Monday, November 30, 2015

Bắc Ninh tỉnh, Tiên Du huyện, Dũng Vi tổng các xã thần sắc

Các vị đều là những vị Thần, Thánh, Tiên nhân của Việt Nam, là nguyên khí tinh túy của các vì sao trên trời đầu thai xuống nhân gian. Là những người trần do tu luyện mà thành. Có công với đất nước, với dân tộc Việt Nam, lập nên những chiến công hiển hách và được phong vương, phong thánh, phong thần. Đã từng nghiên cứu ra những văn minh, tri thức bất hủ để lại cho đời mà chỉ có những bậc tối cao, thần thánh cao nhân mới có được. Nên được người đời lưu truyền sử sách, nơi nơi lập điện thờ, là tấm gương sáng để lại cho các thế hệ sau noi theo. Con cháu muôn đời hương hỏa.

130   Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương            
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)

145   Đệ Nhị Cao Gia... Đại Vương               
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)


146   Đệ Nhị Cao Gia... Hoàng Thái Hậu              
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)

163   Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương             
1. Bắc Ninh tỉnh Tiên Du huyện Dũng Vi tổng các xã thần sắc (AD.a7/27)
----------

5086/ 48. BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮC 北 寧 省 仙 遊 縣 勇 為 總 各 社 神 敕 - 1 bản viết, 14 tr., 32 x 22, chữ Hán.AD. A7/ 27.Thần sắc 2 thôn, thuộc xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1. Thôn Đinh
, xã Dũng Vi 勇 為: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家...大 王; Đệ Nhất Cao Gia... Hoàng Thái Hậu 第 一 高 家... 隍 太 后.2. Thôn Khê Lương 溪 良, xã Dũng Vi: 6 tr., phong cấp vào các năm Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).* Phong cho Đệ Nhất Cao Gia, Đệ Nhị Cao Gia, Đệ Tam Cao Gia... Đại Vương 第 一 高 家, 第 二 高 家, 第 三 高 家...大 王

Source
Thần Tiên Việt Nam
BẮC NINH TỈNH TIÊN DU HUYỆN DŨNG VI TỔNG CÁC XÃ THẦN SẮCAD.a7/27

Wednesday, November 25, 2015

Happy Thanksgiving ! - Gia đình Phan Tự Ngôn‏

From: Ngon Phan (ngonphan@ymail.com)
Sent:Wed 11/25/15 2:57 AM
To:Tony Dinh (todi_1999@yahoo.com); Vien Dinh (vdinh04@yahoo.ca); Hung Nho (jtrannj@yahoo.com); Kiet Le (kietyen78@yahoo.com); Duc Nguyen (tdoan162003@yahoo.com); Khoat Ngo (peterngo_00@yahoo.com); thamnguyenvn@yahoo.com (thamnguyenvn@yahoo.com); dvt1945@gmail.com (dvt1945@gmail.com); Kha Pham (phk1939@gmail.com); Thoai Dinh (phuongly61@gmail.com); Hoan Tran (htranldoan@gmail.com); Khang Chu (khangchu@bellsouth.net); dthuc@live.com (dthuc@live.com); Dao Do (daoqdo@yahoo.com); Thu Hương Nguyen (anguyen9529@gmail.com); Trinh Ngo (trinh_gs@yahoo.com); Duyen Nguyen (duyen.richard@gmail.com); giaotran08@yahoo.com (giaotran08@yahoo.com); Nhan Nguyen (nguyenngocnhanus@gmail.com); Mien Pham (phmien20021910@att.net); Tuan (tuancomprint@hotmail.com); Amy Nguyen (reginapacis2001@hotmail.com); Bao Dinh (phaolo200930@yahoo.com); Du Do (ddkp@sympatico.ca); Hoa Trinh Q (hoa.trinh@gmail.com); Hoa Q Trinh (Trinh_Hoa@yahoo.com); Khanh Dung Vu (junedkvu@yahoo.com); KimHang Duong (kimhangduong@hotmail.com); Ky Do (kydo@netzero.net); Luy Dinh (luydinh@yahoo.com); Mary Phan (mphanmd@yahoo.com); Minh Bui (rochusbui@hotmail.com); Quy Pham van (quypham246@yahoo.com); Steve Vu (stevevuasc@hotmail.com); Tham Nguyen (thamnguyen1@yahoo.com); Thang Pham Q. (ptqp2003@yahoo.com); Tho Dang (ThoDang2@yahoo.com); Tin Nguyen (ttnguyen.esq@gmail.com); Toan Dang (toan.k.dang@gmail.com); Tri J Phan (tj_phan@hotmail.com); Han Pham (hpham42@yahoo.com); Han Pham (hpham642@gmail.com); Ngoc Lan Dinh (ngoclantdinh@yahoo.com); Van Nguyen (van.nguyen.pmkp@statefarm.com); Long Dinh (Dinhxuanlong2015@gmail.com)

