Saturday, May 26, 2012

Danh sách các lễ hội ở Bắc Ninh (Tháng 6,8,9 và 10)

Tháng 6
    • Ngày 26 - 6:
      • Kỷ niệm ngày sinh của Ngô Quang Dũng - Vân Dương - TP. Bắc Ninh.
Tháng 8:
  • Mùng 1-7:
    • Hội làng Phấn Động ở xã Tam Đa, huyện Yên Phong.
  • Mùng 1-4:
  • Mùng 5:
    • Hội làng Đông Xá ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong.
  • Mùng 7:
    • Hội rước nước làng Thị Cầu ở phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh.
  • Ngày 14:
    • Hội rước nước đền Phả Lại ở xã Đức Long, huyện Quế Võ.
  • Ngày 15­-16:
    • Hội đền Chi Long ở xã Long Châu, huyện Yên Phong.
Tháng 9
    • Mùng 8-­9:
      • Hội chùa Dạm ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ.
    • Mùng 10-18:
    • Mùng 23:
      • Giỗ bà Lý Chiêu Hoàng tại Đền Rồng, Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn.
      • Hội thi nói khoác làng Đông Yên ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong.
    • Ngày 29
      • Giỗ tổ làng nghề Đại Bái (bưởi) thuộc xã Đại Bái
Tháng 10
    • Ngày 15:
      • Hội thi giã bánh dầy làng Đạo Chân ở xã Kim Chân, TP Bắc Ninh.

Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thursday, May 24, 2012

Danh sách các lễ hội ở Bắc Ninh (Tháng 2,3,4)

Tháng 2
    • Mùng 4: Hội Đình Đông-Đình Đoài, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành (hai đình chung một hội)
    • Mùng 6:
      • Hội Đình làng Dương Húc (Đại Đồng - Tiên Du), lễ rước Thành hoàng có công dẹp giặc Ân giúp nước.
      • Hội đình Keo ở Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn.
      • Hội làng Nghĩa Chỉ ở Nghĩa Chỉ, Minh Đạo, Tiên Du.
    • Mùng 6-­12:
      • Hội trình nghề ở Phương La Đông, Phương La Đoài (Tam Giang­, Yên Phong).
      • Hội làng Tiêu Long, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn.
    • Mùng 7:
      • Hội đền Đức Vua Bà (Thủy tổ Quan họ) làng Viêm Xá (Diềm) ở xã Hòa Long, huyện Yên Phong.
      • Hội làng Hồi Quan nơi thờ Đức thánh Tam Quang ở xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn
      • Hội Chùa Đài hay còn gọi là chùa Kim Đài, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn
    • Mùng 7­-15:
      • Hội tranh cây mộc tất làng Long Khám ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du.
    • Mùng 7-9:
      • Hội làng Tiến Bào ở Tiến Bào, xã Phù khê, thị xã Từ Sơn
      • Hội làng Nguyễn Thụ ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn.
      • Hội làng Lễ Xuyên ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn.
      • Hội làng Yên Lã ở phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn.
      • Hội chùa Tiêu ở xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn.
    • Mùng 8­-10:
      • Hội làng Cẩm Giang ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn.
    • Mùng 10:
      • Hội làng Đại Vi, xã Đại Đồng, Tiên Du, Bắc Ninh
      • Hội làng Vân Xá, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, thờ Lê Văn Thịnh (Thủ khoa Đại Việt đầu tiên)
      • Hội làng Dương Lôi (Đình Sấm) ở phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn để kỷ niệm ngày mất của bà Phạm Thị, thân mẫu Lý Công Uẩn.
      • Hội làng Tam Tảo ở Phú Lâm, huyện Tiên Du, kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương TRẦN QÚY và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu PHƯƠNG DUNG, người có công cứu mạng Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ). Tưởng nhớ ơn hai anh em vị tướng ĐÀO LẠI BỘ người có công giúp Thục Phán AN DƯƠNG VƯƠNG đánh giặc Triệu Đà xâm lược.
      • Hội làng Đông Phù (Phú Lâm, ­Tiên Du) có trò rồng rắn đuổi bệt.
    • Mùng 10 - 12:
      • Hội Làng Yên Mẫn, phường Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh
    • Ngày 14:
      • Hội chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh.
    • Ngày 14­-15:
      • Hội chùa làng Nghiêm Xá ở xã Việt Hùng, huyện Quế Võ.
    • Ngày 12­-16:
      • Hội đình Đình Bảng (Đình Bảng, ­Từ Sơn) có đón chạ Cẩm Giang và thi đấu vật.
      • Ngày 17: Hội làng Nghi An (Trạm Lộ - Thuận Thành) rước phật, đá bóng, bóng chuyền, đánh đu, chọi gà, hát quan họ.
    • Ngày 26:
      • Hội làng Tiến sĩ Kim Đôi ở xã Kim Chân, TP Bắc Ninh.
    • Ngày 28: Hội chiến thắng Như Nguyệt ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong.

