Blog KYDV
▼
Saturday, March 31, 2018
Trao đổi ý kiến về Gia phả - Ông Nguyễn Văn Huỳnh
Blog KYDV mới nhận được 3 bản cập nhật Gia phả các họ ĐINH, NGUYỄN và PHAN
do Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu) gởi.
From: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Fri 3/30/2018 11:09 PM
To: Tony Thang (todi_1999@yahoo.com); Thuc (dthuc@live.com)
2 attachments (258KB)
- Tộc họ NGUYỄN VĂN (tu chính 3)
- Tộc Họ Đinh phụ chú
Thăm gia đình anh Thắng và chú Thức,
Phục Sinh tới rồi chúc gia đình anh và chú Thức tràn đầy ơn Chúa và bình an.
Xin anh Thắng tìm giúp gia phả họ Đinh về chi ông Xừ, chi ông quản Đỗng, chi ông hội Nho.
do Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Úc châu) gởi.
From: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Fri 3/30/2018 11:09 PM
To: Tony Thang (todi_1999@yahoo.com); Thuc (dthuc@live.com)
2 attachments (258KB)
- Tộc họ NGUYỄN VĂN (tu chính 3)
- Tộc Họ Đinh phụ chú
Thăm gia đình anh Thắng và chú Thức,
Phục Sinh tới rồi chúc gia đình anh và chú Thức tràn đầy ơn Chúa và bình an.
Huỳnh gửi thêm một vài chi tiết họ Đinh, họ Phan (tu chính 2), họ Nguyễn Văn (tu chính 3)
Xin anh Thắng tìm giúp gia phả họ Đinh về chi ông Xừ, chi ông quản Đỗng, chi ông hội Nho.
Nghe nói gia đình bác Đường con ông chánh Khánh định cư ở Texas, nếu có thể nhờ anh liên lạc và hỏi gia phả của gia đình bác, gồm:
- Tên ông bà nội (bà nội là chị gái của cụ Nguyễn Văn Kiệu là cụ nội của Huỳnh)
- Tên hai cụ thân sinh của bác Đường.
- Tên gia đình bác Khánh.
- Tên của gia đình bác Thọ.
- Tên của gia đình bác Khang.
- Tên của gia đình bác Đường.
Cám ơn anh thật nhiều.
----------
From: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Fri 3/30/2018 11:11 PM
To: Tony Thang (todi_1999@yahoo.com); Thuc (dthuc@live.com)
1 attachment
- Tộc họ Phan Tự (tu chính 2)
Gửi thêm gia phả tộc họ Phan Tự (tu chính 2)
----------
Re: Cập nhật Gia phả
From: Thuc Dinh
Reply all |
Sat 3/31/2018 11:59 AM
To: HUYNH NGUYEN (nguyen.huynh.dungvi@gmail.com)
Hi anh Huỳnh
Cảm ơn và chúc anh cùng gia đình mùa lễ Phục Sinh an lành.
Thân - Thức
----------
From: "HUYNH NGUYEN" <nguyen.huynh.dungvi@gmail.com>
Fri 3/30/2018 11:11 PM
To: Tony Thang (todi_1999@yahoo.com); Thuc (dthuc@live.com)
1 attachment
- Tộc họ Phan Tự (tu chính 2)
Gửi thêm gia phả tộc họ Phan Tự (tu chính 2)
----------
Re: Cập nhật Gia phả
From: Thuc Dinh
Reply all |
Sat 3/31/2018 11:59 AM
To: HUYNH NGUYEN (nguyen.huynh.dungvi@gmail.com)
Hi anh Huỳnh
Cảm ơn và chúc anh cùng gia đình mùa lễ Phục Sinh an lành.
Thân - Thức
Thursday, March 29, 2018
Wednesday, March 28, 2018
Ngành ba họ Đinh-Văn ăn tất niên 22-12-2017 âm lịch - Ông Đinh Văn Hưng
Ông Đinh Văn Hưng (facebook): Cháu gửi mấy tấm hình của ngành ba họ Đinh Văn ăn tất niên 22-12-2017 âm lịch. (tại thôn Giáo, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam).
