Monday, April 30, 2012

Lễ hội mùa Xuân và hội hát Quan họ

Cho đến tận ngày nay, dân gian vẫn truyền nhau về những lễ hội Quan họ nổi tiếng của một số làng Quan họ gốc như: Lim, Diềm, Bịu, Ó, Nhồi, Bùi, Bò, Nưa… với những câu ca:

“Mùng năm hội Ó
Mùng sáu hội Nhồi
Mùng bẩy hội Bùi…”

Hoặc

“Mùng năm hội Ó
Quan họ dồn về
Hội vui vui lắm
Chưa kịp đi tắm
Chưa kịp gội đầu
Giầu chưa kịp têm
Cau chưa kịp bổ
Miếng lành miếng xổ
Miếng lại quên vôi
Người có yêu tôi
Thì người cầm lấy”.

Giống như lễ hội của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ cũng có hai phần: phần lễ và hội. Phần lễ là để thờ Thần (Thánh), Phật nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh là “cầu may” - tức cầu cho Thần, Phật phù hộ cho dân an vật thịnh, mùa màng phong đăng hòa cốc. Phần hội là diễn ra các tục trò dân gian vui chơi giải trí như: tuồng, chèo, ca trù, quan họ, vật… nhằm thư giãn sức dân sau những ngày mùa vụ vất vả trong năm. Khác với lễ hội của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ thường có tục hát Quan họ diễn ra cả phần lễ và phần hội. Quan họ phần lễ là để hát những làn điệu cổ có nội dung ca ngợi công đức của Thần, Phật cầu may cho dân làng. Quan họ phần hội là để các liền anh, liền chị của các làng đến dự hội hát đối đáp giao lưu, mang đậm văn hóa lễ nghĩa của một vùng quê hàng ngàn năm văn hiến.

Vào những ngày hội của các làng Quan họ, các liền anh, liền chị Quan họ cùng quý khách thập phương nô nức đến trảy hội, bởi sức hấp dẫn của các lễ hội Quan họ là người ta được thưởng thức văn hóa Quan họ từ lề lối sinh hoạt cho đến lời ca tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng tình nghĩa con người. Đối với các làng Quan họ “kết chạ” với nhau như: Diềm-Bịu, Bồ Sơn-Y Na-Khả Lễ… thì không những họ coi nhau như anh em ruột thịt trong cuộc sống hàng ngày, mà những ngày đình đám hội hè là dịp để sinh hoạt giao lưu văn hóa Quan họ, thắt chặt thêm mối quan hệ đầy tính nhân văn giữa hai làng. Thường thì từ vài ngày trước hội, làng có hội cử đôi Quan họ sang làng Chạ (bạn) để có nhời mời Quan họ bạn. Đúng hẹn, Quan họ chủ nhà sẽ ra tận đầu làng đón bạn (khách) “tay bắt mặt mừng” bằng những câu ca Quan họ nghe ngọt ngào, lịch thiệp, tế nhị, ví như:

“Ngày ngày ra đứng cổng làng
Trông về Quan họ mà mua lấy sầu
Ai làm mặt ủ mày chau
Ai làm đến nỗi nhớ nhau đi tìm
Ước gì đôi cánh như chim
Bay đến Quan họ để xem thế nào
Xem rằng ý ở làm sao
Nước thì không khát, nhưng khát khao tình”.

Khi đón được bạn, khách, Quan họ chủ nhà sẽ đưa bạn vào đình, chùa hát thờ Thần, Phật để cầu may, ví như:

“Chúng em ra tận đầu làng
Nghe lời thày dạy đón già thập phương
Lễ này có quả có hương
Dâng lên tam bảo Người biên đôi dòng
Người biên là tấm lòng thành
Mong người phù hộ an khang cửa nhà”.

Sau phần lễ là phần hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn tham gia phần hát hội. Các liền anh, liền chị Quan họ từng tốp hát đối đáp giao duyên say sưa bên nhau ở sân đình, sân chùa, tràn cả xuống những vạt núi, đồi, ruộng và trên ao hồ quanh đình, chùa và đây chính là phần hấp dẫn nhất của các lễ hội Quan họ. Sau khi tham gia hát hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn mình về “nhà chứa” để hát canh Quan họ với nhau. Vào canh hát Quan họ, bao giờ Quan họ chủ nhà cũng mời trầu nước bằng những cử chỉ, lời ca cung kính, tế nhị, như: “Nhất niên nhất lệ, đầu xuân năm mới, hội lệ làng em được đương Quan họ sang thăm đất nước làng em, trước là lễ Thần Phật, sau là vãng cảnh thăm đình chùa, xin mời đương Quan họ liền anh xơi trầu, xơi nước cho chị em chúng em được bằng lòng”. Tiếp theo Quan họ mời nhau hát rất khéo và trong canh hát bao giờ người ta cũng hát đôi, hát đối. Giữa canh hát Quan họ chủ nhà mời bạn xơi cơm, nước, bánh, quả. Mặc dù cỗ Quan họ rất to, nhưng Quan họ chủ nhà mời mọc khiêm tốn, tế nhị. Không những trong khi ca hát với nhau, mà ngay cả khi sinh hoạt ăn uống, Quan họ luôn luôn mời mọc nhau bằng những làn điệu lời ca ngọt ngào, lịch thiệp, tế nhị. Sau đó Quan họ chủ nhà sẽ mời bạn về từng thành viên trong bọn Quan họ để thăm hỏi động viên cha mẹ, anh em và tặng quà cho nhau.

Kết thúc hội, Quan họ chủ nhà lại đưa tiễn bạn ra về tận cổng làng. Ở đấy, họ còn giùng giằng quyến luyến bằng những lời ca, tiếng hát nghe sâu nặng ân nghĩa tình người, ví như:

“Người ơi, người ở đừng về
Người về em vẫn khóc thầm
Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa…”

Như vậy, hội các làng Quan họ mặc dù chỉ diễn ra trong thời khắc, song dư âm về sự mến mộ, cung kính, lịch thiệp, tế nhị cùng lời ca tiếng hát ngọt ngào, sâu sắc của Quan họ chủ nhà đã mãi mãi đi vào tình cảm của các làng Quan họ bạn, cũng như quý khách thập phương. Và đầu xuân năm mới với những lễ hội của các làng Quan họ đã trở thành biểu tượng của văn hiến xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Nguồn E-Ca Dao

Wednesday, April 25, 2012

Hội làng Phù Ðổng

Hội làng Phù Ðổng

Mồng bảy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu
Thì về Hội Gióng.

Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làng Gióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là Ðức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng. Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử, diễn lại trận đánh giặc Ân của đức Thánh Gióng.

Sự tích

Ðời Hùng Vương thứ VI, có đám giặc gọi là giặc Ân hùng mạnh, không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù Ðổng, có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Ðứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ vươn vai một cái, tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Ðổng, về sau phong làm Phù Ðổng Thiên Vương".

Sửa soạn ngày hội

Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương là một hội rất lớn do bốn xã thuộc tổng Phù Ðổng cùng tổ chức với sự tham gia của làng hội Xá, nên việc sửa soạn ngày hội cũng rất cẩn trọng, nhất là sửa soạn cho cuộc diễn lại thần tích đức Thánh Gióng phá giặc Ân.

Trong bốn xã này có hai xã Phù Ðồng và Phù Dực được luân phiên cử chủ tọa đám hội. Hai xã Ðổng Xuyên và Ðổng Viên chỉ đóng vai phụ tá trong đám hội và chỉ được đóng vai quân lính do thám. Mỗi xã được chia làm nhiều giáp, mỗi giáp tựa như một ấp hiện nay.

Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng trong cuộc diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này là các ông Hiệu, hiệu Cờ trông nom cờ lệnh, hiệu Chiêng điều khiển khiêng, hiệu Trống điều khiển trống. Còn một ông Hiệu Trung Quân để phối hợp điều hòa sự tiến quân và hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiên phong thám thính quân giặc.

Tất cả các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ 12 đến 26 tuổi. Có thể là những chàng trai đã lập gia đình rồi nhưng phải chay tịnh trong suốt thời gian sửa soạn cho đến ngày hội. Quân được chọn trong dân đinh bốn xã từ 18 đến 36 tuổi họp thành 10 cơ, mỗi cơ gồm một cơ trưởng và 15 cơ binh. Kẻ địch là quân tướng nhà Ân được tượng trưng bằng 28 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 13 do hàng tổng cử ra để đóng vai 28 viên tướng giặc Ân, ăn mặc sặc sỡ, đeo đồ trang sức lộng lẫy.

Cờ lệnh bằng lụa màu lòng đỏ trứng gà, rộng ba tấc rưỡi và dài bảy vuông. Cờ do giáp chủ tọa may, đây chính là cờ đức Thánh Gióng dùng trong ngày diễn trận. Mỗi năm thay cờ lệnh một lần. Cờ năm trước, ông Hiệu cờ năm sau dùng để luyện tập trước ngày diễn trận.

Ðể phân biệt với những lá cờ khác, trên cờ sẽ có chữ "Lệnh" do một tay văn tự viết lên. Giáp chủ tọa trong mấy ngày đầu tháng tư sẽ lựa một ngày tốt, mời một bậc đại khoa nếu có, bằng không cũng phải mời một tay văn học tới viết chữ "Lệnh" này với sự chứng kiến của tất cả các ông Giáp trưởng bốn xã trong hàng tổng.

Những nghi lễ trước ngày mồng chín tháng Tư

Cuộc diện trận đã được sửa soạn từ ngày mồng sáu tháng Tư. Nên từ ba giờ chiều hôm mồng sáu, dân làng đã cử hành một đám rước tới giếng trước đền Mẫu, tức là Ðền Hạ, để lấy nước lau rửa tự khí dùng trong việc diễn trận. Nước đựng vào hai chóe sứ. Hai mươi bốn quân sĩ của Phù Ðổng Thiên Vương sắp hàng hai theo bậc Giếng từ trên bờ tới mặt nước để lấy nước. Người cơ binh đứng ở bậc Giếng cuối cùng, sát mặt nước, múc nước vào một chiếc gáo đồng rồi chuyển cho người đứng cùng hàng với mình ở trước mặt. Người này nhận gáo nước rồi lại chuyển cho người đứng trước mặt mình bên bậc trên, đứng kế bên người vừa chuyển cho mình...

