Blog KYDV

Saturday, November 23, 2013

Góp ý: Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?

From: Tuyen Dinh <tuyend@yahoo.com>
To:
Cc: Diem Dinh <lamthydvd@gmail.com>; Tony Thang <todi_1999@yahoo.com>
Sent: Thursday, November 21, 2013 9:10 PM

Subject: Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
Cháu Thức,

Chú vừa đọc KYDV về việc thống nhất tên làng Dũng Vi.
Từ hồi Cha mẹ sanh ra làm giấy khai sanh đề nơi sanh là Làng Dũng Vy, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh. Chú chỉ biết tên làng là Dũng Vy chứ không phải là "Dũng Vi" như hiện nay.

Từ "Dũng Vi" xuất hiện ở trong Nam từ khi Việt Cộng miền Bắc mang vào mà thôi !
Tìm hiểu Chú mới biết:

- Dùng "i" trong trường hợp các tiếng có phụ âm đầu + vần "i" (ví dụ: lí, mĩ, kĩ, thi, sĩ...) đều thống nhất viết bằng "i" (i ngắn). Ví dụ: lí luận, lí tưởng, thi sĩ, nước Mĩ, Hoa Kì, bánh mì, vua Lí Thái Tông, Lí Bí, kỉ niệm, v.v... (mà không viết "y" (y dài) như trước đây. Đây là quy định của Bộ Giáo dục Việt Nam từ năm 1963. Hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục vẫn thực hiện nghiêm chỉnh quy định này trong việc in Sách giáo khoa các loại.
- Y dài, i ngắn gây tranh luận triền miên, cho đến nay vẫn chưa phân thắng bại. Phe tự coi là tiến bộ thì thích dùng i ngắn. Chỉ khi nào kẹt lắm mới dùng y dài. Gặp tên vua Bảo Ðại Vĩnh Thụy, gặp tên ca sĩ Thanh Thúy, gặp chức vụ Uỷ viên... họ mới ráng xài y dài, nghĩa là khi nào kẹt gặp chữ có vần hòa âm họ mới lôi y dài ra chịu trận, còn không thì họ xài tuốt luốt i ngắn hết. Thế kỷ, nước Mỹ, ly tách... họ viết thế kỉ, nước Mĩ, li tách... và còn xác định thẳng rằng viết như vậy mới đúng nữa. Hai trường học ở Thị Xã Long Xuyên mang chung một tên, tọa lạc sát vách nhau, một trường tên là cấp 1 Mỹ Long, còn trường kia tên là cấp 2 Mĩ Long. Sau một thời gian, bị nhiều lời đàm tiếu, nói ra nói vào, những người "cấp tiến" sửa lại là "cấp 2 Mỹ Long".

Như vậy, dùng y dài cũng được, mà dùng i ngắn cũng được!
Với m có mĩ bị đổi thành mỹ hoàn toàn (mỹ miều, thẩm mỹ, mỹ thuật, mỹ viện, nước Mỹ v.v...). Ảnh hưởng của việc đổi i thành y của chữ mỹ lớn tới mức Mị Châu/Mị Nương nay cũng thành Mỵ Châu và Mỵ Nương (để thể hiện sự kính trọng?). Có lẽ xu hướng này là một cách để phân biệt với chữ mị nghĩa xấu trong mụ mị, mộng mị, mị dân..

