Wednesday, December 28, 2016

Góp ý về gia phả họ ĐINH VĂN (chi hai, ngành thứ 3) - Ông Đinh Văn Hưng

Thông báo

Blog KYDV có nhận được góp ý của bạn Hung Tien (Facebook) về gia phả họ ĐINH VĂN (chi thứ 2, ngành thứ 3).

Gia phả này do ông Đinh Văn Thắng (Tony) và ông Đinh Văn Diệm biên soạn. Blog KYDV đã chuyển thư góp ý về hai vị để xem xét...

Dưới đây là nguyên văn E-Mail
-----------

Dec. 28, 2016 1:52PM

From: Thuc Dinh
To: Thắng Tony Đinh Văn <todi_1999@yahoo.com>, Diệm Đinh Văn <lamthydvd@gmail.com>

Hi Thắng

Thức mới nhận được Email góp ý về gia phả họ ĐINH VĂN (ngành thứ 3). Thức copy gởi lại cho Thắng coi xem thế nào...

(Nguyên văn)
  • Hung Tien Cháu chào chú đinh thức
  • Kỷ Yếu Dũng Vi Chào cháu
  • Hung Tien Cháu là đinh văn hưng. đời thứ 7 của cụ đinh văn nhỉnh. mộ của cụ đuợc chôn trong khuân viên nhà thờ
  • Hung Tien Cách đây khoảng 2 năm cháu có vào trang kỷ yếu dũng vi mà chú và mọi nguời sáng lập
  • Hung Tien Cháu có xem gia phả của ngành ba họ đinh văn nhà mình
  • Hung Tien Và thấy các cụ nghi thiếu mất mấy đời của nhánh nhà cháu (nghi là không nhớ) cháu muốn nhờ chú làm thêm và bổ vào cho đầy đủ có đuợc không chú? Cháu sẽ cung cấp những thông tin mà còn thiếu cho chú
  • Hung Tien Nhà cháu cùng chi với bác đinh văn hoạt
  • Kỷ Yếu Dũng Vi Nếu cháu có gia phả cứ gửi, chú sẽ post trên KYDV để mọi người cùng tìm hiểu thêm
  • Hung Tien Cháu và bác đinh văn hoạt có làm gia phả của chi hai nghành ba mấy năm rồi
  • Hung Tien Cháu sẽ sớm gửi cho chú
  • Kỷ Yếu Dũng Vi Email về cho chú dthuc@live.com
  • Hung Tien Cháu có đc email của chú lâu rùi nhưng vì chình độ có hạn
  • Hung Tien Có cách nào khách không chú oi
  • Hung Tien Chú năm nay bao nhiêu tuổi rùi ạ
  • Kỷ Yếu Dũng Vi Có như thế thì mới bổ túc cho nhau được. Một người viết có khi thiếu sót không nhớ hết được
  • Kỷ Yếu Dũng Vi 59. Cháu cứ phát lên Facebook cũng được. Chú sẽ copy lại
  • Hung Tien Cháu nhìn chú tuởng khoảng 50 thui chú trẻ thế. cháu năm nay 40 mùa NoeL rùi
  • Hung Tien Cháu chúc chú và toàn thể gia đình một mùa giáng sinh an lành
  • Kỷ Yếu Dũng Vi Chú cũng chúc cháu và gia quyến mùa Giáng Sinh an bình hạnh phúc
.........
----------

Quý vị cũng có thể xem nguyên văn cuộc trao đổi và clip gia phả tại địa chỉ dưới đây (Bấm vào chữ f bên phải):

Thu Phương - Mùa Giáng Sinh Hạnh Phúc - Gloria 2

Monday, December 19, 2016

Giáo họ Dũng Vi trở thành Giáo xứ Dũng Vi


Giáo họ Dũng Vi trở thành Giáo xứ Dũng Vi

Theo thông tin trên trang mạng Giáo xứ, Giáo họ Việt Nam, Giáo phận Bắc Ninh, Nhà thờ Giáo xứ Dũng Vi (Giáo hạt Bắc Ninh)

Dũng Vi trước đây là Giáo họ thuộc Giáo xứ Cẩm Giang. Theo Danh Sách (7/2015), Dũng Vi thành Giáo xứ.