Cứ lần lượt như vậy, gáo nước được chuyển theo đường chữ "CHI" cho tới miệng Giếng đến tay người đứng bên chóe sứ. Người này đổ nước vào chóe, lọc qua một miếng vải điều theo hiệu lệnh Cơ trưởng. Cơ trưởng mặc áo thụng xanh, đánh Kiểng để ra lệnh cho người cơ binh đổ nước vào chóe. Tự khí được rửa bằng nước đã lọc đựng trong chóe sứ ở sân đình.

Ngày mồng bảy vào cuối giờ Tỵ, cờ lệnh được rước từ đền Mẫu đến đền Thượng và buổi chiều vào lúc giờ Mùi, hàng tổng đi kiểm soát lộ trình từ đền đến bãi trận. Có điều gì khiếm khuyết lập tức phải sửa chữa và bổ khuyết ngay.

Cuộc diễn trận chính thức

Vào giờ Tỵ ngày mồng Chín có lễ tế cờ tại đền, có cả mổ trâu giết bò. Mọi người đều sẵn sàng để xuất trận. Mặt trận sơ sài, dưới chân Ðê có một hồ sen, địch quân chiếm đóng nơi hồ. Quân Phù Ðổng Thiên Vương tiến chiếm bờ hồ bên này, có một khoảng đất trống với nhiều mô nhỏ. Có ba chiếc chiếu đã trải giữa những mô đất này. Giữa mỗi chiếc chiếu có một chiếc bát úp trên một tờ giấy: Chiếu tượng trưng cho cánh đồng, Bát tượng trưng cho đồi núi, Tờ giấy cho mây.

Cờ lệnh đã trương lên, ông Hiệu cờ tiếp lấy rồi tiến lên ba bước. Rồi ông đứng ở giữa chiếc chiếu, hai chân chụm vào nhau. Ông nhảy lên hai lần, sau đó ông quỳ gối bên phải xuống chiếu, bàn chân trái dẫm ra đằng trước như hình chữ "Lệnh", hai tay ông phất cờ lệnh, xoay mình ba lần. Dân chúng dự cuộc lúc đó mỗi lần ông xoay mình lại đếm theo. ông đứng lùi khỏi chiếc chiếu. Lập tức mọi người nhảy xô tới cướp lấy xé chiếc chiếu. Họ tin những mảnh chiếu mang may mắn cho họ, và những người hiếm con được mảnh chiếu có thể thấy được tin mừng.

Khi chiếc chiếu thứ ba được dân chúng xâu xé chia nhau hết quân giặc cũng tan, các tướng giặc cũng rút lui hỗn loạn. Kiệu của các cô thiếu nữ được rước về làng Phù Ðổng. Một tiệc khao quân lớn diễn ra ngay trước cửa đền. Trận tái chiến diễn ra ở bãi Sòi Bia thuộc làng Phù Ðổng. Ở đây cũng lại có ba chiếc chiếu như ở Ðồng Ðàm. Ngày mùng mười tháng Tư, hàng tổng duyệt lại đạo binh thắng trận. Các khí giới được kiểm soát. Hàng tổng lại làm lễ trước đền. Quân sĩ lại được khao thưởng. Thế là "thiên hạ Thái Bình". Sau ngày diễn trận, hàng tổng lại tổ chức rước nước để rửa lại khí giới, đồ thờ đã dùng trong việc chiến trận. Và có nhiều trò vui cho khách trẩy hội thưởng thức: đánh vật, hát chèo và có cô đầu hát thờ.

Ðến dự hội, người xem được chứng kiến nghi thức về một hệ thống lễ với các động tác thuần tục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao. Ðến hội, người ta có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng - yêu nước được giữ gìn như một tài sản văn hóa.

Trích Hội đình đám Việt Nam - Toan Ánh

Nguồn E-Ca Dao

Hình ảnh Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh

ben do tri phuong

Bến đò Tri Phương - huyện Tiên Du, Bắc Ninh (26-10-2007)

LANG TOI.jpg1

Làng tôi - Xóm đạo Tri Phương

ba me bac ninh

Bà mẹ Bắc Ninh - Thôn giáo Tri Phương huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Chụp tại Bắc Ninh mùa Thu 2007
Nguồn Flickr

Saturday, April 14, 2012

Các làng Quan họ

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ. Do chậm trễ, có tới 18 làng Quan họ cổ ở Bắc Giang không kịp đưa vào danh sách đề cử ban đầu.[10] Các làng quan họ Kinh Bắc tồn tại nhiều ở các huyện: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh)[11] và các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa (còn gọi là quan họ bờ bắc sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang).

Trong phạm vi công nhận chính thức ban đầu chỉ gồm có 49 làng Quan họ tồn tại và phân bố như sau:[12]
  • Huyện Yên Phong gồm 16 làng: Hữu Chấp, Viêm Xá, Ðẩu Hàn, Xuân Ái, Xuân Ðồng, Xuân Viên, Thượng Ðồng, Thụ Ninh, Ðặng Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên, Ông Mơi, Ðông Yên, Châm Khê, Ðào Xá, Dương Ổ.
  • Thành phố Bắc Ninh gồm 14 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá, Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ỗ Xá, Xuân Ổ, Hòa Đình, Khả Lễ, Bồ Sơn.
  • Thị xã Từ SơnTiên Du gồm 14 làng: Duệ Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Hoài Thị, Hoàng Trung, Vân Khám, Bái Uyên, Ném Ðoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Hạ Giang.

18 làng Quan họ Bắc Giang được bổ sung sau này gồm 2 làng quan họ Hiệp Hòa, 2 làng quan họ Yên Dũng và 14 làng quan họ Việt Yên đã được công nhận năm 2010 gồm:[13]
  • Huyện Việt Yên gồm 14 làng: Mật Ninh, Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc, Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng.[14]
  • Huyện Hiệp Hòa có 2 làng: Xuân Thành và Ngọ Xá.
  • Huyện Yên Dũng có 2 làng: Yên Hà và Yên Thịnh.

Làn điệu

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam[15]. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc GiangBắc Ninh.

Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hời, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý...v.v

Trang phục

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ[16].

Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh... gọi là áo kép[17]. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu[17], hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong[17].

Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba[17]. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: Trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước[17]. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: Màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thủy, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà[17].

Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)... Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng[17]. Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng[17]. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái[17].

Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa[17]. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân[17]. Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân[17]. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.

Bảo tồn Quan họ

Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết.

Từ những năm 70 của Thế kỷ XX, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm cả các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân. Sau khi sàng lọc và lựa chọn, nhạc sỹ, nhà nghiên cứu Hồng Thao đã ký âm thành bản nhạc, có bổ sung thêm một số ký tự riêng đặc trưng cho giai điệu Quan họ. Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất đã được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận. Sở Văn hóa thể thao du lịch Bắc NinhBắc Giang chịu trách nhiệm lưu giữ các cuốn băng này cần phải số hóa toàn bộ để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau, đó cũng là tài liệu văn hóa cần bảo tồn giúp các làn điệu quan họ sống mãi.

Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quan họ

Dân ca quan họ (còn được gọi là dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca quan họ Bắc Giang hay dân ca quan họ Kinh Bắc) là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc - tức Bắc NinhBắc Giang ngày nay. Tên gọi Quan họ Bắc Ninh không có nghĩa tỉnh Bắc Ninh là chủ thể chính của thể loại dân ca này, Bắc Ninh hay Kinh Bắc được hiểu là tỉnh Bắc Ninh cũ mà ngày 10/10/1995, tỉnh Bắc Giang tách khỏi tỉnh này. Tuy nhiên, loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai tỉnh.[1] Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi di sản này có thể thay đổi theo thời gian, do các chủ thể văn hóa tạo ra.[2]

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại[3][4][5] sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù.

Nguồn gốc

Ý nghĩa từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.

Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân gian mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.

Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.

Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận[6]. Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.


Quan họ truyền thống

Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc[7] Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ"[8] Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. - "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như: Hừ La, La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo.

Quan họ mới

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức quan họ mới. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới.

Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: Không có ý thức và có ý thức[9]. Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải biên).

Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan". Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn nữa mà một phần do hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.

Friday, April 6, 2012

Chơi Cho Nước Hán Sang Hồ - Quan Họ cổ (Giọng vặt)

Lịch Sử Quê Hương Cách Mạng (Chương 1)

"Trung Mầu là một làng lớn nằm bên trong đê sông Đuống, có nhiều cơ sở mà các đồng chí Trung Ương thường về họp. Tại Trung Mầu nơi có cơ sở Đảng vững mạnh, nhân dân địa phương dưới sự lãnh đạo cả chi bộ Đảng đã đứng lên lật đổ chính quyền của địch thành lập chính quyền cách mạng ngày mồng 10 tháng 3 năm 1945. Đây là nơi giành chính quyền sớm nhất trong cách mạng tháng 8"

(Trích trong cuốn Lịch sử cách mạng tháng 8 năm 1945 trang 86)

CHƯƠNG I

TRUNG MẦU - CON NGƯỜI - LỊCH SỬ

Trung Mầu ngày nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, là đất đai của hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên thuộc tổng Dũng Vi huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, do có chủ trương sát nhập liên xã, hai làng trên đã hợp làm một và được đặt tên là xã Trung Hưng.

Sau hòa bình lập lại (1954) do việc mở rộng ngoại vi Hà Nội, ngày 20/4/1961 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra quyết định chuyển giao xã Trung Hưng về huyện Gia Lâm. Dựa vào quyết định đó ngày 31 tháng 5 năm 1961 Hội đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lại ra quyết định số 78/cp lấy huyện Gia Lâm là thuộc ngoại thành Hà Nội.