Tháng 3
      • Ngày 03 tháng 3 AL: Giỗ tổ Phường Đậu: thôn Trà Lâm, xã Trí Qủa, Thuận Thành, Bắc Ninh (Nguyễn Thừa Quang)
    • Mùng 4 Hội làng Phúc Tinh ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn.
    • Mùng 8:
      • Hội Trang Liệt ở phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn.
      • Hội Bính Hạ ở phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn.
      • Hội Phù Lưu ở phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn.
    • Mùng 10:
      • Hội làng Đa Tiện (xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành).
      • Hội đền thờ Nguyễn Cao làng Cách Bi, xã Cách Bi
      • Hội làng Tiểu Than - Lễ rước lăng mộ Cao Lỗ Vương (Vạn Ninh, ­Gia Bình).
      • Hội đền Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than, xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
      • Hội "Thất thôn giao kiệt" làng Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong.
      • Hội làng Mẫn Xá, huyện Yên Phong
    • Ngày 14-16:
      • Hội đình làng Từ Phong, Cách Bi, Quế Võ.
      • Hội đền Lý Bát Đế ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn.
    • Ngày 18­-20:
      • Hội Đậu (Mộ Đạo, ­Quế Võ) có thi thả diều, bơi chải.
    • Ngày 24: Hội chùa Bút Tháp ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành.
Tháng 4
    • Mùng 1: Hội đền Phụ Quốc (xóm Miễu - Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du - Bắc Ninh). Kỷ niệm ngày mất của ông bà Phụ Quốc Đại Vương TRẦN QÚY và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu PHƯƠNG DUNG, người có công cứu mạng Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ).
    • Mùng 7:
      • Hội Khám (Hội chùa Linh Ứng), làng Ngọc Khám ở xã Gia Đông, huyện Thuận Thành.
    • Mùng 8:
      • Hội Dâu (Chùa Dâu) ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành.
    • Mùng 9:
      • Hội làng Vó (Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài.
    • Mùng 10:
      • Hội làng Bưởi (Đại Bái) ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình.
      • Hội đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh.
    • Ngày 15:
      • Hội đền Xà ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong.
    • Ngày 20:
      • Hội đền Vân Mẫu ở phường Vân Dương, TP Bắc Ninh.

(Còn tiếp)

Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Monday, May 21, 2012

Danh sách các lễ hội ở Bắc Ninh (Tháng Giêng)

Danh sách này liệt kê các lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau.

Các lễ hội tiêu biểu

Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây:
  • Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.
  • Lễ hội làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du. Được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm, Kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung. Tưởng nhớ ớn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược.
  • Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.
  • Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9 tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
  • Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).
  • Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 tháng 3 ở làng Tiểu Than (làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
  • Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
  • Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 tháng Giêng.
  • Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 tháng 4.
  • Lễ hội Đình Châm Khê ngày 4 tháng tám (âm)
Có câu:
Mùng bẩy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín hội Gióng
Mồng mười hội Bưởi đâu đâu cũng về
Lịch một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Ninh