Xem thêm tại:
https://www.facebook.com/messages/t/1395790593796158
https://1drv.ms/u/s!AnQtsLtyP-ZlgYNUzklV0JevUmZjKg
https://1drv.ms/u/s!AnQtsLtyP-ZlgYNUzklV0JevUmZjKg
Tuesday, March 27, 2018
Monday, March 26, 2018
Trao đổi ý kiến về Gia phả - Bà Đinh Thị Cúc và ông Đinh Tất Thức
Dưới đây là đoạn trao đổi ý kiến về Gia phả giữa bà Đinh Thị Cúc và ông Đinh Tất Thức trên FaceBook
Friday, March 23, 2018
Trao đổi ý kiến về gia phả - Ông Nguyễn Văn Huỳnh và ông Đinh Tất Thức
From: Huynh Nguyen
Mon 3/19/2018 9:12 PM
To: Thuc Dinh
Chào chú Thức,
2018-03-20 6:49 GMT+11:00
From: Thuc Dinh <dthuc@live.com>
To: Huynh Nguyen
Hi anh Huỳnh
Thức đã hỏi bên bà Khấn và mẹ Thức dùm anh những câu anh hỏi về:
* Anh nhờ chú Thức hỏi mẹ hoặc bác Khấn xem 4 cụ bà sau đây ai là cụ nội của mẹ:
- Nguyễn Thị Mỹ.
- Nguyễn Thị Sún.
- Nguyễn Thị Phùng.
- Nguyễn Thị Phúc.
Đến hôm nay vẫn không thấy ai trả lời, có lẽ không ai còn nhớ.
Tiện đây hỏi anh thêm về họ Nguyễn. Chắc anh cũng biết gia đình ông bà Nguyễn Văn Sở (ông bà Bốt) và gia đình bà Uy (vợ 2 của ông Nghĩa ?) cũng ở Giáo xứ Bùi Phát. Anh có biết nguồn gốc họ hàng thế nào không?
Vài hàng thăm anh. Chúc sức khỏe.
Thức
Mon 3/19/2018 9:12 PM
To: Thuc Dinh
Chào chú Thức,
Có hai ngành anh đang tìm tòi:
1. Họ Đinh:
Gia đình ông Xừ (gọi tên con)
Gia đinh ông Quỳnh.
Gia đình ông Đinh Văn Uy (gọi tên con là Nghĩa, ở Bùi Phát).
Gia đình ông Mô.
Gia đình ông Phúc.
Họ là anh em với nhau.
2. Gia đình ông Đinh Văn Đăng (ông hội Nho) coi họ Nguyễn Văn danh số I.A2c.
Bà chị Đinh Thị Ngoảng (ở xóm Cầu dỏ, có con tên Xót,)
Bà chị Đinh Thị Khiêm (là vợ kế của ông thủ Thu, mẹ của anh Hoạt)
Bà em là bà bếp Khôi (ở làng, nhà ở cạnh nhà ông Đinh Văn Diệm)
Bà em là bà Dựng (lấy chồng ở Núi Móng, không có con).
3. Gia Đình cụ Đinh Văn Lưỡng (cụ quản Đỗng)
Bà trước: Nguyễn? Thị Mến sinh 2 con trai:
- Đinh Văn Đỗng (Ông Tào, vợ Nguyễn Thị Chiên) coi họ Nguyễn Văn, danh số I.A1b.)
- Đinh Văn Sầm (ông trương Phóng, vợ Nguyễn Thị Diện, coi họ Nguyễn Văn, danh số I.C2c.)
Bà kế: ....Đầm. sinh 4 gái 1 trai.
- Đinh Thị Ngan chồng Đinh Văn Uyên (con cụ quản Chiu, coi ngành ba họ Đinh, danh số II.A3c.)
- Đinh Thị Thu, chồng Nguyễn Văn Vượng (coi họ Nguyễn Văn, danh số I.A2a3.)
- Đinh Thị Trai, chồng Nguyễn Văn Hành (quê ở núi Hiểu)
- Đinh Thị Trại, chồng Nguyễn Văn Tố, thuộc họ Nguyễn Văn.
- Đinh Văn Kiếm (chết 1954)
Ngoài ra còn một vài gia đình nữa chúng mình chưa biết:
A - Gia đình ông Nguyễn Văn Bốt.
- Gia đình ông Nguyễn Văn Liết (ông trùm Hiểm, là bố của chị Ren, là ông ngoại của cha Linh. Bà trùm Hiểm là chị của ông Bốt.)
