Monday, April 28, 2014

UNESCO: Gióng festival of Phù Ðông and Sóc temples



unesco
Uploaded on Nov 5, 2010

UNESCO: Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity - 2010
URL: http://www.unesco.org/culture/ich/RL/...


Description: The Gióng festival of Phù Đổng and Sóc temples is celebrated annually in outlying districts of Hanoi, the capital of Viet Nam. Each spring, before the rice harvest, the Việt people honour the mythical hero, god and saint, Thánh Gióng, who is credited with defending the country from foreign enemies, and is worshipped as the patron god of the harvest, national peace and family prosperity. The festival at Phù Đổng temple, which takes place in the fourth lunar month in the village of his birth, symbolically re-enacts his feats through the riding of a white horse into battle and the orchestration of an elaborate flag dance to symbolize the battle itself. Young men receive extensive training to play the roles of Flag Master, Drum Master, Gong Master, Army Master and Children's Master, while 28 girls aged 9 to 13 are selected to play the enemy generals. The Flag Master's dancing movements and drum and gong sounds convey the development of the battle, and paper butterflies released from the flag symbolically disperse the invaders. The arrival of rains after the festival is seen as a blessing from the saint for an abundant harvest. The celebrations at Sóc temple, where saint Gióng ascended to heaven, take place in the first lunar month and include the ritual of bathing his statue and a procession of bamboo flowers to the temple as offerings to the saint.

Country(ies): Viet Nam
© 2009 Vietnam Institute of Culture and Arts Studies
Duration: 00:09:58 - Support: DVD (0044300014)

Luy Lâu - Lịch sử và văn hóa

Luy Lâu (hay Liên Lâu) thuộc xã Thanh khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, giờ đây không chỉ là khu di tích lịch sử - văn hóa có quy mô to lớn và phong phú vào bậc nhất nước ta trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, mà đang trở thành đối tượng hàng đầu trong việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam phải chăng có một thời kỳ hay một giai đoạn Luy Lâu, và nếu vậy cũng có một văn hóa Luy Lâu trong tiến trình hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc từ văn minh sông Hồng đến văn minh Đại Việt.
 
Đây quả là đề tài khoa học lớn và mang tính thực tiễn sâu sắc khi nhân loại đang bước sang thiên niên kỷ mới. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có khát vọng tìm về cội nguồn, giữ gìn và phát huy bản sắc riêng, để có thể phát triển bền vững trong thời đại mới. Giải quyết vấn đề lịch sử và văn hóa Luy Lâu cũng chính là góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu vấn đề cội nguồn dân tộc, cội nguồn và tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam. Trong chuyên luận này chúng tôi xin trình bày những hiểu biết bước đầu của mình về lịch sử văn hóa Luy Lâu trong tiến trình lịch sử và văn hóa Việt Nam, qua đó đề xuất một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá vai trò của Luy Lâu trong lịch sử. 
  
- Luy Lâu - Trung tâm chính trị, quân sự của Giao Chỉ và Giao Châu 
   
Vai trò này Luy Lâu đã được các nguồn sử liệu Việt Nam và Trung Quốc xác nhận. Luy Lâu là trụ sở của chính quyền quận Giao Chỉ và Giao Châu từ thời thuộc Tây Hán đến thời thuộc Ngô. 
  
Thời thuộc Đông Hán, đây là trị sở của thái thú Tô Định, đối tượng tấn công chủ yếu của nghĩa quân Hai Bà Trưng: 
  
“Ngàn tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã đến gần Long Biên’’. 
   
(Đại Nam quốc sử diễn ca) Thời thuộc Ngô, Luy Lâu là trị sở của thái thú Sỹ Nhiếp ở Châu Giao. Hệ thống các nguồn tài liệu, nhất là các nguồn tài liệu ở khu di tích Luy Lâu hiện nay, trong đó phần lớn là các tài liệu, di tích về thái thú Sỹ Nhiếp (bia ký, sắc phong, đình, đền thờ, thành lũy, lăng mộ…) đã cho phép xác định thời kỳ này thủ phủ Luy Lâu mang tên Long Biên. Trước đây trong công trình “Bắc Kỳ thời cổ”, học giả Pháp Madrolle đã xác định trong thời kỳ Bắc thuộc, hai huyện Luy Lâu và Long Biên thay phiên nhau giữ vai trò trị sở của quận Giao Chỉ và Giao Châu. Song đã có lúc, ông ngờ rằng Luy Lâu cũng chính là Long Biên ở địa điểm nào trên đất Bắc Ninh, song vẫn chưa xác định được, mà mới chỉ là những dự đoán. 
  
