From: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Sent: Mon 10/28/13 5:01 PM
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Tony Thang (todi_1999@yahoo.com)
3 attachments (total 2.4 MB)
Cháu Thức,
Chú vừa nhận được tin ở VN, cần bổ túc một vài chi tiết như sau:
Tại: ĐINH TỘC THẾ PHỔ.docx
III.F- ĐINH VĂN ĐẠO (Vợ: ĐINH THỊ YẾN) sinh 6 con:
III.F1- Đinh Thị Đường
III.F2- Đinh Văn Hòa
III.F3- Đinh Thị Thảo
III.F4- Đinh Văn Minh (tức ĐINH VĂN QUANG)
III.F5- Đinh Văn Thư
III.F6- Đinh Thị Hương
Trước đây chú đã ghi thiếu 1 gia đình anh Đinh Văn Thư, bản cũ ghi sanh 5 con là thiếu.
Bổ sung thêm:
III.F5- Đinh Văn Thư (Vợ: Phạm Thị Thanh)
III.F5a- Đinh Thị Thanh Thủy
III.F5b- Đinh Minh Hùng
III.F5c- Đinh Công Hậu
-Tại phần sau này thêm 3 đứa con của Đinh Văn Đức (Vợ: Lê Thị Hà)
III.E. ĐINH VĂN ĐẠT (Vợ: NGUYỄN THỊ KHIẾU) sinh 4 con:
III.E1. Đinh Thị Thái
III.E2. Đinh Văn Đức
III.E3. Đinh Văn Thuận
III.E4. Đinh Thị Nga
Thêm:
III.E2- Đinh Văn Đức (Vợ: Lê Thi Hà) – USA, sinh 3 con:
III.E2a- Sue Dinh
III.E2b- John Dinh
III.E2c- Peter Dinh
Chú đã chỉnh lại files: docx và pdf tại attachments. Cháu xem lại điều chỉnh dùm Chú.
Cám ơn Cháu nhiều.
Chú Tuyên.
-----------
Ghi chú: Blog KYDV đã cập nhật 2 văn bản mới nhất là: GIA PHẢ HỌ ĐINH - Đinh Văn Tuyên và ĐINH TỘC THẾ PHỔ - Đinh Văn Diệm tại Văn Bản KYDV ngày 30-10-2013. Mọi ý kiến đóng góp, cập nhật xin gửi về ông:
Đinh Văn Tuyên - Email: tuyend@yahoo.com
Đinh Văn Diệm - Email: lamthydvd@gmail.com
Blog KYDV
▼
Tuesday, October 29, 2013
Saturday, October 26, 2013
ĐINH TỘC THẾ PHỔ - Đinh Văn Diệm, Đinh Văn Thắng, Đinh Tất Thức
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Fri 10/25/13 7:40 PM
To: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)
Thưa Cậu;
Cháu lộn rồi, cháu coi lại cuốn gia phả bên Bố cháu là bắt đầu từ ông Đinh Văn Nhỉnh. Cụ Tổ này có 8 người con:
1- Đinh Văn Dĩnh.
2- Đinh Văn Ý
3- Đinh Thị Ngày
4- Đinh Văn Thường.
5- Đinh Văn Sắn.
6- Đinh Thị Thất.
7- Đinh Thị Dần.
8- Đinh Thị Thục.
Bậc kế tiếp:
1- Đinh Văn Dĩnh:
1-a. Đinh Thị Cẩn (vợ: Phan Thị Để).
1-b. Đinh Văn Chuyên (tên gọi là ông Chương Cả)
1-c. Đinh Thị Thản (tên gọi là bà Quản Chiu).
1-d. Đinh Văn Trị (ông nội cháu).
1-e. Đinh Thị Hân (tên gọi bà Trùm Mích, tức là bà nội anh Nguyễn Văn Đảng (anh Đảng bây giờ là GX Anh Văn).
1-f. Đinh Thị Vừng (Bà này là mẹ của Cô Đôn (mẹ của cha Đinh Quốc Trụ) và Cô Đắc).
Cậu xem lại bản gia phả của Cậu làm năm 1974 dùm cháu. Xem có phải bên cháu bắt đầu từ Đinh Văn Dĩnh hay tên khác.
Cám ơn Cậu nhiều lắm.
Cháu Thắng.
-----------
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Fri 10/25/13 7:11 PM
To: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Thưa Cậu;
Đúng ra cháu không nhảy vô về ĐTTP(2) do Thức làm lại, nhưng tiện Cậu nhắc đến chuyện này, cháu cũng có ý kiến.
Cá nhân cháu và anh Thụy, tụi cháu rất thích cách trình bày của Cậu, và cháu sẽ không sửa gì hết. Cháu thấy qúa đủ ý nghĩa và trình bày rất khoa học từ trang đầu cho tới cuối, cách trình bày của Cậu rất dễ hiểu và Cậu đã làm có đẳng thức thứ tự đâu ra đó, cháu thực sự chưa hiểu sâu những hàm ý của Cậu, nay được Cậu chỉ dẫn, cháu rất thích, tức là Cậu đã tính toán rất kỹ càng trước khi hạ bút, từ nội dung đến trình bày, những hình ảnh của Cậu dùng trong ĐTTP rất đẹp. Thú thật với Cậu, cháu đã cho hơn mười người bạn coi cuốn Gia Phả này, ai cũng bái phục, cháu rất lấy làm hãnh diện tác phẩm ĐTTP của Cậu làm. Cháu có trò chuyện với Cậu Tuyên, Cậu Tuyên rất thích và cũng rất hãnh diện tác phẩm này, Cậu ấy đã mang đi khoe lung tung hết và đã in ra rồi. Cậu Tuyên cũng gửi đi Cha Hoài và Hoàng rồi.
Ngoài ra còn tên Bổ túc, cháu sẽ bổ túc lại tên của dì Đinh Thị Hòa như Cậu và Thức đã đính chính, thêm đó cháu sẽ bổ túc thêm một số tên của nhà Bác Xoang, Bác Hậu, Bác Nhai-Mầu và Bác Ly, rồi cháu sẽ gửi đi cho mấy anh mấy chị bên đó, cho các anh chị ấy rõ họ hàng nội ngoại. Cháu biết là Cậu đã tốn rất nhiều công, tác phẩm này cháu rất trân qúy. Một lần nữa cháu cám ơn Cậu, cháu cũng xin phép Cậu cháu sẽ copy cách thức trình bày của Cậu để làm lại cuốn Gia Phả của bên Bố cháu (Đinh Văn Lĩnh, tức là ngành trên của cuốn này), cháu chỉ biết cuốn gia phả bên Bố cháu là bắt đầu từ ông Đinh Văn Lĩnh, cháu nghĩ là chắc cùng một ông mà Cậu ghi trên ông Đinh Văn Cản. Nhờ Cậu coi lại bản gốc của Cậu làm năm xưa, bây giờ Bác Tòng in lại, Cậu xem có phải bên họ Bố cháu bắt đầu là ông Đinh Văn Lĩnh không? Sau đó cháu sẽ làm lại cuốn Gia Phả bên Bố cháu trong tương lai. Cháu biết là cháu không có khả năng làm đẹp bằng ĐTTP này được. Khả năng cháu còn kém lắm, thêm nữa cháu không thể chêm vào một số chữ Hán. Cuốn này ai cũng khen là rất hay và lại được một số Hán Tự in vào làm tăng thêm phần gía trị của cuốn Gia Phả.
Chúc Cậu khỏe mạnh.
Cháu Thắng.
-----------
From: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent: Fri 10/25/13 6:19 PM
To: Thức Đinh (dthuc@live.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
1 attachment (592.4 KB)
Download as zip
Cháu Thức,
Chú đã coi ĐINH TỘC THẾ PHỔ (2) cháu làm từ trước khi cháu gửi email này cho chú. Coi và chỉ biết cười trừ. Đúng là “hậu sinh khả úy”! (lớp hậu sinh đáng sợ thật!). Chú đã tính không nói gì cho êm chuyện. Nhưng vì cháu gửi email này, nên chú buộc lòng phải lên tiếng.
Trước hết, nói về trang bìa, chú có ý trình bày như vậy để ai muốn in ra sẽ có cái bìa đẹp (anh Tuyên đã rất hiểu ý chú khi nhận được ĐTTP), còn nếu để trên trang web thì nó cũng không choán chỗ. Tấm hình đứa trẻ trên trang bìa là một đứa trẻ đang đọc Kinh Thánh (không phải là con cháu của chú đâu).
Nói thêm về mấy tấm hình. Đó là những tấm hình chú lấy từ <thanhlinh.net>, toàn là hình nói về Kinh Thánh (hình trang bìa và phần Tiểu dẫn). Còn hình ông đồ Nho (phần PHẢ KÝ) là logo NĂM ĐỨC TIN. Ngụ ý của chú là ĐTTP dành cho hậu duệ họ Đinh (hình bìa và phần Tiểu dẫn) do những người đi trước viết lai (phần Phả Ký). Tất cả công việc này đều xuất phát từ Đức Mến là nhân đức cao trọng nhất và bao quát cả 3 nhân đức đối thần (Tin, Cậy, Mến) của đạo Công Giáo.