Tháng giêng

(Theo âm lịch[1])
  • Mùng 4:
    • Hội làng Chóa làng Chân Lạc, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong
    • Hội rước pháo, thi pháo, tế bánh dầy, diễn trò ôm cột, dô Ông Đám, múa hoa làng Đồng Kỵ ở phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn.
    • Hội xem hoa mẫu đơn, diễn trò "Từ Thức gặp tiên" ở chùa Phật Tích (Phật Tích­ - Tiên Du).
    • Hội thi kéo co giữa nam và nữ làng Hữu Chấp ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong.
    • Hội rước lợn ỷ và đuổi cuốc làng Trà Xuyên ở xã Khúc Xuyên, huyện Yên Phong.
    • Hội hát Quan họ làng Ó (Hội Ó) ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Tối họp chợ âm phủ và bán gà đen.
    • Hội làng Vó (tức Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài có tục đánh cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại Vương.
  • Mùng 4­-5: Hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài (Vạn Ninh, ­Gia Bình).
  • Mùng 6:
    • Hội hát quan họ các làng Ném (Khắc Niệm) ở xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh và Khu Khả Lễ ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Từ năm 1999, làng Ném Thượng đã khôi phục tục "chém lợn tế thần"[2] theo sự tích một vị tướng cuối đời Lý[3]
    • Hội rước chạ Khả Lễ­, Bái Uyên ở xã Liên Bão, huyện Tiên Du.
  • Mùng 6-7: Hội thi mã Đông Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành.
  • Mùng 7:
    • Hội hát Quan họ làng Đào Xá (4/1 âm lịch), làng Đống Cao (7/1 âm lịch), làng Châm Khê (28/1) xã Phong Khê, huyện Yên Phong.
    • Hội hát quan họ làng Hòa Đình (làng Nhồi) ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
  • Mùng 5-­7: Hội "Bách nghệ" làng Như Nguyệt ở xã Tam Giang ­huyện Yên Phong. Biểu diễn các nghề của tứ dân "Sĩ, Nông, Công, Thương".
  • Mùng 6­-15: Hội "Chen" làng Nga Hoàng (Yên Giả, ­Quế Võ) có diễn trò trai gái, già trẻ chen nhau.
  • Mùng 8­-10:
    • Hội Phú Mẫn ở thị trấn Chờ­, huyện Yên Phong.
    • Hội hát Quan họ làng Bồ Sơn (Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh) có diễn trò đập nồi niêu. Đậc biệt là hát quan họ dưới thuyền với khung cảnh đình, chùa, hồ nước
  • Mùng 9:
    • Hội làng Tam Sơn ở xã Tam Sơn, Thị xã Từ Sơn.
    • Hội Đình làng Thôn Trà Lâm, xã Trí Quả, Thuận Thành, Bắc Ninh.
    • Hội làng Trần ở phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh.
  • Ngày 11­-12: Hội thi đọc mục lục làng Phù Khê ở xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn. (Hiện nay không thấy lễ hội này còn xuất hiện)
  • Ngày 11-12: Hội làng Đông Mai, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong. với đối đáp quan họ, chọi gà, đấu cờ, đốt pháo (nay không còn nữa)... để tưởng nhớ bà thành hoàng làng là Dương Mai Công Chúa - Hứa Trinh Hòa là cung phi trong vương triều Lý Nam Đế, có công cùng ngài đánh đuổi quân ngoại xâm.
  • Này 12-13: Hội Lim ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du.
  • Ngày 10­-15:
    • Hội làng Vân Đoàn (Đức Long­, Quế Võ) có tục rước lợn đen (ông ỷ).
    • Hội làng Đình Cả­, Lộ Bao (Nội Duệ­, Tiên Du) có tục "cướp chiếu", "tế trâu thui".
  • Ngày 13­-15:
    • Hội làng Thau (Kim Thao) ở xã Lâm Thao, huyện Lương Tài. Nổi tiếng về thi đấu vật.
  • Ngày 14­-15:
    • Hội đền Bà Chúa Kho, làng Cô Mễ ở phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh.
    • Hội làng Phù Lưu, thôn Phù Lưu, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong. Với những phong tục độc đáo: hát quan họ, hát đối đáp giao duyên, hội thi chọi gà, hội chơi cờ tướng, cờ người...
    • Hội làng Ngô Nội ở thôn Ngô Nội, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong.
  • Ngày 15: hội Thôn Song Tháp, Đa Vạn - phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn sát dòng sông Ngũ Huyện, Châu Khê, Từ Sơn.
  • Ngày 15-19: Hội làng Yên Phụ - xã Yên Phụ, huyện Yên Phong.
  • Ngày 17-18: Hội làng Á lữ - Đại đồng thành - Thuận Thành - Bắc Ninh. Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân)
  • Ngày 18­-21: Hội chùa Tổ ở xã Thái Bảo, huyện Gia Bình.
  • Ngày 22-25: Hội làng Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong đây là 1 lễ hội lớn không thể bỏ qua
  • Ngày 27-28: Hội làng giấy Châm Khê - Phong Khê Thành phố Bắc Ninh
Danh sách lễ hội Bắc Ninh (tháng 2, 3)

Monday, May 7, 2012

Gia Lâm

Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía Đông của thành phố Hà Nội. Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô.

Địa lý

Diện tích và dân số

Trước tháng 11 năm 2003, khi quận Long Biên chưa được thành lập thì diện tích của huyện là 172,9 km², dân số 340.200 người. Năm 2003 khi quận trên được thành lập thì diện tích huyện chỉ còn là 108,446 km² với dân số 190.194 người.

Thủy văn

sông Hồng (làm ranh giới tiếp giáp với quận Hoàng Maihuyện Thanh Trì), sông Đuống (ranh giới tiếp giáp với huyện Đông Anhquận Long Biên), sông Cầu Bây, sông Bắc Hưng Hải, sông Thiên Đức chảy qua.

Vị trí địa lý

Địa giới hành chính của huyện Gia Lâm là: phía bắc giáp thị xã Từ Sơnhuyện Tiên Du (Bắc Ninh), phía tây bắc giáp huyện Đông Anh, phía tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai, phía tây nam giáp huyện Thanh Trì, phía đông giáp huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), phía đông nam giáp huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Hành chính

Có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 20 xã, cụ thể:

Về mặt địa lý, huyện Gia Lâm được phân ra làm hai khu vực, ngăn cách bởi dòng sông Đuống gồm:
  • Cụm Bắc Đuống: Thị trấn Yên Viên, Yên Viên, Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.
  • Cụm Nam Đuống: Thị trấn Trâu Quỳ, Cổ Bi, Đông Dư, Đa Tốn, Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.

Lịch sử - Hình thành
Trước năm 1945, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, rồi phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 13 tháng 12 năm 1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, toàn bộ huyện Gia Lâm (gồm 15 xã) của tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 31/5/1961, lập huyện Gia Lâm mới gồm 2 thị trấn và 31 xã:
  • 2 thị trấn: Gia Lâm, Yên Viên (trước thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
  • 31 xã: Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Giang Biên, Phúc Lợi, Trung Thành, Thạch Bàn, Quyết Chiến, Quyết Thắng, Toàn Thắng, Tân Hưng, Kim Lan, Quang Minh, Thừa Thiên, Cự Khối, Quang Trung I, Quang Trung II, Quyết Tiến, Vân Dục, Phù Đổng, Trung Hưng, Tiền Phong, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đức Thắng, Chiến Thắng, Đại Hưng.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982: thành lập thị trấn Đức Giang và thị trấn Sài Đồng.
Thị trấn Đức Giang có diện tích 133 ha, gồm phần đất của 2 xã Việt Hưng, Thượng Thanh, thị trấn Gia Lâm và thị trấn Yên Viên. Thị trấn Đức Giang đông giáp xã Việt Hưng, tây giáp xã Thượng Thanh, nam giáp thị trấn Gia Lâm, bắc giáp thị trấn Yên Viên.
Thị trấn Sài Đồng có diện tích 79 ha, gồm phần đất của 3 xã Thạch Bàn, Gia Thụy, Hội Xá. Thị trấn Sài Đồng đông bắc giáp xã Hội Xá, tây giáp xã Gia Thụy, đông nam giáp xã Thạch Bàn.

Năm 1999, huyện Gia Lâm có 4 thị trấn: Đức Giang, Yên Viên, Sài Đồng, Gia Lâm và 31 xã: Thạch Bàn, Bát Tràng, Lệ Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Giang Biên, Thượng Thanh, Kim Lan, Việt Hưng, Ngọc Thuỵ, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Hội Xá, Cổ Bi, Trâu Quỳ, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Cự Khối, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng để thành lập quận Long Biên. Trong đó thị trấn Gia Lâm đổi tên thành phường Ngọc Lâm

Truyền thống

Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều nhà khoa bảng lừng danh mà tên tuổi của họ được nhiều người trong cả nước biết tới. Chẳng hạn như: Hà Giáp Hải (làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), Cao Bá Quát (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm)...
Huyện Gia Lâm cũng là quê hương của Chử Đồng Tử, Thánh Gióng - hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam.
  • Chử Đồng Tử là người xã Văn Đức, huyện Gia Lâm ngày nay, Thánh Gióng người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm
  • Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm);
  • Công chúa Lê Ngọc Hân còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên .
  • Công chúa Lê Ngọc Hân là người xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm ngày nay.
  • Lý Thường Kiệt -Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn (吳俊), là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập - hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Tuy nhiên, theo văn bia Đỗ Anh Vũ (được cho là soạn vào năm 1159) thì ông vốn họ Quách, tổ tiên là người ở Lũng Tây (Cam Túc, Trung Quốc). Thân phụ ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông [2], quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát.
Nơi đây là phát hiện nhiều di tích khảo cổ quan trọng.