Ông Hộp, có các con: Hộp, Hợp, Hoạt, Hồng Hòa, Nhan. có thể cũng là em bà trùm Hiểm.
- Gia đình ông Tình (là bố của chị Tình, là bố vợ của anh Thiệm ở Long Khánh).
B - Ở xóm Cầu Dỏ: có bà Me sinh 3 con trai:
- Gia đình ông Đinh Văn Kiểm, vợ Nguyễn Thị Thậy, coi họ Nguyễn Văn, danh số I.A1a.
- Đinh Văn Quảng,
- Đinh Văn Đỗ (sau đổi là Bùi Công Truyền).
Còn nhiều thiếu xót lắm, anh em mình sẽ giải từ từ.
Chúc chú mạnh khỏe và bình an.
-----------
2018-03-20 6:49 GMT+11:00
From: Thuc Dinh <dthuc@live.com>
To: Huynh Nguyen
Hi anh Huỳnh
Thức đã hỏi bên bà Khấn và mẹ Thức dùm anh những câu anh hỏi về:
* Anh nhờ chú Thức hỏi mẹ hoặc bác Khấn xem 4 cụ bà sau đây ai là cụ nội của mẹ:
- Nguyễn Thị Mỹ.
- Nguyễn Thị Sún.
- Nguyễn Thị Phùng.
- Nguyễn Thị Phúc.
Đến hôm nay vẫn không thấy ai trả lời, có lẽ không ai còn nhớ.
Tiện đây hỏi anh thêm về họ Nguyễn. Chắc anh cũng biết gia đình ông bà Nguyễn Văn Sở (ông bà Bốt) và gia đình bà Uy (vợ 2 của ông Nghĩa ?) cũng ở Giáo xứ Bùi Phát. Anh có biết nguồn gốc họ hàng thế nào không?
Vài hàng thăm anh. Chúc sức khỏe.
Thức
Monday, March 12, 2018
Thursday, March 8, 2018
Trảy hội mùa Xuân trên miền Kinh Bắc
Thứ Tư, 21/02/2018 - 10:43
Trảy hội mùa Xuân trên miền Kinh Bắc
Xuân sang, muôn hoa đua sắc thắm, người người khắp mọi miền lại hân hoan náo nức trảy hội mùa xuân, mong một năm mới tốt lành, mưa thuận gió hòa, tốt lộc tốt tài... Bắc Ninh-Kinh Bắc vẫn được ví như xứ sở của lễ hội, mùa Xuân Mậu Tuất 2018 lại rộn ràng mở hội để đón du khách thập phương về du Xuân, trảy hội.
Không để lòng người phải mong ngóng, ngay trong ngày mồng 4 tháng Giêng, tiếng trống rộn ràng của hội rước pháo Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn) lại thúc giục bao du khách thập phương về trảy hội. Lễ rước pháo là nghi thức truyền thống đặc sắc của nhân dân phường Đồng Kỵ. Dù Đồng Kỵ ngày nay với cuộc sống hiện đại, kinh tế phát triển nhưng lễ hội rước pháo vẫn được nhân dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo do cha ông để lại.
Ông Vũ Văn Lượng, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội cho biết: Lễ hội pháo Đồng Kỵ nhằm tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương-vị tướng được dân làng tôn thờ làm thành hoàng làng, ra lệnh xuất quân đánh giặc. Sau khi chiến thắng trở về, địa phương mở hội, tiếng pháo nổ là chúc mừng cho chiến thắng. Ngày nay thực hiện theo quy định Nhà nước không được đốt pháo, nhân dân đã làm hai quả pháo Nhất, pháo Nhì bằng gỗ tốt tượng trưng, được sơn son thiếp vàng, trên có tứ linh: long, ly, quy, phượng. Để lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh bảo đảm nghi lễ truyền thống, phường Đồng Kỵ đã thành lập Ban Tổ chức gồm: Ban Di tích, ban Khánh tiết... Lực lượng bảo vệ, an ninh trật tự có công an phường, bảo vệ khu phố, cựu chiến binh bố trí các chốt an ninh bảo đảm lễ hội diễn ra suôn sẻ.