Căn cứ vào nguồn thư tịch cổ, chúng ta được biết Luy Lâu và Long Biên là hai huyện lớn của Giao Chỉ sau đó là Giao Châu, trong đó Luy Lâu là huyện đứng đầu, nơi đặt trị sở của quận từ thời Tây Hán, rồi Đông Hán và thuộc Ngô. Căn cứ vào sách “Thủy Kinh chú” và “Đại Việt sử ký toàn thư”, chúng tôi cho rằng, trong thời thuộc Hán và Ngô, có lẽ không xảy ra việc chuyển dời trị sở từ Luy Lâu sang Long Biên, mà đã có sự đổi tên trị sở ở Luy Lâu (hay Liên Lâu) sang Long Biên – còn địa điểm vẫn đóng ở vị trí cũ – tức thành Luy Lâu thời thuộc Tây Hán. 
  
Theo các danh sách trên cho biết, thời Tiền Hán, thành Luy Lâu (hay Dinh Lâu) thuộc Giao chỉ quận và còn có tên là Long Uyên, sang thời Hậu Hán và thuộc Ngô, là thủ phủ của thái thú Sỹ Nhiếp được phong tước Long Biên hầu. Việc đổi tên thành, sách “Thủy Kinh chú” cho biết “Năm Kiến An thứ 23 đời Hán, lúc bắt đầu lập thành (Long Biên), có giao long lượn đi lượn lại ở hai bến Nam - Bắc, nhân đó đổi Long Uyên ra Long Biên…”.

Năm Kiến An thứ 23 (tức năm 218) là thời kỳ Giao Châu dưới quyền cai trị của thái thú Sỹ Nhiếp, và trị sở được xây dựng, mở mang với quy mô to lớn như kinh đô của một nước, mà nay những di tích ở Luy Lâu là bằng chứng vật chất xác định. Vì vậy, việc đoán Luy Lâu là Long Biên là có cơ sở. Tất nhiên để giải quyết vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt cần tiến hành các cuộc khai quật lớn ở Luy Lâu, đồng thời có các cuộc khảo sát, điều tra khảo cổ học với quy mô rộng lớn và các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại.
 
- Luy Lâu - Trung tâm kinh tế, thương mại 
   
Các nguồn thư tịch cổ không cho biết gì về vai trò của Luy Lâu. Trong công trình “Bắc Kỳ thời cổ’’, học giả Pháp Madrolle dự cảm rằng: “Với Luy Lâu, hình như chúng ta đang ở ngay trong lòng miền châu thổ, tại tổ của người An Nam, nơi người An Nam xuất phát để tràn lên, mở rộng vùng ngự trị của họ”. Các nhà sử học Việt Nam, trong các công trình thông sử Việt Nam, đều suy đoán Luy Lâu trước thời Hán xâm lược, đã là trung tâm kinh tế - thương mại của người Việt. Luy Lâu được coi như là cái ổ từ đó người Việt Nam tràn ra chiếm lĩnh miền trung châu, và trung tâm Luy Lâu có thể được hình thành do việc viếng thăm của những thương nhân và tăng sỹ Ấn Độ theo thuyền mà tới bằng đường biển và đường sông. 
  
Những dự cảm, suy đoán trên nay đã trở thành sự thật. Ngay trung tâm Luy Lâu đã tìm thấy rìu, giáo đồng, và đặc biệt là khuôn đúc trống đồng – những di vật độc đáo thuộc văn hóa Đông Sơn. Quanh Luy Lâu mặt tập những di tích thuộc nền văn hóa này như ở Đại Trạch, Đình Tổ, Đại Đồng Thành, Lãng Ngâm, Đông Cứu, Đại Lai. Rồi các di tích truyền thuyết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân – Âu Cơ tập trung khá đậm đặc trong vùng Luy Lâu xưa. Những tài liệu và chứng tích trên đã xác định Luy Lâu trước thời Hán đã là trung tâm cư trú, trung tâm kinh tế quan trọng của người Việt với các hoạt động kinh tế hết sức đa dạng: trồng lúa, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, đúc đồng, làm gốm, đánh cá và giao thương buôn bán. 
  
Trên cơ sở đó, khi giữ vai trò trị sở quận Giao Chỉ và Châu Giao, Luy Lâu đã nhanh chóng trở thành một đô thị lớn. Cho dù các cuộc khai quật ở Luy Lâu còn quá nhỏ hẹp – đúng ra mới là các cuộc thám sát, song với các nguồn tài liệu thu được và di tích thành lũy, đền đài, chùa tháp còn lại, vẫn cho phép hình dung đô thị Luy Lâu thời Bắc thuộc. Trung tâm đô thị là tòa thành với hào lũy kiên cố - nơi làm việc của bộ máy chính quyền châu, quận; hai phía Nam Bắc là khu quan lại, quý tộc với nhà cửa, lầu gác, rồi đến phố xá, chợ búa, bến bãi, các khu sản xuất gốm sứ, gạch ngói, những làng thủ công, làng nông nghiệp, làng chài nhộn nhịp dọc bờ sông Dâu. Phía Đông là khu mộ địa, và phía Nam là chùa Dâu – trung tâm tôn giáo tín ngưỡng của đô thị Luy Lâu. 
  