Tiếp theo là bài thơ CẢM ĐỀ, đó là cảm xúc của chú. Chính nhờ cảm xúc này, chú mới có thể làm được một việc đối với chú bây giờ là quá nặng nề. Bài thơ này chú cũng scanner như 2 đoạn văn của ông Thơ Thành. Vậy mà cháu nói không post được bài thơ của chú (nhưng lại post được đoạn văn của ông Thơ Thành!). Tấm hình trên trang bìa không post được, nhưng mấy tấm hình kia đều được. Bao nhiêu đó cũng quá đủ nói lên suy nghĩ của cháu.
Phần PHẢ HỆ, PHẢ ĐỒ thì chú làm đúng theo cách làm của GIA PHẢ (tính được cả hàng ngang và hàng dọc) còn làm như cháu (table) thì mới chỉ rõ được hàng ngang. Về table, chú làm được và đỡ mất công hơn cách chú đã làm.
Cuối cùng, phần PHẢ KÝ thì làm như cháu khoa học hơn, chú không có ý kiến gì.
----------
From: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent: Fri 10/25/13 10:59 AM
To: Diem Dinh Van (lamthydvd@gmail.com); Thang Tony Dinh Van (todi_1999@yahoo.com); Thang Dinh Tat (tatthang05@yahoo.com); Hanh Dinh Thi (hanhvulam@yahoo.com); Thang Dinh Tat (babisumo@yahoo.com); Tuyen Dinh Van (tuyend@yahoo.com); Dang Nguyen Van (nguyenvandang50@gmail.com)
Sent: Fri 10/25/13 7:40 PM
To: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thức Đinh (dthuc@live.com)
Thưa Cậu;
Cháu lộn rồi, cháu coi lại cuốn gia phả bên Bố cháu là bắt đầu từ ông Đinh Văn Nhỉnh. Cụ Tổ này có 8 người con:
1- Đinh Văn Dĩnh.
2- Đinh Văn Ý
3- Đinh Thị Ngày
4- Đinh Văn Thường.
5- Đinh Văn Sắn.
6- Đinh Thị Thất.
7- Đinh Thị Dần.
8- Đinh Thị Thục.
Bậc kế tiếp:
1- Đinh Văn Dĩnh:
1-a. Đinh Thị Cẩn (vợ: Phan Thị Để).
1-b. Đinh Văn Chuyên (tên gọi là ông Chương Cả)
1-c. Đinh Thị Thản (tên gọi là bà Quản Chiu).
1-d. Đinh Văn Trị (ông nội cháu).
1-e. Đinh Thị Hân (tên gọi bà Trùm Mích, tức là bà nội anh Nguyễn Văn Đảng (anh Đảng bây giờ là GX Anh Văn).
1-f. Đinh Thị Vừng (Bà này là mẹ của Cô Đôn (mẹ của cha Đinh Quốc Trụ) và Cô Đắc).
Cậu xem lại bản gia phả của Cậu làm năm 1974 dùm cháu. Xem có phải bên cháu bắt đầu từ Đinh Văn Dĩnh hay tên khác.
Cám ơn Cậu nhiều lắm.
Cháu Thắng.
-----------
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Fri 10/25/13 7:11 PM
To: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Thưa Cậu;
Đúng ra cháu không nhảy vô về ĐTTP(2) do Thức làm lại, nhưng tiện Cậu nhắc đến chuyện này, cháu cũng có ý kiến.
Cá nhân cháu và anh Thụy, tụi cháu rất thích cách trình bày của Cậu, và cháu sẽ không sửa gì hết. Cháu thấy qúa đủ ý nghĩa và trình bày rất khoa học từ trang đầu cho tới cuối, cách trình bày của Cậu rất dễ hiểu và Cậu đã làm có đẳng thức thứ tự đâu ra đó, cháu thực sự chưa hiểu sâu những hàm ý của Cậu, nay được Cậu chỉ dẫn, cháu rất thích, tức là Cậu đã tính toán rất kỹ càng trước khi hạ bút, từ nội dung đến trình bày, những hình ảnh của Cậu dùng trong ĐTTP rất đẹp. Thú thật với Cậu, cháu đã cho hơn mười người bạn coi cuốn Gia Phả này, ai cũng bái phục, cháu rất lấy làm hãnh diện tác phẩm ĐTTP của Cậu làm. Cháu có trò chuyện với Cậu Tuyên, Cậu Tuyên rất thích và cũng rất hãnh diện tác phẩm này, Cậu ấy đã mang đi khoe lung tung hết và đã in ra rồi. Cậu Tuyên cũng gửi đi Cha Hoài và Hoàng rồi.
Ngoài ra còn tên Bổ túc, cháu sẽ bổ túc lại tên của dì Đinh Thị Hòa như Cậu và Thức đã đính chính, thêm đó cháu sẽ bổ túc thêm một số tên của nhà Bác Xoang, Bác Hậu, Bác Nhai-Mầu và Bác Ly, rồi cháu sẽ gửi đi cho mấy anh mấy chị bên đó, cho các anh chị ấy rõ họ hàng nội ngoại. Cháu biết là Cậu đã tốn rất nhiều công, tác phẩm này cháu rất trân qúy. Một lần nữa cháu cám ơn Cậu, cháu cũng xin phép Cậu cháu sẽ copy cách thức trình bày của Cậu để làm lại cuốn Gia Phả của bên Bố cháu (Đinh Văn Lĩnh, tức là ngành trên của cuốn này), cháu chỉ biết cuốn gia phả bên Bố cháu là bắt đầu từ ông Đinh Văn Lĩnh, cháu nghĩ là chắc cùng một ông mà Cậu ghi trên ông Đinh Văn Cản. Nhờ Cậu coi lại bản gốc của Cậu làm năm xưa, bây giờ Bác Tòng in lại, Cậu xem có phải bên họ Bố cháu bắt đầu là ông Đinh Văn Lĩnh không? Sau đó cháu sẽ làm lại cuốn Gia Phả bên Bố cháu trong tương lai. Cháu biết là cháu không có khả năng làm đẹp bằng ĐTTP này được. Khả năng cháu còn kém lắm, thêm nữa cháu không thể chêm vào một số chữ Hán. Cuốn này ai cũng khen là rất hay và lại được một số Hán Tự in vào làm tăng thêm phần gía trị của cuốn Gia Phả.
Chúc Cậu khỏe mạnh.
Cháu Thắng.
-----------
From: Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Sent: Fri 10/25/13 6:19 PM
To: Thức Đinh (dthuc@live.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
1 attachment (592.4 KB)
Download as zip
Cháu Thức,
Chú đã coi ĐINH TỘC THẾ PHỔ (2) cháu làm từ trước khi cháu gửi email này cho chú. Coi và chỉ biết cười trừ. Đúng là “hậu sinh khả úy”! (lớp hậu sinh đáng sợ thật!). Chú đã tính không nói gì cho êm chuyện. Nhưng vì cháu gửi email này, nên chú buộc lòng phải lên tiếng.
Trước hết, nói về trang bìa, chú có ý trình bày như vậy để ai muốn in ra sẽ có cái bìa đẹp (anh Tuyên đã rất hiểu ý chú khi nhận được ĐTTP), còn nếu để trên trang web thì nó cũng không choán chỗ. Tấm hình đứa trẻ trên trang bìa là một đứa trẻ đang đọc Kinh Thánh (không phải là con cháu của chú đâu).
Nói thêm về mấy tấm hình. Đó là những tấm hình chú lấy từ <thanhlinh.net>, toàn là hình nói về Kinh Thánh (hình trang bìa và phần Tiểu dẫn). Còn hình ông đồ Nho (phần PHẢ KÝ) là logo NĂM ĐỨC TIN. Ngụ ý của chú là ĐTTP dành cho hậu duệ họ Đinh (hình bìa và phần Tiểu dẫn) do những người đi trước viết lai (phần Phả Ký). Tất cả công việc này đều xuất phát từ Đức Mến là nhân đức cao trọng nhất và bao quát cả 3 nhân đức đối thần (Tin, Cậy, Mến) của đạo Công Giáo.
Tiếp theo là bài thơ CẢM ĐỀ, đó là cảm xúc của chú. Chính nhờ cảm xúc này, chú mới có thể làm được một việc đối với chú bây giờ là quá nặng nề. Bài thơ này chú cũng scanner như 2 đoạn văn của ông Thơ Thành. Vậy mà cháu nói không post được bài thơ của chú (nhưng lại post được đoạn văn của ông Thơ Thành!). Tấm hình trên trang bìa không post được, nhưng mấy tấm hình kia đều được. Bao nhiêu đó cũng quá đủ nói lên suy nghĩ của cháu.
Phần PHẢ HỆ, PHẢ ĐỒ thì chú làm đúng theo cách làm của GIA PHẢ (tính được cả hàng ngang và hàng dọc) còn làm như cháu (table) thì mới chỉ rõ được hàng ngang. Về table, chú làm được và đỡ mất công hơn cách chú đã làm.
Cuối cùng, phần PHẢ KÝ thì làm như cháu khoa học hơn, chú không có ý kiến gì.