Hội pháo Đồng Kỵ được diễn ra từ mồng 4 đến mồng 6 Tết Nguyên đán. Rước pháo là nghi lễ cơ bản của phần lễ, vào giờ lành trong buổi sáng ngày mồng 4, hai quả pháo Nhất, pháo Nhì kèm theo tràng Nhất, tràng Nhì được rước từ nhà truyền thống về đình làng do các trai tráng tuổi từ 18 trở lên, gia đình không có bụi được chọn để rước. Cùng đi có đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến háo hức của hàng nghìn du khách thập phương trảy hội. Đúng giờ Ngọ, hai Pháo được đưa vào Đình theo nghi lễ truyền thống. Phần hội cũng không kém phần sôi nổi có hát tuồng, Quan họ do các CLB địa phương thực hiện. Các trò chơi dân gian như: Đấu vật, chọi gà, tổ tôm điếm và các hoạt động thể dục thể thao như: Cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, hội thi sinh vật cảnh… cũng được rất đông du khách quan tâm.
Rước pháo tại hội Đồng Kỵ.
Theo dòng người trảy hội, chúng tôi về lễ hội khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích (Tiên Du). Thời tiết ngày Xuân như chiều lòng người, những hạt mưa lất phất đầu buổi sáng đã tạnh khiến cho du khách càng thêm hào hứng trong tiết trời ấm áp. Đi cùng con cháu đến lễ chùa Phật Tích, bà Nguyễn Thị Liên, 80 tuổi (Hà Nội) chia sẻ: Tôi đi lễ chùa bằng cái tâm của mình ngoài lễ Phật với mong muốn được mạnh khỏe, bình an còn được vãn cảnh chùa. Ở đây có 2 nhóm hiện vật là tượng Phật A Di Đà khổng lồ và hàng linh thú đá rất độc đáo được công nhận là bảo vật Quốc gia.
Lễ hội khán hoa mẫu đơn thường diễn ra từ mồng 3 đến mồng 5 tháng Giêng gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm từ ngày mồng 3 Tết gồm dâng hương, tế lễ do nhà chùa và hội phật tử địa phương thực hiện. Mồng 4 là chính hội thu hút hàng vạn du khách về chiêm bái lễ phật. Ngày mồng 5 trên quảng trường Đại Phật Tượng, núi Phật Tích diễn ra lễ cầu Quốc thái dân an-tín ngưỡng đặc biệt của lễ hội khán hoa mẫu đơn. Phần hội do địa phương tổ chức gồm các trò chơi dân gian: Tổ tôm điếm, đấu vật, hát Quan họ… Tại chùa Phật Tích tối mồng 5 tháng Giêng diễn ra lễ đón nhận Bằng công nhận Bảo vật Quốc gia đối với bộ tượng linh thú chùa Phật Tích và bắn pháo hoa.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Tiên Du, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo lễ hội khán hoa mẫu đơn cho biết: Để lễ hội khán hoa mẫu đơn diễn ra an toàn, bảo đảm đúng nghi lễ truyền thống và thỏa mãn tín ngưỡng của nhân dân, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo lễ hội, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban, thành viên gồm các ban, ngành liên quan được phân công nhiệm vụ cụ thể. Dưới cấp xã thành lập Ban Tổ chức lễ hội địa phương. Mồng 4 là chính hội nên du khách thập phương đi lễ rất đông, Ban Chỉ đạo đã chia gần 20 chốt an ninh trật tự với hơn 100 chiến sĩ công an tỉnh, huyện, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, dân quân tự vệ, công an xã phân luồng xe tránh ùn tắc giao thông và bảo đảm an toàn lễ hội không để xảy ra tình trạng trộm cắp, móc ví du khách khi về trảy hội. Vấn đề ATVSTP cũng được chú trọng, Phòng Y tế xây dựng kế hoạch phối hợp với quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra các cửa hàng dịch vụ ăn uống. 10 cụm loa phát thanh tuyên truyền về nội quy, quy chế lễ hội, giới thiệu di tích chùa được hoạt động thường xuyên…
Thời tiết Xuân Mậu Tuất thuận tiện cho du xuân, trảy hội, vì vậy ngay trong đêm Giao thừa hàng nghìn người dân, du khách thập phương đã đến các địa điểm tâm linh cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa với nhiều may mắn, bình an. Hầu hết các lễ hội đầu xuân trên miền quê Bắc Ninh-Kinh Bắc đều giữ được những nét đẹp truyền thống, tổ chức theo tinh thần văn minh, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự; hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí có nội dung lành mạnh, phong phú tạo hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đền Bà Chúa Kho (thành phố Bắc Ninh) cũng thu hút đông du khách. Với chủ đề “Kỷ cương-Văn minh-Văn hóa”, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại đền Bà Chúa Kho diễn ra lành mạnh, văn minh.
Quê hương Bắc Ninh hôm nay đang bừng lên sức sống mới. Đi dưới tiết Xuân ấm áp, được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của nhiều lễ hội, thấy náo nức rộn ràng để rồi lại bịn rịn, lưu luyến khi tan hội, hẹn đến mùa xuân sau.
Minh Hường
Source Bac Ninh Online
Wednesday, March 7, 2018
Du xuân ở xứ sở đình chùa
Thứ Tư, 28/02/2018 - 10:00
Du xuân ở xứ sở đình chùa
Ngay từ những ngày đầu năm, Tết nguyên đán cổ truyền dân tộc, trong không khí ấm áp của đất trời mùa Xuân, mưa bay nhè nhẹ cây cối đâm chồi nảy lộc, người người khỏe mạnh phấn chấn để đón một năm mới với nhiều hy vọng tốt đẹp, nhiều làng xã ở vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc đã mở hội làng tục gọi là vào “Đám” với những đám rước rợp trời cờ, quạt, kiệu, siêu đao, bát bửu, chiêng trống, những nghi thức tế lễ Thần, Thánh, Phật long trọng tôn nghiêm và những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, trò chơi dân gian đặc sắc, độc đáo... không những được đông đảo nhân dân địa phương tham gia, mà còn thu hút hàng ngàn vạn quý khách mọi miền đất nước về du xuân trảy hội, nên Bắc Ninh - Kinh Bắc từng được sử sách và dân gian ca ngợi là “xứ sở của đình chùa và lễ hội”.
Bắc Ninh là tỉnh giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, có nhiều di tích cùng lễ hội dân gian truyền thống và chủ yếu là của các thiết chế văn hóa tâm linh (đình, đền, chùa...) của cộng đồng nhân dân các làng xã, trong đó một số lễ hội có quy mô vùng miền và quốc gia nổi tiếng như: Lễ hội đền Kinh Dương Vương thôn Á Lữ (Đại Đồng Thành - Thuận Thành) thờ các bậc Thủy tổ dân tộc đã có công khai mở nước, hàng vạn người con đất Việt tìm về dâng hương Thủy tổ; lễ hội chùa Dâu (Thanh Khương-Thuận Thành) do các làng xã thờ Tứ Pháp vùng Dâu tổ chức với hàng ngàn Phật tử các nơi về lễ Phật; lễ hội đền Đô phường Đình Bảng (Đình Bảng-Từ Sơn) thờ 8 vua nhà Lý có công khai mở nền văn minh Đại Việt; lễ hội Thập Đình của 10 làng xã hai bên bờ sông Đuống thờ Thái sư Lê Văn Thịnh triều Lý; lễ hội đền Cao Lỗ Vương của 8 làng xã vùng cửa sông Đuống thờ Cao Lỗ Vương danh tướng của An Dương Vương có công dựng nước; lễ hội đền Vân Mẫu của hơn 370 làng dọc sông Cầu và Ngũ Huyện Khê thờ Thánh Tam Giang có công đánh giặc Lương ở thế kỷ VI; lễ hội đền thờ Quận công Nguyễn Diễn của tổng Nội Duệ; lễ hội của 5 làng thị trấn Thứa thờ danh tướng thời Lý có công đánh giặc Chiêm Thành; lễ hội Tứ Chạ của đền Yên Phụ (Yên Phụ - Yên Phong)... Lễ hội dân gian truyền thống chủ yếu vào dịp “Xuân Thu nhị kỳ” tức vào mùa Xuân và mùa Thu, khi người nông dân vừa qua những vụ mùa màng vất vả có nhu cầu thưởng thức, thư giãn về đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là nhu cầu văn hóa tâm linh. Song lễ hội của các làng ở Bắc Ninh chủ yếu diễn ra vào mùa Xuân: Mở đầu là lễ hội hoa Mẫu Đơn chùa Phật Tích vào mùng 4 Tết, hội Đồng Kỵ mùng 4 Tết với tục đốt pháo; hội làng Hữu Chấp với tục kéo co nổi tiếng vào mùng 4 Tết; hội làng Ó ( Xuân Ổ) mùng 5 Tết nổi tiếng với chợ “Âm Dương”; hội làng Đống Cao và Hòa Đình mùng 7 Tết nổi tiếng với tục rước “Bà Đống” và hát Quan họ thờ; nổi tiếng hơn cả là Hội Lim vào 11 tháng Giêng hát Quan họ giao lưu giữa các làng Quan họ gốc của cả vùng đã thu hút hàng ngàn vạn quý khách mọi miền cả nước về trảy hội... Kết thúc là lễ hội chùa Dâu của các làng thờ Tứ Pháp vào mùng 8 tháng Tư. Hội Xuân đầu năm náo nức sinh động đã đi vào tâm thức dân gian với các câu ca: “Mùng bốn đi hội kéo co /Mùng năm hội Ó chẳng cho nhau về /Mùng sáu đi chợ Bồ Đề /Mùng bảy trở về đi hội Đống Cao / Hội vui lắm lắm /Chửa kịp đi tắm/Chửa kịp gội đầu /Trầu chửa kịp têm /Cau chưa kịp bổ /Miếng lành, miếng sổ /Miếng chửa têm vôi /Người có thương tôi / Mong người cầm lấy”. Các lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức trong không gian của đình, đền, chùa với phần Lễ và Hội là dịp để mọi người tham dự hội được tiến cận với “Không gian thiêng” và “Thời gian thiêng”... Phần Lễ gồm các nghi thức rước sách, tế lễ (Thần/ Thánh/ Phật) long trọng, tôn nghiêm, huyền bí của cộng đồng làng xã nhằm cầu cho người khang vật thịnh, quốc thái dân an... Phần Hội với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và trò chơi dân gian như: quan họ, ca trù, tuồng, chèo, trống quân, múa rối nước, đu cây, chọi gà, thi vật, thi nấu cỗ, bắt vịt, bắt chạch trong chum, đi cầu thùm… thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương về trảy hội.
Đám rước kiệu Thánh của Lễ hội đình năm làng ở thị trấn Thứa, huyện Lương Tài.
Những lễ hội có phần rước sách, tế lễ nổi tiếng như: Lễ hội đình, đền thôn Á Lư, xã Đại Đồng Thành vào ngày 16 tháng Giêng; ngay từ ngày 12, đền và đình thôn Á Lữ được mở cửa bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt. Đến ngày 16, làng tổ chức rước nước từ sông Đuống về đình, đền để tế lễ quanh năm. Ngày 17, làng tổ chức rước kiệu Thần từ đình xuống đền Thượng (thờ Kinh Dương Vương) và đền Hạ (thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ) để xin rước các bậc Thuỷ tổ dân tộc về đình tế lễ và mở hội. Từ ngày 18 đến 24, mỗi ngày một tuần tế. Lễ vật có lợn cả con, bánh chưng, bánh dày, hương đăng, hoa quả. Đến ngày 25, tế giã đám tại đền Thượng và đền Hạ bằng cá gỏi. Ngoài lễ hội vào mùa Xuân, đền Thượng và đền Hạ còn có ngày lễ hội vào mùa Thu: Tục truyền, cứ đến ngày 15 tháng 8 (âm lịch), dân làng làm 3 mâm trám đen và 3 mâm gỏi cá để tế các bậc thuỷ tổ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ tại đền Thượng và đền Hạ. Các mâm tế: “Trám đen” tượng trưng cho 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Còn các mâm “Cá gỏi” tượng trưng cho 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển khai mở miền biển. Hay như lễ hội đền Cao Lỗ Vương (Cao Đức - Gia Bình) vào mồng 10 tháng 3, nhân dân 8 làng (thôn) vùng cửa sông Đuống thờ Cao Lỗ Vương tổ chức lễ hội, gồm các làng: Đại Trung, Đông Trung, Bình Than, Tiểu Than, Văn Than, Phù Than, Kênh Phố và Mỹ Lộc. Ngay từ sáng mồng 9, đền Cao Lỗ Vương đã được mở cửa để đại diện các làng đến làm lễ mộc dục. Sau lễ mộc dục ở đền, các làng rước lễ vật ra lăng mộ Cao Lỗ Vương tại thôn Tiểu Than làm lễ xin phép được mở hội. Sáng mồng 10, các làng đồng loạt tổ chức rước kiệu, long đình từ làng mình đến đền, theo thứ tự anh em lần lượt vào đền tế lễ Cao Lỗ Vương, rồi xin rước bài vị của ngài về làng mình để tế lễ mở hội. Đám rước kiệu thánh của tám làng rợp trời với cờ quạt, tàn, lọng, kiệu, siêu đao, bát bửu và tưng bừng náo nhiệt với âm thanh trống chiêng, đàn, sáo, nhị, cùng hàng ngàn người tham dự. Trong những ngày lễ hội của các làng thờ Cao Lỗ Vương, sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò hèm huý diễn lại sự tích của Thần như: Thôn Đại Trung có trò “Múa mo múa mộc” tượng trưng cho Cao Lỗ Vương khi đánh giặc. Thôn Tiểu Than có trò “Múa bông đánh bệt” diễn lại sự tích Cao Lỗ Vương bị chết oan được “mãnh hổ” mang xác ông về quê hương để nhân dân biết mà chôn cất. Đó còn là lễ hội Thập Đình của 10 làng hai bên bờ sông Đuống thờ Trạng nguyên, Thái sư Lê Văn Thịnh có công lao to lớn với vương triều Lý. Hội Thập Đình được mở vào mồng 6 tháng 2 vào các năm Thân, Tý, Thìn của 10 làng gồm (Bảo Tháp, Yên Việt, Hương Vinh, Đông Cao, Hiệp Sơn, Chi Nhị, Địch Trung, Vân Xá, Huề Đông, Cứu Sơn) vốn là quê hương nội, ngoại của Thái sư Lê Văn Thịnh, xưa thuộc 3 tổng, nay thuộc 5 xã, thị trấn của 2 huyện (Gia Bình, Quế Võ). Thôn Bảo Tháp có 2 ngôi đền thờ (danh tướng Doãn Công và Thái sư Lê Văn Thịnh) được tôn vinh là “Đình Cả”, có trọng trách trong việc tế lễ và làm cỗ bàn để đón các hàng từ. Lễ vật tế Thánh là lễ Tam sinh (bò, lợn, gà), cùng bánh trái, hoa quả, hương đăng. Làng bảo Tháp được bầu Chủ tế. Chức sắc quan viên của các hàng từ trước ngày lễ hội phải về đình Bảo Tháp để túc trực chuẩn bị cho lễ hội. Vào hội, ngay từ sáng mồng 5 tháng 2 (âm lịch), đình và đền Bảo Tháp đã được mở cửa để làm lễ mộc dục, bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt. Chiều ngày mồng 5, làng Bảo Tháp tổ chức rước bình hương từ 2 đền (thờ danh tướng Doãn Công và Thái sư Lê Văn Thịnh) về đình làng. Ngày mồng 6 chính hội, 10 làng thuộc về hội Thập Đình đồng loạt rước kiệu Thánh từ đình làng mình đến tập trung tại Đình Cả để tế lễ cộng đồng. Làng Bảo Tháp (Đình Cả) trước đó đã rước kiệu Thánh ra đầu làng để đón các hàng từ. Các làng bên này sông Đuống thì theo đường bộ rước đến. Còn làng Vân Xá bên kia sông Đuống phải chèo thuyền qua sông. Các đám rước đến làng Bảo Tháp đông đủ thì tập trung ở ngã ba Đống Vải thuộc đầu làng Bảo Tháp, theo thứ tự kiệu của các làng lần lượt được rước vào đình Bảo Tháp. Đi đầu là làng Bảo Tháp, tiếp theo là Yên Việt, Hương Vinh, Đông Cao, Hiệp Sơn, Cứu Sơn, Chi Nhị, Thi Xá, Trung Thành, Huề Đông. Đám rước của 10 làng đi từ Đống Vải qua Đống Ngấn, qua Ao Cả, qua cửa đền Hạ (thờ danh tướng Doãn Công), rồi tiến vào đình Bảo Tháp. Đám rước hội Thập Đình rợp trời với cờ, kiệu, tàn, lọng, chiêng, trống, siêu đao, bát bửu… cùng quan viên tế, các bô lão, đông đảo nhân dân 10 làng và quý khách thập phương. Khi đám rước về đến đình Bảo Tháp thì tập trung ngoài Tiền tế để cùng tế công đồng. Quan Viên tế gồm 39 người là đại diện của 10 làng đều đội mũ, đi hia, áo thụng tế: Chủ tế mặc áo màu đỏ có bối tử, bồi tế áo đỏ trơn, quan viên tế còn lại mặc áo xanh, trang nghiêm chỉnh tề. Khi tế, quan viên tế từ ngoài Tiền tế vào đến Đại đình, theo nhịp trống chiêng 7 và 3 để tế. Quan viên tế Thánh 3 tuần tế: Sơ Yến, Á Yến, Trung Yến. Giữa 3 tuần tế có dâng rượu vào trong Hậu cung, đọc trúc văn, ẩm phước và hoá văn tế. Sau khi tế lễ xong, các làng khác xin rước chân nhang thờ Thánh từ đình Bảo Tháp về đình làng mình để tế lễ và mở hội. Những lễ hội có phần hội với những trò chơi dân gian nổi tiếng như: Tục trò “Kéo co” trong hội đình làng Hữu Chấp; tục “Cướp cầu” trong hội đền Vua Bà Thủy tổ quan họ làng Diềm (Hòa Long-TP Bắc Ninh); tục “Cướp cầu” của hội đình Yên Mẫn; tục “ Kéo rồng rắn” của làng Liễu Ngạn, trò “Chạy dó” và “ Thi vật” của làng Guột xã Việt Hùng, “Bơi chải” của làng Như Nguyệt (Tam Giang - Yên Phong); “Kéo lửa” của hội làng Yên Vĩ (Yên Phụ -Yên Phong)... đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương tham dự và còn thu hút hàng ngàn quý khách thập phương đến trảy hội.
Lễ hội dân gian truyền thống của các làng xã tỉnh Bắc Ninh là cuốn sử sống động hào hùng kể về lai lịch công trạng của các bậc anh hùng hào kiệt các thời đại được thờ phụng, từng có công lao to lớn với dân với nước trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; đồng thời cũng là bức tranh sinh động về các hoạt động văn hóa tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, trò chơi dân gian độc đáo, đặc sắc. Lễ hội dân gian truyền thống đã chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của cộng đồng nhân dân các địa phương, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước và đã làm nên bản sắc văn hiến Kinh Bắc-Bắc Ninh.
Đỗ Thị Thủy, Phòng QLDSVH-Sở VHTTDL Bắc Ninh
Source BacNinhOnline
Tuesday, March 6, 2018
Hội Lim đượm tình người Kinh Bắc
Thứ Tư, 28/02/2018 - 16:16
Hội Lim đượm tình người Kinh Bắc
Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của nền văn hóa Bắc Ninh-Kinh Bắc, nơi các liền anh, liền chị trao duyên, gửi gắm thân tình trong những câu Quan họ. Về với hội Lim là về với những áo mớ ba mớ bảy, nón quai thao, dải yếm lụa đào… ẩn chứa sức sống mùa xuân của con người và cảnh vật.
Đến hẹn lại lên, vào ngày 12, 13 tháng Giêng, thị trấn Lim, Tiên Du (Bắc Ninh) lại nhộn nhịp đón chào du khách thập phương vui trẩy hội… Theo ghi nhận của phóng viên, hội Lim năm nay có nhiều điểm mới như: Công tác kiểm tra phòng dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát giá cả tại khu vực lễ hội… được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ. Công tác bảo đảm an ninh trật tự, phân luồng chống ùn tắc giao thông được tăng cường, không còn tình trạng tiêu cực như trò chơi ăn tiền, chèo kéo khách…
Sau đây là một số hình ảnh Hội Lim năm 2018.
Lễ rước tại các làng trong khu vực.
Hát Quan họ trên thuyền.
Hàng vạn lượt khách thập phương về dự hội Lim.
Giao lưu Quan họ tại các lán trên đồi Lim.
Thanh niên tình nguyện phục vụ nước uống miễn phí cho du khách tại hội Lim.
Đông đảo du khách mua và tìm hiểu các sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ quan họ Bắc Ninh.
Nhóm PV
Source Bac Ninh Online