Blog KYDV

Monday, December 22, 2014

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH‏ - Jos. Marie Lam Thy Đinh Văn Diệm

 

 
THIÊN CHÚA QUANG LÂM    
(CHÚA ĐẾN TRONG VINH QUANG)
 
 THƯỢNG GIỚI VINH DANH THIÊN CHÚA GIẢ  上 界 榮 名 天 主 者
(VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI THẲM)
 
 HỒNG TRẦN AN LẠC THIỆN TÂM NHÂN  紅 塵 安 樂 善 心 人
 (AN LẠC NGƯỜI LÀNH DƯỚI THẾ GIAN)
 
Nhân dịp Lễ Giáng Sinh 2014 và  Năm Mới 2015,
thân chúc quý thân hữu,  anh chị em và các cháu:
Một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm Mới tràn đầy hồng ân Thiên Chúa.
 
Jos. Marie Lam Thy Đinh Văn Diệm

Wednesday, November 26, 2014

THƯ CẢM ƠN‏ - ĐINH VĂN DIỆM

From: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent: Tue 11/25/14 6:55 PM
To: Thanh Linh (mangluoicaunguyen@gmail.com); Đạo Binh Đức Mẹ (daobinhducme@gmail.com); Luat Nguyen (caoluatop@gmail.com); ri cao (cao_nhan47@yahoo.com); Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); tuyen vu (tuyenbachvu@gmail.com); Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Hong Pham (hongpv@gmail.com); Hac Tran (paullanhac@yahoo.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com); Ren Nguyen (rennguyen169@yahoo.com)

             
Trọng kính:
 
             * Quý Cha Linh hướng Thanhlinh.net.
* Quý Cha Linh giám, Cha Phó Linh giám Sernatus Legio Mariae VN.
* Quý Cha Giáo Giuse – Học viện Đa Minh VN (nguyên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh VN), Cha Đặc Trách Huynh đoàn Tỉnh, Cha Đặc trách HĐ/Gp Saigon (Tỉnh Dòng Đa Minh VN).
 
Con xin chân thành cảm tạ quý Cha đã cầu nguyện cho con thời gian vừa qua.
 
Kính thưa:
 
          + Quý ban Biên tập Thanhlinh.net, Daobinhducme.net, Lamhong.net.
          + Quý thân hửu, anh chị em và các cháu.
 
          Tôi thật xúc động khi được quý vị thăm hỏi, động viên và cầu nguyện trong 2 tuần lễ vừa qua. Ca mổ tiến triển tốt đẹp và thành công ;  tôi đã được xuất viện, hẹn tái khám vào thứ tư 3/12/2014.
 
Xin được sơ lược về tiền sử bệnh, hy vọng sẽ không làm rác tai quý Cha và quý vị:
 
Thực ra bệnh cườm mắt cũng không có gì  đáng lo; nhưng riêng trường hợp của tôi, có hơi đặc biệt:
 
Năm 2003, mắt trái bị cườm khô, đi mổ thấy rất nhẹ nhàng, không đau đớn chút nào, và mở băng ngay sau khi mổ 15 phút, không phải nằm viện. Hai năm sau, mắt phải bị cườm giống như trước. Không thấy triệu chứng đau đớn hay khó chịu gì cả. Mắt trái rất tốt, nhìn rất chuẩn (đọc sách, coi TV hay sử dụng computer… ngon lành). Đó là lý do khiến ngu mỗ khất lần, không đi điều trị.
 
Mãi tới năm nay, lên kế hoạch cuối năm sẽ đi mổ. Không ngờ bệnh đột phát: Đau đầu, nhức mắt, nôn ói không thể tưởng tượng. Vào bệnh viện mới biết để quá lâu, cườm khô đã chuyển thành cườm nước và nay đã quá già, nên mới bị “thiên đầu thống” và nôn ói như vậy. Cũng may là bản thân không bị tiểu đường, chớ nếu có tiểu đường thì không biết sẽ nặng tới đâu! Nằm tại Bv Thống Nhất (Vì Dân cũ) hơn một tuần, tới ba lần các bác sĩ hội chẩn, mới có kết luận “2M Glaucome cấp/Cơn tăng huyết áp”, thuộc loại bệnh nhân “CD: 110”.
 