----------
From: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent: Fri 10/25/13 10:59 AM
To: Diem Dinh Van (lamthydvd@gmail.com); Thang Tony Dinh Van (todi_1999@yahoo.com); Thang Dinh Tat (tatthang05@yahoo.com); Hanh Dinh Thi (hanhvulam@yahoo.com); Thang Dinh Tat (babisumo@yahoo.com); Tuyen Dinh Van (tuyend@yahoo.com); Dang Nguyen Van (nguyenvandang50@gmail.com)
1 attachment (592.4 KB)
Chào chú Diệm
Đính kèm đây là bản ĐINH TỘC THẾ PHỔ (2) cháu sửa lại một vài lỗi đánh máy và thêm Table nhằm mục đích để giữ đúng vị trí những hàng chữ khỏi bị nhảy và sau này nếu muốn thêm tên cũng dễ dàng... Mấy hình ảnh phần đầu và cảm đề cháu copy không được. Bản gốc của chú cháu vẫn giữ nguyên dạng...
Chúc sức khỏe
Cháu - Thức
Đính kèm đây là bản ĐINH TỘC THẾ PHỔ (2) cháu sửa lại một vài lỗi đánh máy và thêm Table nhằm mục đích để giữ đúng vị trí những hàng chữ khỏi bị nhảy và sau này nếu muốn thêm tên cũng dễ dàng... Mấy hình ảnh phần đầu và cảm đề cháu copy không được. Bản gốc của chú cháu vẫn giữ nguyên dạng...
Chúc sức khỏe
Cháu - Thức
Thursday, October 24, 2013
Dũng Vi tổng các xã thần sắc (Dẫn giải) - Đinh Văn Diệm
From: | Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com) |
Sent: | Thu 10/24/13 2:41 AM |
To: | Thức Đinh (dthuc@live.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com) |
1 attachment (91.2 KB)
Cháu Thức,
Chú vẫn nhớ, trước 1945, thì làng nhà được gọi là làng Dũng Vy, xã Dũng Vy, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Sau 1945, đổi thành xã Tri Phương. Các cụ vẫn nói Dũng Vy là “nhất xã tam thôn” – một xã 3 thôn: thôn Ngoài (thôn Giáo), thôn Trong (thôn Lương) và thôn Đinh. Lúc đầu chỉ có 2 thôn (được Vua ban chiếu chỉ đàng hoàng) là thôn Đinh và Thôn Lương. Về sau, thôn Lương lại chia thành 2 thôn nhỏ hơn và gọi là thôn Ngoài và thôn Trong. Khi Dũng Vy tòng Giáo, chỉ có thôn Ngoài theo Đạo, nên thôn này được gọi là thôn Giáo, và thôn Trong được gọi lại đúng tên từ trước: thôn Lương. Như vậy thì phải hiểu từ xa xưa, xã Dũng Vy chỉ có 2 thôn: Thôn Đinh + Thôn Lương và có Sắc Chỉ của Vua ban đàng hoàng (敕 紙 sắc chỉ: Chiếu thư của nhà vua).
Triều đại phong kiến coi Vua là Thiên tử (con Trời) nên để tôn kính thường gọi là Thần vương Thánh đế. Vì thế, sắc phong hay chiếu chỉ vua ban thường gọi là Thần sắc, Thánh chỉ (chiếu chỉ của thần thánh). Vậy đoạn văn “BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 ” phải được hiểu là: Sắc chỉ của Vua ban cho Tổng Dũng Vy, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chiếu chỉ sắc phong thôn Đinh do vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) ban, còn chiếu chỉ sắc phong thôn Lương là do vua Cảnh Thịnh (con của Quang Trung) ban:
BẮC NINH TỈNH, TIÊN DU HUYỆN, DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 (Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm) |
1- Sắc phong thôn Đinh gồm 2 đạo (đạo 道: văn bản), 1 bản do Vua Quang Trung (Đại Vương), 1 bản do Hoàng Thái Hậu (mẹ của Vua Cảnh Thịnh, tức Hoàng Hậu của Quang Trung) ban cho người quyền quý số 1 (đệ nhất cao gia). Điều này (tên gọi “thôn Đinh”: thôn ấp của họ Đinh) càng cho thấy lời các cụ truyền lại là xác thực: “Cụ tiên tổ họ Đinh đã đến khai hoang lập ấp Dũng Vy, về sau mới quy tụ các họ khác”. Còn vì sao lại có vụ Hoàng Thái Hậu ban sắc chỉ ? Đó là vì khi vua Quang Trung mất (1792), hoàng tử Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi (lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh); vì vua còn nhỏ tuổi (10 tuổi) nên Hoàng Thái Hậu phải phụ việc triều chính (gọi là “nhiếp chính”). Đó là lý do giải thích tại sao chiếu chỉ của vua mà lại do Hoàng Thái Hậu (mẹ của vua) ban hành.
2- Sắc phong thôn Lương cũng gồm 2 đạo: 1 do Vua Quang Trung, 1 do vua Cảnh Thịnh (lúc này đã chính thức làm vua), ban cho cùng một lúc 3 nhà quyền quý (đệ nhất cao gia, đệ nhị cao gia, đệ tam cao gia). Vua Cảnh Thịnh cũng chỉ ở ngôi vua được 10 năm (1792-1802) thì bị Nguyễn Ánh lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long.
Cũng cần hiểu thêm về tên gọi Khê Lương: Ngòi nước tốt lành (Khê 溪 là khe nước, ngòi nước; Lương 良 là lương thiện, tốt lành). Đó chính là con ngòi Cầu Ve (còn gọi là Ngưu Giang) khơi nguồn từ góc làng phía đông nam (cổng Vườn Thứ), ôm sát lũy tre làng chảy qua Cầu Cung (phía nam làng), rồi quẹo theo lũy tre làng chảy về hướng bắc, tới Nghè Mậy (đầm Tam Giang) hợp lưu với nhánh ngòi chảy từ Đồng Xép (hướng tây bắc) rồi chảy về phía đông, mãi tới Lục Đầu Giang rồi đổ ra biển Đông (Thái Bình Dương). Ngòi Cầu Ve quãng từ Nghè Mậy tới Bờ Cừ vẫn được dân làng gọi là Tào Khê. Chính là chữ Khê trong Khê Lương vậy.
Ở Kỷ Yếu Dũng Vy số 1, chú đã viết: Ở ngay sát cạnh thôn Đinh có 2 di tích là Đền Vua và Trường bắn (xạ trường) Mả Ngụ. Được gọi là Đền Vua vì đó chính là nơi Vua thường ngự giá vi hành. Còn Mả Ngụ có lẽ là do từ Mã Ngự (ngựa của nhà vua) đọc trại (phát âm không chuẩn) mà thành. Một chứng tích khác chứng minh là từ Đền Vua đi vào thôn Lương có cổng Cầu Cung (求 恭 có nghĩa là kính cẩn cầu xin), đây là nơi Vua cầu phúc cho những lần ngự giá thân chinh xạ tiễn (nhà vua cưỡi ngựa bắn cung) tại xạ trường. Vì thế, dân làng khắc trên cổng 3 chữ “Phúc Lai Vi” (福 來 為 có nghĩa “hành động đem lại sự tốt lành hạnh phúc”).
Ngoài ra, những con số (5086/ 48. AD. A7/ 27.) là những mã số của thư tịch.
Chú Diệm.
----------
From: | Thuc Dinh (dthuc@live.com) |
Sent: | Wed 10/23/13 11:12 AM |
To: | Diem Dinh Van (lamthydvd@gmail.com) |
1 attachment (91.2 KB)
Chào chú Diệm
Cháu tìm thấy văn bản cổ này trên kho thư tịch của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (Attached).
Văn bản này là gì? Có liên quan gì với Dũng Vy làng mình không? Chú rành về Hán văn nên có thể hiểu. Chú giải thích dùm cháu. Cảm ơn chú.
Chúc sức khỏe.
Cháu - Thức
----------
KYDV tìm thấy tài liệu Hán-Nôm mang tên "Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc", mang ký hiệu AD.a7/27 đăng trên mạng của Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm. Nguyên văn như sau:
5086/ 48. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 - 1 bản viết, 14 tr., 32 x 22, chữ Hán.
Cháu tìm thấy văn bản cổ này trên kho thư tịch của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (Attached).
Văn bản này là gì? Có liên quan gì với Dũng Vy làng mình không? Chú rành về Hán văn nên có thể hiểu. Chú giải thích dùm cháu. Cảm ơn chú.
Chúc sức khỏe.
Cháu - Thức
----------
KYDV tìm thấy tài liệu Hán-Nôm mang tên "Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc", mang ký hiệu AD.a7/27 đăng trên mạng của Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm. Nguyên văn như sau:
5086/ 48. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 - 1 bản viết, 14 tr., 32 x 22, chữ Hán.
AD. A7/ 27.
Thần sắc 2 thôn, thuộc xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1. Thôn Đinh 丁, xã Dũng Vi 勇 為: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家...大 王; Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu 第 一 高 家... 隍 太 后.
2. Thôn Khê Lương 溪 良, xã Dũng Vi: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia, Đệ Nhị Cao Gia, Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家, 第 二 高 家, 第 三 高 家...大 王
Danh sách di tích, di sản văn hóa ở Bắc Ninh
Danh sách này liệt kê các di tích, di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương - Nam Bang Thủy Tổ (Kinh Dương Vương là cha của Lạc Long Quân)[1]
- Đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua triều Lý
- Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
- Chùa Phật Tích
- Nhà thờ họ Nguyễn làng Kim Đôi (làng Tiến sỹ) - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (QĐ số 100/QĐBT ngày 21/01/1989, số danh mục 383)
- Đền thờ Nguyễn Cao
- Chùa Bút Tháp
- Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam. Nơi thụ thai và nuôi dưỡng Lý Thái Tổ đến năm 15 tuổi.