Các nguồn tài liệu đã xác nhận, Luy Lâu được xây dựng và mở mang với quy mô to lớn vào thời thái thú Sỹ Nhiếp. Nơi đây là trung tâm giao thương buôn bán sầm uất của Giao Chỉ - Giao Châu với các nước trong khu vực, trong đó sông Dâu giữ vai trò thông thương Luy Lâu với vùng biển Đông và vào sâu vùng nội địa qua sông Hồng. Luy Lâu là đô thị cảng, giữ vai trò quan trọng trong đế chế Hán ở vùng Đông Nam Á. 
  
 “Trên đất Giao Chỉ, trong suốt một thời kỳ dài từ cuối thế kỷ II tới thế kỷ IX – X, Luy Lâu không nhường vai trò một đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào”. Nhận định này trong sách “Đô thị cổ Việt Nam”, theo chúng tôi là có cơ sở. Song quy hoạch, bộ mặt của đô thị Luy Lâu, các hoạt động giao thương buôn bán, các hoạt động kinh tế của Luy Lâu thì còn tiếp tục phải tìm hiểu, và các nguồn tài liệu trong lòng đất Luy Lâu hiện nay, khi được khai thác sẽ đem lại những hiểu biết đầy đủ hơn về trung tâm kinh tế - thương mại Luy Lâu thời Bắc thuộc. Song điều cảm nhận được là chính nhờ có vai trò này, đã khiến xứ Bắc – Bắc Ninh, từ xưa đã cơ bản không phải là vùng thuần nông, mà có sự kết hợp chặt chẽ giữa làm ruộng (trồng lúa, trồng hoa màu, trồng dâu chăn tằm), với sản xuất các mặt hàng thủ công và giao thương phát triển. Nơi đây đông đặc chợ quê, làng nghề, làng buôn, làm thành cá tính – truyền thống người xứ Bắc: cần cù lao động, tài khéo tay thợ và thành thạo hoạt bát trong buôn bán, giao lưu kinh tế, văn hóa. Ở lĩnh vực nào cũng thành nghề tinh xảo, là niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc: 
  
Tỉnh Bắc có lịch, có lề,
Có nghề buôn bán, có nghề cửi canh.
Có nghề xe chỉ học hành,
Có nghề tô vẽ tờ tranh bốn mùa”.
 
- Luy Lâu - Trung tâm văn hóa, trung tâm Phật giáo 
   
Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của nước ta. Đây là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn trong đế chế Hán. Phật giáo đã được truyền thẳng từ Ấn Độ sang và vào Luy Lâu có thể từ trước công nguyên, và sau đó, người có công lập nên sơn môn Dâu là Khâu Đà La. Tài liệu “Cổ Châu Pháp Văn Phật bản hạnh”, các nguồn tài liệu di tích ở Luy Lâu và Phật Tích chỉ rõ rằng sư Khâu Đà La đã vào Luy Lâu rồi lên Phật Tích hành đạo, sau đó trở lại Luy Lâu, lập nên sơn môn này. Mối quan hệ giữa Luy Lâu và Phật Tích đã được xác lập từ những thế kỷ đầu công nguyên và được thực hiện qua sông Dâu – một con sông lớn có vai trò quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, văn hóa và tôn giáo của đô thị Luy Lâu. 
  
Khi Phật Giáo vào Luy Lâu cũng là lúc văn hóa Ấn Độ - một trong những nền văn minh của phương Đông cổ đại, truyền vào nước ta qua trung tâm Luy Lâu, mà nay còn để lại những di tồn rất rõ trong tượng Pháp, truyền tích, lễ hội Dâu, hệ thống kiến trúc chùa tháp và tư tưởng Phật giáo được thấm sâu vào đời sống dân chúng. 
  
Sau văn hóa Phật giáo Ấn Độ, là nền văn hóa Hán được truyền vào nước ta qua Luy Lâu, chủ yếu bằng con đường cưỡng bức của bộ máy thống trị. Tham gia vào việc truyền bá văn hóa Hán là đông đảo quan lại, quý tộc, sỹ đại phu, thợ thủ công, thương nhân, giáo sỹ; trong đó có vai trò quan trọng của Sỹ Nhiếp. Ông đã tiến hành truyền bá văn hóa Hán một cách hệ thống, chặt chẽ và quy củ. 
  
Đặc biệt Sỹ Nhiếp đã thực hiện có kết quả việc hòa nhập giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa Hán với văn hóa Việt bản địa. Có lẽ vì công lao đó, mà các sử gia phong kiến Việt Nam sau này rất đề cao Sỹ Nhiếp, nhưng vẫn nhớ và tôn sùng “Nam giao học tổ” thờ phụng “Thánh Nam giao”. Đã đến lúc cần có sự nghiên cứu và đánh giá khách quan, khoa học vai trò của Sỹ Nhiếp trong việc truyền bá và phát triển văn hóa Luy Lâu trong thời gian ông làm thái thú ở Giao Châu. 
  