Kính chúc quý Cha và quý bạn NGÀY LỄ TẠ ƠN tràn đầy ơn Trên, rất vui và thật đầm ấm!

Gia đình Phan-Tự Ngôn

Monday, November 23, 2015

Gìn giữ báu vật của làng

Thứ sáu, 13/11/2015 - 09:49
 
Gìn giữ báu vật của làng
 
Sắc phong xưa là một loại hình văn bản Hán-Nôm đặc biệt quan trọng luôn được các thế hệ người dân tôn thờ, bảo vệ và cất giữ cẩn mật như báu vật linh thiêng của làng xã mình. Có một điều mà hầu hết đấng bậc cao niên của các dòng tộc, làng xã tự hào tâm niệm trao truyền răn dạy cháu con rằng- “giữ sắc phong tức là giữ làng”…
 
Theo các nguồn tài liệu, sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong những công trình tín ngưỡng như đình, đền, miếu, từ đường… ở các làng xã của người Việt. Nhưng, sắc phong không chỉ đơn thuần là “bằng khen”, “tấm huân chương” của Nhà nước phong kiến đối với làng xã hay cá nhân, dòng họ có công trạng mà còn là nguồn tài liệu quý lưu giữ hồn cốt tinh thần, những giá trị truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của từng địa phương.
 
Bản sắc phong ở đình làng Tam Tảo, Phú Lâm, Tiên Du được phong tặng triều vua Tự Đức thứ 33 năm 1880.
 
Nghiên cứu của Nguyễn Phạm Bằng, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh cho thấy, nội dung của mỗi đạo sắc thường bố cục gồm 4 phần chính: Mở đầu là một chữ “sắc” rồi ghi đối tượng gửi, tiếp đó là phần ban thưởng tước vị hoặc quyền lợi mới, sau đến phần chỉ thị cho đối tượng được phong tước phải tuân theo và phần cuối cùng ghi niên hiệu, ngày tháng ban sắc, có dấu triện màu đỏ tươi của vị vua đang trị vì được đóng xác nhận vuông vức. Riêng về đặc điểm hoa văn trang trí, hình thức trình bày, lối viết chữ hay kích thước rộng dài, độ dày mỏng của sắc phong thì ở đời Lê sẽ khác với đời Nguyễn. Thậm chí, ngay các sắc phong đời Nguyễn cũng có sự thay đổi qua từng triều vua như triều Gia Long, Minh Mệnh có mẫu dấu khác với triều Thiệu Trị, Tự Đức... 
  
Giới chuyên môn khẳng định, hầu như làng nào ở Bắc Ninh cũng có sắc phong, làng ít nhất cũng phải có từ ba đến bốn đạo, làng nhiều nhất là Quan Đình ở Văn Môn (Yên Phong) có tới 57 đạo sắc phong do các đời vua phong tặng cho 4 vị thần được thờ ở đình làng là: Cao Sơn đại vương- một vị tướng thời Hùng Vương có công giúp vua đánh giặc, giúp dân trừ tai họa; Tam Giang Khước Địch đại vương (Trương Hống) và Tam Giang Uy Địch đại vương (Trương Hát) là hai vị tướng giúp Triệu Quang Phục đánh giặc Lương ở thế kỷ thứ VI, ngoài ra còn có Thổ thần. 
 
Trên cơ sở của các bản sự tích, ngọc phả, thần phả ghi chép thân thế sự nghiệp, đặc biệt là xuất xứ, công trạng của các vị thần để triều đình ban tặng sắc phong vào những dịp lễ tiết lớn hoặc mừng thọ nhà vua. Sắc phong có nhiều loại: Sắc phong chức tước cho quí tộc, quan lại, sắc phong thần cho các vị thần được thờ trong đình, đền, miếu, từ đường... tại các làng, xã. Đến nay, sắc phong chức tước không còn nhiều và nếu còn thì chủ yếu do các dòng tộc lưu giữ, trong khi đó, sắc phong thần vẫn còn khá tương đối. 
  