Với ý nghĩa là một xã có truyền thống cách mạng, ngày 1 tháng 1 năm 1965 Trung Hưng được trở lại tên cũ là xã Trung Mầu

Địa giới của xã:

-Phía đông-nam giáp xã Lệ Chi (cách sông Đuống)

-Phía tây-nam giáp xã Phù Đổng

-Phía đông-bắc giáp xã Đại Đồng và xã Tri Phương huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.

Xã nằm bên bờ tả ngạn sông Đuống, ở về phía đông bắc và cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Diện tích đất đai toàn xã là: 4.240.000m2. Mật độ dân số bình quân 920m2/người.

Xưa kia đường giao thông chính của Trung Mầu chủ yếu là đê của sông Đuống. Về sau do nhu cầu mở rộng đường dân sinh liên xã, được sự quan tâm và giúp đỡ của cấp trên Trung Mầu đã đắp thêm một con đường trục lớn, nâng cấp láng nhựa nối liền với đường 179 đi qua các xã Phù Đổng, Ninh Hiệp rồi ra quốc lộ 1A. So với các xã trong huyện Gia Lâm thì Trung Mầu vẫn còn là một xã xa nhất và hẻo lánh.

Căn cứ vào chính sử thì Trung Mầu là một xã thuộc vùng đất cổ. Truyền thuyết về Đức Thánh Gióng có nói đến người cầm vồ ở Trung Mầu với sắc phong còn lưu lại là Quách Lân Đại Vương. Từ buổi bình minh của tổ quốc vào đời Hùng Vương thứ 6 (khoảng hơn 4000 năm nay) bấy giờ có giặc Ân phương Bắc(thường gọi là nữ tặc) đến xâm lược tràn vào nước ta như nước vỡ bờ. Thế giặc mạnh, vua tôi lo sợ cầu người hiền tài. Cậu bé làng Gióng ăn "bảy nong cơm, ba nong cà", uống "một hơi nước cạn đà khúc sông" lớn nhanh như thổi, bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tương truyền khi đạo quân binh mã của Ngài ầm ầm kéo qua cánh đồng làng Trung Mầu. Quách Lân một thanh niên khoẻ mạnh trí dũng song toàn đang đập đất trồng cà. Vốn là một người giàu lòng yêu nước và đầy khí phách anh hùng, Quách Lân đã hăng hái cầm vồ ruổi theo vó ngựa của Đức Thánh Gióng xông thẳng ra trước trận tiền đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi giành lại giang sơn cho đất nước.

"Người đang đập đất trên đồng
Em sau, anh trước một lòng đi theo"
(Trích truyện Thánh Gióng của Trần Lê Văn)

Hiện nay ở cánh đồng Trung Mầu vẫn còn dấu tích một gò đống to (đường Ghênh ngày nay). Tương truyền đó chính là nơi Quách Lân đi theo Đức Thánh Gióng năm xưa. Hàng năm cứ đến ngày hội Gióng (mồng 9 tháng 4 âm lịch) là ngày ở Trung Mầu phải sửa lễ vật rước đến đền Phù Đổng cúng tế. Tục lệ đó vẫn còn tồn tại mãi đến ngày nay.

Theo cuốn lịch sử các làng ở thủ đô Hà Nội, Trung Mầu có tên nôm là làng Miêu, một làng xưa thờ nhà sư Lý Khổng Minh Không (tức Lý Quốc Sư) tại Chùa Đô. Vì có chiến tích đối với quốc gia, nhà sư đó còn được vua đưa về tưởng niệm tại Kinh Đô Thăng Long. Hiện nay có đền thờ ở phố Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm nội thành Hà Nội.

Thịnh Liên từ thời Tiền Lê cũng có tên nôm là làng Lân (một làng cận Giang). Chuyện kể rằng đó là làng Mục Hoàn trước kia ở xứ đồng Cửa Cầu được di chuyển đến. Về sau có thêm một số người ở Hà Nam lên làm nghề chài lưới ven bờ sông Thiên Đức cũng nhập cư vào đây. Có thể nói là thượng lưu sông Dâu đến hạ lưu sông Lục Đầu, đâu đâu cũng đều có người làng Lân kiếm cá. Xưa kia sông Thiên Đức chảy qua hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên. Sông nhỏ nước trong hai làng vẫn thường gánh nước về ăn hoặc tắm giặt vào những ngày hè. Thời Tự Đức cho đào kênh phân lũ nối liền sông Thiên Đức với sông Hồng dần dần tạo thêm một khúc sông mới (chỗ từ Cầu Đuống đến ngã ba sông Dâu bây giờ). Từ đó nước sông Hồng tràn vào đem theo lượng phù sa khá lớn bồi đắp đất đai hai ven sông màu mỡ. Sông Thiên Đức về sau được gọi là sông Đuống.

Mặt khác dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học của ngành khảo cổ học ở di chỉ Trung Mầu đã tìm thấy một số ngôi mộ cổ như: Ngôi mộ xóm ngoài, ngôi mộ Vườn Rú, ngôi mộ Triền Vàng... Trong những ngôi mộ kể trên có nhiều hiện vật như vò gốm, tiền đồng, bát đĩa đồng, giáo mác đồng cũng như biết bao dụng cụ bằng đồng khác. Đặc biệt còn tìm thấy cả trống đồng loại I, chiếc rìu đồng lưỡi xén, chậu đồng, thạp đồng,... có khắc họa các hoa văn hình chó săn, hươu, hình người có áo chui đầu, khăn đầu, mũ cắm lông chim, trai đóng khố, gái mặc váy ngắn. Những ngôi mộ cổ đó có niên đại từ thế kỷ đầu đến thế kỷ IV, V trước Công nguyên.

Ở Trung Mầu và Thịnh Liên tất cả có gần 20 cái bia lớn nhỏ. Các bài ký trên bia đều ghi lại việc thờ hậu của nhân dân hai làng và ca ngợi công lao đức độ đối với những người có công. Từng nghe kinh thư có câu cách ngôn: "Ai có công thì được thờ cúng", kinh lễ có lời minh huấn: "Ai làm ơn tất được báo đền". Chỉ có thể kể lại một số bia tiêu biểu như sau:

1-Bia Từ Vũ:

Tạo năm Vĩnh Trị III (1678) người soạn bia là ông Hồ Sĩ Dương (tiến sĩ năm 1652). Nội dung bia ghi lại vị Tả Đô Đốc Trương Tướng Công và vợ là Lê Thị Toàn người xã Giới Tế huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, bỏ tiền giúp dân lo việc quan, lo dân lưu tán về quê. Về sau có 5 mẫu 5 sào ruộng đẳng điền để hương hỏa đèn nhang thờ thánh, được dân bầu làm Mậu Đức.

2-Bia Từ Chỉ:

Tạo năm Chính Hòa XIII (1692) người soạn bia là ông Vũ Thành (Thám Hoa). Nội dung bia ca ngợi nhân đức Nguyễn Công Chiêm và Thê chính phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Thảng người làng Trung Mầu đỗ tiến sĩ làm quan thị nội giám trong triều.

Năm Chính Hòa XI (1690) giúp dân Trung Mầu 11.000 quan và 17 mẫu ruộng.

Năm Chính Hòa XIII (1692) giúp dân ba lần

-Sáu xã Tiên Du-Gia Lâm: 4.000 quan, 13 mẫu 1 sào

-Sáu xã Tiên Du-Gia Lâm: 4.100 quan, 12 mẫu 4 sào

-Thịnh Liên: 700 quan, 2 mẫu để xây dựng đình dựng bia, Trung Mầu 200 quan để xây chùa.

Do có công lao như vậy xã Trung Mầu được chọn thửa ruộng hơn hai sào phụng lập dựng bia Từ Chỉ để người đời sáu xã ghi lòng tạc dạ lâu dài. Bài ca về Từ Chỉ lúc bây giờ còn lưu truyền mãi đến ngày nay.

"Trung Mầu anh cả
Hàng xã thứ hai
Dũng Vi chi ngoài
Kim Đường, Hàn Lạc"

***

"Sáu xã sáu đình
Sáu trăm quan tiền
Sáu xã yêu nhau
Thuận Hòa vi quí..."

3-Bia Bà Đức Chiêu:

Tạo năm Vĩnh Thịnh VI (1710) người soạn bia là ông Nguyễn Đăng Đạo tiến sĩ 1683) trạng nguyên lưỡng quốc (Việt Nam-Trung Quốc) quê Bắc Ninh. Nội dung bia kể về bà cung tần Trần Thị Ngọc Nhuyễn sinh năm 1673 bậc tôn quí ở xã Vạn Phần huyện Đông Thành Phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Bà là người vẹn toàn công dung ngôn hạnh được yêu quí nhất trong số 3000 cung phi, được đội ơn ban thưởng hàng trăm lạng vàng. Bà nghĩ: "Tích tiền của chỉ là phô bày hào nhoáng nhất thời, sao bằng kết thân với xóm làng, truyền lại việc hương khói gây được tiếng tăm để lời khen đến vạn đời". Bà bèn chọn nơi có phong tục tốt để xây nhà, xem địa thế chẳng đâu bằng đất Trung Mầu nên năm Quí Mùi(1703) nhân lúc đói kém bà làm phúc cho xã Trung Mầu 400 quan tiền, 4 mẫu 5 sào ruộng tốt.

Tám giáp trong xã đem chia đều từ lớn đến nhỏ, cùng nhau tôn bầu bà làm hậu thần và giao ước rằng: Khi bà còn sống phải thờ bà như bậc cha mẹ kính yêu, đến khi bà mất thì thờ cúng như thần linh.