Thống Nhất bó tay, ngày 19/11/2014 chuyển lên Bv chuyên khoa Mắt Điện Biên Phủ (Saint Paul cũ). Quyết định mổ ngay vào sáng 20/11. Các bệnh nhân khác chỉ cần một bác sĩ + 1 y tá, riêng ngu mỗ thì tới 2 bác sĩ tăng đầu, không xong, phải mời Bs trưởng khoa mới hoàn tất vụ mổ. Kết luận: MP TĂNG ÁP / ĐỤC T3 BÁN LỆCH NHẸ. Bs trưởng khoa thở phào: “Bác được lời đấy nhé! Người ta chỉ cần 1 lần tiêm thuốc tê và mổ trong khoảng 15 – 20 phút là xong. Riêng bác cái gì cũng gấp đôi: Thời gian hơn 60 phút, tiêm tê 2 lần!” Hú vía!!!
 
Dông dài đôi điều, mong được quý Cha và quý vị ban cho 2 chữ đại xá và một nụ cười, để ngu mỗ có 10 thang thuốc bổ dưỡng bệnh. Xin đạ tạ.
 
Kính chúc quý Cha và quý vị luôn được hồn an xác mạnh trong Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse.
 
Trân trọng,
Đ.V.DIỆM (26/11/2014).

Monday, November 24, 2014

Chuyện đời thường GX Dũng Vy, Tri Phương (phần 1)



Tiên Du Truyền hình
Published on May 5, 2014
         
Clip được ghi hình tháng 5-2005

Monday, November 17, 2014

Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) - Kiệt tác của Kiến Trúc và Điêu Khắc cổ



Văn hóa Việt Nam
Published on May 16, 2012

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự 寧福寺) nằm ở bên đê sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.

Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không còn nữa. Đến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc".

Đời vua Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm.

Đáng chú ý nhất ở chùa là tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Tượng cao 3,7 m, ngang 2,1 m, dày 1,15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Phật ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng hình vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Ở đây có nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai vòng tròn, sóng nước, hoa sen,... Tượng Quan Âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện lên một con mắt. Nhìn tổng thể tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng hào quang toả ra từ tâm điểm.

Hai kiệt tác điêu khắc khác nữa làm thành một bộ ba tác phẩm danh bất hư truyền là tượng Tây Thiên Đông Độ Việt Nam lịch đại Tổ sư và tượng Thị Kính. Pho tượng Tuyết Sơn ở đây cũng là một kiệt tác của thế kỷ 17.

Từ thượng điện, đi qua một chiếc cầu đá có ba nhịp uốn cong dẫn đến ngôi nhà gọi là Tích Thiện am. Trên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông hoa lá. Tích Thiện am là một ngôi nhà có ba tầng mái.

Trong Tích thiện am, có cây Cửu Phẩm Liên Hoa, là một tháp bằng gỗ 9 tầng, 8 mặt, có thể quay tròn quanh một trục, có gắn tượng Phật và chạm những cảnh dân gian hay lấy đề tài trong Phật thoại.
Chùa có tháp Bảo Nghiêm thờ Hoà thượng Chuyết Chuyết, trông tháp giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao. Tháp cao 13,05 m, thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.

Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động.

Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay

Thứ Tư, 27/02/2013 - 09:12
 
Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay
 
Con đường hành hương của Phật tử nước ta nếu như hướng về chùa Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) với chiều dài thời gian cổ nhất Việt Nam hay chùa Bái Đính (Ninh Bình) với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, hẳn sẽ không thể không dừng chân nơi được ghi nhận là ngôi chùa có giá trị cổ vật lớn nhất Việt Nam: chùa Phật Tích (tại xã Phật Tích - huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh).
 