Nho giáo và văn hóa Hán được truyền vào nước ta chủ yếu qua trung tâm Luy Lâu, được người xứ Bắc tiếp thu từ rất sớm, đã là một nhân tố quan trọng làm nên truyền thống hiếu học khoa bảng của nhân dân Bắc Ninh, trong giai đoạn phong kiến độc lập tự chủ sau này. 
  
Nhưng dù là Nho hay Phật, văn hóa Ấn Độ hay văn hóa Hán, khi vào Luy Lâu đều phải dung hợp, kết hợp với văn hóa bản địa của người Việt, mới có thể tồn tại và phát triển. Hệ thống các chùa ở Luy Lâu với trung tâm là chùa Dâu, vẫn là các bà “Tứ Pháp – Ngũ Pháp” ở trung tâm Phật Điện, và hội Dâu, mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm, chính là hội “cướp nước”, tắm Phật, rước Tứ Pháp của 12 làng trong tổng Dâu – một sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng cộng đồng điển hình của cư dân Việt cổ đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Theo truyền thuyết và tập tục lễ hội, Sỹ Nhiếp – tức thánh Nam Giao chính là người khai hội Dâu từ chiều 7 tháng 4 tại cửa chùa Dâu. 
  
Ngay ở trung tâm Luy Lâu và các vùng xung quanh đậm đặc các di tích thuộc văn hóa Đông Sơn, các di tích về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân – Âu Cơ, về các tướng lĩnh của hai bà Trưng, các truyền thuyết lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt. Văn hóa bản địa của người Việt ở trung tâm Luy Lâu vẫn bao trùm và sâu đậm trong đời sống mọi mặt của người dân. 
  
Quá trình hội nhập, giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng bản địa và ngoại nhập ở Luy Lâu thời Bắc thuộc là tập trung tiêu biểu, chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của văn hóa Việt cổ, sự bao dung, nhanh chóng thích nghi, tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại của dân tộc ta. Nhờ đó, trong công cuộc chống xâm lược và đồng hóa, nhân dân ta đã không bị tiêu diệt, mà ngược lại đã bồi trúc nguồn sinh lực mới, để đưa tới sự chuyển biến trong toàn bộ, xây dựng nền văn minh Đại Việt thời độc lập tự chủ. 
  
Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá vị trí, vai trò của trung tâm Luy Lâu trong lịch sử, phải chăng đã có cơ sở để xác định, trong lịch sử Việt Nam đã trải qua một thời kỳ (hay một giai đoạn) Luy Lâu, và như vậy cũng có một văn hóa Luy Lâu. Biết rằng đó là những suy nghĩ bước đầu, nhưng cũng xin mạnh dạn đề xuất, mong được sự thảo luận và đóng qóp của các vị độc giả.
 
Trần Đình Luyện
 

VietWeekly - Bắc Ninh: Nói chuyện với vị sư trụ trì Chùa Bổ Đà



vietweeklytube
Published on Mar 7, 2014

Đại đức Thích Thanh Vinh, trụ trì chùa Bổ Đà nói về ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh. Kiến trúc của chùa gần một trăm gian liên hoàn được xây dựng bằng các vật liệu dân gian: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường

Bắc Giang vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, sở hữu một nền văn hóa phong phú, đặc sắc toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà Sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh xưa ).

Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Chùa có tên là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt là chùa Bổ, còn có các tên gọi khác là chùa Quán Âm. Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc.

Danh sách các lễ hội ở Bắc Ninh (Tháng 4)

Tháng 4

  • Mùng 1: Hội đền Phụ Quốc (Xóm miễu -Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du - Bắc Ninh). Kỷ niệm ngày mất của ông bà Phụ Quốc Đại Vương TRẦN QÚY và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu PHƯƠNG DUNG, người có công cứu mạng Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ).
  • Mùng 7:
    • Hội Khám (Hội chùa Linh Ứng), làng Ngọc Khám ở xã Gia Đông, huyện Thuận Thành.
  • Mùng 8:
    • Hội Dâu (Chùa Dâu) ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành.
  • Mùng 9:
    • Hội làng Vó (Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài.
  • Mùng 10:
    • Hội làng Đạo Tú - Song Hồ - Thuận Thành
    • Hội làng Bưởi (Đại Bái) ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình.
    • Hội đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh.
  • Ngày 10:
  • Ngày 20:
    • Hội đền Vân Mẫu ở phường Vân Dương, TP. Bắc Ninh.
Source

Friday, April 25, 2014

Thưởng thức gà tiến Vua (Đông Tảo - Khoái Châu - Hưng Yên)



Văn hóa Việt Nam
Published on Dec 8, 2012
 
Độc và lạ giống gà quý
Gà Đông Tảo là giống gà thuần chủng đã có từ xa xưa ở làng Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên. Từ lâu, loại gà này được nhiều người biết đến vì có hình dáng kỳ lạ: đầu gộc tre, thân giống con cóc, cánh vỏ trai, đuôi nơm, mào mâm xôi, da đỏ tía hoặc vàng nhạt. Vì giống gà này khó nuôi nên rất quý hiếm, khi ăn có mùi vị thơm ngon đặc biệt nên tương truyền ngày xưa thường dùng để tiến Vua.
.......