Ngày 15 tháng 4 năm Canh Dần (1710) khắc bia vào đá để làm lời giao ước vững bền khiến cho công đức muôn đời không dời đổi, kẻ nào không tuân theo có trời đất soi xét, quan tư sẽ khép vào pháp luật. Vậy phải ghi lòng tạc dạ báo đức đền ơn "nhuộm mà không đen, mài mà không mòn, lời giao ước như núi sông, sáng như nhật Nguyệt", nhìn thấy bia tất nhớ đến người thì quí đến bia, chớ vì lâu năm mà chán bỏ, luôn nhớ đến công ơn để lại cùng nhau suy tưởng, càng xa lại càng sáng, càng lâu lại càng thơm, há chẳng tốt đẹp ru nhân khắc vào đá để lưu truyền mãi mãi

Tục thờ Thành Hoàng ở hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên có nhiều điểm giống nhau. Các ngày lễ đình được qui định rõ ràng hàng tháng vào ngày mồng 1(sóc), vào ngày rằm (vọng) ngày kỵ thánh hay ngày sinh được diễn ra rất long trọng có thể kéo dài từ ba đến 5 ngày gọi là đại lễ. Ngoài ra hai làng còn mở hội vào hai dịp Xuân, Thu, các ngày xuống đồng (gọi là lễ hạ điền), lên đồng cơm mới (gọi là lễ thượng điền). Những sản phẩm làm ra thường được lựa chọn kỹ lưỡng dâng lên cúng Thánh.

Việc chuẩn bị lễ có thể do một gia đình hoặc ban cho một dòng họ trong làng thay mặt tiến lễ, sang năm đến họ khác. Năm ấy họ nào được cúng tiến là niềm hạnh phúc lớn để đáp lễ Đức Thánh đã bảo hộ cho họ mình ăn lên làm ra. Nghi lễ là bước trọng yếu trong ngày hội. Dân làng bầu ra một người có uy tín là chủ lễ đánh ba hồi trống điểm báo với thần linh, đội tế (nam giới), đội dâng hương (nữ giới) lần lượt theo nghi lễ đã qui định, đội thanh nhạc hòa đồng với đội tế làm cho nghi lễ ngày hội càng long trọng.

Trong ngày lễ có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đánh cờ, đánh vật, đánh đu, chọi gà, thả chim, hát trống quân, hát tuồng... Có rước sách, có ăn uống linh đình trong dân. Với việc tổ chức long trọng và tỉ mỉ như vậy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi người. Tục thờ Thành Hoàng ở Trung Mầu nói chung cũng được hòa nhập với cộng đồng người Việt Nam đã có từ lâu đời (thời Hậu Lê). Trung Mầu xưa có một đình, một nghè, hai chùa (một gọi là Chùa Đô, một gọi là chùa Mới nay xây nhà truyền thống của xã). Thịnh Liên có hai đình hai chùa. Theo sắc phong còn để lại cả hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên đều thờ ba vị tướng: Cao Chương Đại Vương, Cao Gia Đại Vương, Tòng Chinh Đại Vương, (thời Đinh). Các vị tướng này đều là nhân vật cụ thể có công đánh giặc giữ nước thuộc địa phận hai làng được nhà vua phong tướng sắc. Riêng làng Thịnh Liên vì đại bộ phận là dân chài còn thờ vị thần: "Hán Giang Thủy Tộc Long Vương". Thời ấy sự ngưỡng mộ Thành Hoàng cũng không kém gì sự ngưỡng mộ tổ tiên của nhân dân hai làng.

Tính đến năm 1975 Trung Mầu có diện tích là 952 mẫu, riêng đất canh tác có 670 mẫu trong đó ruộng trên đồng có 469 mẫu, ngoài bãi có 201 mẫu. Dân số của Trung Mầu có 3750 nhân khẩu. So với ruộng đất bình quân đầu người là 1 sào 8 thước. Ruộng đất trên đồng phần lớn là cấy hai vụ lúa cộng với một số trồng xen thêm vụ màu như tỏi, khoai tây, thuốc lá và các loại ra. Ruộng đất ngoài bãi chủ yếu là trồng ngô, xưa kia có trồng lúa lốc, trồng kê, trồng dâu nuôi tằm. Về sau phát triển mạnh nghề trồng mía ép đường, trồng bắp cải, cà rốt, lạc, ớt xuất khẩu... Năng xuất lúa tốt nhất là 170kg/sào còn thường là 120kg/sào. Bình quân cứ có 3-4 năm được mùa lại có một năm mất mùa vì nhiều sâu cắn gié, hạn hán cháy đồng, lũ lụt. Trên 30% dân thiếu lương thực triền miên. So với diện tích đất đai trong toàn xã thì hồ ao đầm ở Trung Mầu tương đối nhiều, có hơn 100 cái lớn nhỏ chiếm diện tích khoảng 60 mẫu.

Về Nghề nghiệp

Trung Mầu có nghề chăn nuôi lợn nái từ lâu đời. Người ta kể rằng không rõ nghề đó đã thâm nhập vào Trung Mầu từ bao giờ, nhưng là một nghề rất cơ bản vì ngoài việc có phân để bón ruộng họ còn có vốn có món để làm nhà, để lấy vợ cho con. Mỗi gia đình thường nuôi ít nhất là một con, nhiều gia đình nuôi hai con. Hàng năm Trung Mầu đã cung cấp hàng nghìn con lợn giống cho nhân dân trong vùng và các nơi khác. Người xưa ở Trung Mầu đã có câu ca:

"Trung Mầu đi bán lợn con
Bán đắt bán rẻ lon ton chạy về
Trung Mầu đi bán lợn xề
Bán đắt bán rẻ chạy về lon ton"

Từ đó Trung Mầu đã thực sự trở thành "vùng lợn giống" của huyện Gia Lâm.

Nghề đáng kể thứ hai là nghề chăn nuôi vịt. Từ lâu ở đây đã có nhiều lò ấp vịt, mỗi năm đã bán ra ngoài hàng vạn con vịt con, hàng nghìn con vịt thịt. Do việc chăn nuôi vịt phát triển nhiều gia đình đã ăn nên làm ra như có bát cơm ăn, xây được nhà ngói để ở, mua sắm được các dụng cụ sinh hoạt trong gia đình.

Ngoài hai nghề trên còn một nghề đáng kể nữa là nghề nuôi tằm ươm tơ. Tương truyền rằng: Ngày xưa bà Đức Chiêu có đem nghề tằm về đây dạy cho Trung Mầu biết làm ăn và đã được bà con ở đây dựng bia thờ (tấm bia đó hiện còn ở Trung Mầu). Từ lâu nghề nuôi tằm ươm tơ tuy đã bị mai một nhưng vẫn còn lưu truyền trong nhân dân ta cho mãi tới ngày nay.

Năm 1976 Trung Mầu có phát triển thêm một số nghề thủ công khác như nghề nung gạch, nghề thêu ren, quại ngô... Nhiều mặt hàng được đảm bảo kỹ thuật và đã được xuất khẩu đi một số nước trên thế giới.

Trước đây Trung Mầu còn có sới Vật và lò dạy võ. Đặc biệt là Vật một thời đã nổi tiếng ở trong vùng, thanh niên họ đua nhau tham gia tập luyện vừa để nâng cao thể lực vừa vui chơi trong những ngày hội hè. Người thầy dạy võ vật đầu tiên là ông Từ Vũ (hiện còn tấm bia ở Trung Mầu)

Gà chọi, chim bay cũng là sở thích của một số người ở cả hai làng. Hàng năm Trung Mầu thường có mở hội chim, gà chọi vào tháng 4 âm lịch. Ngày hội đông lắm, người các nơi từ Chờ, Chõ, Giốt, Let, Cẩm, Lim, Khắc Liệm, Bái Uyên, Dâu, Keo... đều về đây tham dự hội.

Thời kỳ tiền khởi nghĩa do có chơi gà chọi, chim bay nhà cụ Nguyễn Phú Nghi và cụ Nguyễn Xuân Đống đã có nhiều đồng chí cán bộ của Trung ương, của xứ ủy Bắc Kỳ, của tỉnh Bắc Ninh qua lại mà vẫn che mắt được quân thù.

Tuồng là một trong những hình thức nghệ thuật cổ truyền đặc sắc của dân tộc. Từ lâu ở Trung Mầu đã xuất hiện một vài gánh hát không chuyên nghệ nhân thường ngày làm ruộng, hàng năm xuân thu nhị kỳ họ tụ tập nhau lại chủ yếu vào những ngày hội hè đình đám của làng và các xã phụ cận. Một thời đã có tin gần đồn xa được bà con nhiều nơi tấm tắc khen ngợi một số kép và đào ở Trung Mầu.

Mê tín di đoan là một thói hư tật xấu của xã hội cũ, do giai cấp phong kiến đặt ra để mê hoặc và lừa bịp nhân dân ta. Cả Trung Mầu và Thịnh Liên trước kia đếm đầu ngón tay mới thấy có một vài điện thờ nhỏ và một số cây hương. Thầy bói, thầy cúng, đồng cốt... là những người làm nghề hèn hạ ở Trung Mầu thấy cũng xuất hiện rất ít.

Trung Mầu là một xã có hoàn cảnh địa lý khá đặc biệt nên có ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử địa phương. Trung Mầu là một xã nằm trong địa bàn cư trú của người Việt cổ, đất đai màu mỡ có truyền thống lâu đời, phong tục tập quán lành mạnh. Cuộc sống lâu đời và đầy sáng tạo đó đã để lại cho nhân dân Trung Mầu một niềm tự hào về tổ tiên, về quê hương của mình...

(Hết chương 1 - Mời bạn ghé đọc Chương 2)

Nguồn Trường THCS Trung Mầu

Tết về miền thủy tổ Quan họ Bắc Ninh



Lễ hội Thuỷ tổ quan họ làng Viêm Xá, Bắc Ninh: Lễ hội đền Vua Bà là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của làng Viêm Xá (Hoà Long-Yên Phong).

