Saturday, October 31, 2015

Món Ngon Mỗi Ngày - Nem nướng


Quê mẹ Kinh Bắc với Nguyễn Du và truyện Kiều

Thứ sáu, 23/10/2015 - 09:52
 
Quê mẹ Kinh Bắc với Nguyễn Du và truyện Kiều
 
Cốt cách và văn chương siêu việt Đại thi hào Nguyễn Du là sự hội tụ, kết tinh của nhiều giá trị. Trong đó, nổi bật là giá trị miền Kinh Bắc văn hiến quê mẹ và vùng văn hóa sông Lam-Hà Tĩnh quê cha với sự hào hoa, thanh lịch của đất Thăng Long kinh kỳ - nơi ông chào đời và gắn bó suốt thời thơ ấu.
 
Tại Bảo tàng tỉnh, hàng chục bản Kiều nôm cổ được trưng bày, giới thiệu tới công chúng.
 
Danh nhân văn hóa thế giới-Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1820) là con trai thứ bảy của quan Tể tướng-Đại tư đồ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Mẹ đẻ của Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần, vợ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà là con gái thứ ba của một vị quan trông coi việc sổ sách kế toán dưới quyền Nguyễn Nghiễm tên là Trần Ôn-người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc (nay là thôn Kim Thiều, xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn). Dòng dõi “Trần gia” của thân mẫu Nguyễn Du được xếp vào hàng “danh gia vọng tộc” có nhiều bậc túc nho, khoa bảng, tiêu biểu là Tiến sĩ Trần Ngạn Húc và Tiến sĩ Trần Phi Nhỡn. 
 
Người con gái xứ Kinh Bắc thông minh, xinh đẹp, nết na Trần Thị Tần đã được quan Tể tướng Nguyễn Nghiễm đất Hà Tĩnh yêu quý lấy làm vợ và sinh ra Nguyễn Du.
 
“Trai Tiên Điền - tinh anh Hồng Lĩnh
Gái Kinh Bắc - thanh sắc Tiêu Tương”
 
thật đẹp duyên, môn đăng hộ đối. Vì vậy, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ được thừa hưởng những “gen” tốt của cha mẹ mà còn thừa hưởng cả những tinh hoa văn hiến của hai vùng đất Bắc Ninh - Hà Tĩnh. 
  
Người thân của Nguyễn Du ở Kinh Bắc 
  
Qua điền dã nghiên cứu, phân tích và đối chiếu gia phả của các họ tộc, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Bảo, Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam là người đã có hơn 20 năm dày công sưu tầm nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều cho biết: “Ở quê ngoại Kinh Bắc-Bắc Ninh, ngoài thân mẫu Trần Thị Tần thì Nguyễn Du còn có hai người mẹ kế, một chị dâu, một em dâu, một anh rể và một em rể đều là người Kinh Bắc”. 
  
Cụ thể là: Quan Tể tướng Nguyễn Nghiễm, sau khi cưới bà Trần Thị Tần làm bà ba đã cảm nhận được vẻ “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” của giai nhân xứ Kinh Bắc nên đã cưới thêm bà vợ thứ tư là Nguyễn Thị Xuyên người xã Hoàng Mai, Yên Dũng và bà vợ thứ năm Nguyễn Thị Xuân người xã Tiêu Sơn, Yên Phong (nay là thôn Hưng Phúc, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn). Theo sử liệu ghi chép thì cụ Nguyễn Nghiễm có 8 vợ và 21 người con. 
  
Anh thứ hai, khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Điều lấy bà vợ hai là Nguyễn Thị Nguyện-con gái thứ tư của Đạt Võ hầu Nguyễn Gia Ngô, quê ở Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc. Bà Nguyễn Thị Nguyện chính là em gái của danh nhân Nguyễn Gia Thiều, tác giả Cung oán ngâm khúc. Đôi uyên ương này sau đó sinh ra Nguyễn Hành cũng là nhà thơ nổi tiếng đương thời được xếp vào An Nam ngũ tuyệt cùng với chú ruột Nguyễn Du. 
 