CỐ ĐÔ HOA LƯ - NON NƯỚC TRÀNG AN (NINH BÌNH)



vanhoaviettv
Uploaded on Dec 15, 2011

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử. Nơi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.

Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ...[1] Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích tự nhiên 13.87 km² thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.
.......

6 món ăn “thất truyền” ở Việt Nam hằng trăm năm giá 2 triệu đồng

Festival Huế 2014:
 
(Dân trí) - Phóng viên đã được tiếp cận với 6 món ăn độc đáo, cầu kỳ được chế biến theo nguyên bản lúc dâng vua trong yến tiệc hoàng cung. Đặc biệt, 6 món ăn này chưa từng xuất hiện sau hàng trăm năm thất truyền.
 
Được sự cho phép của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, đơn vị tổ chức sự kiện này với sự cố vấn về món ăn của nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh - người cháu hậu duệ của đội trưởng đội Thượng Thiện triều Nguyễn, phóng viên Dân trí đã may mắn được tiếp cận với 6 món ăn đặc biệt cầu kỳ này. Đây sẽ là 6 món ăn xuất hiện trong Dạ tiệc cung đình Huế trong khuôn khổ Festival Huế 2014.
 
Gắp tư - đồ chua
 
Đây là món khai vị dùng đầu tiên trong buổi ăn cung đình. Món gắp tư làm từ tôm sống, lột rồi sàng cho hết nhớt. Sau đó lấy tôm quết với thí đàng, rồi ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ. Tiếp tục trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài chẻ làm tư. Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị dùng kèm đồ chua.

Món Gắp tư - đồ chua khai vị trong buổi Dạ Yến tiệc cung đình
Món Gắp tư - đồ chua khai vị trong buổi Dạ Yến tiệc cung đình

Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ
 
Là một món ăn cao lương mỹ, từ nguyên liệu quý giá đến nghệ thuật nấu nướng. Nguồn hải sâm được lấy từ Phú Quốc - là một loại hải sản quý hiếm được cho là ngon bậc nhất, bổ dưỡng và có công dụng như một loại thuốc quý ở biển Đông nước ta. Còn tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ.
 
Món hải sâm - tôm ba oẳn - rau củ đầy chất bổ
Món hải sâm - tôm ba oản - rau củ đầy chất bổ

Tuy hải sâm, tôm ba oản, rau củ tươi tốt là những nguyên liệu tươi tốt nhiều dinh dưỡng rồi. Nhưng nước dùng cho món nấu này được chế biến rất công phu, được hầm 1 ngày đêm với sá sùng ở Quảng Ninh, cồi sò điệp ở Khánh Hòa… Nên có chất ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.
 
Bánh khoai tía, bánh kê
 
Bánh khoai tía làm từ bột nếp ngon đặc sản của làng Hương Cần xứ Huế, nhồi với khoai tía thơm. Bánh có nhân thập cẩm gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn. Bánh được gói trong lá dong. Do bánh này thường dùng nguội nên rất thơm tho.
 
Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế, là loại kê thơm dẻo nhất. Bánh này có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn, đặc biệt có nấm hương rừng nên rất thơm.

2 loại bánh khoai tía, bánh kê với hương vị mặn - chay độc đáo xuất hiện giữa bữa Yến tiệc
2 loại bánh khoai tía, bánh kê với hương vị mặn - chay độc đáo xuất hiện giữa bữa Yến tiệc

Gỏi gà Huế
 
Không như món gỏi gà có vị chua ngọt làm món khai vị của hai miền Nam Bắc, món gỏi gà Huế tương tự như món bún thang của miền Bắc. Các thành phần là: thịt gà tơ xé sợi, miến Song thần làm từ đậu xanh, chả luạ, trứng gà, thịt heo… xắc rối. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo bẻ nhỏ bỏ lên trên. Khi dùng chan vào một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.
 
Món gỏi này bày biện các thành phần tỉ mỉ, lại bỏ trong tô chiết yêu (một loại tô độc đáo trong cung đình Huế với phần giữa tô thắt nhỏ ở giữa, phần miệng loe ra to) rất hợp. Vị thanh tao rất hợp cho món ăn vào những ngày hè. Và hạt kê là một loại ngũ cốc giúp tăng cường trí nhớ.

Gỏi gà Huế đầy lạ lẫm
Gỏi gà Huế đầy lạ lẫm

Vịt lọng - xôi hông
 
Vịt cân (vịt bầu) sau khi làm sạch, đem lọng (rút) xương. Dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo rồi đem dồi vào bụng vịt. Tiếp theo dùng lá dứa ràng quanh. Khi hông xôi thì để ngửa vịt lên đến khi vịt và xôi chín. Món này rất ngon, thịt vịt thật ngon ăn kèm xôi rất thơm dẻo.

