Blog KYDV

Tuesday, May 26, 2015

Dũng Vy: Lễ thành lập thiếu nhi Thánh thể

Dũng Vy: Lễ thành lập thiếu nhi Thánh thể


Dũng Vy: Sau nhiều tháng ngày không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện của anh chị em huynh trưởng, giáo lý viên xứ họ Dũng Vy cũng như toàn thể các em thiếu nhi. Vào ngày 28 tháng 08 năm 2014,  liên đoàn Giuse Hoàng Lương Cảnh vui mừng chào đón sự thành lập và gia nhập vào phong trào thiếu nhi thánh thể (TNTT) của xứ đoàn Maria Goretti.

Xứ họ Dũng Vi cách chùa Phật Tích khoảng 2 km thuộc Thôn Giáo, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Thánh lễ thành lập xứ đoàn Maria Goretti có sự hiện diện của quý cha: cha xứ Giuse Hoàng Trọng Hựu.

Cha tuyên úy liên đoàn Giuse Hoàng Lương Cảnh, Giuse Đinh Đồng Ngôn.

Cha trưởng nghiên huấn, Phêrô Đỗ Công Viên.

Cùng với đó có sự hiện diện của quý thầy, quý trưởng cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ về hiệp dâng cầu nguyện trong thánh lễ.

Trong bài giảng, cha Phêrô ân cần gửi đến toàn thể các chị em huynh trưởng những lời động viên, nhắn nhủ sâu sắc về sứ mệnh của một người huynh trưởng. Sứ mệnh càng lớn đồng nghĩa trách nhiệm càng cao, chính vì thế các chị cần phải không ngừng dấn thân, hy sinh, nỗ lực để phục vụ các em thiếu nhi mà Chúa đã trao cho mình.

Xứ  đoàn Maria Goretti ra mắt với Trưởng xứ đoàn là trưởng Maria Đinh Thị Thùy Dung, cùng cộng tác có 13 chị huynh trưởng, 30 em chiên non, 26 em ấu nhi, 13 em thiếu nhi, 37 em nghĩa sĩ.
 
1
 3 4 8 9 11
 12 14 16 17 21 25
Văn Chữ

Source GiaoPhanBacNinh

Thursday, May 21, 2015

Từ Bốn Phương Trời - Trường dạy tiếng Việt ở Canada



Từ Bốn Phương Trời
Published on Jan 20, 2015
 
Đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài thì tiếng Việt là cội nguồn, là quê hương, là phương tiên để lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh xa quê chính là việc làm sao để cho con cháu mình học và hiểu được tiếng Việt, văn hóa truyền thống của quê hương mình.

Chợ tranh xưa

Thứ sáu, 13/03/2015 - 10:00
 
Chợ tranh xưa
 
Theo lời kể của người dân Đông Hồ (Song Hồ, Thuận Thành), xưa kia, chợ tranh họp tại đình Đông Hồ nên còn gọi là “chợ đình”. Hoạt động mua bán diễn ra ngay tại đình làng là một nét độc đáo ở đình Đông Hồ và cũng là nét sinh hoạt đặc thù riêng có trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Mái. Nét sinh hoạt này vừa phản ánh tính chuyên nghiệp vừa phản ánh tính thời vụ của người sản xuất tranh.
 
Đình làng tranh Đông Hồ - công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.
 
Mỗi năm, phiên chợ tranh chỉ họp vào các ngày 6, 11, 16, 21 và 26. Chợ chỉ bày bán một mặt hàng là tranh dân gian Đông Hồ. Khách mua tranh đến từ khắp các tỉnh gần xa. Họ theo sông Đuống, theo các tuyến đường bộ đổ về mua tranh đông vui, rực rỡ. Người đến chợ tranh làng Hồ không chỉ có khách buôn và mua tranh mà có cả những người yêu nghệ thuật tranh dân gian thích thăm thú, xem tranh và đi trảy hội mùa Xuân.
 