Muốn biết thêm thông tin hoặc bổ sung chi tiết, quý vị có thể gởi điện thư (E-Mail) về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com hoặc ghé thăm trang mạng Giáo xứ, Giáo họ Việt Nam, Giáo phận Bắc Ninh, Nhà thờ Giáo xứ Dũng Vi.

Blog KYDV

Bài viết liên quan:

Saturday, December 17, 2016

Giới thiệu địa chỉ đồng hương Dũng Vi: Ông Nguyễn Văn Đảng (VN)


Nhà thờ giáo xứ Dũng Vy - Chị em Mân Côi tập văn nghệ mừng Chúa Hài Đồng...


Dũng Vy quê tôi


JOYEUX NOEL ET BONNE ANNÉE - JM.. Lam Thy ĐVD.

Fri 12/16/2016 5:17 PM
To:

 
NHÂN DỊP MỪNG GIÁNG SINH 2016 VÀ NĂM MỚI 2017, CHÚC MỪNG QUÝ THÂN HỮU MỘT MÙA GIÁNG SINH “NHẬP CUỘC” TƯỢNG THAI CHÚA KI-TÔ, CẦU XIN NGƯỜI BAN PHÚC LÀNH CHO NĂM MỚI AN LÀNH HẠNH PHÚC
 
 
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ NHẬP THỂ, NHẬP THẾ hay NHẬP CUỘC?
 
Đọc những bài viết về lễ Giáng Sinh trên trang web của Tổng Giáo phận Saigon (tgpsaigon.net)  thấy một bài có tựa đề: “Noel: Lễ nhập cuộc” (trích từ NÚT VÒNG XOAY” của ĐGM Giu-se Vũ Duy Thống). Trước nay viết về mầu nhiệm Đức Giê-su Thiên Chúa giáng trần, đa số đều viết đó là mầu nhiệm NHẬP THỂ hoặc NHẬP THẾ. Nay thấy ĐGM viết là “Lễ Nhập Cuộc”, tự nhiên nảy sinh thắc mắc. Xin cùng tìm hiểu:
 
I.- KHÁI NIỆM VỀ NHẬP CUỘC:
Theo từ nguyên thì NHẬP THỂ ( ) có nghĩa: Nhập vào thân thể con người (có thể hiểu theo ý “hóa thân làm người”). NHẬP THẾ ( ): Vào đời, sống với người đời và gánh vác việc đời. NHẬP CỤC  ( ): Vào cuộc, nhập cuộc – ngụ ý: dấn thân vào một tình huống, một trạng huống nào đó trong cuộc sống (Trong bài hát nói “Tết dán câu đối”, nhà thơ Trần Tế Xương có viết: “Nhập thế cục bất khả vô văn tự” – vào cuộc đời không thể không có chữ nghĩa). Từ Hán Việt “Nhập cục” thường quen đọc là “Nhập cuộc”. Như vậy thì phải hiểu NHẬP CUỘC chính là NHẬP THẾ CỤC vậy.
 
Quả thực là Thiên Chúa đã NHẬP CUỘC (“Nhập Thế Cục”). Cựu Ước vốn coi Thiên Chúa như là một Đấng rất đáng kính, nhưng cũng đáng sợ vô cùng. Người luôn luôn là một “Thần linh dũng mãnh”, lơ mơ xúc phạm đến Người là mất mạng như chơi. Cũng vì Người là “Lửa” và thường xuất hiện từ “Bụi gai” (“Thật vậy, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), là một ngọn lửa thiêu, một vị thần ghen tương.” – Đnl 4, 24; “Từ thánh nhan Người, khói bốc lửa thiêu, và than hồng tung toé.” – 2Sm 22, 9; “Bụi gai trả lời cây cối: "Nếu quả thật các ngươi xức dầu phong ta làm vua cai trị các ngươi, thì hãy tới nương náu dưới bóng ta; bằng không, lửa sẽ bốc ra từ bụi gai và sẽ thiêu rụi các cây bá hương Li-băng!” – Tl 9,15  xc thêm: St 19, 24; Is 29, 6; 30, 27; 33, 11; 66, 15; Xh 14, 24; 19, 18; Lv 10, 2; Ds 11, 1-3; 16, 35, Đnl 4, 33; 5, 25; 9, 3; 18,16; 32, 22; 1V 18, 38; các Thánh vịnh: Tv 18, 9; Tv  50, 3; Tv 78, 49; Tv 105, 32 v.v…).
 