- Chùa Tổ - Huyền tích của một vùng Tứ Pháp
- Chùa Dạm
- Chùa Dâu
- Đình làng Đình Bảng
- Chùa Phúc Lâm - Làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du
- Đình Ngọc Quan
- Đình Bình Than, xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
- Đình làng Hồi Quan
- Đình làng Hoài Thị
- Đình làng Hoài Trung
- Đền Bà Chúa Kho
- Đình làng Tam Tảo
- Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo
- Đình Chùa Làng Yên Mẫn
- Đền Cao Lỗ Vương
- Đình Quan Đình
- Đình Mẫn Xá
- Đình Tiểu Than, Lăng mộ Cao Lỗ Vương
- Đình làng Nghĩa Chỉ, Minh Đạo, Tiên Du thờ Phùng Hưng
- Từ Đường họ Trịnh, Xã Tri Phương, Tiên Du
Source Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Monday, October 21, 2013
Bắc Ninh - Nơi duy nhất có lăng mộ thủy tổ nước Nam
14/10/2012 1:33:21 CH
Lâu nay, nói đến Bắc Ninh, người ta thường chỉ biết đến là quê hương của những làn điệu Dân ca Quan họ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại mà ít người biết rằng, Bắc Ninh còn là miền đất hội tụ nhiều bậc thủy tổ như: Thủy tổ Hán Học - Sĩ Nhiếp, Thủy tổ Phật giáo - chùa Dâu, Thủy tổ Quan họ - làng Diềm và đặc biệt là Thủy tổ dân tộc đang được thờ phụng trong khu di tích lịch sử văn hóa Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành (huyện Thuận Thành). Đây là nơi duy nhất trên cả nước hiện đang còn lưu giữ phần mộ “Nam Bang thủy tổ” (thủy tổ nước Nam) và là điểm đến quan trọng cho mọi người dân đất Việt hành hương về với cội nguồn “vấn tổ tầm tông”.
Hàng năm vào ngày chính hội 18 tháng Giêng, nhân dân các vùng miền của tổ quốc lại xuôi dòng sông Đuống về bái yết Thủy tổ dân tộc.
Dấu thiêng vang vọng muôn đời
Tựa mình bên triền đê uốn lượn, dưới tán cây cổ thụ, Lăng Kinh Dương Vương được xây dựng từ lâu đời trên bãi đất cao, uy nghiêm với kiến trúc nghệ thuật cổ độc đáo, phần mộ đặt chính hướng Bắc nhìn thẳng ra dòng Thiên Đức cuộn đỏ phù sa. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) triều Nguyễn đã cho tu bổ lăng và lập bia với 4 chữ “Kinh Dương Vương lăng”. Toàn bộ diện tích khuôn viên Lăng mộ rộng hơn 20 nghìn m2 có nhà tả văn, hữu võ, nhà bàn soạn, nhà trình và còn bảo tồn được vườn cây cổ thụ xanh mát quanh năm. Ông Phạm Thuận Thành, hội viên Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh, người gắn bó máu thịt với từng làng, xã của quê hương Thuận Thành từng tự hào khẳng định: “Lăng Thủy tổ nước Việt là nơi neo giữ, cố kết tâm hồn Việt thành dân tộc, thành quốc gia từ bao đời nay. Mỗi lần đến đây, lịch sử mấy ngàn năm như lời nhắc mỗi người dấu thiêng thời mở nước”…
Các bậc cao niên làng Á Lữ cho biết: Những bức đại tự, câu đối, sắc phong hiện còn lưu giữ tại đây cho thấy Lăng Kinh Dương Vương thời xưa được xếp vào hàng miếu thờ đế vương các triều đại, mỗi lần tổ chức quốc lễ đã ban sắc, gia phong mỹ tự, sai quan đến tế lễ trang nghiêm, trọng thể, đồng thời cho tu bổ, tôn tạo và lập bia…
Cách Lăng mộ không xa, phía trong đê là Đền thờ Kinh Dương Vương còn lưu giữ rất nhiều đạo sắc phong, thần phả, đồ thờ tự, câu đối, bia ký có giá trị đã chứng tỏ việc thờ cúng các vị Thủy tổ dân tộc ở Á Lữ có từ rất xa xưa. Qua đó, khẳng định vị trí quan trọng của khu di tích trong đời sống tinh thần của người dân địa phương cũng như sự tôn thờ, ngưỡng vọng của các triều đại lịch sử đối với tiên tổ. Năm 2008, cụm di tích lịch sử Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử Văn hóa Quốc gia.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì Kinh Dương Vương chính là ông nội của các Vua Hùng, còn theo sự dẫn giải từ các nguồn tài liệu, sử sách lưu lại cho thấy: Thần Nông lấy Nữ Long rồi sinh ra Viêm Đế. Viêm Đế sinh ra Đế Minh. Đế Minh đi tuần phương Nam lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục tài đức, thông minh hơn người được Đế Minh phong là Kinh Dương Vương cai quản phương Nam. Kinh Dương Vương thành lập nhà nước sơ khai đầu tiên và đặt quốc hiệu đất nước là Xích Quỷ (tên một vì sao sáng nhất của dải Ngân Hà). Kinh Dương Vương lấy Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ rồi sinh ra 100 người con, con trai cả là Hùng Quốc Vương và các Vua Hùng hiện thờ tại Đền Hùng (Phú Thọ). Kinh Dương Vương tạ thế vào ngày 18 tháng Giêng tại Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (thuộc Bắc Ninh ngày nay). Về sau, nhân dân địa phương đã lấy ngày 18 tháng Giêng hàng năm để tổ chức lễ hội, bày tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên và đón tiếp nhân dân mọi miền tổ quốc về dâng hương, bái yết tri ân, tưởng niệm Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Âu Cơ. Lễ hội Kinh Dương Vương còn là dịp thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đồng thời phản ánh nét sinh hoạt, văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng Đồng bằng sông Hồng.
Tu bổ, tôn tạo để thu hút khách du lịch
Những năm qua, khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương đã được các cấp, các ngành và nhân dân địa phương quan tâm đầu tư tôn tạo tương đối khang trang, các hạng mục công trình cơ bản được khôi phục theo nguyên gốc. Tuy vậy, việc phát huy giá trị của khu di tích gắn với hoạt động du lịch vẫn còn rất hạn chế. Đa phần khách du lịch đến đây thời gian qua đều mang tính tự phát. Những yếu tố cần thiết và quan trọng để thu hút khách du lịch tại đây vẫn còn hết sức sơ sài: hoạt động lễ hội mới dừng lại ở quy mô nhỏ, diễn ra trong thời gian nhất định, các hoạt động phần hội còn khiêm tốn nên du khách rất khó tiếp cận; chưa có hướng dẫn viên; thiếu các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động du lịch như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, lưu niệm…; tính gắn kết giữa khu di tích với các di tích lịch sử và điểm tham quan du lịch khác trên địa bàn chưa cao, nhất là chưa có sự phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng tour, tuyến du lịch; hiệu quả của công tác tuyên truyền còn yếu… Chính vì vậy, việc thu hút khách du lịch hiện còn nhiều khó khăn.
Để phát huy có hiệu quả hơn nữa giá trị khu di tích nhằm hướng tới mục tiêu phát triển du lịch chung của tỉnh, đồng thời đưa quần thể di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù của miền Quan họ, ngoài việc sớm khắc phục những hạn chế nói trên, vừa qua, Bắc Ninh đã công bố rộng rãi Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị lịch sử văn hóa quần thể di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương với quy mô hơn 36 ha có tổng mức đầu tư dự toán gần 500 tỷ đồng. Đây là Quy hoạch được lập ra trên cơ sở của những luận cứ khoa học và thực tiễn, tương xứng với tầm vóc, giá trị lịch sử của khu di tích. Mục tiêu là thể hiện sự tri ân với tổ tiên, giữ gìn di sản của dân tộc, đồng thời góp phần khai thác, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử phục vụ phát triển du lịch.
Bằng trách nhiệm đối với tổ tiên dân tộc, các ngành, các cấp cùng nhân dân địa phương đã, đang và sẽ bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích. Hy vọng, trong tương lai không xa, quần thể di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương sẽ khang trang, bề thế tương xứng với tầm vóc lịch sử và công lao “khai sinh lập quốc” trở thành điểm đến của muôn dân đất Việt cũng như du khách quốc tế.
Theo BBN
Source Tỉnh Bắc Ninh
Tuesday, October 15, 2013
Giới thiệu cuốn sách: Danh nhân văn học Kinh Bắc
(08:42 | 27/11/2009)
Kinh Bắc là vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Đây chính là nơi phát tích của Vương triều Lý, triều đại huy hoàng xây dựng nền độc lập, tự cường, mở ra nền văn minh Đại Việt. Vốn là miền Thượng của Lộ Bắc Giang thời Lý – Trần, trấn Kinh Bắc thời Lê, vùng đất Bắc Giang đã ghi sâu những chiến tích oai hùng qua những chặng đường lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước. Từ hiện thực cuộc sống ấy đã tạo nên nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ của vùng quê Kinh Bắc với những tác phẩm văn học có giá trị trường tồn.