Kinh Bắc

Kinh Bắc là tên một địa danh cũ ở phía Bắc Việt Nam. Năm Canh Tuất, 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên (sau gọi là xứ, từ triều Tây Sơn tới đầu triều Nguyễn đổi sang gọi là trấn). Đến đây mới xuất hiện tên gọi các trấn (xứ), từ Nghệ An trở ra Bắc gồm: (trấn) xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam (trấn Sơn Nam Thượng, trấn Sơn Nam Hạ), Xứ Đông (trấn Hải Dương), Xứ Đoài (trấn Sơn Tây), trấn Hưng Hóa, trấn Cao Bằng, trấn An Quảng (Yên Quảng), xứ Thái Nguyên, xứ Lạng Sơn, xứ Tuyên Quang, phủ Hoài Đức (Thăng Long), đạo Thanh Bình, nội trấn Thanh Hoa, trấn Nghệ An. Tuy nhiên, tới thời vua Gia Long nhà Nguyễn, Kinh Bắc vẫn được gọi là xứ (xứ Kinh Bắc) thuộc Bắc thành tổng trấn[1].

Theo đó:

Trấn Kinh Bắc xưa gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).

Cụ thể, đó là các phủ và huyện sau:
Vì trấn lỵ ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (phía Bắc kinh thành), nên Kinh Bắc cũng được gọi là trấn Bắc hay trấn Khảm.

Cương vực

Phủ Bắc Hà
  • Huyện Kim Hoa (năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) bị đổi thành Kim Anh),gồm các tổng: tổng Phù Lỗ (gồm các xã Phù Lỗ, Phù Xá, Khê Nữ, Nhạn Tái, Bắc Giã, Xuân Nộn, Tảo Mai, Thái Phù, Càn Khê, Kim Tiên, Xuân Kỳ, Liên Lý; nay thuộc phần đất các xã Nguyên Khê, Xuân Nội của huyện Đông Anh và thị trấn Phù Lỗ huyện Sóc Sơn), tổng Kim Hoa (gồm các xã Kim Hoa, Xuân Hoa, Thanh Tồi, Khả Do; nay thuộc phần đất các xã Kim Hoa, Thanh Lâm của huyện Mê Linh, xã Nam Viêm và phường Phúc Thắng của Phúc Yên), tổng Gia Thượng (gồm các xã Gia Thượng, Phù An, Chi Đông, Lâm Hộ, Giai Tạ; nay là phần đất thuộc các xã thị trấn: Thanh Lâm, Chi Đông, Quang Minh,... huyện Mê Linh), tổng Đông Đồ (gồm các xã Đông Đồ, Chu Lão, Sơn Du, Thụy Hà, Tằng My; nay là phần đất thuộc các xã Nam Hồng (Tằng My), Bắc Hồng (Thụy Hà,...), Nguyên Khê (Sơn Du) huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Ninh Bắc (gồm các xã Ninh Bắc, Gia Hạ (Hương Gia), Nội Phật (Nội Bài), Đông Bài, Đống Mai (Mai Đình); nay là phần đất thuộc các xã Phú Cường (Hương Gia), Quang Tiến (Ninh Bắc, Nội Bài), Song Mai của huyện Sóc Sơn), tổng Cổ Bái (gồm các xã Cổ Bái, Thạch Lỗi, Thanh Nhàn, Hiền Lương, Phù Lai, Thắng Trí; nay là phần đất thuộc các xã Thanh Xuân (Thanh Nhàn, Thạch Lỗi), Hiền Ninh (Hiền Lương), Minh Trí (Thắng Trí),... huyện Sóc Sơn), tổng Quan Đình, tổng Tiên Dược, tổng Xuân Bảng. Nay là phần đất thuộc các huyện Mê Linh, Sóc Sơn của Hà Nội.
  • Huyện Thiên Phúc
  • Huyện Yên Việt
  • Huyện Hiệp Hòa
Phủ Lạng Giang
  • Huyện Yên Dũng
  • Huyện Lục Ngạn, nay thuộc Bắc Giang.
  • Huyện Yên Thế
  • Huyện Phượng Nhãn
  • Huyện Hữu Lũng, nay thuộc Lạng Sơn.
  • Huyện Bảo Lộc
Phủ Thuận An
  • Huyện Gia Lâm, gồm các tổng: Kim Sơn, Đặng Xá, Gia Thị, Đông Dư, Đa Tốn, Như Kinh, Cự Linh, Lạc Đạo, Cổ Biện, Nghĩa Trai. Nay là phần đất thuộc các huyện Gia Lâm Hà Nội và Thuận Thành Bắc Ninh.
  • Huyện Siêu Loại
  • Huyện Văn Giang, nay là huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
  • Huyện Lang Tài, nay là huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
  • Huyện Gia Định, năm 1823 đổi thành huyện Gia Bình.
Phủ Từ Sơn
  • Huyện Đông Ngàn, gồm các tổng: tổng Hội Phụ (gồm các xã Đông Ngàn, Hội Phụ, Ông Xá, Du Lâm, Tiên Hội, Hoa Lâm, Mai Hiên, Lộc Hà; nay là các xã Đông Hội (Đông Ngàn, Hội Phụ, Tiên Hội), Mai Lâm (Du Lâm, Hoa Lâm, Mai Hiên, Lộc Hà) của huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Hà Lỗ, tổng Yên Thường (gồm các xã Yên Thường, Trịnh Xá, Quy Mông, Xung Quán, Châu Tháp (các thôn Đa Hội, Đa Vạn), Đình Vĩ, Song Tháp; nay là phần đất thuộc xã Yên Thường huyện Gia Lâm, các xã Châu Khê (Châu Tháp), Phù Khê huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Hạ Dương (gồm các xã Hạ Dương, Ninh Giang, Hiệp Phù, Công Đình, Ninh Xuyên, Phù Ninh; nay là phần đất xã Ninh Hiệp (Ninh Giang, Hiệp Phù), Dương Hà, Đình Xuyên (Công Đình, Ninh Xuyên),... huyện Gia Lâm), tổng Dục Tú, tổng Mẫn Xá, tổng Phù Lưu (gồm các xã Phù Lưu, Đại Đình, Đình Bảng, Dương Lôi, Trang Liệt, Bính Hạ, Thụ Chương; nay là phần đất thuộc các xã Đình Bảng,... huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Phù Chẩn (gồm các xã Phù Chẩn, Phù Cảo, Phù Lộc, Phù Luân; nay là phần đất thuộc các xã Phù Chẩn,... huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Nghĩa Lập, tổng Cổ Loa (gồm các xã Cổ Loa, Lương Quán, Đường An (Đường Yên), Lỗ Giao, Lương Quy, Dục Nội, Gia Lộc; nay là phần đất các xã Cổ Loa (Cổ Loa), Việt Hùng (Lỗ Giao, Dục Nội, Gia Lộc), Xuân Nộn (Đường Yên),... huyện Đông Anh), tổng Tam Sơn, tổng Xuân Canh (gồm các xã Xuân Canh, Lực Canh, Xuân Trạch, Vạn Lộc, Mạch Tràng, Uy Nỗ Thượng, Phúc Lộc, Kinh Nỗ; nay thuộc phần đất các xã Xuân Canh (Xuân Canh, Vạn Lộc, Lực Canh, Xuân Trạch), Uy Nỗ (Uy Nỗ Thượng, Phúc Lộc, Kinh Nỗ), Cổ Loa (Mạch Tràng) của huyện Đông Anh), tổng Tuân Lệ (gồm các xã Tuân Lệ, Uy Nỗ, Uy Nỗ Trung, Vân Trì, Viên Nội, Tiên Kha, Cổ Dương, Chiêm Trạch, Phương Trạch, Ngọc Giang; nay là các xã Uy Nỗ, Vân Nội (Vân Trì, Viên Nội), Tiên Dương (Tiên Kha, Cổ Dương, Tuân Lệ), Vĩnh Ngọc (Chiêm Trạch, Phương Trạch, Ngọc Giang),... của huyện Đông Anh), . Huyện Đông Ngàn xưa, ngày nay là phần đất thuộc các quận huyện Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên của Hà Nội.
  • Huyện Quế Dương
  • Huyện Tiên Du
  • Huyện Võ Giàng
  • Huyện Yên Phong
Thành ngữ, thơ ca


"Trai Cầu Vồng Yên Thế - gái Nội Duệ, Cầu Lim"
"Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp"
Di tích lịch sử

Kinh Bắc là nơi có 3 kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Namxứ Đông, những vùng văn hóa lâu đời tại Việt Nam. Tại đây có nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Quá trình thay đổi tên gọi đơn vị hành chính, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh (10/03/2010)

Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội, tên gọi của các đơn vị hành chính và địa giới hành chính ở Bắc Ninh có rất nhiều lần thay đổi. Trước đây, một số tác giả, như: Ngô Vi Liễn với công trình “Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kỳ”; Đinh Xuân Vịnh với “Sổ tay địa danh Việt Nam”,... có tìm hiểu về tên làng xã Việt Nam. Nhưng những công trình này chưa giúp bạn đọc thấy được sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính các đơn vị xã, tổng, huyện, tỉnh ở nước ta trong lịch sử.

Trên cơ sở những ghi chép của thư tịch cổ, như “Thuỷ kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên, “Đường thư” biên soạn vào đời Đường (thế kỷ VIII), “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Bản đồ Hồng Đức” (xuất hiện vào thế kỷ XV), “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm” (biên soạn vào đầu đời Gia Long-khoảng 1808-1809), “Đồng Khánh địa dư chí” (biên soạn vào đời Đồng Khánh-1886), “Bắc Ninh dư địa chí” của Đỗ Trọng Vĩ; trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các tác giả trước cách mạng tháng Tám năm 1945, như: “Bắc Ninh tỉnh chí” của Trịnh Như Tấu, “Địa lý hành chính Kinh Bắc” của Nguyễn Văn Huyên, “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh; trên cơ sở các văn bản luật, văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử, và đặc biệt, dựa trên kết quả khảo sát lâu dài của mình, tác giả Nguyễn Quang Khải đã có một công trình nghiên cứu công phu về quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính của các tổng, xã, huyện của tỉnh Bắc Ninh qua các thời kỳ lịch sử.

Nhận thấy đây là một công trình nghiên cứu về địa-lịch sử có giá trị, Báo Bắc Ninh xin giới thiệu với bạn đọc công trình nghiên cứu dưới đây của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải, giúp bạn đọc phần nào thấy được sự phát triển qua các chặng đường lịch sử của tỉnh Bắc Ninh yêu quí của chúng ta.