Cảnh tấp nập, nhộn nhịp mua bán tranh những ngày cận Tết còn được ghi lại trong những câu thơ Lục Bát:
 
“Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều”.
 
Kể cả người làng đi làm ăn xa thì cứ đến cuối năm là lũ lượt kéo về buôn tranh
 
“Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng Chạp thì về buôn tranh”.
 
Hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được mang ra xếp bán cho những lái buôn, hoặc bán lẻ cho các gia đình để làm tranh treo Tết mang phú quý, vinh hoa, phúc lộc cho nhà mình. Sau phiên chợ tranh cuối cùng của năm vào ngày 26-12 âm lịch, những gia đình nào còn lại tranh đều bọc kín đem cất đi chờ đến mùa tranh năm sau lại mang ra chợ tranh bán.
 
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam hồi tưởng: Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán. Người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, vừa cầu mong phúc lộc, may mắn vừa để che đi những vết rạn nứt trên các bức tường nhà đắp đất. Hết năm, họ lại lột bỏ, mua tranh mới về treo.
 
Khoảng cuối thế kỷ 19 đến năm 1944 là thời kì phát triển cực thịnh của làng tranh. Giai đoạn ấy, cả làng có 17 dòng họ làm tranh. Cứ khoảng tháng 7, tháng 8 là cả làng tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết. Khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, bất cứ mảnh đất nào trống cũng được người dân tận dụng để phơi giấy, từ sân nhà, sân đình, ven các đường làng, ngõ xóm, dọc theo triền đê cho đến nóc nhà, nóc bếp… Không khí trong làng nhộn nhịp từ sáng đến tối suốt mấy tháng liền như thế. Thậm chí, Tết năm Ất Dậu 1945, giữa lúc nạn đói khủng khiếp hoành hành khắp nơi, chợ tranh làng Đông Hồ vẫn mở. Lúc đó, cụ Sam cũng được bố mẹ cho gánh tranh ra chợ bán. Nhưng phiên chợ tranh Tết năm đó cũng chính là phiên chợ tranh cuối cùng của làng Đông Hồ. Kể từ đó, bao năm qua, cuộc sống đã sung túc, đủ đầy hơn xưa nhưng khách mua mỗi năm một thưa vắng, tranh in ra không có ai mua, người dân lần lượt bỏ nghề và chợ tranh từ đó đến nay cũng chưa một lần được mở lại.   
 
Một thời rực rỡ của nghề tranh, chợ tranh nay chỉ còn là hoài niệm. Đình tranh Đông Hồ - công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của làng, một trung tâm mua bán tranh của làng tranh dân gian truyền thống giờ vẫn còn đó uy nghiêm nhưng trầm lặng vì chợ tranh không còn họp như xưa.
 
Bài, ảnh: V.Thanh
 

Tuesday, May 12, 2015

Từ bốn phương trời - Chợ chồm hổm tại Mỹ



Từ Bốn Phương Trời
Published on Jul 7, 2014
 
Những phiên chợ Việt luôn nằm trong trái tim những người con Việt xa xứ. Có lẽ vậy mà ngay tại Mỹ, ở những nơi có nhiều người con Việt, một ngôi chợ quê đã được hình thành và được nhiều người biết đến.

Monday, May 11, 2015

Nơi gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống

Thứ Tư, 24/12/2014 - 10:24
 
Nơi gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống
 
Lễ hội gắn liền với mỗi làng quê-làng quê là cái nôi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hoá truyền thống của dân tộc. Trong lũy tre làng bình dị ấy, ngôi đình, mái chùa, đền, miếu, mỗi dòng sông, bến nước... và các lễ hội chính là tâm điểm của cái nôi văn hoá.
 
Lễ hội không phải là 2 phần tách biệt mà là một thể thống nhất xuyên suốt tôn vinh, ca ngợi công đức tiền nhân và việc tổ chức lễ hội hàng năm sẽ góp phần bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử. Trong lễ hội, phần lễ là gốc rễ, chủ đạo. Ngôn ngữ của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, vượt lên trên đời sống hiện hữu hàng ngày. Ngay một số sinh hoạt vui chơi, giải trí, thi tài diễn ra trong lễ hội, như đua thuyền, đấu vật, kéo co... thậm chí các trò chơi mang tính phồn thực vẫn đậm chất nghi lễ, phong tục, trở thành “cái tục” của thế giới thiêng liêng.
Về Bắc Ninh vào mùa xuân, ta lại được đến Hội đền Vua Bà (tức hội làng Diềm) là lễ hội truyền thống ở làng Quan họ gốc, nơi duy nhất thờ Đức Vua Bà trong số 49 làng Quan họ của tỉnh. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm thể hiện sự tôn kính và lòng nhớ ơn của dân làng đối với Đức Vua Bà-Thủy tổ Quan họ, người có công sáng tạo những làn điệu dân ca Quan họ.
Hình ảnh Vua Bà là kết tinh sáng tạo tuyệt vời, trí tưởng tượng kỳ vĩ, huyền diệu trong đời sống văn hóa nghệ thuật tâm linh, tín ngưỡng của người quan họ, để lại những giá trị văn hóa tinh thần quý giá cho con cháu muôn đời… Lễ hội cổ truyền chứa đựng nhiều giá trị văn hoá mà ở đó thế hệ sau có thể tìm hiểu về cuộc sống trong quá khứ. Qua  lễ hội, người ta biết hội Lim hàng năm được tổ chức  trên núi Lim có Hồng Ân tự, có lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn. Hội Tam Giang-Vọng Nguyệt lại gắn với đền thờ danh tướng Lý Thường Kiệt và trận tuyến chống Tống trên dòng Như Nguyệt. Hội chùa Dâu, Bút Tháp lại đưa người ta đi qua các công trình kiến trúc đậm chất Phật giáo, bước dần vào ý đạo theo chu trình tu đạo từ nhận thức đến thực nghiệm tâm linh để đạt tới giác ngộ và giải thoát… Những hội làng khác hầu hết tổ chức tại đình làng, nơi thờ Thành hoàng là những người có công khai ấp, dựng làng, đánh giặc ngoại xâm giữ nước hoặc ông Tổ nghề truyền thống của địa phương.
Rõ ràng, tổ chức lễ hội đúng định hướng là một cách bảo tồn và trao truyền văn hóa. Trong chu kỳ một năm với bao nhọc nhằn, vất vả, lo toan, để rồi khi xuân về, cuộc sống nơi thôn quê lại dập dồn tiếng trống chiêng, người người tụ hội nơi đền, đình, chùa mở hội. Nơi đó, con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá thấm đẫm vào con người, cảnh vật tạo nên một bảo tàng sống về đặc trưng văn hoá vùng miền, dân tộc, và qua đó những giá trị đặc sắc lại tiếp tục được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các làn điệu dân ca, các điệu múa dân gian, các hình thức sân khấu chèo, tuồng, rối nước, cải lương...; các trò chơi, trò diễn: đánh cờ người, chọi gà, chơi đu, đánh vật, bơi trải... được sản sinh từ lao động, chống giặc ngoại xâm, từ tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, đất nước, và chính lễ hội lại là nơi duy trì, phát triển bản sắc, tinh túy văn hóa ấy trong lòng dân tộc suốt hàng nghìn năm qua.
Trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay thì làng xã và lễ hội lại góp phần nhiều hơn trong việc bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Hoàng Mai - Vân Giang
 

Tuesday, May 5, 2015

Chất dân dã Việt trên đất Mỹ



NGƯỜI VIỆT ONLINE
Published on Apr 28, 2015
 
Chất dân dã đậm nét Việt đầu tiên mà tôi nhìn thấy trên đất Mỹ này là từ ông Mười Nguyễn, một nông dân trồng rau ở Wimauma, Florida, sang Mỹ năm 1989, do các con bảo lãnh. Phóng sự do phóng viên Ngọc Lan Người-Việt TV thực hiện.

Người Việt TV (c) 2015 - http://NGUOIVIETTV.com