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trần Ngọc Thêm, lúc đầu cũng ủng hộ nhất loạt viết i ngắn, nhưng về sau chính ông đã nhận thấy, chỉ xét riêng về mặt văn hóa, đã không ổn. Góp ý cho sách giáo khoa lớp 4 mới (2005), ông chỉ ra việc nhất loạt viết i ngắn là một chủ chương cực đoan và không thích hợp, nhất là khi gặp tên riêng, vì ở đó phải tôn trọng truyền thống và tự do cá nhân. Và năm sau, NXB Giáo dục đã sửa cách viết tên riêng theo hướng này. (Viết Chương Mỹ, Lý Tự Trọng thay cho Chương Mĩ, Lí Tự Trọng)
Chẳng hạn trong tên riêng, người ta có quyền lựa chọn để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. Giữa tên là Tí với nghĩa là “bé” khác với Tý với nghĩa là “năm Tý, năm Chuột”. Hầu hết tên riêng người ta chọn y dài (gốc Hán) để thể hiện sắc thái trang trọng: chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ (kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo), v.v

Cho đến nay chưa có cơ quan hay cá nhân nào đủ uy tín định đặt được qui tắc sử dụng "i" ngắn, "y" dài. Phần lớn đang sử dụng theo nếp cũ, coi y dài có 4 công dụng tạo chữ như các nguyên âm khác. Họ dùng y dài nhiều bình thường. Một số khác, được đào tạo từ miền Bắc, và một số ít theo thời, ở miền Nam, lại sử dụng rất ít y dài. Lúc nào kẹt lắm, khi dùng i ngắn mà không thể phát âm ra đúng tiếng nói, thì họ mới dùng đến y dài. Ngoài những chữ có vần hòa âm cần y dài, họ cũng không thể dùng i ngắn trong các chữ có vần ay hay ây. Câu nói "Miền Tây, dân cày cấy mà hát hò rất hay", đâu có ai viết là "Miền Tâi, dân cài cấi mà hát hò rất hai".
Tùy theo mỗi vần và theo nghĩa của mỗi chữ, có những trường-hợp ta chỉ được dùng “y” hay “i” để viết, chứ không thể dùng “i” để thay-thế cho “y” hay dùng “y” để thay-thế cho “i” được. Ở một số trường-hợp khác, trong cùng một chữ, có người viết bằng “i” có người viết bằng “y” như trong trường hợp “quí” hay “quý” chẳng hạn. Tuy-nhiên, theo phong-tục tập-quán, hầu-hết các nhà văn thường viết các chữ với nguyên-âm “y” hơn là “i” khi các chữ này có cùng một nghĩa và phát-âm giống nhau. Lý-do chính là vì các chữ có nguyên-âm “y” trông có vẻ lịch-sự, kính-trọng, quý-mến, trang-nhã, mỹ-thuật, và đầy tình-cảm hơn những chữ viết bằng nguyên-âm “i,” chẳng-hạn như trong trường-hợp của nhóm chữ “quý văn-hữu,” “quý ông quý bà,” “quý quan-khách,” “quý bạn,” “quý vị,” “quý chiến-hữu,” hay “quý cụ,”v.v.

Trong trường-hợp danh-từ riêng như tên thành-phố, tên nước, hay tên người, v.v., nếu các chữ đã được viết bằng “i” hay “y” thì ta không được quyền tự-ý thay đổi như trong trường-hợp của tên thành-phố hay tên người sau đây: Thị-xã Qui-Nhơn, Mỹ-Quốc, Mỹ-Châu, tỉnh Mỹ-Tho, Mị-Châu (con gái vua Thục An Dương Vương lấy Trọng Thủy, con của Triệu Đà), Mị Nương (con gái vua Hùng Vương), GS. Doãn Quốc Sỹ, và CT. Trần Thy Vân, v.v.
Chú thấy cháu dẫn chứng nên dùng Dũng Vi theo Tài liệu của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, thì Chú nghĩ cơ quan này nghiên cứu chữ nôm và chữ Hán dịch thuật ra chữ Việt (mẫu tự La tinh) cho mình hiểu, chứ nó không có i ngắn hay y dài đâu. Ngày xưa tất cả đều ghi chép bằng chữ Nho lưu trữ lại. Chữ nôm là chữ Hán chế ra nên là loại "chữ hộp" (của người Tàu, mình còn gọi là chữ Nho).