Trong những sách xưa nay nói về Kinh Bắc, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, song để bảo tồn diện mạo văn học của một vùng quê nghìn năm văn hiến, soạn giả Duy Phi – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang, đã cho ra đời cuốn sách “Danh nhân văn học Kinh Bắc”. Sách do Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc ấn hành năm 2001.
Duy Phi là một nhà thơ, tác giả của một số tác phẩm thơ, tiểu thuyết như “Ngổn ngang trăm mối”, “Phút siêu lòng”, “Nụ hôn định mệnh” và còn là một soạn giả với nhiều tác phẩm được tuyển chọn, biên dịch có giá trị như: “Thơ văn đời Lý”, “Giai thoại văn học xứ Bắc”, “Đường thi tinh tuyển”...
Với gần 400 trang sách, “Danh nhân văn học Kinh Bắc” Duy Phi đã giới thiệu khái lược tác giả, tác phẩm thơ của 68 danh nhân Kinh Bắc tiêu biểu từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, sách còn in phụ trương tên các tác giả của thời kỳ này và thơ của Lê Thánh Tông.
Qua cuốn sách, có thể nói thời kỳ nào xứ Bắc cũng có những danh nhân văn học tiêu biểu. Thời Lý có thiền sư Vạn Hạnh với học vấn uyên bác, người đời gọi thơ ông là “sấm ký”. Thời Trần, xứ Bắc có Huyền Quang - người được coi là vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm về thi ca. Ngoài ra, thời kỳ này còn có Đào Sư Tích, Đoàn Xuân Lôi... với những bài thơ được hậu duệ lưu truyền. Thời Lê có Phó nguyên suý Tao đàn Thân Nhân Trung với câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Thế kỷ XVI, xứ Bắc có Giáp Hải, người có tài văn chương, ứng đáp tinh nhanh làm sứ nhà Minh phải phục; Ngô Chi Lan nổi tiếng bởi tài làm thơ phú, từ khúc...
Thời kỳ rực rỡ nhất của văn học trung đại xứ Bắc phải kể đến Đoàn Thị Điểm với “Chinh phụ ngâm”, Nguyễn Gia Thiều với “Cung oán ngâm khúc”... Đó là những tác phẩm mang tính nhân văn cao cả, ảnh hưởng sâu sắc đến thi nhân nhiều thế hệ.
Nền văn học hiện đại Việt Nam đã có sự đóng góp đáng kể của một số nhà văn, nhà thơ xứ Bắc nổi tiếng. Đó là: Anh Thơ - nhà thơ xuất hiện trong phong trào thơ mới, nữ thi sĩ được nhận giải thưởng Tự lực văn đoàn (1939), giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001), có các tác phẩm tiêu biểu như: “Bức tranh quê”, “Chiều xuân”...; Hoàng Cầm – một nhà thơ tài hoa, có nhiều thi phẩm xuất sắc, đậm sắc thái quê hương Kinh Bắc như: “Bên kia sông Đuống”, “Lá diêu bông”... Ngoài ra, còn có Bàng Bá Lân, Nguyên Hồng... Những cây bút tiêu biểu của một vùng đất văn hiến ấy được giới thiệu trân trọng, tự hào của người cầm bút hậu thế.
Với nội dung bố cục chặt chẽ, cấu trúc theo trình tự thời gian, trong tập sách mỗi danh nhân đều có phần giới thiệu tiểu sử và những tác phẩm tiêu biểu của mình. Một số bài thơ được tác giả trình bày vừa bằng chữ Hán, vừa dịch sang tiếng Việt, giúp cho bạn đọc dễ đọc, dễ hiểu.
“Danh nhân văn học Kinh Bắc” được tác giả biên soạn công phu, góp phần giữ gìn vốn văn hoá dân tộc. Đây là một cuốn sách quý, rất có ý nghĩa trong việc phục vụ thầy cô giáo và học sinh, đặc biệt là các trường học trên đất Kinh Bắc tham khảo.
Thư viện tỉnh Bắc Giang trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hải Đăng
VTC10 - Du lịch Văn hóa Bắc Ninh - Chùa Bút Tháp
BẮC NINH DU LỊCH
Published on Jan 25, 2013
* Diễn đàn Du lịch Bắc Ninh : http://diendan.dulichbacninh.net (Đăng tin miễn phí 100%)
Công Ty Tổ Chức Sự Kiện & Du lịch Quốc Tế - ET TRAVEL
Công Ty Tổ Chức Sự Kiện & Du lịch Quốc Tế - ET TRAVEL
Saturday, October 12, 2013
Đồng hương tâm sự: Mạn Đàm (tiếp theo) - Đinh Văn Tuyên
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Sat 10/12/13 12:07 PM
To: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Download all as zip
Chào Cậu Tuyên;
Thăng đã chơi nhạc từ lúc 20 tuổi và chơi giỏi lắm, vào thời 80, Thăng đã từng quậy từ Nam ra Bắc, và nhiều năm chơi ở Water world (Sài Gòn) nữa. Cháu biết Thăng chơi nhạc lâu rồi. Bây giờ Thăng chen chân và giữ chân ở khách sạn lớn nhất nhì Sài Gòn thì đã chứng mình được bản lãnh của Thăng. Trong Sài Gòn đất hẹp người đông, lên được sân khấu đã là khó rồi, còn vô được sân chơi của khách sạn nổi tiếng thì rất gian nan lắm. Lâu lắm rồi cháu cũng chẳng có dịp gặp Thăng và trò chuyện. Lần tới về VN, cháu sẽ đi tìm Thăng để thưởng thức ban nhạc của Thăng.
Cháu thấy email của Cậu vui qúa, lâu lắm rồi cháu không được phép cùng cậu nâng ly chúc sức khỏe Cậu, cháu sẽ tìm cách thăm Cậu Mợ một ngày gần đây. Nhân tiện thư này cháu gửi Cậu mấy tấm hình gia đình cháu chụp chung với BS Sơn nhà Cậu ở California năm 2010. Anh em cháu có gặp nhau và tửu-trà với nhau cả ngày. Sơn nhà cậu cao giống như Thức và Thăng vậy.
Còn chuyện cháu và Thức làm lễ mừng Thọ thì đã muộn rồi, chúng cháu trên 50 tuổi lâu rồi.
Cháu Thắng.
Sent: Sat 10/12/13 12:07 PM
To: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com)
Download all as zip
Chào Cậu Tuyên;
Thăng đã chơi nhạc từ lúc 20 tuổi và chơi giỏi lắm, vào thời 80, Thăng đã từng quậy từ Nam ra Bắc, và nhiều năm chơi ở Water world (Sài Gòn) nữa. Cháu biết Thăng chơi nhạc lâu rồi. Bây giờ Thăng chen chân và giữ chân ở khách sạn lớn nhất nhì Sài Gòn thì đã chứng mình được bản lãnh của Thăng. Trong Sài Gòn đất hẹp người đông, lên được sân khấu đã là khó rồi, còn vô được sân chơi của khách sạn nổi tiếng thì rất gian nan lắm. Lâu lắm rồi cháu cũng chẳng có dịp gặp Thăng và trò chuyện. Lần tới về VN, cháu sẽ đi tìm Thăng để thưởng thức ban nhạc của Thăng.
Cháu thấy email của Cậu vui qúa, lâu lắm rồi cháu không được phép cùng cậu nâng ly chúc sức khỏe Cậu, cháu sẽ tìm cách thăm Cậu Mợ một ngày gần đây. Nhân tiện thư này cháu gửi Cậu mấy tấm hình gia đình cháu chụp chung với BS Sơn nhà Cậu ở California năm 2010. Anh em cháu có gặp nhau và tửu-trà với nhau cả ngày. Sơn nhà cậu cao giống như Thức và Thăng vậy.
Còn chuyện cháu và Thức làm lễ mừng Thọ thì đã muộn rồi, chúng cháu trên 50 tuổi lâu rồi.
Cháu Thắng.
Đồng hương tâm sự: Mạn Đàm - Đinh Văn Tuyên
From: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Sent: Sat 10/12/13 11:54 AM
To: Tuyen Dinh Van (tuyend@yahoo.com)
Cc: Diem Dinh Van (lamthydvd@gmail.com); Thang Tony Dinh Van (todi_1999@yahoo.com)
Chào 2 chú và Thắng
Cảm ơn chú Tuyên đã convert file hộ cháu.
Cảm ơn chú Diệm và Thắng đã cho biết thêm thông tin về gia đình bác Khảo...
From: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Sent: Sat 10/12/13 10:57 AM
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Tony Thang (todi_1999@yahoo.com)
Cháu Thức,
Tìm đọc KYDV phần địa chỉ liên lạc, Chú mới biết thêm chi tiết về gia đình Cháu. Đinh Tất Thăng là em ruột cháu chủ ban nhạc Gypsy Fire trình diễn ở Hotel Majestic Saigon, Họ Đinh cũng có máu văn nghệ nữa nhỉ, giỏi thật nếu mời Tony Thắng đánh trống thì tuyệt !