Vịt lọng - xôi hông độc đáo
Vịt lọng - xôi hông độc đáo

Bánh màu pháp lam
 
Sở dĩ bánh có tên là bánh màu pháp lam vì có khuôn bên ngoài là giấy ngũ sắc đan xen – trùng với bảng màu chính sắc trong nghệ thuật pháp lam Huế. Bánh ở trong thì làm với bột nếp thơm của mùa mới, cùng với dưa hấu ngào và ruột hột dưa.
 
Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm rất mát dịu, màu sắc bên ngoài vui mắt. Bánh thật thơm, bùi mà thanh mát, là món tráng miệng ý vị trong mùa hè. Đặc biệt dùng với trà ngụm, trà thơm làm món ngọt tráng miệng rất hợp.
 
Vịt lọng - xôi hông độc đáo
Bánh màu ngũ sắc pháp lam dùng để tráng miệng với nước trà cuối buổi. Tất cả 6 món ăn trên đều chưa từng xuất hiện sau hàng trăm năm thất truyền.
 
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, buổi Dạ Yến tiệc Cung đình trong Đêm Hoàng Cung sẽ lần đầu tiên trình làng đến công chúng kỹ thuật điêu luyện của việc chế tác món ăn cung đình y như nguyên bản lúc xưa làm món ăn cho vua. Tất cả 6 món đều sang trọng, độc đáo và cầu kỳ, hấp dẫn và lần đầu xuất hiện lại sau hàng trăm năm bị thất truyền.
 
Hiện 600 vé giá 2 triệu đồng trong đêm tiệc 15/4 đã được bán hết. Đêm Dạ Yến tiệc Hoàng cung Huế sẽ một còn thêm một đêm nữa vào 19h30’ ngày 19/4. 
 
Vịt lọng - xôi hông độc đáo
Vịt lọng - xôi hông độc đáo
Khung cảnh đêm Dạ Yến tiệc cung đình Huế sang trọng, kiểu cách với hàng trăm binh lính, thị nữ phục vụ

Đại Dương

Source Dan Tri

Wednesday, April 23, 2014

Tình bắc sông Cầu - Dân ca Quan họ - Trung Kiên



vienncan hue
Published on Jan 20, 2013

Những ngôi làng cổ ở Việt Nam

Thứ năm, 6/3/14 | 05:05 GMT+7
 
Cổng làng rêu phong, mái ngói đỏ nhuốm màu thời gian hay cây đa, giếng nước... là nơi thanh tĩnh mà du khách muốn tìm về để quên đi những nhọc nhằn của cuộc sống.
 
Những ngôi làng cổ dưới đây mang một vẻ đẹp cổ kính và lãng mạn, đã trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách.
 
1. Làng cổ Đường Lâm, Hà Nội
 
Nằm bên dòng sông Hồng đỏ ngập phù sa, làng Đường Lâm cổ kính với nhiều mái ngói đỏ rêu phong, những bức tường đá ong độc đáo, cùng giếng nước, sân đình như đưa du khách về một miền quá khứ tươi đẹp của những ngôi làng Bắc Bộ trước đây.
 
Chỉ cách Hà Nội 50 km, nhưng bạn sẽ ngỡ ngàng trước một không gian xưa cũ, trầm lặng của một làng cổ vẫn còn lưu giữ những sắc màu thời gian. Khi bước qua cánh cổng làng, những tất bật, chộn rộn của cuộc sống như bị đẩy lại phía sau. Làng cổ Đường Lâm được coi là ngôi làng cổ nhất miền Bắc, hiện còn tới khoảng hơn 900 ngôi nhà truyền thống có niên đại từ thế kỷ 16, nằm rải rác tại các thôn, xóm Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ...
 
lang2.jpg
Những ngôi nhà cổ được xây chủ yếu bằng đá ong đã nhuốm màu thời gian. Ảnh: Tuan Rau
 
Làng có cấu trúc kín với một trục đường chính, từ đó tỏa đi khắp các ngõ ngách trong làng. Bao quanh làng là hệ thống ao, tạo nên phong cảnh lãng mạn, thơ mộng. Vào những ngày nắng nóng, hệ thống ao chính là chiếc điều hòa giúp không khí trong làng trở nên dễ chịu, mát mẻ.
 
2. Làng cổ Phước Tích, Thừa Thiên Huế
 
Nằm bên hạ lưu sông Ô Lâu, ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, cách thành phố sông Hương hơn 40 km, làng cổ Phước Tích như một bảo tàng sống động của văn hóa làng quê Việt được gìn giữ và bảo tồn qua hàng trăm năm.
 
Ngôi làng là một quần thể nhà rường cổ, với hơn 100 ngôi nhà, trong đó có đến 37 ngôi nhà rường có tuổi trên 100 năm, các đền miếu còn nguyên vẹn. Có 12 ngôi nhà rường thuộc loại đặc biệt quý hiếm, có tuổi thọ 150 - 200 năm với những kèo cột, hoành phi được chạm trổ tinh xảo.
 