Chữ Dũng Vi viết ở đây là dịch ra chữ quốc ngữ, do người miền Bắc họ viết là 'i' ngắn hết theo lệnh của nhà Nước từ năm 1963 nêu ở trên.
Á Châu có 2 nền văn minh lớn ảnh hưởng các quốc gia trong vùng là Ấn và Trung Hoa, Việt Nam và những quốc gia nào nằm phía bên dãy núi trường Sơn ảnh hưởng văn minh của Trung Hoa đều viết lọai chữ "hộp" (Chữ Tàu) như Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản... Còn phía bên kia dãy Trường Sơn Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đều viết chữ ngoàn nghèo cả: Cambodia, Lào, Thái, Miến... Việt Nam là Quốc gia Á Châu duy nhất có chữ viết mẫu tự La Tinh nhờ công ơn của các nhà truyền giáo Âu Châu (Alexandre de Rhodes 1591 – 1660)

Hồi Chú sanh ra chưa có cái nhà Nước Cộng sản này thành ra chỉ có làng Dũng Vy thôi ! Bây giờ ngoài Bắc thì họ đổi hết rồi: Dũng Vi, Đại Vi... Trong Nam địa danh chưa kịp đổi: Mỹ Tho thành Mĩ Tho hay trường học Mỹ Long thành Mĩ Long... Saigon còn đổi được mà !
Cộng Sản Liên Xô lấy tên Lênin đã đổi tên thành phố Saint Petersburg (Liên xô) thành Leningrad (có nghĩa là thành phố Lênin) năm 1924. Đến năm 1991 khi Cộng sản Liên xô sụp đổ lại trở về tên cũ Saint Petersburg. Việt Cộng bắt chước y chang Ông Tổ  Liên xô nên cũng đổi tên Sàigon, nhưng cũng như Saint Petersburg, Saigon cũng sẽ trở về tên cũ của nó thôi !

Chú cũng góp ý với Cháu cho vui,
Chúc vui, khoẻ

Chú Tuyên.
-----------
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Fri 11/22/13 11:10 AM
To:  Tuyen Dinh (
tuyend@yahoo.com
Cc:  Diem Dinh (
lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Hello Cậu Tuyên;
Cậu nói rất đúng. Mẹ cháu cũng nói là Dũng Vy chứ không phải là Dũng Vi. Không biết họ đổi từ bao giờ.  Coi lại cuốn KYDV-1. Trang bìa Cậu Diệm viết là Dũng Vi, cháu đoán là Cậu Diệm cố tình viết "Dũng Vi" cho phù hợp với cổng (gate) của Giáo Đường Dũng Vi. Còn lại bên trong cuốn KYDV hoàn toàn là viết Dũng Vy, ngay cả cuốn Dũng Vy Quê Tôi của Cậu Đinh Văn Đích, cũng nói rất rõ là Dũng Vy.
Lúc đầu cháu biết Thức viết là Dũng Vi, cháu đã nói với Thức thay đổi thành "Vy". Hôm nay vô blog coi lại thì quả thật Thức đã sửa lại thành Dũng Vi everywhere.
Theo lời đề nghị chân thật của cháu: mình nên giữ tên gốc là Dũng Vy, đây là việc rất tế nhị cho nhiều người gốc Dũng Vy trong Nam và Hải Ngoại, mình cứ dùng những ngữ vững và chính tả theo VC đổi từ "y" thanh "i", chắc có thể nhiều người không thích.

Chẳng hạn như sau khi Miền Nam thất thủ năm 1975. Thủ Đô Sài Gòn đã bị đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Những người Việt bên Hải Ngoại vẫn gọi là Sài Gòn, ngay cả nhiều người trong nước bây giờ cũng gọi là Sài Gòn chứ đâu gọi tên của Cụ HCM nữa đâu.  
   
Cháu có bấy nhiêu lời thôi, còn quyết định sửa lại tên của Blog thì chuyện của Thức.

Cháu Thắng.

No comments:

Post a Comment