Tuy chưa có một thống kê chính thức đầy đủ về tình trạng bảo tồn sắc phong trên địa bàn tỉnh nhưng khảo sát sơ bộ cho thấy, các sắc phong hiện còn cổ nhất có niên đại từ đời Lê, gần đây nhất thuộc đời Nguyễn. Có làng vẫn còn đầy đủ bản gốc, có làng giữ được một phần, có làng đã mất sạch và có làng thì thực hiện in lại bản sao. Ngay trong số những đạo sắc gốc đang còn được lưu giữ thì nhiều sắc đã bị hư hỏng, rách nát, ẩm mục hoặc mất chữ... nguyên nhân là bởi một số địa phương thiếu kinh nghiệm trong việc bảo quản. 
 
Sắc phong là một loại cổ vật quý do tính độc bản, đồng thời còn là nguồn tư liệu giá trị và trung thực nhất được truyền lại cho hậu thế biết rõ về tên, tuổi, quê quán, công trạng của các vị thần cũng như sự tôn vinh của các triều đại và cộng đồng dân cư đối với vị thần đó. Sắc phong có giá trị khoa học liên ngành và đa ngành, bởi nó không chỉ cung cấp thông tin quý giá, bổ khuyết cho những tồn nghi trong lịch sử mà còn là một nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu về tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng dân gian. Mỗi tờ sắc phong được xem như một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, cho phép người ta thấy được phong cách mỹ thuật đặc trưng qua từng thời kỳ lịch sử, đồng thời hiểu hơn về tư tưởng thẩm mỹ, tư tưởng vương quyền của các triều đại. Ngoài ra, sắc phong còn giúp cho việc nghiên cứu kỹ thuật làm giấy dó, giấy lụa, giấy sắc… 
 
Sắc phong là một tài liệu quý để nghiên cứu nhiều mặt về đời sống của cư dân mỗi làng cụ thể, nhưng nếu tách ra khỏi địa phương thì ý nghĩa và giá trị sẽ không cao. Vậy nên việc gìn giữ sắc phong được xem là một trong những việc hệ trọng của làng, của họ. Hy vọng, các địa phương sẽ biết cách bảo quản, gìn giữ “kho vàng” thiêng liêng ấy thật lâu bền để từ đó tiếp tục có những nghiên cứu khám phá, phát hiện thêm giá trị mới, bồi đắp và làm giàu truyền thống tốt đẹp của quê hương mình. 
 
Bài, ảnh: V.Thanh
 

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 76-80

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.






More at source Viet Nam Landmarks

Wednesday, November 18, 2015

Danh sách ân nhân GX Dũng Vi (cập nhật 11-2015)

Danh sách dưới đây do ông Đinh Văn Thắng (Tony) gởi Blog KYDV ghi nhận những tấm lòng hảo tâm đã ủng hộ tinh thần vật chất cho việc trùng tu Thánh đường Giáo xứ Dũng Vi trong những năm qua... Chân thành cảm tạ.
 
Blog KYDV sẽ cập nhật nếu có thêm những thông tin mới. Quý vị cũng có thể xem đầy đủ các văn bản khác như Thư hồi đáp, biên nhận vv... tại Hình ảnh, văn bản KYDV
 
Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc ông Đinh Văn Thắng (Tony) tại địa chỉ:
 
Đinh Văn Thắng (Tony)
Coppell, TX, USA
 
Cell: 214-228-0223
Cell: 214-868-1045
Home: 972-800-1430
 


 
2015 - Ông Đinh Văn Phen 50.000.000VND (Năm chục triệu đồng VN)

Cập nhật ngày 16 tháng 11 năm 2015


 

Saturday, November 14, 2015

Bảo tồn di sản trong lòng đất Bắc Ninh

Thứ sáu, 05/06/2015 - 15:00
 
Bảo tồn di sản trong lòng đất Bắc Ninh
 
Thời gian qua công tác khảo cổ được quan tâm nên đạt nhiều kết quả quan trọng. Các nhà khoa học liên tiếp tiến hành khai quật và phát hiện nhiều vấn đề quan trọng, mới lạ từ những di vật, di sản trong lòng đất Bắc Ninh.
 

Cần có phương án bảo tồn phát huy giá trị của các di tích, hiện vật khảo cổ học trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Các đại biểu nghe báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học tại chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh) năm 2011.
 
Đầu tiên phải kể đến đợt khai quật tại Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành) được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia công bố kết quả vào đầu tháng 1-2015. Với sự phối hợp tham gia của các chuyên gia đến từ Đại học Đông Á Nhật Bản và sử dụng phương pháp khai quật khảo cổ học hiện đại, đoàn nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa và khảo sát viễn thám trước đó để xác định vị trí mở các hố khai quật nhằm tìm vết tích chính xác của thành nội Luy Lâu. Sau gần 2 tháng tiến hành nạo vét, bóc tách 2 hố khai quật và 1 hố thám sát với tổng diện tích 30m2, các nhà khoa học phát hiện được ở khu di tích này rất nhiều bằng chứng quan trọng, giúp làm sáng tỏ những bí ẩn lịch sử còn gây nhiều tranh luận bấy lâu nay.
  
Thành công lớn nhất là làm rõ phạm vi, cấu trúc bên trong thành nội Luy Lâu không phải là lệch về phía Tây như bản vẽ năm 1969 và năm 1986 của Viện Khảo cổ mà thành Nội được mở rộng về phía Đông và thiên về phía Bắc. Cấu tạo của thành Nội có chiều dài Đông - Tây là 170m, chiều rộng Nam - Bắc là 110m. Cũng từ các tầng văn hóa khảo cổ đã chứng minh khu đô thị Luy Lâu thuộc quận Giao Chỉ xưa được xây dựng trải qua các thời kỳ từ Hán đến Lục Triều, Tùy Đường đều được xây dựng tại chính địa điểm thành cổ Luy Lâu. Đây cũng là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu tìm được những mảnh khuôn đúc trống đồng Đông Sơn với số lượng lớn và nằm trong địa tầng ổn định, chứng minh cho tính bản địa của trống Đông Sơn cũng như giúp chúng ta hình dung rõ hơn về quy trình đúc trống đồng.
 
Cũng vào đợt cuối năm 2014, một nhóm nghiên cứu khác tại di chỉ gốm Quả Cảm do cán bộ khảo cổ của Trung tâm nghiên cứu Kinh Thành phối hợp với Bảo tàng Bắc Ninh tiến hành bóc tách 3 hố khai quật với diện tích 196m2 thuộc xóm Vườn Lò, thôn Quả Cảm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Kết quả, làm xuất lộ nền móng, quy mô của lò nung cùng những bằng chứng liên quan đến kỹ thuật làm gốm sứ, như “ắc bàn xoay”, “các chồng dính”… Di vật thu được chủ yếu là đồ sành với tổng số 21.618 hiện vật nguyên và mảnh các loại sản phẩm như: lon, bình, nồi, vung/nắp, lọ hình ống, vò, hũ, chậu, mảnh vại, quai bình vôi, con giống. Có những sản phẩm được giới nghiên cứu so sánh và đánh giá là giống với một số hiện vật đồ sành đã tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ngoài ra, còn tìm thấy 244 hiện vật gốm sứ, như bát, đĩa, chậu… thuộc các dòng men trắng, ngà, men trắng hoa lam, men ngọc.
  
Đây là đợt khai quật đầu tiên tại Quả Cảm và có ý nghĩa quan trọng. Bởi từ kết quả khai quật, căn cứ vào hình dáng, quy mô, kích thước của lò nung và các sản phẩm, các nhà khoa học cho rằng gốm Quả Cảm có niên đại từ thế kỷ 15 - 16. Đặc biệt, kết quả này còn góp phần tìm hiểu về nguồn gốc, niên đại và kỹ thuật chế tác, đặc trưng, các loại hình… của đồ sành Quả Cảm, cũng như mối liên hệ, sự khác biệt của nó so với các di tích sản xuất gốm được xác định trước đây. Ngoài ra, còn cung cấp nhiều tư liệu về địa tầng, di tích, di vật để hiểu biết được quá trình hình thành, phát triển và tàn lụi của một trung tâm sản xuất đồ gốm sành Quả Cảm (Hòa Long), Đương Xá (Vạn An) và Khúc Toại (Khúc Xuyên).
 