Tuy vậy, Lửa Thiên Chúa lại là tình thương yêu vô bờ bến (“Toàn thể con cái Ít-ra-en thấy lửa tràn xuống và vinh quang của ĐỨC CHÚA ngự trên Đền Thờ, thì phủ phục xuống đất, mặt sát nền nhà; họ thờ lạy và tôn vinh ĐỨC CHÚA "vì Chúa nhân từ, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" – 1Sb 7, 3;  “Ngài vẫn mở lượng hải hà, không để họ bơ vơ trong sa mạc. Cột mây không rời họ ban ngày nhưng đi đầu dẫn lối. Cột lửa chẳng xa họ ban đêm nhưng soi đường cho họ.” – Nkm 9, 19; “Ngươi có đi trong lửa, cũng chẳng hề hấn gì, ngọn lửa không thiêu rụi ngươi đâu… Lúc lửa giận bừng bừng, Ta đã một thời ngoảnh mặt chẳng nhìn ngươi, nhưng vì tình nghĩa ngàn đời, Ta lại chạnh lòng thương xót, ĐỨC CHÚA, Đấng cứu chuộc ngươi, phán như vậy.” – Is 43, 2; 54, 8).
 
Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Người luôn “chậm giận và giàu tình thương” (Tv 86, 15) nên Người đã mạc khải cho các ngôn sứ là Người sẽ ban Con Một của Người xuống thế làm người gánh tội cho thiên hạ để cứu loài người khỏi sự chết đời đời. Như vậy thì Con Thiên Chúa sẽ nhập vào thân thể một con người cụ thể (NHẬP THỂ) với mục đích là vào đời (NHẬP THẾ) dấn thân vào cõi lầm than (NHẬP CUỘC) gánh lấy thân phận một người phàm – hơn thế nữa, thân phận một tội đồ vì tội lỗi loài người – để cứu chuộc nhân loại. Xin cùng suy niệm về mầu nhiệm “Nhập cuộc” của Đấng Cứu Thế.
 
II.- ĐỨC KI-TÔ ĐÃ NHẬP CUỘC NHƯ THẾ NÀO?  
Đức Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật, đồng bản tinh với Đức Chúa Cha và cùng với Chúa Thánh Thần hoàn tất công trình sáng tạo vũ trụ và con người; nhưng Người đã tuyệt đối vâng phục thánh ý của Thiên Chúa Cha, xuống thế làm người để thi hành sứ mạng cứu chuộc nhân loại. Vì thế, nên Hội Thánh mới tuyên xưng “Người là Thiên Chúa thật và là người thật” (“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa… Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Ông Gio-an Tẩy Giả đã làm chứng về Người.” – Ga 1, 1-15; “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,  nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.” – Pl 2, 6-7).
 
1- Đức Giê-su đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ: Vâng lời Thiên Chúa Cha, Đức Giê-su từ bỏ ngai vàng, trút bỏ vinh quang, để xuống thế nhập thể làm người sống giữa nhân loại (Pl 2, 7). Người cũng tự nguyện vâng lời sinh ra trong thân phận nghèo hèn “bọc tã, nằm trong máng cỏ nơi hang bò lừa Bê-lem” (Lc 2, 1-12; Mt 1, 18-25). Người sống trong giới hạn phàm tục, chấp nhận những chi phối về không gian, thời gian; cũng ăn uống, sinh hoạt, làm việc… như bao người khác. Vì vâng phục, Người chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ trong hành trình làm người, để thực thi chương trình cứu độ:
 
Từ thơ ấu đến khi trưởng thành, Đức Giê-su đã phải chạy trốn sát thủ Hê-rô-đê (Mt 2, 13-15), đối đầu với những cản trở, chống đối của phái Pha-ri-sêu (Mt 12, 2-10; Mc 2, 23-28; Lc 6, 1-5), ḅị khước từ, xua đuổi (Mt 8, 28-34; Mc 5:1-20; Lc 8:26 -39 ). Ngoài ra, Người đã khiêm hạ xếp mình vào hàng tội nhân để xin thánh Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa (Mt 3, 13-17; Mc 1, 9-11; Lc 3, 21-22). Trong suốt quá trình rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su chỉ nói và làm điều Chúa Cha muốn (“Quả thật, Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình như vậy, lại ban cho người Con được quyền xét xử, vì người Con là Con Người. Tôi không thể tự ý mình làm gì. Tôi xét xử theo như tôi được nghe, và phán quyết của tôi thật công minh, vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi.” – Ga 5, 19-30; “Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói." – Ga 8, 26). Và vì thế, Đức Giê-su luôn làm Chúa Cha hài lòng (“Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” – Mt 17, 1-8; Mc 9, 2-8; Lc 9, 28-36). 
 