TỔNG QUAN

Theo sách “Thuỷ Kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn thì thời Hùng Vương (2879 TNC-258 TCN) đất Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh. Thời thuộc Tần (307 TCN-206 TCN) được sáp nhập vào Tượng Quận (Trung Quốc); thời kỳ thuộc Hán (207 TCN - 39) là 2 huyện Luy Lâu và Long Biên trực thuộc quận Giao Chỉ. Thời Nam Tấn (265 - 279) là châu Vũ Ninh. Đầu thời thuộc Đường (618-721) là Châu Long. Thời Tiền Lê (980-1009) gọi là đạo Bắc Giang. Đầu thời Lý (thế kỷ XI) gọi là quận Gia Lâm.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” (tập II), tháng 2 năm Nhâm Dần (1242), vua Trần Thái Tông, chia nước ta làm 12 lộ, đất Bắc Ninh được gọi là lộ Bắc Giang, sau đó được gọi là lộ Kinh Bắc. Thời thuộc Minh (1414 - 1427) đất Bắc Ninh thuộc phủ Bắc Giang. Thời ấy, phủ Bắc Giang có 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Trong đó, châu Gia Lâm có 3 huyện là An Định (tương đương với huyện Gia Bình bây giờ), Tế Giang (tương đương với huyện Văn Giang), Thiện Tài (tương đương với huyện Lương Tài bây giờ). Châu Vũ Ninh có 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh (sau này đổi tên là Vũ Giang), Đông Ngàn, Từ Sơn, Yên Phong. Châu Bắc Giang có 3 huyện là Tân Phúc (tương đương với Đa Phúc), Thiện Thệ (tương đương với Hiệp Hòa và Việt Yên ngày nay). Hai huyện Siêu Loại và Gia Lâm trực thuộc châu Bắc Giang.

Năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1425), nhà Minh đem các huyện Yên Phong, Vũ Ninh, Yên Việt trực thuộc vào châu Bắc Giang; sáp nhập huyện Siêu Loại (tức huyện Thuận Thành sau này) và huyện Đông Ngàn vào huyện Gia Lâm; đưa các huyện: Tế Giang, Thiện Tài, Từ Sơn, Thiện Thệ trực thuộc châu Bắc Giang.

Năm Thuận Thiên thứ nhất đời Lê (1428), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Đạo. Đời Thiệu Bình (1434 - 1439), đất Bắc Ninh thuộc Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 đời Lê (1466) gọi là Bắc Giang thừa tuyên, trên cơ sở Bắc Giang thượng lộ và Bắc Giang hạ lộ. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), khi xác định và vẽ lại bản đồ cả nước, Bắc Giang thừa tuyên được đổi thành Kinh Bắc thừa tuyên. Kinh Bắc thừa tuyên khi đó có 4 phủ, bao gồm 20 huyện:

- Phủ Thuận An (năm 1862 được đổi là phủ Thuận Thành) có 5 huyện: Gia Lâm, Lương Tài, Siêu Loại, Gia Định (năm 1820 được đổi là huyện Gia Bình), Văn Giang.

- Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Đông Ngàn, Yên Phong.

- Phủ Bắc Hà có 5 huyện: Tân Phúc (năm 1862 đổi là Đa Phúc), Hiệp Hòa, Kim Hoa (năm 1841 đổi là huyện Kim Anh), Yên Việt (năm 1824 đổi là huyện Việt Yên).

- Phủ Lạng Giang có 6 huyện: Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Thế, Bảo Lộc (đầu thế kỷ XX, huyện Bảo Lộc bị giải thể, phần đất của huyện Bảo Lộc khi đó được phân về huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn), Lục Ngạn (bao gồm huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam sau này), Yên Dũng.

Đất Bắc Ninh sau này tương đương với phủ Thuận An và phủ Từ Sơn.

Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), trong bản đồ của nhà Lê ghi tên đất này là xứ Kinh Bắc. Sau gọi là trấn Kinh Bắc.

Thời Mạc (1527-1540), cắt phủ Thuận An về trực thuộc tỉnh Hải Dương. Năm Lê Quang Hưng thứ 16 (1593) phủ Thuận An lại cắt trả về Kinh Bắc.

Năm Gia Long thứ nhất (1802) vẫn gọi là trấn Kinh Bắc. Lúc này, trấn Kinh Bắc vẫn có 4 phủ với 20 huyện như năm 1469. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), gọi là tỉnh Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), triều Nguyễn đặt thêm 4 phân phủ là Từ Sơn, Lạng Giang, Thiên Phúc và Thuận An. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), hai phân phủ Từ Sơn và Thiên Phúc bị bãi bỏ. Như vậy đến năm 1852, tỉnh Bắc Ninh có 4 phủ, 2 phân phủ bao gồm 20 huyện.

Từ thời Lê trở về trước, trấn lỵ của Kinh Bắc đóng ở Đáp Cầu. Năm 1804 Gia Long chuyển trấn lỵ về địa điểm tiếp giáp của 3 xã Đỗ Xá (thuộc Võ Giàng), Khúc Toại (thuộc yên Phong), Hòa Đình (thuộc Tiên Du). (Địa điểm này được đặt làm tỉnh lỵ đến năm 1963).

Năm 1876, tách một phần huyện Đông Ngàn để thành lập huyện Đông Khê (sau đổi là Đông Anh). Năm 1893, 3 tổng của huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương được nhập vào huyện Lương Tài (do huyện Thanh Lâm giải thể). Đó là các tổng: An Trụ, Hoàng Kênh, Lại Thượng. Đồng thời cắt tổng Lương Tài của huyện Lương Tài về huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và cắt tổng An Tráng của huyện Lương Tài về huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.

Ngày 10 tháng 10 năm 1895, tại Nghị định số 1593 do toàn quyền Đông Dương Rousscau ký, tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở tách 6 huyện từ tỉnh Bắc Ninh cũ. Đến đây, tỉnh Bắc Ninh (mới) có hai phủ (Thuận Thành, Từ Sơn) bao gồm 10 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Gia Lâm, Văn Giang, Siêu Loại, Gia Bình, Lương Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong.

Năm 1905, tỉnh Phúc Yên được thành lập trên cơ sở tách huyện Đông Anh, Đa Phúc.

Năm 1912 huyện Siêu Loại được đổi tên là huyện Thuận Thành, huyện Đông Ngàn được đổi tên là huyện Từ Sơn. Cũng năm này tổng Đông Xá của huyện Thuận Thành được chuyển về huyện Gia Lâm tỉnh Hưng Yên.

Ngày 19 tháng 10 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng cấp đơn vị hành chính thị xã Bắc Ninh lên thành phố loại III. Thành phố Bắc Ninh khi đó bao gồm toàn bộ khu vực Thị Cầu.

Tại Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước VNDCCH, ấn định nước ta có 7 thành phố, 73 đơn vị hành chính. Bắc Ninh thuộc chiến khu I.

Thực hiện Nghị định số 730-PCH ngày 28 tháng 5 năm 1946 và Nghị định sửa đổi ngày 26 tháng 7 năm 1946 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ, thị xã Bắc Ninh được thành lập.

Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 1 năm 1948, cả nước được chia thành 14 khu, tỉnh Bắc Ninh thuộc khu 12. Từ tháng 1 năm 1948, khu I hợp nhất với khu 12 thành liên khu Việt Bắc. Bắc Ninh thuộc Liên khu Việt Bắc.

Ngày 6 tháng 6 năm 1947, chuyển huyện Văn Lâm trước kia thuộc tỉnh Hưng Yên về khu 12 (Bắc Ninh). Ngày 28 tháng 11 năm 1948 chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Hưng Yên. Đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 lại chuyển huyện Gia Lâm về tỉnh Bắc Ninh.

Tại vùng tạm chiếm, thực hiện Nghị định số 193/THP/NĐ ngày 26 tháng 1 năm 1950 của Thủ hiến Bắc Việt, tỉnh Bắc Ninh được gọi là tỉnh Gia Lâm (vì cơ quan hành chính đóng trên địa bàn Gia Lâm)

Tháng 8 năm 1950, hợp nhất hai huyện Gia Bình và Lương Tài thành 1 huyện lấy tên là huyện Gia Lương. Huyện lỵ của huyện đặt tại phố Thứa.

Ngày 26 tháng 4 năm 1951, Thủ hiến Bắc Việt ban hành Nghị định số 2198-PTH/NĐ thành lập thị xã Bắc Ninh trên cơ sở ba thị trấn: Bắc Ninh, Đáp Cầu, Thị Cầu. Chu vi thị xã Bắc Ninh: Bắc giáp Việt Yên, Nam giáp xã Phúc Đức và xã Phương Vĩ, Đông giáp Đạo Chân và xã Ngọc Đôi, Tây giáp xã Y Na và xã Cô Mễ

Năm 1958, chuyển huyện Văn Giang về tỉnh Hưng Yên.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết: cắt 29 xã và một thị trấn, bao gồm: cả huyện Gia Lâm; 10 xã và 1 thị trấn của huyện Từ Sơn. Đó là các xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung, Đông Hội, Mai Lâm, Tiền Phong, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, thị trấn Yên Viên (thị trấn Yên Viên được thành lập theo Nghị định số 33-NV ngày 6 tháng 2 năm 1959 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ); hai xã: Phù Đổng, Trung Hưng (sau đổi lại là Trung Mầu) của huyện Tiên Du; hai xã: Đức Thắng, Chiến Thắng (sau đổi lại là xã Dương Xá và xã Dương Quang) của huyện Thuận Thành về thành phố Hà Nội.

Năm 1962, hợp nhất 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng thành 1 huyện lấy tên là huyện Quế Võ. Huyện lỵ của huyện Quế Võ đóng tại phố Mới.

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II, ngày 27 tháng 10 năm 1962 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành 1 tỉnh lấy tên là Hà Bắc. Tỉnh lỵ đóng ở thị xã Bắc Giang.

Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành 1 huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn. Huyện lỵ đóng ở xã Vân Tương.

Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Phong; hợp nhất huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành thành một huyện, lấy tên là huyện Gia Thuận. Nhưng hơn 4 năm sau, ngày 19 tháng 1 năm 1974, tại Quyết định số 17-CP, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn đề nghị của UBHC tỉnh Hà Bắc thôi không sáp nhập huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong, huyện Gia Lương với huyện Thuận Thành nữa!

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, Quốc hội Nước cộng hòa XHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc chia tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh, lấy tên là Bắc Ninh và Bắc Giang. Lúc này tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 huyện và 1 thị xã (Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong và TX Bắc Ninh) với diện tích đất tự nhiên là 797,2 km2 và 922.210 nhân khẩu.

Ngày 11 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn; tách huyện Gia Lương thành 2 huyện lấy tên là huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. Huyện lỵ Từ Sơn đóng tại thị trấn Từ Sơn, huyện lỵ Tiên Du đóng tại thị trấn Lim; huyện lỵ Lương Tài đóng tại thị trấn Thứa, huyện lỵ Gia Bình đóng tại xã Xuân Lai.

Ngày 25 tháng 01 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2001/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bắc Ninh. Khi đó, thành phố Bắc Ninh có 26,34 km2 diện tích đất tự nhiên, 121.028 nhân khẩu và 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và xã Võ Cường.

Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành nghị định số 01/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn.

Cho đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Đó là các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, bao gồm 1.024.151nhân khẩu, trong đó có 503.200 nam, 520.951 nữ.

Nguyễn Quang Khải

Nguồn Báo Bắc Ninh

Quá trình thay đổi tên gọi đơn vị hành chính, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh

Quá trình thay đổi tên gọi đơn vị hành chính, địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh (22/03/2010)

(Tiếp theo kỳ trước)

Huyện Tiên Du

Theo “Đại việt sử ký toàn thư”, tên huyện Tiên Du có từ thời Trần (thế kỷ XIII). Thời thuộc Minh (1414 - 1427) huyện Tiên Du thuộc châu Vũ Ninh. Bắt đầu từ thời Lê (1428), huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn. Theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, thì đầu thế kỷ XV, huyện Tiên Du có 52 xã. Đến thời Lê Thánh Tông (1490), huyện có 52 xã. Thời Gia Long (1802 – 1819) huyện có 9 tổng với 52 xã:

1. Tổng Phù Đổng có 3 xã: Phù Đổng, Phù Ninh, Đổng Xuyên.

2. Tổng Dũng Vi có 3 xã: Dũng Vi, Trung Mầu, Thịnh Lân.

3. Tổng Đại Vi có 4 xã: Đại Vi, Đại Vi Thượng, Đại Vi Trung, Dương Húc.

4. Tổng Đông Sơn có 5 xã: Đông Sơn, Đại Sơn, Đồng Lạng, Long Khám, Dưỡng Mông.

5. Tổng Thụ Triền có 7 xã thôn: Thôn Triền thuộc xã Thụ Triền, Thụ Triền (gồm 2 thôn Phù Lập Thượng và Phù Lập Trung), Phật Tích, Cổ Miếu, Cao Đường, Vĩnh Phú, Trùng Minh.

6. Tổng Nội Duệ có 10 xã thôn: Nội Duệ, thôn Đông thuộc xã Nội Duệ, thôn Nam thuộc xã Nội Duệ, thôn Khánh thuộc xã Nội Duệ, Hoài Bão (gồm 2 thôn Trung và Thị), Lũng Giang, Bái Uyên.

7. Tổng Khắc Niệm có 8 xã: Khắc Niệm Thượng, Khắc Niệm Hạ, Hiên Ngang, Bồ Sơn, Xuân Ổ, Dương Ổ, Vân Khám, Lai Đình.

8. Tổng Chi Nê có 5 xã: Chi Nê, Chi Nê Nội, Nghĩa Lộ, Tư Vi.

9. Tổmg Nội Viên có 7 xã: Nội Viên, An Động, Hoa Hội, Hộ Vệ, Hương Vân, Nghi Vệ

Các xã: Nguyễn Xá, Phù Đổng, Văn Trinh năm 1807 phiêu tán, năm 1808 phục hồi.

Đến năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), huyện có 9 tổng với 56 xã, thôn. Đó là các tổng:

1. Tổng Phù Đổng có 4 xã: Phù Đổng, Phù Dực, Đồng Viên, Đổng Xuyên.

2. Tổng Dũng Vi có 3 xã: Dũng Vi, Trung Mầu, Thịnh Lân.

3. Tổng Đại Vi có 4 xã: Đại Vi, Đại Vi Thượng, Đại Vi Trung, Dương Húc.

4. Tổng Đông Sơn có 7 xã: Đông Sơn, Đại Sơn, Đồng Lạng, Long Khám, Dưỡng Mông, Văn Trinh, Đại Tảo.

5. Tổng Thụ Phúc có 8 xã, thôn: Thôn Phúc thuộc xã Thụ Phúc (tên cũ là Thụ Triền, năm 1843 đổi là Thụ Phúc), thôn Phù Lập Trung và thôn Phù Lập Thượng thuộc xã Thụ Phúc, Trùng Minh, Phật Tích, Cổ Miếu, Tam Bảo, Cao Đường, Vĩnh Phú.

6. Tổng Nội Duệ có 10 xã, thôn: Nội Duệ, Nội Duệ Đông, Nội Duệ Nam, Nội Duệ Khánh, thôn Trung và thôn Thị xã Hoài Bão, Lũng Sơn, Lũng Giang, Bái Uyên, Hồi Bão, thôn Thượng xã Hoài Bão.

7. Tổng Khắc Niệm có 8 xã: Khắc Niệm Thượng, Khắc Niệm Hạ, Hiên Đường, Bồ Sơn, Xuân Ổ, Dương Ổ, Vân Khám, Hòa Đình.

8, Tổng Chi Nê có 5 xã: Chi Nê, Chi Nê Nội, Tử Nê, Nghĩa Chỉ, Tư Vi.

9. Tổng Nội Viên có 7 xã: Nội Viên, An Động, Xuân Hội (trước là Hoa Hội, năm 1841 đổi là Xuân Hội), Hộ Vệ, Hương Vân, Nghi Vệ, Tiên Xá (trước là Nguyễn Xá, năm 1852 đổi là Tiên Xá).

Đầu thế kỷ XX, tổng Khắc Niệm được chuyển về huyện Võ Giàng. Sau đó, một thời gian, tổng Khắc Niệm lại được chuyển trả lại cho Tiên Du.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi cấp tổng bị bãi bỏ, đơn vị hành chính cấp xã cũ được gữ nguyên và trực thuộc huyện Tiên Du.

Thực hiện Sắc lệnh số 201 ngày 15 tháng 10 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ, hai xã Vân Khám và Hiên Ngang thuộc huyện Võ Giàng nay sáp nhập vào huyện Tiên Du.

Năm 1948, các xã được thành lập trên cơ sở một số làng sáp nhập lại.

Thực hiện NQ của QH khóa II kỳ họp thứ 2 ngày 20 tháng 4 năm 1961, xã Phù Đổng và xã Trung Hưng (sau đổi là Trung Mầu) được chuyển về huyện Gia Lâm (TP Hà Nội).

Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn. Cũng theo Quyết định này, 2 xã Phú Lâm và Tương Giang của huyện Yên Phong được chuyển về huyện Tiên Sơn và chuyển 2 xã Đông Thọ và Văn Môn của huyện Từ Sơn về huyện Yên Phong (nay là xã Tương Giang thuộc thị xã Từ Sơn).

Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện lấy tên là huyện Tiên Phong. Nhưng đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 17-CP phê chuẩn đề nghị của UBND tỉnh Hà Bắc thôi không hợp nhất huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong.

Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 130-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới các huyện Tiên Sơn, Quế Võ và thị xã Bắc Ninh. Theo đó, xã Võ Cường thuộc huyện Tiên Sơn được chuyển về thị xã Bắc Ninh.

Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Tiên Sơn có 26 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã: Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ, Tân Chi, Phú Lâm, Vân Tương, Liên Bão, Hiên Vân, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Nội Duệ, Tương Giang, Hoàn Sơn, Phật Tích, Tri Phương, Tam Sơn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đại Đồng, Hương Mạc, Phù Khê, Châu Khê, Đồng Quang, Đình Bảng, Phù Chẩn và thị trấn Từ Sơn.

Ngày 10 tháng 12 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Lim, huyện lỵ huyện Tiên Sơn trên cơ sở toàn bộ 488 ha diện tích đất tự nhiên và 9.778 nhân khẩu của xã Vân Tương.

Ngày 11 tháng 8 năm 1999 Chính phủ ra Nghị định số 68/1999/NĐ–CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện, lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn. Tại thời điểm đó, huyện Tiên Du có 10.630,03 ha diện tích đất tự nhiên và 125.157 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 15 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã: Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ, Tân Chi, Phú Lâm, Liên Bão, Hiên Vân, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Nội Duệ, Hoàn Sơn, Phật Tích, Tri Phương, Đại Đồng và thị trấn Lim.

Địa giới hành chính của huyện Tiên Du: Đông giáp huyện Quế Võ, Tây giáp huyện Từ Sơn, Nam giáp huyện Thuận Thành và thành phố Hà Nội, Bắc giáp huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh.

Thực hiện Nghị định số 60/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh, từ ngày 24 tháng 4 năm 2007, toàn bộ diện tích đất tự nhiên và nhân khẩu của xã Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh (gồm 1.240,45 ha diện tích đất tự nhiên và 14.783 nhân khẩu) được chuyển về thành phố Bắc Ninh.

Đến thời điểm đó, huyện Tiên Du còn lại 9.620,71 ha diện tích đất tự nhiên và 119.721 nhân khẩu; có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Lâm, Nội Duệ, Liên Bão, Lạc Vệ, Hiên Vân, Việt Đoàn, Hoàn Sơn, Phật Tích, Đại Đồng, Minh Đạo, Tri Phương, Cảnh Hưng, Tân Tri và thị trấn Lim.