Thôn Đình Vỹ - xã Yên Thường có lễ hội truyền thống hàng năm vào ngày 20-08 (âm lịch) và đình làng thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây là nơi có truyền thống đấu tranh và là một trong hàng trăm nơi hậu phương vững chắc cho kháng chiến trong cả nước. Ngoài ra, truyền thống hiếu học - tôn sư trọng đạo luôn được giữ gìn và phát huy nên có rất nhiều con em trong làng đỗ vào các trường Đại học trong cả nước.

Làng nghề

Một số làng nghề tại huyện Gia Lâm:
  • Bát Tràng (sản xuất gốm sứ)
  • Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ)
  • Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc)
...

Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khám phá di tích bên bờ sông Đuống

Trong các dòng sông ở Việt Nam, Đuống có lẽ là dòng sông có mật độ các di tích lịch sử hai bên bờ dày đặc nhất. Sông dài gần 70 cây số, điểm đầu là ngã ba Dâu (huyện Đông Anh, Hà Nội), điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) nối sông Hồng với sông Thái Bình.
 
Phía bờ Bắc sông là nơi phát tích của triều Lý, phía bờ Nam sông - thành Luy Lâu - là thủ phủ suốt gần một ngàn năm Bắc thuộc đã để lại rất nhiều làng cổ, chùa cổ và các di tích, đền thờ hai bên bờ sông.

Dạo chơi trên đường đê sông Đuống là thú vui của nhiều người trẻ Hà Nội. Đáng tiếc là con đường đê tuyệt đẹp này chỉ dành cho những du khách đi xe hai bánh chứ không thể phục vụ những đoàn khách trên các xe du lịch lớn.
 
Triền sông Đuống đẹp nhất vào khoảng tháng 11 - 12, khi nắng thu còn dịu, trời chỉ hơi se lạnh và hoa dại vàng rực nở bạt ngàn. Hai bên sông là cảnh làng mạc Bắc bộ xinh đẹp yên bình với những lớp nhà ngói nâu, lũy tre, đồng lúa…

Cứ đi vài cây số, những ai yêu thích kiến trúc cổ và những câu chuyện thần thoại, lịch sử lại sẽ phải dừng chân trước một mái đình cổ, một ngôi chùa tuổi đời gần ngàn năm, một đền thờ hứa hẹn nhiều câu chuyện ly kỳ. Một trong số đó là lăng Kinh Dương Vương cổ kính nằm trên một khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng, rợp bóng cây cổ thụ.
 
Rồi từ đê sông Đuống đi khoảng 300 mét vào thôn Á Lữ là gặp đền thờ Kinh Dương Vương rộng đến 3.000 mét vuông, cảnh quan rất đẹp. Bên trong hậu cung đền có ba ngai thờ: Ngai Kinh Dương Vương đặt ở gian giữa, ngai Lạc Long Quân ở bên phải, ngai Âu Cơ đặt ở bên trái. Ngoài các đồ thờ cúng, đền có lưu giữ 15 đạo sắc phong bằng chữ Hán thời Nguyễn, khẳng định đền thờ Kinh Dương Vương là lăng tẩm đế vương, có một sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 33.

Từ lăng Kinh Dương Vương đi một đoạn là đến chùa Bút Tháp tòa ngang, dãy dọc thâm nghiêm với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo tài tình, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý. Sông Đuống còn đi qua làng tranh Đông Hồ, rồi từ đó rẽ ngang thêm vài cây số là đến đền Bình Ngô - nơi thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ.

Sông Đuống chảy hơn nửa đường về phía Đông thì gặp dãy núi Thiên Thai, tạo nên một vùng phong cảnh hữu tình. Từ đây, lại hàng loạt làng thờ An Dương Vương - Mỵ Châu. Đến gần cửa sông Lục Đầu Giang là cụm làng thờ Cao Lỗ Vương: Đông Trung, Bình Than, Văn Than, Kênh Phố, Tiểu Than…
 
Một buổi chiều dạo chơi hai bên bờ sông Đuống, du khách không chỉ được tận hưởng cảnh đẹp đồng quê, mà còn chiêm nghiệm được bao điều thú vị trước bề dày lịch sử vùng Kinh Bắc - cái nôi của văn hóa Việt Nam.