- Cháu làm Computer technician, Chú mới nhớ tới: Anh Nguyễn Văn Cử (Bố mẹ là: 3.6_Con thứ 6: Đinh Thị Tú (chồng: Nguyễn Văn Bảng) hiện ở Florida cũng làm nghề này (computer repair technician), nay đã quá tuổi retired rồi, không muốn nghỉ, đi làm cho đỡ buồn, tuổi già ở nhà không biết làm gì để giết thời gian ! Ở lứa tuổi 7 bó (70s) nếu ở VN thì các cụ lại xổ "nho": Nhân Sinh Thất Thập Cổ Lại Hy (xưa nay người ta sanh ra mấy ai đã sống được tới 70 tuổi), câu thơ làm trong lúc nhậu xỉn của nhà thơ Đỗ Phủ (năm 712-770), đời Đường, Trung Hoa (ngày xưa phải "Bầu rượu túi thơ" mới oai !). Thời bây giờ sống tới "7 bó" là thường.
- Người Việt mình cũng hay, ngày xưa khi Tây (French) chưa tới VN thì cái gì của "Chú Ba Tầu" cũng là nhất (1000 năm Tầu đô hộ: văn hóa, phong tục Tàu đã ăn sâu vào đời sống VN). Chả thế ở nhà quê, dân ngu cu đen thường đến nhà Cụ Đồ xin Cụ cho 1 chữ mang về treo ở nhà, ngay trên cao, chính giữa nhà mà thờ. Hồi còn bé Chú nhìn vào chữ nho chẳng hiểu gì cả, hỏi người lớn bảo chữ TÂM, chữ ĐỨC gì đó ! Những lúc trà dư tửu hậu, người lớn cũng xổ vài câu chữ nho rồi diễn dịch ra, rung đùi rất là đắc ý !
- Đến thời Tây đến, Cụ Nho về vườn. Các thày thông thày ký lại có giá. Đi đâu cũng xổ vài câu tiếng Tây cho nó oai ! Cũng nhờ 'thực dân Pháp' đô hộ nên bây giờ chúng ta có loại chữ viết mẫu tự La Tinh đang đánh máy đây. Pháp để lại cho VN những kiến trúc Tây phương lớn, đẹp (Việt Nam thường hãnh diện khoe khoang): Nhà Thờ Đức Bà Saigon, tất cả những dinh thự lớn tại Saigon, Huế, Hà Nội và các Tỉnh nữa.
- Sau lại đến Ông 'Đế quốc Mỹ' tới Ta lại học tiếng Anh, xài đồ Mỹ. Chả thế mà về VN bây giờ đi chỗ nào cũng thấy nhà hàng, quảng cáo viết chữ Anh thoải mái, đứa nào hiểu được thì hiểu ! đi ăn xem menu viết tiếng Anh (Kiểu tra tự điển từng chữ) nhiều khi nghĩ mãi không biết món gì ! Về VN mới biết người Việt mình vẫn khoái Đế Quốc Mỹ lắm: ăn mặc, sống theo kiểu Mỹ đang được giới trẻ VN ưa chuộng !
- Ra Huế chơi thấy họ mời mua mấy chai rượu thuốc, nói là Rượu Bổ đó bài thuốc gia truyền của Vua Mình Mạng để lại. - Về đọc lại Sử xem Vua Chúa VN đời Nguyễn gần đây sống thọ ra sao: Gia Long (58t)_Minh Mạng (50t)_Thiệu Trị (40t)_Tự Đức (54t)_Hàm Nghi (72t)_Duy Tân (45t)_Khải Định (48t)_Bảo Đại (84t). Vua Hàm Nghi (bị đầy ra đảo) và Bảo Đại sống bên Pháp sống dai nhờ bơ sữa của Đế Quốc !
- Vua Khải Định từng làm lễ mừng THỌ ''40'' tuổi ! Như vậy Cháu Thức và Thắng cũng nên tổ chức "Lễ mừng Thọ" được rồi ! trễ quá rồi. Rượu bổ Vua Minh Mạng sống được 50 tuổi, nên Chú thôi không mua nữa, vì mình sống dai hơn Vua rồi, còn mua làm gì nữa, về nhà mua "Red Wine" uống cũng được rồi.
Chúc cháu vui, khỏe luôn,
Chú Tuyên.
Sent: Sat 10/12/13 11:54 AM
To: Tuyen Dinh Van (tuyend@yahoo.com)
Cc: Diem Dinh Van (lamthydvd@gmail.com); Thang Tony Dinh Van (todi_1999@yahoo.com)
Chào 2 chú và Thắng
Cảm ơn chú Tuyên đã convert file hộ cháu.
Cảm ơn chú Diệm và Thắng đã cho biết thêm thông tin về gia đình bác Khảo...
Chú Tuyên
Chú cũng biết dân Việt nói chung ít nhiều đều khoái văn nghệ cả, già trẻ giầu nghèo, thành thị nông thôn từ xưa đến nay đều mê văn nghệ... Cháu và Thăng hồi còn trẻ cũng khoái ca nhạc lắm. Mỗi lần cháu chơi đàn là có Thăng theo nghe anh rồi cũng tập tành, học hỏi...
Riêng cháu, hồi trẻ mê Guitar Classic, cháu thi và trúng tuyển Lý thuyết âm nhạc niên khóa 1974 của Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn (ở cạnh Vườn Tao Đàn)... Tốt nghiệp Thanh nhạc, Ký xướng âm và Sáng tác Dân ca nữa đấy (Đó là mấy chục năm về trước, còn bây giờ là im tiếng chim rồi...)
Thăng theo nghiệp này cũng mấy chục năm nay rồi, đã từng trình diễn trên Truyền Hình và nhiều nơi lắm, bây giờ là thuộc loại có tiếng ở VN...
Trước đây khá lâu (có lẽ cũng hơn chục năm nay rồi). Cháu có nghe Thăng kể là có lần ra Bắc trình diễn, Thăng có ghé về thăm làng Dũng Vy mình nhưng rất tiếc không chụp được tấm ảnh nào...
Kỳ rồi về VN thăm nhà, Thăng cũng mấy lần mời cháu lên uống Café nghe nhạc... Ngồi trên sân thượng Majestic gió hiu hiu từ sông thổi vào, ngắm Sài Gòn trong ánh đèn đêm lung linh cũng thấy chút khuây khỏa...
Khi nào có dịp về thăm VN, nếu rảnh, mời chú và Thắng ghé chỗ Thăng uống Café hay nhâm nhi Whisky, Cognac giải khuây...
Chúc sức khỏe và niềm vui cuối tuần
Cháu - Thức
Giới thiệu một số nhạc phẩm do Gipsy Fire Novamenco hòa âm, phối khí và trình bày:
Listen more at Ban nhạc Gipsy Fire Novamenco Blog
Chú cũng biết dân Việt nói chung ít nhiều đều khoái văn nghệ cả, già trẻ giầu nghèo, thành thị nông thôn từ xưa đến nay đều mê văn nghệ... Cháu và Thăng hồi còn trẻ cũng khoái ca nhạc lắm. Mỗi lần cháu chơi đàn là có Thăng theo nghe anh rồi cũng tập tành, học hỏi...
Riêng cháu, hồi trẻ mê Guitar Classic, cháu thi và trúng tuyển Lý thuyết âm nhạc niên khóa 1974 của Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn (ở cạnh Vườn Tao Đàn)... Tốt nghiệp Thanh nhạc, Ký xướng âm và Sáng tác Dân ca nữa đấy (Đó là mấy chục năm về trước, còn bây giờ là im tiếng chim rồi...)
Thăng theo nghiệp này cũng mấy chục năm nay rồi, đã từng trình diễn trên Truyền Hình và nhiều nơi lắm, bây giờ là thuộc loại có tiếng ở VN...
Trước đây khá lâu (có lẽ cũng hơn chục năm nay rồi). Cháu có nghe Thăng kể là có lần ra Bắc trình diễn, Thăng có ghé về thăm làng Dũng Vy mình nhưng rất tiếc không chụp được tấm ảnh nào...
Kỳ rồi về VN thăm nhà, Thăng cũng mấy lần mời cháu lên uống Café nghe nhạc... Ngồi trên sân thượng Majestic gió hiu hiu từ sông thổi vào, ngắm Sài Gòn trong ánh đèn đêm lung linh cũng thấy chút khuây khỏa...
Majestic Hotel (4-2013) - Thăng, Thức cùng bạn hữu (Photos Đinh Thức)
Khi nào có dịp về thăm VN, nếu rảnh, mời chú và Thắng ghé chỗ Thăng uống Café hay nhâm nhi Whisky, Cognac giải khuây...
Chúc sức khỏe và niềm vui cuối tuần
Cháu - Thức
Giới thiệu một số nhạc phẩm do Gipsy Fire Novamenco hòa âm, phối khí và trình bày:
Listen more at Ban nhạc Gipsy Fire Novamenco Blog
-----------
From: Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com)
Sent: Sat 10/12/13 10:57 AM
To: Thuc Dinh (dthuc@live.com)
Cc: Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com); Tony Thang (todi_1999@yahoo.com)
Cháu Thức,
Tìm đọc KYDV phần địa chỉ liên lạc, Chú mới biết thêm chi tiết về gia đình Cháu. Đinh Tất Thăng là em ruột cháu chủ ban nhạc Gypsy Fire trình diễn ở Hotel Majestic Saigon, Họ Đinh cũng có máu văn nghệ nữa nhỉ, giỏi thật nếu mời Tony Thắng đánh trống thì tuyệt !