Từ năm 1832 trở về trước, huyện lỵ huyện Tiên Du đóng tại làng Đông Sơn. Năm 1833, chuyển huyện lỵ về thôn Trung và thôn Thị xã Hoài Bão, chung quanh đắp tường đất, mỗi chiều dài 12 trượng, trồng tre làm lũy, mặt trước mở một cửa hướng Nam. Năm 1963 khi hợp nhất 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn, huyện lỵ đóng tại chân núi Lim xã Vân Tương. Hiện nay, huyện lỵ vẫn đóng ở chỗ cũ (nay là thị trấn Lim).

Đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, huyện Tiên Du có 124.497 nhân khẩu, trong đó có 61.498 nam, 62.999 nữ.

Nguyễn Quang khải

Nguồn Báo Bắc Ninh

Wednesday, April 4, 2012

Chùa Dạm

Chùa Dạm, hay chùa Rạm,[1] tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian (vì ngày xưa chùa có 100 gian nhưng không phải chùa Trăm Gian thuộc địa phận Hà Nội), cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi. Chùa dựa vào núi Dạm, nhìn về phía sông Đuống, ngày xưa thuộc xã Lãm Sơn Trung, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương, nay là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là đại danh lam từ thời Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay với lịch sử gần 1.000 năm.

Lịch sử

Thời Lý, Trần

Theo thư tịch, sử sách như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí thì vào năm Quảng Hựu thứ nhất (1085), Nguyên phi nhà Lý Ỷ Lan khi dạo chơi Đại Lãm Sơn có ý định xây chùa.

Năm 1086, triều đình nhà Lý ra lệnh xây dựng chùa. Năm sau, 1087, vua Lý Nhân Tông đến thăm ngôi chùa đang xây, mở tiệc, làm thơ "Lãm Sơn dạ yến". Sau mười năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành, được vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu ruộng tự điền (ruộng thuộc nhà chùa) để chùa có hoa lợi hương khói và bảy gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa. Năm 1105, lại xây ba tháp đá ở chùa Lãm Sơn. [2]

Trong thời gian dài sau đó chùa luôn được sự chiếu cố đặc biệt của triều đình, nên chùa càng được gia công mở mang quy mô. Vua Trần Nhân Tông từng đến thăm, ca ngợi thành thơ về bức tranh kiến trúc kế tiếp mười hai lớp này.

Sau kháng chiến chống Pháp 1946

Theo nhân dân địa phương, vào những năm 1946-1947, quân đội thực dân Pháp về đây đóng bốt, nhân dân địa phương đã đốt chùa để tiêu thổ kháng chiến. Các lão làng bây giờ vẫn còn nhớ: “Ngôi chùa cháy trong mấy ngày mới hết. Đêm chùa cháy có một trận phong ba nổi lên cuốn bụi khói mịt mù, dân làng kinh hãi bảo nhau sau này nhất quyết phải dựng trả lại chùa để không đắc tội với thần linh. Khi phá chùa, tượng mẫu Nguyên phi Ỷ Lan và tượng vua Lý Nhân Tông được gửi vào chùa Hàm Long gần đó nên mới giữ được đến ngày nay. Toàn bộ di vật, cổ vật đã mất hết nên người dân coi hai pho tượng cổ đó là bảo vật

Tuy nhiên từ đó đến năm 2008, chùa chưa một lần được trùng tu theo đúng hình hài xưa. Hiện tại 100 gian xưa giờ được thay bằng ba gian điện nhỏ thờ thần Phật (ở nền cấp thứ ba) và ba gian đền (ở nền cấp thứ tư) thờ hai cổ vật còn sót lại là tượng Nguyên phi Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông. Cả chùa và đền mới đều được xây dựng từ năm 1996, do nhân dân địa phương đóng góp.

Về sự bề thế của chùa Dạm, dân gian đã lưu truyền qua câu ca:
"Mười rằm trăng náu,
mười sáu trăng treo,
mười bảy phẩy giường chiếu,
mười tám đóng cửa chùa Dạm
mười chín bịn rịn..."
Câu đó có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.

Lễ hội của chùa Dạm vào ngày mùng 8 tháng 9 (âm lịch), các làng quanh chùa Dạm tưng bừng mở hội và có tục rước kiệu thành hoàng làng lên chùa Dạm yết kiến Thánh Mẫu (hay vua bà Ỷ Lan).

Địa thế và kiến trúc

Địa thế

Vùng đất Nam Sơn có dãy núi Dạm, tên chữ là Đại Lãm Sơn, đột khởi, nổi giữa những cánh đồng, ao hồ, sông, ngòi, bờ bãi là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Các làng mạc nằm quanh chân núi Dạm được gọi là các “làng Dạm” gồm: Triều Thôn, Sơn Trung, Thái Bảo, Sơn Đông, Sơn Nam, Đa Cấu, Tự Thôn, Môn Tự và Đông Dương.

Kiến trúc

So sánh bề thế giữa chùa Dạm và chùa Phật Tích người ta cho rằng chùa Dạm to lớn hơn nhiều, bởi chùa Dạm được xây sau, và đã học hỏi kinh nghiệm từ chùa Phật Tích.[3] Chùa chiếm diện tích trên hai mẫu Bắc Bộ (khoảng 7.200 m2), với bốn cấp cao dần kéo một trục dài 120 m bám theo triền dốc của núi Dạm, chiều rộng mặt nền 70 mét.

Các cấp nền chùa đều có xếp đá chống xói lở, chân hơi choãi, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6 m, đường xuống mỗi cấp của chùa gồm 25 bậc đá. Đá xếp đều khai thác tại chỗ, đẽo gọt vuông vắn như viên gạch dài rộng chừng 50 cm - 60 cm. Nối các tầng nền với nhau là các bậc thềm lát đá. Trên các tầng nền có gạch ngói thời Lý, hoa văn hình rồng, phượng, sen dây, cúc dây. Những chân cột bằng đá 0,75 m x 0,75 m chạm nổi những cánh sen rất nghệ thuật.

Lên cấp nền đầu tiên mà dân địa phương gọi là Bãi Hội, khách đi bằng một lối cửa, tầng bậc cao, cả khoang bậc rộng 16 m.

Lên lớp nền thứ hai có ba lối hẹp hơn, tầng bậc thấp hơn. Lên lớp nền thứ ba và thứ tư đều chỉ có hai lối hẹp. Kè đá ở cấp nền thứ hai là nền chùa chính. Trên đá xây có chạm hoa văn sóng nước, nét hoa văn to nổi khối, do chạm sâu. Trên nền tầng này, ở khoảng giữa ba lối cửa, bên phải chùa có khu đất vuông, cạnh 7 m, cao 2 m, kè đá chạm văn sóng nước thời Lý.

Trên nền thứ hai khu đất này có dựng một tấm bia trên lưng rùa. Thân bia cao 1,5 m, rộng 1 m. Cả mặt bia đều mòn mờ, chỉ còn đọc được hai chữ "tín thi" to, sâu ở mặt hậu. Diềm bia có hoa văn dây leo có lẽ được khắc sau này, quãng thế kỷ 16. Đối diện với khu đất vuông này qua lối cửa giữa, bên trái cũng có một khu đất nổi, nhưng hình tròn đường kính khoảng 4,5 m, cao 1 m, cũng kè đá chạm hoa văn sóng nước Lý.

Phần trên khu đất tròn này, dựng một cột đá lớn nguyên khối, không kể phần chôn sâu chìm, tất cả cao gần 5 m. Cấu trúc cột làm hai thớt khối, cũng lấy tượng hình vuông tròn trời đất. Khối gốc như hộp vuông tiết diện, cạnh 1,4 m và 1,6 m. Khối hình trụ đặt ở trên khối vuông, đường kính khoảng 1,3 m. Đoạn dưới phần trụ tròn này chạm nổi đôi rồng phong cách thời Lý đầu vươn cao chầu vào viên ngọc tỏa sáng, thân quấn quanh cột, đuôi ngoắc vào nhau. Hình dáng rồng giống dạng rồng rắn thời Lý với mào bốc lửa, bờm thành búi như cờ đuôi nheo bay lướt, thân tròn lẳn uốn khúc thoăn thoắt, chân chim năm móng. Đôi rồng nổi bật giữa các hoa văn phụ hình hoa dây móc, tinh xảo. Thân rồng to, mập uốn khúc quanh cột. Hai chân phía trước của rồng có móng sắc, nhọn, giơ cao nâng viên ngọc dưới cằm.

Cột đá chùa Dạm là những kiến trúc hết sức đặc sắc, tầm vóc hoành tráng, nhìn xa đã bị thu hút, nhìn gần càng đẹp. Có nhà nghiên cứu cho rằng những cột đá này là biểu tượng sinh thực khí LingaYoni đã được Việt hóa. Cột mang mơ ước mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no thịnh trị.

Nền thứ hai này còn có giếng Bống, truyền kể cô Tấm trong truyện cổ dân gian Tấm Cám nuôi cá bống ở giếng này.[4]

Nền thứ ba và bốn có dấu tích chùa và đền thờ cô Tấm và Nguyên phi Ỷ Lan. Ở đây còn tấm bia đá nhỏ, khắc năm Chính Hòa thứ 17 thời Lê (1696) cao 0,65 m, rộng 1,4 m. Bia "Đại Lãm Thần Quang tự tân tạo Hộ Pháp" cho biết trước đây chùa chưa có Hộ Pháp và hàng nghìn người làm việc phúc đã tu bổ chùa, dựng thêm tượng.

Ngoài ra, ở di tích chùa Dạm còn tìm được phần đầu tượng đá Kim Cương. Các chân đế cột bằng đá cỡ lớn chạm khắc hoa văn đẹp của công trình thời Lý còn sót lại và nhiều mảnh đất nung hình con vịt, con rồng, hoa lá...

Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia