp tổng trấn; chuyển các trấn, dinh thành tỉnh và đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Sau hơn 4 thế kỉ trực thuộc phủ Từ Sơn, kể từ đây, huyện Tiên Du bắt đầu trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
    • Năm 1890, tách tổng Khắc Niệm sáp nhập vào huyện Võ Giàng. Một thời gian sau, tổng Khắc Niệm được trả lại cho huyện Tiên Du.
Sau năm 1945, cấp tổng bị bãi bỏ, lúc này huyện Tiên Du chỉ bao gồm các xã trực thuộc như hiện nay.
  • Ngày 20 tháng 04 năm 1961, hai xã Phù Đổng và Trung Hưng (say này đổi tên thành Trung Mầu) của huyện Tiên Du cùng với một số xã của huyện Từ Sơn, Thuận Thành và toàn bộ huyện Gia Lâm của tỉnh Bắc Ninh sát nhập vào Hà Nội.[6]
  • Ngày 09 tháng 08 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP theo Nghị định này thì huyện Tiên Sơn được tách ra, tái lập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn, xã Phú Lâm được tách về huyện Tiên Du và xã Tương Giang được tách về huyện Từ Sơn.[11] Qua đó, huyện Tiên Du lại trực thuộc tỉnh Bắc Ninh như giai đoạn 1831 - 1963, mặc dù địa giới hành chính của huyện đã thay đổi nhiều so với năm 1831.
Source Wikipedia