Chùa Phật Tích nằm ở sườn Nam núi Vạn Phúc, xưa có tên là chùa Vạn Phúc Tự, là một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam. Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiên Tộ đã lập am tu hành tại đây 10 năm trước khi tới chùa Bút Tháp (Thuận Thành - Bắc Ninh).  Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc : "Lí gia tam tế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo". Ngôi chùa vào thời Lý hiện nay không còn nữa, song những dấu tích lịch sử của nó vẫn ghi dấu ở nơi này, ngôi chùa mới được trùng tu xây dựng lại vẫn mang dấu ấn của một thời lịch sử và tâm linh của người Việt hàng bao thế kỉ trước…
 
Năm 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một cây tháp cao khoảng 10 trượng (mỗi trượng 4.2m). Một nhà khảo cổ người Pháp đã ghi chép lại sự kiện này với quy mô về chiều cao của nó: "Tháp cao khoảng 42m, đứng ở Thăng Long (khoảng 20km) cũng nhìn thấy. Tháp đổ lộ ra bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh nguyên khối được dát vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kì diệu của bức tượng này, làng Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành Phật Tích. Bức tượng Phật này hiện vẫn được khán quan đặt tại chùa. Đây là bức tượng được coi là mẫu mực của Phật cổ Việt Nam.
Bức tượng được khắc bằng đá xanh nguyên khối trong tư thế ngồi trên tòa hoa sen cao 1,845m, với vóc dáng mềm mại, thon thả được tạo bởi những đường cong và nếp chảy của áo cà sa, khuôn mặt trái xoan hiền hậu với đôi mắt nhân từ, sống mũi thẳng, lông mày thanh tú, nụ cười phảng phất. Toàn bộ đã toát lên vẻ đẹp thánh thiện, từ bi mà tinh tường, anh minh có thể thấu hiểu nỗi niềm chúng sinh. Đó là ghi dấu không chỉ về tâm linh tôn sùng đạo Phật thời nhà Lý mà còn là vẻ đẹp điêu luyện của nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là tạc khắc tượng Phật với những đường nét mềm mại toàn mĩ như tâm linh người Việt vẫn từng quan niệm.
Về địa thế, Phật Tích được coi là nơi thắng địa với cảnh núi non sông nước tiên trần hư ảo. Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy ca  ngợi: "Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai bàn đá...".
Năm 1071, Lý Thánh Tông du ngoạn đã viết chữ Phật dài 5m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Vẻ đẹp của cảnh chùa cũng làm lưu luyến bước chân của nàng tiên nữ Giáng Hương với câu chuyện tương truyền. Cảnh chùa đẹp, nàng giáng Hương dạo bước vãn cảnh, thấy loài hoa màu đỏ thắm của mẫu đơn đã lỡ tay hái, bị làng bắt vạ. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho nàng. Gặp duyên phải phận, họ kết duyên vợ chồng, sinh con ở chốn dương gian. Loài hoa mẫu đơn đã trở thành biểu tượng cho cảnh chùa tiên giới, hàng năm du khách thập phương lại tới dự lễ hội khán hoa mẫu đơn như ôn lại câu chuyện tình thơ mộng Từ Thức - Giáng Hương. Núi này vì thế cũng có tên gọi khác, đó là núi Tiên Du (núi có tiên du ngoạn).
Truyền thuyết này chẳng biết hư thực ra sao, nhưng theo quan niệm của Phật giáo, những người đã tu thành chính quả, nhưng không lên cõi niết bàn mà ở lại dương gian cứu khổ nạn, đó là cõi tiên. Vậy phải chăng đó là ước mơ của những con người lao khổ luôn khát khao một thế giới tiên bồng, được giúp đỡ và không bị lãng quên? Phật giáo nói riêng, tôn giáo nói chung, phải chăng chính là nơi của những huyền hồ hư thực của khát khao ước vọng con người?
Phật Tích cũng là trung tâm văn hóa chính trị thời Phật giáo Lí Trần. Thời bấy giờ vua  đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông đã sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ).
Đám rước
Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: "... Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng và tay rồng với tới trời sao, cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng...".), một đại yến hội đã được mở ở đây.
Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều. Khi hòa bình lập lại đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng đá quý giá.
Hiện nay, chùa được trùng tu và mở rộng, chùa có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ. Ngôi chùa cũng là nơi cất giữ những di tích xưa mang giá trị lịch sử và văn hóa lớn.
Hàng thú đá trước cửa tam quan với 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại 2 con, nằm trên bệ sen tạc bằng đá xanh trong tư thế phủ quỳ Phật pháp.
Sau chùa, nơi sườn núi thanh tịnh vẫn còn khoảng 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá, là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đấy, phần lớn được dựng vào thế kỉ XVII. Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn…
Ở chùa, còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê chân tảng... trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v... Đó là những họa tiết, nét kiến trúc xưa được lưu giữ lại đã phản ánh sâu sắc thế giới đời sống người Việt từ sinh hoạt đến phong tục, tập quán đến những quan niệm tinh thần. Những dấu tích lịch sử vẫn trường tồn cùng thời gian đã đi vào tiềm thức của mỗi người mang dấu ấn văn hóa Việt đậm nét. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử-văn hoá.
Trở về với Phật Tích, trở về với những tĩnh lặng của cuộc sống, chính là trở về con đường hành hương dẫn ta tới cõi Giác. Phật Tích đã quy tụ thành một trục tâm linh thống nhất từ người, tới Tiên và Phật: Con người từ bộn bề cuộc sống trở về với khung cảnh bình yên trầm tư của ngôi chùa hàng bao thế kỉ, tới cõi Tiên với dấu tích của câu chuyện huyền thoại tiên giới giáng trần cứu vớt kẻ khổ nạn qua mối duyên tiên - tục Giáng Hương và Từ Thức, đưa ta tới đỉnh cao sự giải thoát, ấy là Vạn Phật Đài. Đó là con đường mang tên khoảng lặng tâm hồn. Khoảng lặng dành cho những giá trị lịch sử còn lưu tồn, những giá trị nghệ thuật được tôn vinh. Và đó cũng là khoảng lặng trong những ồn ã của cuộc sống thường ngày, ru tâm hồn ta chìm trong thanh tĩnh vọng tiếng chuông từng nhịp…!
Nguyễn Thị Kim Thu
 