Theo các nguồn sử liệu và kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, Bắc Ninh là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc. Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương... sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt di vật bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai… như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp... Đặc biệt là những mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức và làm gốm...
 
Nhờ khảo cổ học, con người đương đại có thể lật giở lại từng trang sách có niên đại từ rất xa xưa để nghiên cứu lịch sử. Và cũng dựa vào kết quả khảo cổ học mà các nhà quản lý di sản có thể phục dựng lại những công trình kiến trúc cổ xưa giống như bản thân nó đã có từ cách đây hàng ngàn năm trước. Đã có biết bao câu chuyện lịch sử được mở ra, bao nhiêu di tích, di vật được xác định niên đại với không ít công trình kiến trúc cổ nằm sâu trong lòng đất từ nhiều thế kỷ đã được phát lộ nhờ những đợt nghiên cứu khai quật khảo cổ học. Đó là nguồn sử liệu vật thật vô cùng phong phú nhưng cũng rất dễ bị lãng quên và không dễ để khai thác vì nó nằm sâu trong các lớp địa tầng.
  
Làm thế nào để bảo tồn lâu dài các dấu tích kiến trúc, hiện vật, di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện và tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; việc quy hoạch khu vực khảo cổ học tránh sự chồng chéo, xung đột giữa các công trình xây dựng mới với giá trị, lợi ích của công tác bảo tồn các di tích, hiện vật khảo cổ học vẫn nằm sâu trong lòng đất thực sự là vấn đề rất cần nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng…
 
Bài, ảnh: Thuận Cẩm
 

Friday, November 6, 2015

Khai trương trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh...

Thứ năm, 22/10/2015 - 15:49
 
Khai trương trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh và hội thảo “Quê ngoại Kinh Bắc với Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới và Truyện Kiều”
 
Nhân kỉ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, ngày 22-10, tại Bảo tàng Bắc Ninh, Hội Kiều học Việt Nam tại Bắc Ninh khai trương trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh và hội thảo “Quê ngoại Kinh Bắc với Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới và Truyện Kiều”.
 
Khách thăm quan phòng trưng bày
 
Phòng trưng bày giới thiệu khoảng 250 hiện vật, hình ảnh, di vật của quê nội Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh và 4 gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh gồm: nhà thờ họ Trần, quê ngoại Nguyễn Du; nhà thờ cụ Nguyễn Trừ- anh trai thứ 5; nhà thờ cụ Nguyễn Nghi- em trai thứ 10 và nhà thờ gia tộc họ Vũ- trong đó thờ cử nhân Vũ Trinh, anh rể Nguyễn Du; bộ sưu tập 61 bản Kiều cổ chữ Nôm và chữ Quốc ngữ của Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam Nguyễn Khắc Bảo; hơn 100 đầu sách nghiên cứu, bàn luận về Truyện Kiều của Nguyễn Du của các nhà nghiên cứu và một số hiện vật cổ tái hiện không gian sinh hoạt của các gia đình trung lưu thời phong kiến. 
   
Cuộc trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh diễn ra từ nay đến hết ngày 29-10.
   
Hội thảoQuê ngoại Kinh Bắc với Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới và Truyện Kiều” nhằm làm rõ mối quan hệ gia đình và những ảnh hưởng của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc văn hiến đối với Nguyễn Du, đặc biệt là tinh thần nhân văn trong sáng tác của ông. Từ mối quan hệ sâu đậm ấy, Đại thi hào Nguyễn Du và gia tộc của ông để lại nhiều dấu ấn văn hóa trên quê hương Bắc Ninh, với một số di sản tiêu biểu như: các nhà thơ gia tộc họ Trần, họ Nguyễn Tiên Điền với bề dày văn hiến. Tại đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, tài liệu quý, nhiều bản Kiều được khắc in, xuất bản. 
  
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu đưa ra những phát hiện mới về mô hình gia đình trong Truyện Kiều và việc sử dụng đồng tiền của các nhân vật trong truyện Kiều… càng khẳng định tài năng của Đại thi hào Nguyễn Du.
 
Nguyễn Hoa
 

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 71-75

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.






More at source Viet Nam Landmarks