2- Đức Giê-su đã coi thánh ý Thiên Chúa Cha là lương thực, là lẽ sống: Chính vì Đức Giê-su đã xác nhận “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.” – Ga 4, 34), nên có thể nói Người đã vâng phục Chúa Cha trong mọi sự, ở mọi nơi, trong mọi lúc; sẵn sàng đón nhận mọi đòn roi, cực hình kể cả những lời nhạo báng, chê bai nhục nhã nhất (Mt 27, 37-44; Mc 15, 26-32; Lc 23, 35-38). Ngay cả trong những giây phút hấp hối kinh hoàng nhất, đau đớn nhất, dù phải đối diện với cái chết và dầu không muốn, nhưng Người.vẫn tuyệt đối tuân phục ("Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha." – Mt 26, 39; Mc 14, 36; Lc 22, 42).
 
Cuối cùng, Người đã chấp nhận án tử hình trên thập giá (“vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” – Pl 2, 8), với lòng cậy trông tuyệt đối: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Mt 27, 45-51; Mc 15, 33-38; Lc 23, 46; Ga 19, 28-30). Rõ ràng Đức Giê-su Ki-tô đã chấp nhận nhập cuộc triệt để thi hành thánh ý Thiên Chúa Cha để cứu chuộc loài người khỏi rội lỗi và sự chết đời đời; đó phải chăng là mục đích chính yếu của Người?
 
3- Mục đích sự nhập cuộc của Đức Ki-tô: Sở dĩ Đức Giê-su tuyệt đối vâng phục, vì Người đã yêu thương Đức Chúa Cha và yêu thương nhân loại đến vô cùng vô tận. Người đã tự coi mình là tôi tớ trung thành nhất của Thiên Chúa, nên tất cả mọi ý nghĩ, mọi suy tư, mọi hành động trong mọi sự, ở mọi nơi, trong mọi lúc, Đức Giê-su thực hiện chỉ với mục đích duy nhất: “vâng ý Cha trong sứ mạng cứu nhân độ thế”.
 
Rõ ràng mục đích tối hậu của Đức Giê-su Thiên Chúa chính là thể hiện cụ thể nhất Lời dạy của Người: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15, 9-15). Nói cách cụ thể, mục đích chính yếu của Đức Giê-su khiến Người vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người, chịu chết trên thập ác, chỉ có thể là:cứu độ nhân loại thoát vòng tội lỗi và sự chết đời đời. Qua mầu nhiệm Tử Nạn, Phục Sinh và Thăng Thiên vinh hiển, mục đích cao cả ấy đã gặt hái thành quả tuyệt hảo: “Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ’Đức Giê-su Ki-tô là Chúa’.“ (Pl 2, 9-11).
 
III.- NGƯỜI KI-TÔ HỮU RẤT CẦN PHẢI NHẬP CUỘC:
Khi được sinh ra trong đời, dù muốn dù không thì con người đã chấp nhận sự nhập cuộc (nhập thế cục) với cõi trần. Cõi trần được coi như cõi “trần ai”, cõi “hồng trần”. Theo từ nguyên thì “trần ai” ( ) là bụi bặm. ngụ ý cuộc đời sầu khổ cực nhọc; “hồng trần” ( ) là bụi hồng, bụi đỏ – hàm nghĩa trần gian, trần thế; cũng có nghĩa là “thế tục” ( ) và vì thế mới coi cõi đời là cõi “tục lụy ” (“tục lụy” là mối ràng buộc phiền tạp ở đời – Trong “Cung oán ngâm khúc”, Ôn Như Nguyễn Gia Thiều đã viết: “Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ, Đường thế đồ gót rỗ khi khu,.. Mùi tục lụy nhường kia cay đắng, Vui chi mà đeo đẳng trần duyên”).
 
Dân gian Việt Nam thường quan niệm cõi đời là cõi “trần ai đau khổ” (Thời nhà Nguyễn, Đặng Trần Thưòng {1759-1813} ra câu đối cho Ngô Thời Nhiệm : “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”; Ngô Thời Nhiệm đối lại “Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”). Không những thế, còn coi sống trên đời là sống trong cõi “bụi hồng bi thương”. (Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”; “Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi”).
 