Monday, October 27, 2014

Bắc Ninh: Khai mạc Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại chùa Phật Tích

Cập nhật lúc 14:16 15/03/2014 (GMT+7)

Bắc Ninh: Khai mạc Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại chùa Phật Tích        
(PGVN)             

Tối ngày 14/02/Giáp Ngọ (14/3/2014), tại chùa Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Phật giáo Ấn Độ. Lễ hội  nằm trong khuôn khổ Festival Ấn Độ tại Việt Nam do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tham dự buổi Lễ có HT.Thích Thanh Dũng - Phó Thư kí HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; Nhị vị Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN HT.Thích Gia Quang và HT.Thích Quảng Tùng; cùng Chư tôn đức HĐTS GHPGVN, BTS GHPGVN các tỉnh thành cùng đông đảo phật tử thập phương về tham dự.
 
Về phía chính quyền có ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phạm Dũng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương cùng về tham dự.
 
Về phía Ấn Độ có bà Preetie Saran - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam, cùng các vị Đại sứ, Tham tán, Trưởng đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.
 
Lễ hội Phật giáo Ấn Độ bao gồm nhiều nghi lễ đặc sắc của Phật giáo như làm hình đồ Mạn Đà La, điêu khắc bằng bơ, múa thần linh và đọc kinh Phật bởi các nhà sư Ấn Độ, chương trình với sự tham gia của 20 nhà sư đến từ dãy Himalaya.
 
Phát biểu tại Lễ khai mạc HT.Thích Thanh Nhiễu đã khẳng định Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam là một hoạt động giao lưu văn hóa có ý nghĩa là cơ hội để tăng, ni, phật tử Phật giáo Việt Nam học tập và trao đổi kinh nghiệm, phương pháp hành trì tu tập Phật giáo Ấn Độ.
 