- Cháu làm Computer technician, Chú mới nhớ tới: Anh Nguyễn Văn Cử (Bố mẹ là: 3.6_Con thứ 6: Đinh Thị Tú (chồng: Nguyễn Văn Bảng) hiện ở Florida cũng làm nghề này (computer repair technician), nay đã quá tuổi retired rồi, không muốn nghỉ, đi làm cho đỡ buồn, tuổi già ở nhà không biết làm gì để giết thời gian ! Ở lứa tuổi 7 bó (70s) nếu ở VN thì các cụ lại xổ "nho": Nhân Sinh Thất Thập Cổ Lại Hy (xưa nay người ta sanh ra mấy ai đã sống được tới 70 tuổi), câu thơ làm trong lúc nhậu xỉn của nhà thơ Đỗ Phủ (năm 712-770), đời Đường, Trung Hoa (ngày xưa phải "Bầu rượu túi thơ" mới oai !). Thời bây giờ sống tới "7 bó" là thường.
- Người Việt mình cũng hay, ngày xưa khi Tây (French) chưa tới VN thì cái gì của "Chú Ba Tầu" cũng là nhất (1000 năm Tầu đô hộ: văn hóa, phong tục Tàu đã ăn sâu vào đời sống VN). Chả thế ở nhà quê, dân ngu cu đen thường đến nhà Cụ Đồ xin Cụ cho 1 chữ mang về treo ở nhà, ngay trên cao, chính giữa nhà mà thờ. Hồi còn bé Chú nhìn vào chữ nho chẳng hiểu gì cả, hỏi người lớn bảo chữ TÂM, chữ ĐỨC gì đó ! Những lúc trà dư tửu hậu, người lớn cũng xổ vài câu chữ nho rồi diễn dịch ra, rung đùi rất là đắc ý !
- Đến thời Tây đến, Cụ Nho về vườn. Các thày thông thày ký lại có giá. Đi đâu cũng xổ vài câu tiếng Tây cho nó oai ! Cũng nhờ 'thực dân Pháp' đô hộ nên bây giờ chúng ta có loại chữ viết mẫu tự La Tinh đang đánh máy đây. Pháp để lại cho VN những kiến trúc Tây phương lớn, đẹp (Việt Nam thường hãnh diện khoe khoang): Nhà Thờ Đức Bà Saigon, tất cả những dinh thự lớn tại Saigon, Huế, Hà Nội và các Tỉnh nữa.
- Sau lại đến Ông 'Đế quốc Mỹ' tới Ta lại học tiếng Anh, xài đồ Mỹ. Chả thế mà về VN bây giờ đi chỗ nào cũng thấy nhà hàng, quảng cáo viết chữ Anh thoải mái, đứa nào hiểu được thì hiểu ! đi ăn xem menu viết tiếng Anh (Kiểu tra tự điển từng chữ) nhiều khi nghĩ mãi không biết món gì ! Về VN mới biết người Việt mình vẫn khoái Đế Quốc Mỹ lắm: ăn mặc, sống theo kiểu Mỹ đang được giới trẻ VN ưa chuộng !
- Ra Huế chơi thấy họ mời mua mấy chai rượu thuốc, nói là Rượu Bổ đó bài thuốc gia truyền của Vua Mình Mạng để lại. - Về đọc lại Sử xem Vua Chúa VN đời Nguyễn gần đây sống thọ ra sao: Gia Long (58t)_Minh Mạng (50t)_Thiệu Trị (40t)_Tự Đức (54t)_Hàm Nghi (72t)_Duy Tân (45t)_Khải Định (48t)_Bảo Đại (84t). Vua Hàm Nghi (bị đầy ra đảo) và Bảo Đại sống bên Pháp sống dai nhờ bơ sữa của Đế Quốc !
- Vua Khải Định từng làm lễ mừng THỌ ''40'' tuổi ! Như vậy Cháu Thức và Thắng cũng nên tổ chức "Lễ mừng Thọ" được rồi ! trễ quá rồi. Rượu bổ Vua Minh Mạng sống được 50 tuổi, nên Chú thôi không mua nữa, vì mình sống dai hơn Vua rồi, còn mua làm gì nữa, về nhà mua "Red Wine" uống cũng được rồi.
Chúc cháu vui, khỏe luôn,
Chú Tuyên.
Friday, October 11, 2013
Bản cập nhật GIA PHẢ HỌ ĐINH - Đinh Văn Diệm
From: | Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com) |
Sent: | Fri 10/11/13 1:32 AM |
To: | Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com) |
1 attachment (1984.4 KB)
Các cháu Thức, Thắng,
Tập GIA PHẢ HỌ ĐINH em đã làm xong, xin gửi cho anh và các cháu, coi thử xem còn cần bổ sung gì nữa không.
Em viết bài gửi cho các trang web thường hay xảy ra trường hợp họ đưa lên mạng không đúng như thiết kế của mình: Số trang nhảy sai, chữ đậm (mập, béo) thành chữ mảnh (gầy, ốm) và ngược lại; vd: ĐINH VĂN => ĐINH VĂN v.v… Có lẽ tại trình độ Computer của em còn hạn chế. Bài viết em chỉ lưu vào file cách đơn giản, không biết lưu kiểu pdf hay cách nào khác.
Bây giờ làm ĐINH TỘC THẾ PHỔ phải có thiết kế khoa học và hợp với cách thiết kế của gia phả (PHẢ HỆ), thì vấn đề trên lại càng cần phải tránh. Vì thế, để tránh tình trạng ấy xảy ra cho ĐINH TỘC THẾ PHỔ, em xin trình bày cách thức em đã thực hiện, để nếu thấy nó nhảy lung tung, thì anh và các cháu chỉnh sửa cho đúng với thiết kế ban đầu của em. Còn nếu có bổ sung thì cũng cứ theo cách thức đó. Sau khi hoàn tất, nhớ gửi về cho em một bản để em lưu vào văn kiện gia đình của em.
1- Về kiểu chữ thì em dùng kiểu Normal + Tahoma (Unicode). Cỡ chữ là 12 cho dễ đọc (ngoại trừ tiêu đề thì cỡ lớn hơn, cỡ 18 hoặc 20).
2- Kích thước của khung trang viết, em dùng Page set up (Top: 1” ; Bottom: 1” ; Left: 0,8” ; right: 0,8” ; Paper: Letter).
3- Về Format, em dùng: Paragraph (Alightment: Justified ; Outline level: Body text ; Spacing: before => 0 pt , after => 0 pt ; Line spacing: single).
4- Chỉ có tiêu đề là in chữ đậm (chữ mập – Vd: KHAI TỪ). Riêng phần PHẢ KÝ, thì chỉ có người đứng đầu CHI (Ông) và người đứng vai KHẢO (Cha) là dùng chữ đậm; còn hàng TỬ (Con), TÔN (Cháu), TẰNG TÔN (Chắt) thì để chữ thường (chữ gầy). Vd: I.- Cụ ĐINH VĂN TOÁT => I.A. ĐINH VĂN TỂ => I.A1- Đinh Công Khao => I.A1a- Đinh Văn Giảng ; I.C. ĐINH VĂN ĐAN => I.C2- Đinh Tất Cuông => I.C2f- Đinh Tất Thăng => I.C2f1- Đinh Tất Thắng v.v…
5- Về danh xưng, cuốn Gia Phả do ông Huy thực hiện (không đánh số thứ tự theo PHẢ HỆ, rồi vai TỔ gọi là ông bà, đến vai KHẢO cũng gọi ông bà, tới vai TỬ, TÔN cũng gọi ông bà nốt, cứ y như “cá mè một lứa”, rất khó cho vấn đề tra cứu). Để tránh tình trạng như vậy, em quyết định chỉ để đại từ nhân xưng (personal pronoun) “Cụ” cho người đứng đầu mỗi CHI, còn từ hàng KHẢO trở xuống chi ghi danh tính theo số thứ tự PHẢ HỆ.
6- Cũng theo cách thiết kế PHẢ HỆ, vai TỔ (Ông) đánh số thứ tự La-mã (I, II, III, IV) để sát lề trái. Đến vai KHẢO (Cha) theo mẫu tự La-tinh (viết hoa) A, B, C, … cũng để sát lề trái. Tới vai TỬ (Con) thì lui vào một nấc (nhấn phím “Tab ->” trên bàn phím một cái); rồi vai TÔN (Cháu) cũng lui vào thêm một nấc. Nôm na là mỗi thứ bậc lui vào một nấc. Vd:
I.- Cụ ĐINH VĂN TOÁT
I.C. ĐINH VĂN ĐAN
I.C2- Đinh Tất Cuông
I.C2f- Đinh Tất Thăng
I.C2f1- Đinh Tất Thắng v.v…
7- Về màu mực thì tiêu đề em dùng màu đỏ (vd: PHẢ ĐỒ, PHẢ KÝ…), nội dung GIA PHẢ em dùng màu xanh lam (như màu em viết trong email này), còn số trang em dùng màu đen và đánh ở chính giữa cuối trang cho dễ phân biệt. Vd: Trang 08
- 08 -
-----------
Ghi chú: Qúy vị có thể xem bản ĐINH TỘC THẾ PHỔ tại Văn Bản KYDV. Mọi ý kiến đóng góp, cập nhật xin gửi về ông Đinh Văn Diệm - Email: lamthydvd@gmail.com
Wednesday, October 9, 2013
Thông tin và hình ảnh mừng lễ Mẹ Mân Côi tại TGM Bắc Ninh
Kính gửi thông tin và hình ảnh mừng lễ Mẹ Mân Côi bảo trợ giáo phận Bắc Ninh tại Tòa Giám Mục Bắc Ninh.