Em trai cùng mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Ức lấy vợ ở làng Phù Đổng, Đông Ngàn, Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). 
  
Người chị ruột cùng mẹ với Nguyễn Du là bà Nguyễn Thị Diên được gả cho ông Vũ Trinh-người có dòng dõi danh gia vọng tộc ở Xuân Lan, Lương Tài, Kinh Bắc cũng là một thi nhân nổi tiếng với tập Lan trì kiến văn lục và tập thơ Nôm Cung Oán thi gồm 100 bài, sau tham gia soạn Luật Gia Long. Anh rể Vũ Trinh chính là người đầu tiên được Nguyễn Du tin tưởng giao đọc và phẩm bình Truyện Kiều. 
  
Ngoài ra, còn một người em gái khác mẹ với Nguyễn Du cũng lấy chồng là Vũ Trạch, người cùng xã Xuân Lan, Lương Tài, Kinh Bắc. 
 
Như vậy trong dinh thự quan Tể tướng Nguyễn Nghiễm ở kinh đô Thăng Long có ba bà phu nhân, hai nàng dâu, hai chàng rể xứ Kinh Bắc và cùng với họ là hàng trăm người giúp việc cũng ở xứ Bắc và Thăng Long. Đó chính là môi trường ngôn từ sinh động để thi hào có vốn ngữ liệu phong phú sáng tác nên Truyện Kiều. Bởi từ lúc chào đời và suốt hơn 20 năm đầu đời, Nguyễn Du đã sống ở đất Bắc, hít thở không khí và thụ hưởng nếp sống, phong tục, ngôn ngữ của văn hóa Thăng Long – Kinh Bắc. Khoảng thời gian đó đủ để hồn thơ của ông thấm ngấm văn hóa xứ Bắc và định hình ngôn ngữ, tư duy cho mình và cho quá trình sáng tác sau đó. 
 
Dấu ấn văn hóa Quan họ trong Truyện Kiều 
 
Truyện Kiều của Nguyễn Du dài 3.254 câu thơ nôm viết theo thể lục bát. Trong suốt hai thế kỷ qua, Truyện Kiều và Nguyễn Du đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ. Thật hiếm có tác giả, tác phẩm nào ngấm vào máu thịt người Việt Nam với một sức sống bền lâu, thiết thân đến vậy. 
  
Bàn về ảnh hưởng của văn hóa Kinh Bắc trong hồn thơ Nguyễn Du, các nhà Kiều học đều cho rằng: Có mối liên hệ giữa Truyện Kiều và lời ca Quan họ. Vì rằng, Nguyễn Du được sinh thành và nuôi dạy bởi bà mẹ Trần Thị Tần là con gái vùng Quan họ, lại trong môi trường mà các bà dì, anh rể, chị dâu, gia nô, đầy tớ, bạn học… đều ở vùng Kinh Bắc nên ngôn ngữ thấm đượm trong đời sống được thi hào sử dụng trong Truyện Kiều cũng dễ hiểu.
   
Đề cập đến vấn đề này, có một trường phái nghiên cứu cho rằng, chính các nghệ nhân Quan họ học tập thơ Kiều để sáng tác lời ca. Ví dụ, có đoạn lời ca Quan họ và Truyện Kiều giống nhau nguyên văn:
 
“... Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày...”. 
  
Có quan điểm ngược lại, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Bảo cho rằng Nguyễn Du chịu ảnh hưởng từ văn hóa xưng hô của người Kinh Bắc và dẫn chứng trong Truyện Kiều có các câu:
 
“Sinh rằng: Hay nói dè chừng
Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao?”
 
hoặc là:
 
“ Nữa khi giông tố phũ phàng
Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây”...
 
Theo ông Bảo, cặp đại từ nhân xưng “Đấy-Đây” chính là thi hào Nguyễn Du đã ảnh hưởng của lời ca Quan họ
 
“Đấy với đây không dây mà buộc
Anh với nàng chưa chuốc mà sao say”
 
hoặc là ảnh hưởng của Tranh dân gian Đông Hồ “
 
Khen ai khéo tạc nên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”. 
 
Tuy nhiên, thật khó để khẳng định quan điểm nào đúng bởi như hai câu thơ sau Nguyễn Du viết về nỗi đau trớ trêu nghịch cảnh của nàng Kiều:
 
“...Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh chầy...”.
 
Trong khi đó, lời ca Quan họ lại có câu hát:
 
“Người về tựa chốn loan phòng
Tôi về tựa bóng đèn chong canh chầy”.
 
Cũng là “Loan phòng” và “tựa bóng đèn chong canh chầy” nhưng trong lời ca Quan họ không phải nói về nghịch cảnh đau khổ mà mang ý nghĩa là hai tâm hồn hướng tới nhau, thể hiện nỗi thương nhớ tương tư muôn thủa của tình yêu. 
  
Như vậy, sẽ không khoa học nếu chỉ nhìn nhận một chiều mà cần nghiên cứu đánh giá mối liên hệ tác động qua lại hai chiều giữa văn hóa Quan họ với Nguyễn Du-Truyện Kiều và ngược lại. Có điều, những ảnh hưởng của văn hóa quê ngoại tới hồn thơ của Đại thi hào là điều tất yếu. 
 
Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh và đón nhận danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, được sự đồng ý của UBND tỉnh Bắc Ninh, trong tháng 10 này, Hội Kiều học Việt Nam phối hợp với một số đơn vị của tỉnh tổ chức Tuần văn hóa, du lịch Đại thi hào Nguyễn Du tại Bắc Ninh với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội thảo khoa học “Ảnh hưởng của quê ngoại Kinh Bắc - Bắc Ninh với Nguyễn Du và Truyện Kiều”; triển lãm “Đại thi hào Nguyễn Du và các di vật của gia tộc tại Bắc Ninh”; tổ chức các buổi nói chuyện về Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều tại các cơ quan, trường học trong tỉnh… Đây là dịp để nhân dân Hà Tĩnh-quê nội và nhân dân Bắc Ninh-quê ngoại cùng với nhân dân cả nước cũng như trên khắp thế giới hướng về ông, hướng về vầng ánh sáng tỏa ra từ hàng trăm năm trước vẫn không ngừng soi rạng đến mai sau. 
 
Bài, ảnh: Việt Thanh
 

Friday, October 23, 2015

Phân ưu: Linh hồn Giuse Đinh Văn Phen

Thưa quý đồng hương

Blog KYDV mới nhận được tin từ ông Đinh Văn Thắng (Tony) về việc ông Đinh Văn Phen từ trần vào ngày 18-9-2015 Dương Lịch tại Việt Nam. Thành thật chia buồn cùng tang quyến. Nhân đây, cũng xin quý đồng hương dâng lời cầu nguyện cho Linh hồn Guise Đinh Văn Phen được hưởng nhan thánh Chúa. 
 
Blog KYDV xin được phép thay mặt quý đồng hương gởi lời tri ân lòng hảo tâm của ông và gia đình đã dành cho Giáo xứ Dũng Vi. (Đính kèm Email và thư hồi báo cám ơn của Giáo xứ Dũng Vi).

Blog KYDV và ông Đinh Văn Thắng (Tony) có yêu cầu và đã được ông Đinh Văn Dũng là con trai ông Đinh Văn Phen, hiện đang ở Dallas, USA cung cấp. Nhân đây Blog KYDV xin cảm ơn và post lên đây để họ hàng, bà con đồng hương gần xa tiện nhận diện. (Quý vị cũng có thể xem tại địa chỉ OneDrive - Đinh Văn Phen)

Cá nhân người viết Blog đã được gặp ông Phen những ngày còn ở Việt Nam nhưng thời gian đã quá lâu (có lẽ cũng khoảng 40, 50 năm trước, lúc còn trẻ), nay nhờ nhìn thấy hình ông chụp lúc còn trung niên nên mới nhận ra được...

Cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ (Trang Tử: "Nhân sinh thiên địa chi, gian nhược bạch câu chi quá khích." (đời người ta trong khoảng trời đất, như bóng bạch câu qua khe hở)... Khi thấy lại thì đã hóa người thiên cổ!

...
Trăm năm có nghĩa gì đâu
Rầu rầu một đám cỏ khâu xanh rì
...
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 
Blog KYDV
Ngày 23-10-2015
----------
 
From: Tony Thang Dinh (todi_1999@yahoo.com)
Sent: Thu 10/22/15 7:48 PM
To: Thức Đinh (dthuc@live.com)
 
Hello Thức;
 
Thắng mới nhận được tin Chú Phen qua đời. Thắng nghe tin Chú bị bệnh nặng hồi đầu tháng 9, cuối tháng 9 Thắng về VN thăm Mẹ có 2 tuần. Về lại Mỹ hôm Oct 15. Về ít ngày quá, cho nên chẳng đi thăm Bà Con họ hàng như lần trước. Thắng có ghé Phước Lý thăm vài gia đình và ghé thăm Nguyễn Văn Đảng ở Tam Hiệp.

Anyway, làm ơn thông báo cho mọi người biết và cầu nguyện cho Linh Hồn Giuse Đinh Văn Phen, qua đời ngày 18-9-2015 Dương Lịch. 
 
Chú Phen là một trong những Đại Ân Nhân của người làng Dũng Vy. Chú đóng góp rất nhiều về tinh thần lẫn vật chất cho mọi lần quyên tiền trùng tu Thánh Đường Dũng Vy Bắc Ninh. Chú đã rời bỏ cuộc sống ở Hoa Kỳ và về lại VN sống khoảng 10 năm nay. Trước khi chết, chú có để lại Di Chúc là dâng cúng Năm mươi triệu đồng (VNĐ) khoảng $2500 USD cho Nhà Thờ Dũng Vy Địa phận Bắc Ninh. Đinh Văn Mạnh con trai của Chú Phen đã thực hiện ước mơ cuối cùng của Chú Phen. Ngoài Bắc đã nhận và có hồi báo thư cám ơn. Tiện đây Thắng gửi cho Thức để post lên trang blog KYDV.
 
Cám ơn Thức nhiều nhe.
 
Best Regards/
Tony Thang Dinh

Cell:  214-228-0223
 







 

Tuesday, October 20, 2015

Blog Kỷ Yếu Dũng Vi - 4 năm nhìn lại (2012-2015) - Đinh Thức

Blog Kỷ Yếu Dũng Vi - 4 năm nhìn lại (2012-2015) - Đinh Thức

Tính từ tháng 2-2012 đến nay 10-2015. Blog KYDV đã tồn tại được khoảng 4 năm, một khoảng thời gian ngắn và vui. Vui vì đã tạo được một nhịp cầu nối giữa đồng hương Dũng Vi và bạn đọc cư ngụ khắp nơi, vui vì đã được sự đóng góp, ủng hộ của quý đồng hương và bạn đọc gần xa. Nhân đây Blog KYDV xin có lời cảm tạ và mong được quý vị tiếp tục ủng hộ...

- Blog KYDV xem trên iPhone. Photo Đinh Thức.

Nhìn trên số liệu thống kê của Blog, hiện nay Blog đã có được một số khách thăm viếng từ các quốc gia khắp 5 châu, đứng đầu bảng là Mỹ và Việt Nam và gồm từ 40 quốc gia và 164 địa điểm không rõ (Unknown). 

Riêng Hoa Kỳ đã có số khách viếng thăm từ 31 tiểu bang trên tổng số 51 tiểu bang, bên cạnh đó là từ 44 địa điểm không rõ (Unknown).

Canada có số khách thăm từ 4 tỉnh bang (Province/Territory) trên tổng số 13 tỉnh bang, ngoài ra 1 không rõ địa điểm (Unknown).

Qúy vị có thể xem chi tiết tại:

http://s09.flagcounter.com/countries/9bx/
http://s09.flagcounter.com/gmap/9bx/

Top 10 countries:

United States: 14391
Vietnam: 9374
France: 1407
Argentina: 1167
Germany: 656
Russia: 268
Australia: 242
Moldova: 181
Indonesia: 112
South Korea: 99
.....

Dưới đây là một số bài viết và phần mục được xem nhiều (Top 10):

- Múa: Nổi lửa lên (Đội VN GX Dũng Vy thể hiện) - 258
- Con Xin Theo Ngài - Tony Thắng Đinh (TTD)  - 222
- Tân Linh Mục Phao-Lô Bùi Ngọc Linh‏ - Tony Thắng Đinh... - 217
- Bản đồ xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh... - 150
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức...   - 140
- Gia phả các tộc họ - 661
- Liên lạc đồng hương Dũng Vi - 401
- Giới thiệu - Ghi chú - 327
- Bản đồ xã Tri Phương - 203
.....

Internet ngày nay với con số hàng triệu triệu trang Web hấp dẫn luôn sẵn sàng phục vụ 24/7. Số lượng thống kê trên thật là khiêm tốn so với những trang mạng khác có số lượng hàng trăm triệu (thậm chí cả tỷ như FaceBook) lượt khách thăm từ khắp các lục địa... Tuy số lượng khiêm tốn nhưng so với phạm vi, đề tài, nội dung, chi phí và nhân lực của Blog KYDV đó cũng đã là điều đáng quý, đó cũng là sự động viên khích lệ cho những người thực hiện... 

Cho đến nay ngoài những ủng hộ, Blog không thấy có sự phản ứng tiêu cực nào, thêm một điều đáng mừng nữa. Công việc làm Blog nói chung dù thấy dễ dàng nhưng không đơn giản, có lúc không tránh khỏi phiền phức vì những bất đồng quan điểm, chính kiến, nội dung, kỹ thuật, sở thích, vv và vv... Điều này cũng cho thấy sự hiểu biết và bao dung của quý vị dành cho Blog. 

Về hoàn cảnh và điều kiện sức khỏe của Ban Biên Tập nói riêng và qúy đồng hương cao niên nói chung người còn, kẻ mất, tuổi tác và sức khỏe cũng đã có phần hạn chế, không biết còn có thể đóng góp được đến bao lâu... Thôi thì đến đâu hay đến đó vậy... Chúc sức khỏe Ban Biên Tập, quý đồng hương và bạn đọc luôn an khang...

Một lần nữa Blog KYDV xin được phép thay mặt Ban Biên Tập KYDV, quý đồng hương chân thành cảm tạ sự đóng góp tinh thần, vật chất, thời giờ và công sức của quý đồng hương, ân nhân và sự ủng hộ của quý bạn đọc khắp 5 châu.

Blog KYDV
Thung Lũng Hoa Vàng, California, USA
Tháng 10-2015

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 66-70

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.





 
More at source Viet Nam Landmarks

Saturday, October 17, 2015

"Giọng" trong lối hát quan họ là gì? | BTV



Bắc Ninh TV
Published on Jul 27, 2015
 
BTV | Quan họ là dòng nghệ thuật dân gian được lưu truyền từ bao đời nay trên mảnh đất Bắc Ninh. Vậy "giọng" trong hát quan họ được hiểu như thế nào và tiêu chuẩn đánh giá "giọng" ra sao?

Wednesday, October 14, 2015

Ký ức Chợ Tranh

Thứ sáu, 04/09/2015 - 09:20
 
Ký ức Chợ Tranh
 
Chợ nằm ngay bến sông, dấu mốc của cái chợ quanh năm lèo tèo ấy là một ngôi đình nhỏ chỉ có một gian hai chái. Trong đình là bài vị thờ cả trời, đất và nước giống như đền thờ Tam phủ. Trước cửa ngôi đình có một cái giếng khá to quanh năm nước trong leo lẻo.
 
Vào dịp cuối năm, tiết heo may khách về chợ tranh mỗi ngày một đông, thường thì người đến chợ từ phía bên kia sang đò phải đi qua một đoạn bờ sông lầy lội nên cứ đến chợ là múc nước rửa chân. Được cái giếng nước ở bên sông nên lúc nào cũng ăm ắp nước, mọi người tha hồ múc rồi ì oạp té rửa và cảm nhận cái mát lành của không gian sông nước. 
  
Thuở ấy sông Đuống chưa có đê nên dòng sông trải rộng ra mênh mông, phía bên kia là nương dâu, bãi mía và phía bên này cũng vậy, cứ mênh mông ngút ngàn bãi mía nương dâu. Dòng sông khi ấy chỉ chảy xuôi theo dòng vào mùa mưa chứ thường nó chỉ là những hồ nước lớn lan tỏa từ Dâu, Phật Tích, Loa Hồ, Tào Khê, bởi vậy mà nhiều làng xóm cả phía bên này sông và bên kia sông đều có những cái tên gắn với từ Hồ.
 
 
Làng Mái nằm trên địa bàn của hai cái hồ lớn nên còn có tên là làng Hồ, Đông Hồ hay Song Hồ, mãi sau này khi nhà Trần khơi thông dòng chảy để xây dựng thế trận phòng thủ chống giặc Nguyên Mông thì khi ấy đê điều đã làm cho dòng sông có diện mạo như ngày nay. Còn làng Hồ vì gắn với nghề làm vàng mã, nghề làm tranh nên vẫn giữ được cái tên như vậy. 
  
Đấy là lời kể của mấy cụ già trong làng Hồ, câu được, câu chăng truyền lại cho con cháu bằng những ký ức khi mờ khi tỏ, chợt như thật rồi lại chợt như mơ để rồi dần dà trôi vào quên lãng. 
  
Làng Hồ xưa chỉ là mấy chòm xóm lưa thưa ở bên sông, người dân sống bằng chăn tằm, canh cửi như bao làng ven sông khác. Nghề làm vàng mã có trước nghề làm tranh bởi làm vàng mã là một nghề gắn với các hoạt động tâm linh, nhất là khi hoạt động tín ngưỡng nở rộ cùng với các trung tâm phật giáo trên vùng quê Kinh Bắc, từ Phật Tích, chùa Dâu, Bút Tháp bên này cho đến các trung tâm Phật Giáo khác tiếp tục được xây dựng theo các triều đại mở rộng sang tận Yên Tử, Hoành Bồ rồi lan tỏa ra mọi miền đất nước. 
  
Theo một số tài liệu sử học thì nghề làm tranh có lẽ hình thành vào thời nhà Mạc. Tranh Đông Hồ là tranh khắc gỗ, khi nhà Mạc phát hành tiền giấy thì kỹ thuật khắc gỗ mới phát triển. Đoán vậy chứ mọi thứ bây giờ cũng chỉ là ký ức. 
  
Mùa heo may, dòng sông cứ cạn dần sau mùa mưa lũ, người làng Hồ thu gom lá tre để ngâm rồi nghiền thành mầu đen, thu hoạch những vạt cây giành giành mọc quanh bờ ao làm màu vàng, những con thuyền ngược từ phía biển thường ghé lại đình tranh để bán vỏ sò, vỏ trai, đây là nguyên liệu khi nung lên để làm màu điệp. Màu đỏ để vẽ tranh được làm từ sỏi son, màu xanh được làm từ lá khoai. Màu vẽ chỉ đơn giản thế nhưng để cho lên thành tranh thì quả là một bí quyết mà không phải ai cũng làm được. 
  
Cuối năm vào dịp tháng một tháng chạp thì công việc làm tranh mới bận rộn. Chợ bến vào dịp cuối năm cũng luôn nhộn nhịp, ngày nào cũng có người đến mua những sản phẩm của làng, sản phẩm chính vẫn là vàng mã, giáp phiên tết thì tranh mới đắt hàng, bên cạnh những lô vàng mã cồng kềnh, trên những chiếc xe, chiếc thuyền qua sông luôn kèm theo những bó tranh đủ loại từ hứng dừa, đánh ghen, đám cưới chuột hay tranh tứ quý, tranh tố nữ, tranh lợn, tranh gà. Vàng mã là để tống cựu, cúng bái tri ân tiền nhân, thánh thần, còn tranh là để nghinh tân cầu phúc cho năm mới. Chỉ trên những mảnh giấy gió đơn sơ ấy mà có bao điều gửi gắm của cả kẻ bán cho đến người mua. 
  
Có một thời việc thờ cúng và hoạt động tâm linh bị cấm đoán và nhất là việc trao đổi hàng hóa, buôn bán bị triệt tiêu thế nên người ta vu cho nó là nghề tranh bị mai một nhưng đâu phải thế. 
  
Dòng Đuống nay thu mình lại giữa đôi bờ. Những phiên chợ bến nơi diễn ra việc mua bán của những nông dân nay chỉ còn là ký ức. Đình tranh nằm cô liêu ở nơi cuối làng, họa hoằn lắm mới có người ghé thăm. Nhưng không vì thế mà nghề cũ của làng bị thất truyền. Giờ đây về Đông Hồ thì thấy nghề làm vàng mã vẫn phát triển như một thế mạnh kinh tế của làng, còn nghề làm tranh thì nay cũng vậy, tiếng tăm của những bức tranh làng cứ lan tỏa khắp nơi, người làm tranh bây giờ cũng giầu có như bao người làm nghề thủ công khác. Những bức tranh thôn dã với sỏi son, vỏ điệp, than lá tre, quả giành giành vẫn làm bừng sáng niềm vui của những mùa xuân mới.
   
Tiền Hải
 

Friday, October 9, 2015

Thông báo: Ban nhạc GIPSY FIRE NOVAMENCO - Đinh Tất Thăng

Ngoài những show lưu diễn đột xuất. Ban nhạc GIPSY FIRE NOVAMENCO còn thường xuyên phục vụ tại các địa điểm dưới đây.

Hotel Majestic (Saigon, Since 1925)
1 Dong Khoi Str., Dist. 1,
Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel: (84-8) 3829 5517
Fax: (84-8) 3829 5510
E-Mail: majestic@majesticsaigon.com.vn
Website: http://www.majesticsaigon.com.vn/

Ban nhạc phục vụ các ngày Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu, Thứ Bảy từ 9 giờ tối đến 12 giờ đêm.



----------
 

Hệ Thống Nhà Hàng Cơm Niêu Sài Gòn (Trên 300 Món Ăn Trứ Danh Việt Nam)
27 Tú Xương
P.7, Q.3, TP. HCM
Điện thoại: 08 3932 6388 - 08 3932 6363
 
Ban nhạc phục vụ các ngày Thứ Tư, Thứ Sáu, Chúa Nhật từ 7 giờ đến 9 giờ tối.
 

Xem Tân Hải Vân ở bản đồ lớn hơn
 
 
Kính mời

Để biết thêm chi tiết về lịch diễn xin vui lòng liên lạc:

Ông Đinh Tất Thăng
Điện thoại: 0908223401
Điện thư: tatthang05@yahoo.com
FaceBook https://www.facebook.com/thang.dinhtat.1
Blog: Ban nhạc Gipsy Fire Novamenco

Chân thành cảm ơn
----------


Ghi chú của KYDV: 

Nếu qúy vị đồng hương có những tin tức, hỷ sự, cưới hỏi, tân gia, tang chế, quảng cáo, dịch vụ, công ty, cơ sở, kinh doanh thương mại, vv... cần thông báo xin gởi về Email: dthuc@live.com. Chúng tôi sẽ phổ biến trên Blog KYDV để đồng hương xa gần được rõ.


Ghé thăm làng quan họ gốc ở Bắc Ninh | BTV


Wednesday, October 7, 2015

Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức

Thuở chúng tôi còn bé, gia đình chưa có Tivi (Television) hoặc máy hát (Cassette) nhạc như bây giờ nên thú vui vào mỗi tối là gia đình bà cháu, mẹ con quây quần bên nhau kể chuyện, hát hò dưới ánh đèn le lói...

8 con chuột đưa xác con mèo
Tò te tò, to te te tò...
8 con chuột đưa xác con mèo
Tò te tò, tò tí tí te...
Tò te tò, tò tí tí te...
 
 
Đám Cưới Chuột - Photo Tranh Đông Hồ (Wikipedia)

Một trong những bài hát mẹ tôi thường hay hát cho mấy đứa chúng tôi nghe chỉ có mấy câu như thế và lặp đi lặp lại cho đến khi lũ chúng tôi ngáp dài đòi hát bài khác hoặc là nghe chán bỏ đi tìm thú chơi khác... có khi mấy đứa ngủ mất lúc nào không biết... Ngày nào cũng phải kể chuyện, hát hò cho mấy đứa nghe nên không tránh khỏi lặp đi lặp lại... cho đến khi cả mẹ lẫn con cùng ngủ...

Bà ru cháu, mẹ ru con hay chị ru em bằng những câu hát ru hoặc kể chuyện, ngoài những ý nghĩa mang tính cách tâm sự, mục đích chính của hát ru là nhằm ru bé ngủ và như vậy là bài hát đã đạt được mục đích của nó như tên gọi...

Tôi tự hỏi bài hát này có liên quan gì đến câu chuyện Đám Cưới Chuột trên bức tranh dân gian Đông Hồ hay không? Cũng có đám rước mèo chuột và trống kèn tò te kiệu võng... Cũng có thể bài hát là một phiên bản hát dân gian mô tả bức tranh dân gian Đông Hồ lâu đời này...? Có thể lắm, vì từ làng   Dũng Vi qua làng tranh Đông Hồ cũng chỉ cách một con đò ngang sông Đuống và dăm cây số đường làng...

 
Blog Nhạc Ca Dao

----------

Bài viết liên quan:
- Tên Làng: Dũng Vi hay Dũng Vy ?
- Quê hương qua Ca dao: Ba cô đội gạo lên chùa - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Thằng Cuội - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bánh Bèo - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: Bán Rượu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Yêu - Đinh Thức
- Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
- Đình Dũng Vi - Blog KYDV
- Những tên gọi của làng Dũng Vi
- Những tên gọi của làng Dũng Vi (Tiếp theo)
- Thần Sắc và Thần Tích xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Thần Sắc và những vị Thành Hoàng làng Dũng Vi
- Văn Chỉ làng Dũng Vi
- Quê hương qua Ca dao: Cái Bống - Nhạc: Đinh Thức
 

Hình ảnh: Đình Thôn Lương (Đình Dũng Vi) 61-65

Đình làng Lương

Tổng quan

Đình làng Lương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại thời Lê Trung Hưng năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Theo nhà nghiên cứu đình làng Nguyễn Hoài Nam thì đình Lương có nghệ thuật chạm khắc còn đẹp hơn cả đình Đình Bảng. Đây là một báu vật kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn ít người biết tới. Vietlandmarks vinh dự được giới thiệu với bạn đọc gần xa bộ ảnh công phu do Nguyễn Hoài Nam và Việt Cường thực hiện ngày 01/01/2015.





 
More at source Viet Nam Landmarks