Cầu nguyện cho tình hữu nghị Việt Nam và Ấn Độ và với tất cả các nước trên toàn thế giới trên tinh thần hòa hợp trong tình huynh đệ, mãi mãi xanh tươi và đời đời bền vững.
 
Ông Phạm Dũng nhấn mạnh: Việt Nam đánh giá cao sáng kiến tổ chức Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam. Đây là cơ hội để tôn vinh giá trị văn hóa Ấn Độ trong lòng Việt Nam, đồng thời thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị bang giao lâu đời giữa hai dân tộc và Phật giáo hai nước Việt - Ấn.
 
Bà Preeti Saran chia sẻ: Văn hóa Ấn Độ và Việt Nam đã hình thành và giao lưu từ thời xa xưa, khi đạo Phật du nhập từ Ấn Độ đến Việt Nam. Mối quan hệ này được tiếp tục với thời gian, thể hiện trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Thông qua  Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần này Hy vọng  sẽ tăng cường giao lưu  tình hữu nghị giữa hai nước giao lưu giữa các ngôi chùa và thiền viện vì mục đích tâm linh, trao đổi tư tưởng, quảng bá những giáo lý của đức Phật vì hòa bình thịnh vượng và sự hòa hợp trên toàn thế giới.
 
Chùa Phật tích là ngôi chùa có bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh, một trong những cái nôi Phật giáo Việt Nam, nơi mà cách đây 2.000 năm đã có dấu chân của nhà sư Ấn Độ Khâu Đà La cùng các đoàn thuyền buôn theo con đường tơ lụa trên biển đến hướng dẫn người Việt thực hành Đạo Phật và trở thành trung tâm Phật giáo sớm nhất vào đầu Công nguyên.
 
Tại buổi lễ khai mạc chư tôn đức cùng các vị đại diện lãnh đạo chính quyền và nhân dân phật tử được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật múa dâng cúng trong trường phái Phật giáo Mật tông vô cùng đặc sắc và ấn tượng do các nhà sư Ấn Độ và Việt Nam thực hiện.\
 
 
 
 
 Khai mạc màn múa trống của các nhà sư Việt Nam
 
 
 
 Hòa thượng Jambey Dorjee- Trưởng đoàn Phật giáo Ấn Độ phát biểu tại buổi lễ. 
 Đông đảo phật tử tham dự buổi lễ
 Các tiết mục nghệ thuật múa dâng cúng trong trường phái Phật giáo Mật tông của các nhà sư Ấn Độ
 
 
 Các tiết mục nghệ thuật múa dâng cúng trong trường phái Phật giáo Mật tông của các nhà sư Việt Nam
 
 Ông Phạm Dũng đón nhận quà tặng của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam 
 HT.Thích Thanh Nhiễu đón nhận quà tặng của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam
 TT.Thích Đức Thiện đón nhận quà tặng của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam
 HT.Thích Thanh Nhiễu đại diện GHPGVN trao tặng quà lưu niệm tới Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam
 
 

Tin ảnh: Cẩm Vân

TIN BÀI LIÊN QUAN


Saturday, September 20, 2014

Thị trấn Lim, huyện lị Tiên Du, Bắc Ninh. 2012



ngọc xuân
Published on Mar 1, 2014
         
Nơi nổi tiếng với "Hội Lim" hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng.

Monday, September 15, 2014

Phân ưu: Linh hồn Giuse Nguyễn Văn Vượng

From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Sun 9/14/14 8:31 PM
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Thai Nguyen (tnguyenvn@yahoo.com); Quang-Thai Nguyen (nguyenqv1@yahoo.com)

Hello Thức;

Thắng mới nhận được tin Bác Nguyễn Văn Vượng qua đời lúc tối ngày 14-9-2014 tại tiểu bang Virgina. Gia đình Bác Vượng hiện sống ờ Thủ Đô Hoa Kỳ Washington DC nhiều năm nay. Bác Vượng còn có tên gọi là Ông Bòng (em ông Bưởi, ông Bưởi là Bác Hiến Trai). Bác Vượng đã là một trong những Ân Nhân của làng Dũng Vy, Bác đã tham gia đóng góp cho việc trùng tu Thánh Đường Dũng Vy tất cả mọi lần.