Với Ki-tô giáo thì con người được sinh ra từ Thiên Chúa, nhưng vì tội lỗi nên đã bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng Eden và phải nhập cuộc sinh nhai khổ cực vất vả, phải đổ hôi sôi nước mắt kiếm kế sinh nhai để được tồn tại. Ki-tô hữu được hồng ân Thiên Chúa mạc khải ơn cứu độ do Con Thiên Chúa vâng lệnh Chúa Cha thực hiện tại trần gian. Nhưng muốn được hưởng đặc ân đó, người Ki-tô hữu phải biết nhập cuộc cộng tác với Đức Ki-tô trong sứ mạng “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (“Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần đến ta, nhưng để cứu rỗi ta, Thiên Chúa không thể làm được nếu ta không cộng tác với Người.” – Thánh Au-gus-ti-nô). Vậy thì phải nhập cuộc như thế nào?
 
            1- Nhập cuộc là sẵn sàng cộng tác với Thiên Chúa bằng cách “xin vâng”: Giáo lý HTCG (số 526) đã dạy: “Mầu nhiệm Giáng Sinh được thực hiện nơi chúng ta khi Đức Ki-tô "thành hình" nơi chúng ta (Gl 4, l9). Giáng Sinh là mầu nhiệm của việc "trao đổi kỳ diệu" này: “Ôi việc trao đổi diệu kỳ! Đấng sáng tạo loài người, đã đoái thương sinh làm con một Trinh Nữ, đảm nhận một xác thể và một linh hồn, và đã ban cho chúng ta thiên tính của Người khi làm người mà không cần đến sự can thiệp của con người!”.
 
Nói Đức Giê-su "thành hình nơi chúng ta"  là muốn nói đến hồng ân Thiên Chúa ban cho người tín hữu được “tượng thai” Ngôi Lời như Tông huấn Lời Chúa “Verbun Domini” (số 20) đã nhấn mạnh: “Vì Đức Maria hoàn toàn thấm nhuần lời Chúa, nên ngài có khả năng trở thành Mẹ của Lời Nhập Thể … Khi chiêm ngưỡng nơi Mẹ Thiên Chúa một cuộc đời hoàn toàn do Lời lên khuôn, ta hiểu được rằng cả ta nữa cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, nhờ đó, Chúa Ki-tô tới cư ngụ trong đời ta. Thánh Am-brô-si-ô nhắc nhở ta rằng: xét theo một phương diện nào đó, mọi tín hữu Ki-tô đều tượng thai và sinh hạ Lời Thiên Chúa: mặc dù chỉ có Mẹ Thiên Chúa là tượng thai bằng xương bằng thịt, còn chúng ta, Chúa Ki-tô là con cái của mọi người chúng ta trong đức tin. Như thế, điều xẩy ra cho Đức Maria cũng hàng ngày xẩy ra nơi mỗi người chúng ta, trong việc nghe Lời Chúa và trong việc cử hành các bí tích.”
 
Để được “tượng thai Ngôi Lời” ngõ hầu Ngôi Hai Thiên Chúa “thành hình” trong bản thân, người Ki-tô hữu phải “nhập cuộc” để trở nên “đồng hình đồng dạng với Người” (Rm 8, 29) cho đến khi “Người được hình thành trong họ” (Gl 4, 19). Cụ thể là được đảm nhận vào các mầu nhiệm cuộc sống của Đức Ki-tô, bởi “Chính Người là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, và trong Người mọi vật được tác thành. Người có trước mọi người và mọi sự được bền vững trong Người. Người là Ðầu của Thân Thể là Giáo Hội. Người là nguyên lý, là anh cả của những kẻ phải chết, hầu nắm quyền thủ lãnh mọi sự (x. Cl 1,15-18 ).” Nói cách khác, “Mọi chi thể phải nên giống Chúa Ki-tô cho đến khi Người hình thành trong họ (x. Gl 4, 19). Vì thế, chúng ta được kết nạp vào mầu nhiệm sự sống của Người, trở nên giống Người, cùng chết và sống lại với Người, cho đến khi cùng cai trị với Người (x. Pl 3,21; 2Tm 2,11; Ep 2,6; Cl 2,12; v.v…” (Hc Tín lý về GH “Lumen Gentium, số 7).
 
Muốn thế, cần phải tự hạ (“Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” – Mt 23, 11-l2), phải trở nên bé mọn ("trở nên trẻ nhỏ" trong tương quan với Thiên Chúa là điều kiện để vào Nứơc Trời – Mt l8, 3-4). Hơn nữa, còn phải "sinh ra một lần nữa" (“Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.” – Ga 3, 7), tức là "do chính Thiên Chúa sinh ra" (“Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.”  – Ga l, l3). Mục đích cuối cùng là để "trở nên con cái Thiên Chúa" (“Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” – Ga l,  l2).
 
2- Nhập cuộc là chấp nhận “thử lửa” trong mọi thử thách nghiệt ngã: Khi sai môn đệ đi loan báo Tin Mừng, Đức Giê-su đã dạy: “Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu. “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em. “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.” (Mt 10, 16-22).
 
Quả thực bước theo Đức Giê-su là “vác thập giá minh mà đi theo Người”. Vác thập giá là gánh chịu những thiệt thòi, những đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần, mà phải có lòng kiên trì với đức tin vững mạnh mới có thể vượt qua được. Những thử thách đó chính là những cuộc “thử lửa” như lời thánh Phê-rô đã khuyên bảo các tín hữu: “Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.” (1Pr 1, 6-9).
 
3- Nhập cuộc là “đồng cam cộng khổ” với anh em: Tâm tình “đồng cam cộng khổ” (vui cùng hưởng, họa cùng chịu) với anh em chính là tâm tình của Đức Giê-su Thiên Chúa, như Người đã truyền dạy và thực hiện (“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình... Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.” – Ga 15, 9-17).
 
Đó không gì khác hơn là thể hiện, là “công bố lòng thương xót của Thiên Chúa – trái tim đang đập của Tin Mừng – bằng cách mở lòng mình ra với những anh em đang sống bên rìa ngoài cùng của xã hội.” (Tông chiếu Dung Mạo Lòng Thương Xót “Misericordiae Vultus”, số 12-15).
 
KẾT LUẬN:
Tóm lại, mầu nhiệm Giáng Sinh mạc khải một cuộc “trao đổi” hết sức kỳ diệu: Thiên Chúa “xin vâng” tượng thai trong lòng người phàm (là Đức Trinh nữ Maria) và người phàm Maria cũng nhờ “xin vâng” mà trở thành Mẹ Thiên Chúa. “Ôi ! việc trao đổi diệu kỳ! Đấng sáng tạo loài người, đã đoái thương sinh làm con một Trinh Nữ, đảm nhận một xác thể và một linh hồn, và đã ban cho chúng ta thiên tính của Người khi làm người mà không cần đến sự can thiệp của con người!” (Giáo lý HTCG, số 526).
 
Như thế cũng có nghĩa là Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã “nhập cuộc” bằng một “trao đổi diệu kỳ”: Đức Giê-su Thiên Chúa “thành hình” trong lòng tín hữu để họ trở nên đồng hình đồng dạng với Người và nhờ đó họ trở nên con cái đích thực của Thiên Chúa. Đón mừng đêm Giáng Sinh là đón mừng đêm an bình, đêm hòa giải mà Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật đã “nhập cuộc” thi hành sứ vụ cứu chuộc nhân loại. Người Ki-tô hữu hãy tuyên xưng đức tin bằng cách “xin vâng” Lời Đức Giê-su – như Người đã vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha – sẵn sàng “nhập cuộc” thi hành sứ mạng chiếu tỏa Lòng Thương Xót trong đêm trường đen tối của trần thế. Ước được như vậy.
 
Ôi! “Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, nhờ Ðức Ki-tô Chúa chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con. Nhờ Người, mà hôm nay đã bừng sáng lên cuộc trao đổi làm cho chúng con được đổi mới. Vì khi Ngôi Lời của Chúa mặc lấy thân phận mỏng giòn của chúng con, thì loài người phải chết không những được hưởng vinh dự vĩnh cửu mà nhờ việc tham dự kỳ diệu ấy, Chúa còn cho chúng con được sống muôn đời. Vì thế hiệp với ca đoàn các Thiên thần, chúng con ca ngợi Chúa và hân hoan tuyên xưng rằng: Thánh! Thánh! Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh. Trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời.” (Kinh Tiền tụng tuần bát nhật Giáng Sinh).
 
JM.. Lam Thy ĐVD.