Dịp lễ có hơn 5,000 chị em trong các đoàn hoa Mân Côi của các giáo xứ toàn giáo phận về thi dâng hoa và tham dự Thánh lễ. Lễ Mẹ Mân Côi bảo trợ năm nay có 2 cái đặc biệt:
1. Có số lượng các chị em tham dự dâng hoa kính Mẹ đông nhất từ trước đến nay.
2. Có đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Bắc Ninh, chủ tế thánh lễ.
Dịp lễ có hơn 5,000 chị em trong các đoàn hoa Mân Côi của các giáo xứ toàn giáo phận về thi dâng hoa và tham dự Thánh lễ. Lễ Mẹ Mân Côi bảo trợ năm nay có 2 cái đặc biệt:
1. Có số lượng các chị em tham dự dâng hoa kính Mẹ đông nhất từ trước đến nay.
2. Có đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Bắc Ninh, chủ tế thánh lễ.
Photos: Tòa Giám Mục Bắc Ninh
Xem thêm thông tin và hình ảnh, xin vào trang: http://www.giadinhbacninh.com/
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
VIỆT NAM
TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
VIỆT NAM
Phone: +84 (904) 266 427
Cập nhật Liên lạc đồng hương Dũng Vy
Địa chỉ đồng hương Dũng Vy mới cập nhật do Đinh Văn Thắng (Tony) gởi cho Blog KYDV tại Liên lạc đồng hương Dũng Vy. Quý vị muốn cập nhật hoặc đăng địa chỉ mới xin vui lòng liên lạc:
Đinh Văn Thắng (Tony)
Email: todi_1999@yahoo.com
Cell: 214-868-1045
Home: 972-800-1430
Blog KYDV
Email: dthuc@live.com
Trân trọng
Blog KYDV
10-2013
Đinh Văn Thắng (Tony)
Email: todi_1999@yahoo.com
Cell: 214-868-1045
Home: 972-800-1430
Blog KYDV
Email: dthuc@live.com
Trân trọng
Blog KYDV
10-2013
Saturday, October 5, 2013
Hương Xưa - Cung Tiến - Sĩ Phú
kirby672
Uploaded on Oct 4, 2009
Classic song Huong Xua , Old Scent, written by Cung Tien, performed by Si Phu.
Friday, October 4, 2013
Chùa Dâu - Ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam
vanhoaviettv
Uploaded on Oct 25, 2011
Chùa Dâu - ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam - Chùa Dâu tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự. Nơi đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.
Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên gọi là chùa Pháp Vân và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.
Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới Dâu -- tức Luy Lâu tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu -- trung tâm Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa tháp được xây cất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác, phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi -- Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao quanh tòa điện chính hình chữ Công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc.
Chính giữa sân chùa trước bái đường, Mạc Đĩnh Chi đã cho dựng ngôi tháp Hòa Phong cao chín tầng, nay chỉ còn ba. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ.
Tháp Hòa Phong Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Từ "Hoà Phong" có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành.
Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời - cao 1,6m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m, cao 0,8m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt không có con cừu. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.
Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia.
Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên gọi là chùa Pháp Vân và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.
Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới Dâu -- tức Luy Lâu tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu -- trung tâm Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa tháp được xây cất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác, phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi -- Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao quanh tòa điện chính hình chữ Công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc.
Chính giữa sân chùa trước bái đường, Mạc Đĩnh Chi đã cho dựng ngôi tháp Hòa Phong cao chín tầng, nay chỉ còn ba. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ.
Tháp Hòa Phong Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Từ "Hoà Phong" có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành.
Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời - cao 1,6m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m, cao 0,8m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt không có con cừu. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.
Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia.
Đồng hương tâm sự: Gia phả Họ Đinh
From: | Van Diem Dinh (lamthydvd@gmail.com) |
Sent: | Thu 10/03/13 6:43 PM |
To: | Khai Nguyen (phaolo200930@yahoo.com); Tuyen Dinh (tuyend@yahoo.com); Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com); Thức Đinh (dthuc@live.com) |
Kính anh Bảo,
Cuốn Gia phả Họ Đinh đầu tiên là cuốn của em ghi chép theo quyển gốc của ông Thơ Thành (ông Thơ Thành thu thập tài liệu, về hội ý với ông Xếp và ông Quản Vụ, đúc kết lại rồi giao cho chú Đích và em biên tập. Đích thì bệnh hoạn nên giao cả cho em). Khi giao cho anh Tòng in thành nhiều bản, anh Tòng lại được anh Huy giao cho 1 cuốn nữa (do nhóm các ông Đỗ, quản Kiểm, Tập, Quảng… ở Liên Khương thực hiện, anh Huy biên tập). Anh Tòng in chung cả 2 cuốn thành một cuốn. Em có đọc lai thấy sai sót nhiều lắm, hỏi bản gốc thì anh Tòng nói không còn (có lẽ đã bị xé thành nhiều tờ rồi giao thợ đánh máy, và vì thợ đánh máy không phải người nhà, nên đánh sai rất nhiều, mà anh Tòng không duyệt lại thật kỹ, sửa chữa rồi mới đem in, nên mới thành chuyện).
Theo cuốn của ông Thơ Thành, thì không thấy có ghi làng Dũng Vy tách hai nhóm, một nhóm đi xa lấy tên Tư Vy, nhóm ở lại lấy tên Dũng Vy. Anh Huy chỉ viết lại theo ký ức được ông Hội Nho (Đinh Văn Đặng) kể. Làng Dũng Vy có 3 thôn (nhất xã tam thôn): Thôn Ngoài (Thôn Giáo), Thôn Trong (Thôn Lương) và Thôn Đinh. Hồi đó vì có sự tranh chấp ruộng đất, nên cũng chia năm sẻ bảy, một chi lên Đồng Lạng, một chi lên Núi Chè (Trà Sơn), Cổ Miễu, xuống cả Xóm Sen (Kiêu Đường). Nhưng không thấy có nhánh nào tên Tư Vy. Ngay đến hiện tại, cũng không có làng nào tên Tư Vy Ở quận Tiên Du chỉ có 2 làng có chữ Vy, đó là Dũng Vy và Đại Vy. Theo Từ nguyên thì Vi có nghĩa là làm, hành động, Dũng có nghĩa là can đảm, dũng cảm, Đại có nghĩa to lớn. Vậy Dũng Vy là Hành động dũng cảm; Đại Vy là Hành động lớn mạnh. Còn Tư Vy (tư là số 4, tư là riêng tư) thì không có nghĩa.
Em chỉ biết có vậy. Còn họ Đinh thì nhiều nơi có, như ở Bùi Chu có cả một Giáo xứ toàn mang họ Đinh. Ở Dũng Vy họ Đinh mới chỉ chiếm đa số thôi.
Thân kính
ĐVDiệm
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Khai Nguyen <phaolo200930@yahoo.com>
Ngày: 23:02 Ngày 03 tháng 10 năm 2013
Chủ đề: Baodinh
Đến: "lamthydvd@gmail.com" <lamthydvd@gmail.com>
Chú Diệm
Tôi có đọc cuốn gia phả hồi ông Tòng đưa cho, xưa làng Dũng Vi có một ngành vì vấn đề sinh sống, cho nên đã di chuyển đi nơi khác lập ấp, và gọi là Tư Vy, vậy chú có biết làng đó hiện nay ở vào khoảng chỗ nào ? thuộc huyện Tiên Du hay ngoài... Đôi khi ở bên này tôi cũng gặp một số người họ Đinh, biết đâu là quê quán Tư Vy, cũng là dịp có thể kết thân... hy vọng...
Từ: Khai Nguyen <phaolo200930@yahoo.com>
Ngày: 23:02 Ngày 03 tháng 10 năm 2013
Chủ đề: Baodinh
Đến: "lamthydvd@gmail.com" <lamthydvd@gmail.com>
Chú Diệm
Tôi có đọc cuốn gia phả hồi ông Tòng đưa cho, xưa làng Dũng Vi có một ngành vì vấn đề sinh sống, cho nên đã di chuyển đi nơi khác lập ấp, và gọi là Tư Vy, vậy chú có biết làng đó hiện nay ở vào khoảng chỗ nào ? thuộc huyện Tiên Du hay ngoài... Đôi khi ở bên này tôi cũng gặp một số người họ Đinh, biết đâu là quê quán Tư Vy, cũng là dịp có thể kết thân... hy vọng...
Lịch sử Bắc Ninh - Wikipedia
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm.[8] Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du.
Thời kỳ nước Văn Lang, nước ta được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô Quyền, Giao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên.
Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).
Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).
Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay).
Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ nước ta. Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 04 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.
Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.[9].
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 06 tháng 11 năm 1996).[10]
Source Lịch sử Bắc Ninh - Wikipedia