Xin nhờ Thức thông báo lên KYDV để chúng ta cùng hiệp dâng lời nguyện cầu cho Linh Hồn Giuse Nguyễn Văn Vượng sớm hưởng nhan Thánh Chúa.

Thân ái.

Thắng

Saturday, September 6, 2014

Từ TT Lim đến sông Đuống huyện Tiên Du, Bắc Ninh 2012



ngọc xuân
Published on Mar 1, 2014

Một chuyến đi từ Tiên Du qua Thuận Thành thăm các chùa cổ tỉnh Bắc Ninh. Các video liên quan:

* Thị trấn Lim huyện lị Tiên Du Bắc Ninh
http://youtu.be/lUlL7kVjo1s

* Chùa Phật Tích núi Tiên Du, Bắc Ninh 11-2012
http://www.youtube.com/qrnm1XDVC70 (trong video đã gọi núi Phật Tích là núi Tiên Du)

Danh sách các lễ hội ở Bắc Ninh (Tháng 9 & 10)

Tháng 9

  • Mùng 8-­9:
    • Hội chùa Dạm ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ.
  • Mùng 10-18:
  • Mùng 23:
    • Giỗ bà Lý Chiêu Hoàng tại Đền Rồng, Đình Bảng, thị xã Từ Sơn.
    • Hội thi nói khoác làng Đông Yên ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong.
  • Ngày 29
    • Giỗ tổ làng nghề Đại Bái (Bưởi) thuộc xã Đại Bái

Tháng 10

  • Ngày 15:
    • Hội thi giã bánh dầy làng Đạo Chân ở xã Kim Chân, TP. Bắc Ninh.

Source

Thánh lễ kính mừng thánh Giuse do Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt chủ tế



Tiên Du Truyền hình
Published on May 6, 2014
 
Thánh lễ cử hành tại Nhà thờ Giáo họ Dũng Vy sáng 26-4-2007

Trưa đầu hè trong khuôn viên nhà thờ GX Dũng Vy (Tri Phương)



Tiên Du Truyền hình
Published on May 2, 2014

Clip ghi lại ngẫu nhiên một vài hình ảnh khi chúng tôi thăm cảnh nhà thờ GX Dũng Vy (Tri Phương) trưa 2-5-2014.

Nhếch nhác đường liên thôn ở Đại Vi (Đại Đồng, Tiên Du)



Tiên Du Truyền hình
Published on May 2, 2014

Clip được quay tại đường liên xã khu vực thôn Đại Vi (xã Đại Đồng, Tiên Du) chiều nay 2-5-2014.

Tuesday, July 29, 2014

TÂM TÌNH CUỐI THU - Lam Thy Đinh Văn Diệm

TÂM TÌNH CUỐI THU
(Trích tập thơ TÚY HƯƠNG – Lam Thy ĐVD. xuất bản 2005)
 
Sáng nay, hồi 10g10 ngày 10/10/01, tôi cầm bất chợt một tờ báo trên bàn lên đọc (tờThông Tin & Văn Hóasố 81/1275 ngày 09/10/2001). Tôi lật lật từng trang giống như người đếm tiền (không phải người đọc báo!), mắt thì đãng ngó lên bức tranh do người bạn vẽ chân dung của tôi. Tự nhiên thấy khuôn mặt trong tranh nghệt ra thật duyên. Rất nản! Lại ngó xuống tờ báo. Tờ báo đã được mở tới trang 34 lúc nào không hay! Ngay đầu trangmụcTản mạn” – 2 dòng chữ in màu đỏ “TẤT CẢ ĐÃ BỎ TÔI MÀ ĐI HAY CHÍNH TÔI ĐÃ BỎ TẤT CẢ MÀ ĐI?”. Chếch xuống mấy hàng dưới, thoáng thấy chữKhánh Ly”. Thế tôi chăm chú đọc: 
 
Một tâm sự buồn của những kẻ tha hương. Khánh Ly tâm sự: “Mùa Xuân rực rỡ quá. Mùa trần trụi quá. Rực rỡ hay trơ trẽn đến làm tôi khó chịu. Tôi vốn yêu những thầm kín dịu dàng, mong manh dễ vỡ…”. Khánh Ly nhắc đến mùa Thu với tâm trạng buồn hiu hắt: “… tôi luôn chờ đợi mùa Thu để sống lại đời mình trong những tháng ngày ngắn ngủi…”. Rồi nào Cốm Sen” của Thu Nội, “Café Tùng” (Đalat), “Café Hân” – Đinh Tiên Hoàng (Đa-kao Saigon)… để “… rất hồ nhưng với cái hơi Thu vừa chớm hay lúc Đông về, lòng tôi không khỏi xao xuyến, tiếc nhớ bồi hồi. ràng đời tôi chỉ một mùa để đi về, thương nhớ…”. Nỗi nhớ da diết kéo thê trong đời đã khiến Khánh Ly quay lại tự vấn, câu tự vấn ấy đã được đặt thành tên bài viết: TẤT CẢ ĐỀU NHƯ BỎ TÔI MÀ ĐI…”. 
 
Khánh Ly ray rứt: “Tất cả đều như bỏ tôi đi hay chính tôi đã bỏ tất cả đi?”. Điều đó tất nhiên nơi tâm sự những kẻ tha hương. Khánh Ly khắc khoải với cái tình hoài hương chan chứa, nhưng vẫn tiềm ẩn trong đó tình cảm về một con người “ở lại”: Trịnh Công Sơn, cố nhiên! Song những kẻ cònlại chính nhà mình, nơi quê hương mình, cũng bất chợt bật lên câu tự vấn tương tự “TẤT CẢ ĐỀU NHƯ KHÁCH TRỌ SAO?” thật não lòng, thật ê chề, tủi hận! Lam Thy đã chua chát diễn tả bằng 4 câu tứ tuyệt cảnh ấy 
 
Nhà mìnhmình khách trọ. 
Nước mìnhmình nhân. 
Đối bóng nhìn mây chó. (*) 
Nơi nào mới Xuân? 
 
(Xin mở ngoặc nói thêm cho : Các quan VNCH bị cầm tại VN, khi mãn hạn về nhà thì phải đăng tạm trú” – không được thường trúhóa cho nên chủ nhà biến thành khách trọ. Thế đó!).
 
Tâm sự tôi lúc đọc những dòng chữ này cũng tương tự Khánh Ly: Tôi đã trở thành kẻ tha hương trên chính quê hương mình. Lại muốn làm thơ. Thế đó! Ồ! Nhưng chưa hết đâu. Cái ngày hôm nay – ngày ngẫu nhiên đọcTản mạncủa Khánh Ly – cũng để lại cho tôi một dấu ấn thật lạ lùng, Ờ! 10/10/01 ! Tại sao lại không thể 09/10, 11/10 hay 12/10? Rồi lại còn 10g10 nữa chứ! Chỉ nói về con số thì cái ngày giờngẫu nhiên đến lạ lùng này cả giờ, ngày, tháng năm (2010) viết tắt (01) chỉ dùng đến 2 con số: số 0 số 1. Còn nói về mặt phong tục Việt Nam, thì đó lại  ngàytrùng thập” (“mùng mười tháng mười” – ngày đầu mùaăn cơm nấu bằng gạo mới” – gạo mới được xay từ lúa mới được gặt về. Sự liên tưởng dẫn tôi nhớ tới bài thơ chiết tự chữ Hán mang tên THU  ” : THU VI HÒA HỎA ( ) – Ch THU ( ) được lập thành bởi 2 chữ  HÒA ( ) HỎA ( ). Để riêng từng chữ thì HÒA nghĩa lúa gạo, HA nghĩa lửa. Như vậy THU Lúa + Lửa. (hàm chứa ý nghĩa: Muốn cơm ăn thì cần gạo lửa. Vậy đó! Bảo sao tôi lại chẳng muốn làm thơ để trả nợ kiếp tằm? bài thơ đó chính bài THU : 
 
 
THU 
Cuối Thu nhìn lại đời thừa, 
Thấy đời mình cũng đã vừa cuối thu 
Tự trong ngăn kéo sa , 
Chuỗi ngày vãng ngục chân dung. 
 
Nhạc thì đàn lẻ dây chùng, 
Thanh âm lạc ng, ngang cung, lững lờ. 
Thơ thì thơ chẳng ra thơ, 
Tháng năm chìm đắm bến bờ đau thương. 
Văn thì khó hiểu bất tường, 
Lửng giữa cõi thường, tri. 
Bạn cùng thuốc , phê, 
Đem đổi lấy nghề chữ nghĩa ẩm ương. 
Đắm mình trong bước phong sương, 
Đánh đu danh phận, khôn lường rủi may. 
Ngu ngơ say tỉnhtỉnh say, 
Vào đời tay trắngtrắng tay lui về. 
Biết bao cay đắng ê chề, 
Đầy những nghìnơi cuộc tình duyên. 
Dõi trong cõi mộng ảo huyền, 
Đêm ngày đốt đuốc con thuyền minh. 
Cắn răng tiếng bẩm sinh, 
Soi gương tiền kiếp giật mình xót xa. 
Ngó quanh chỉ những người ta, 
những hạnh phúcnhững trăm năm 
những vẹn nghĩa sắt cầm 
những loan phượng hòa âm trọn đời. 
đơn chỉ mình thôi, 
 Hoài đi về chốn lẻ loi lạnh lùng. 
Hỡi ôi! Ước vọng khôn cùng, 
Mãi giấc mộng mịt mùng, thâm u. 
Để rồi cuộc sống sa  
Sẽ nấm mộ thiên thu lấp đầy. 
 
Đêm chong ng nguyệt canh chày, 
Liễu đan hiên vắng, gió lay lắt buồn. 
Dế chân rêu nấc đòi cơn, 
hoang xao xác tiếng hờn lũng xa. 
Đàn ai bối rối âm ba, 
âm nghẹn tắc bài ca não nùng. 
Vèo trông vãng mịt mùng, 
Tương lai dành hận, ngại ngùng bước đi. 
Sao rơi từng giọt rèm mi, 
Lênh đênh ấyThế thân ? Hỡi ôi! 
Chừng khuya vạc khóc lưng đồi, 
Phòng không lạnh lẽo cắn môi căm hờn. 
Đời nghiêng góc chiếu đơn, 
Gối nếp chỉ - chăn sờn mép hoa. 
Lòng riêng thẹn với gương nga, 
Còn đâu để mặn với trăng?! 
 
------------------------ 
Chú thích:
 
(*) Chữmây chóđược lấy ý từ 2 câu thơ chữ Hán:
 
Thiên thượng phù vân như bạch y,
Tu du hốt biến vi thương cẩu.”
 
(Mây nổi trên trời như áo trắng,
Bất chợt biến thành hình chó xanh).
 
Đây 2 câu đầu trong bài thơKhả thán” (Đáng than) của Đỗ Phủ (thi nổi danh đời ĐườngTrung Quốc) làm để tỏ lòng đồng cảm với Vương Quý Hữu, cũng một nhà thơ đời Đường. Vương nhà nghèo từ tấm , sống bằng nghề bán guốc dép. Tuy đọc rộng hiểu nhiều giỏi làm thơ, nhưng lận đận về đường công danh, gia cảnh lại nghèo túng, nên bị vợ nàng họ Liễu chê bỏ!!! Ôi chao! Vợ chê! Lam Thy cũng bị vợ chê từ 5/2/1999! Thế đó! 
----------
 
Ghi chú của Blog KYDV:
 
Quý vị cũng có thể xem nguyên bản tại: Hình ảnh, Văn bản KYDV - Đinh Văn Diệm - TÂM TÌNH CUỐI THU