Du khách sẽ như lạc bước vào một không gian yên tĩnh và tràn ngập màu xanh của các khu vườn. Những tia nắng ấm xuyên qua tán cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi tạo nên một khung cảnh thật đơn sơ nhưng rất thanh bình. Từ đường đi, ngõ hẻm đến sân vườn, sân đình, nhà thờ họ ở Phước Tích luôn sạch sẽ, cây cối được chăm sóc cẩn thận. Du khách cũng sẽ được ngắm nhìn đồ gốm cổ với những hoa văn tinh xảo hay trải nghiệm thử làm “thợ gốm” trong làng.
 
3. Làng cổ Long Tuyền, Cần Thơ
 
Làng cổ Long Tuyền có sông Bình Thủy chảy qua, uốn lượn như thân rồng nằm là nơi sinh ra nhân vật lịch sử Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, người có công chống giặc ngoại xâm. Đến với vùng đất "địa linh nhân kiệt”, du khách sẽ nhìn thấy dãy nhà cổ nằm bên chợ Bình Thủy hiện vẫn còn giữ được nguyên vẹn.
 
Nổi bật nhất là khu nhà cổ của dòng họ Dương xây dựng từ năm 1870, thường được gọi là "nhà cổ Bình Thủy" - một trong những mẫu nhà hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn trên một thửa đất rộng với cổng và tường rào kiến cố bao quanh sân. Đây còn là nơi lưu giữ kho đồ cổ quý giá qua nhiều đời con cháu.
 
Dù trải qua thăng trầm của lịch sử, những cuộc chiến tranh, làng cổ Long Tuyền vẫn còn giữ được nét đặc trưng văn hoá miệt vườn sông nước Nam Bộ.
 
4. Làng cổ Túy Loan, Đà Nẵng
 
Làng cổ Túy Loan thuộc xã Phong Hòa, huyện Hòa Vang, cách thành phố Đà Nẵng chừng hơn 10 km. Đây là ngôi làng cổ trên 500 tuổi, tọa lạc ở vị trí rất thoáng đãng, quay ra mặt sông, nhìn về hướng núi, phong cảnh hữu tình. Du khách sẽ được đắm mình trong không gian đồng quê yên tĩnh, như một bức tranh với dòng sông, bến nước, và những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn.
 
Ngôi đình Túy Loan còn lưu giữ 20 sắc phong thần, sắc, gần nhất từ đời vua Khải Định, tạo nên nét độc đáo và khác biệt so với các ngôi đình khác của làng quê Việt Nam. Trước sân đình là một bình phong theo kiểu cuốn thư lớn, mặt trước đắp nổi hình long mã, mặt trong đắp nổi hình con lân. Tất cả được lắp ghép bằng nghệ thuật sành sứ, rất độc đáo.
 
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình Túy Loan tuy không giữ được nguyên trạng nhưng người ta vẫn thấy những nét uy nghi và trầm mặc, là một nơi du khách thích chút gì cổ kính, xưa cũ muốn tìm về khi ghé thăm Đà Nẵng.
 
5. Làng cổ Phong Nam, Đà Nẵng
 
Với những nét kiến trúc của làng quê Việt cổ xưa, làng cổ Phong Nam (huyện Hòa Vang) là một điểm đến hấp dẫn du khách khi đến miền Trung nắng gió. Du khách như được tìm về miền quê yên ả với những cánh đồng lúa xanh bát ngát, những hàng tre rợp bóng trên đường làng, những nếp nhà cổ rêu phong xưa cũ.
 
Làng Phong Nam cho đến ngày nay vẫn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ… Còn gì tuyệt hơn khi ngồi thư thái dưới lũy tre làng, thoang thoảng đâu đó mùi hương lúa nếp hay nghe tiếng sóng vỗ nhè nhẹ nơi bến sông.
 
Anh Phương
Source VnExpress

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thăm Bắc Ninh

Thứ năm, 10/04/2014 - 09:44

(Trích đăng)
Một số hình ảnh hoạt động của Pháp Vương Gyalwang Drukpa cùng tăng đoàn tại Bắc Ninh

Pháp Vương chủ trì Đại lễ cầu Quốc thái dân an tại Đình Tướng Quốc.
 
Thuyết giảng Phật pháp với thông điệp “Yêu thương trong hành động”.
 
Cử hành lễ Phật tại Chùa Phật Tích.
 
Trao tặng bức tượng Phật cho Thượng tọa Thích Đức Thiện, trụ trì Chùa Phật Tích.
 
Hoan hỉ cùng tăng ni, phật tử.
 
Tin, ảnh: Đào Khoa

Monday, April 21, 2014

VietWeekly - Bắc Ninh: Cảnh quan chùa Bổ Đà



vietweeklytube
Published on Mar 7, 2014

Kiến trúc của chùa gần một trăm gian liên hoàn được xây dựng bằng các vật liệu dân gian: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường

Bắc Giang vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, sở hữu một nền văn hóa phong phú, đặc sắc toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà Sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh xưa ).

Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Chùa có tên là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt là chùa Bổ, còn có các tên gọi khác là chùa Quán Âm. Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc.

Friday, April 18, 2014

Người đẹp Kinh Bắc 2014 - Phần chia tay



Tỉnh Bắc Ninh
Published on Mar 13, 2014

Đôi Dòng Tâm Sự - Soeur Maria Bích Huyền.

Kính Thưa toàn thể Qúy Đồng Hương Dũng Vy trong và ngoài nước.
 
Như bài trước tôi đã nói sơ lược về gia đình anh chị Huỳnh - Hữu ở G.X Duyên Lãng, gia đình chị đã được Chúa ban ơn cách riêng, anh chị có một người con đang sống cuộc đời “Dâng Hiến”. Hôm nay tôi đã liên lạc được với cháu, Soeur Bích Huyền mới về VN nghỉ phép, tôi vội vã giới thiệu cháu Blog Kỷ Yếu Dũng Vy, cháu đã gửi Đôi Dòng Tâm Sự và tiểu sử của cháu để chúng ta cùng rõ về sinh hoạt hiện tại cũng như tương lai của Soeur Maria Bích Huyền. Tôi cảm thấy đây là niềm hãnh diện chung cho toàn thể người gốc Dũng Vy, xin qúy đồng hương cầu nguyện cho Soeur Maria Bích Huyền có đủ nghị lực để tiếp tục hành trình trên con đường Dâng Hiến - Vác Thánh Giá theo chân Chúa.
 
Tôi xin mượn Blog Kỷ Yếu Dũng Vy để giới thiệu đến tất cả qúy đồng hương Tiểu Sử của Soeur Maria Nguyễn Thị Bích Huyền.
 
Trân trọng/Tony Thắng Đinh (TTD).
-----------
 
Đôi Dòng Tâm Sự.
Soeur Maria Bích Huyền.
 
Hai mươi năm sống trong Nhà Chúa, mười hai năm sống ơn gọi “dâng hiến”, đó là chuỗi hồng ân đặc biệt trong cuộc đời tôi. Nhìn lại hành trình, tôi không biết từ bao giờ Thiên Chúa đã chọn gọi tôi theo Ngài.
 
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu tại giáo xứ Duyên Lãng, giáo phận Xuân Lộc, thuộc Long Giao, Nhân Nghĩa, Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Gia đình tôi có ba mẹ và 5 anh chị em. Là một gia đình trung lưu, bố mẹ phải lao động vất vả để nuôi anh em tôi ăn học.
 
Soeur Maria Ngc Huyn cùng toàn gia đình. 
 
tương lai của tôi, ba mẹ đã cho tôi vào một môi trường mới để điều kiện học tập tốt hơn. Năm 1992, khi tôi học lớp 8, ba mẹ quyết định đưa tôi vàonhà nội trú của dòng để tiếp tục đi học. Lúc ấyquê tôi không trường cấp III. Bên cạnh đó, ba mẹ tôi không muốn tôi nghỉ học sớm, thấy bạn cùng trang lứa với tôi hầu như đã nghỉ học hết. Từ lúc này, tôi tiếp tục việc học của tôi trong môi trường sống mới nhà nội trú của Dòng. Học hết cấp II, tôi tiếp tục học cấp III tại trường Phổ Thông Trung Học Nguyễn Trãi, Biên Hoà, Đồng Nai. Năm 1998, tôi tiếp tục học đại học tại trường Đại Học Văn Lang, Thành Phố Sài Gòn tốt nghiệp năm 2002 với văn bằng Cử nhân Quản Trị Kinh Doanh. 
 
Từ điều kiện môi trường sống học tậpnhà nội trú của Dòng, tôi bước theo tiếng gọi của Chúa với chương trình của Nhà Dòng. Với hai năm Đệ Tử, tôi học những môn học như Kinh Thánh, Nội Quy Dòng, Đàn, Giáo Nhân Bản. Sau đó, tôi vào Nhà Tập. Năm 2005, tôi lãnh nhận Hồng Ân Tiên Khấn tại Dòng Nữ Đa Minh Rosa Lima. Sau đó tôi tiếp tục học Thần Học tốt nghiệp cử nhân thần học (Completed the Three Year Course in Basic Philosophy and Theology) tại Học Viện Liên Dòng Nữ Đa Minh Thánh -ma, Sài Gòn. 
 
 
Từ 8/2008 – 8/2010, tôi vừa học Cao Đẳng Mầm Non đồng thời làm xứ vụ tại một cộng đoàn ở Long Khánh. Tháng 9/2010 tôi về lại Nhà Mẹ tại Xuân HiệpThủ Đức chuẩn bị Khấn Trọn Đi 
 
Ngày 6 tháng 8 năm 2011 tôi lãnh nhận Hồng Ân Vĩnh Khấn (Khấn Trọn Đời) tại Dòng Nữ Đa Minh Rosa Lima.
 
 
Sau khi Khấn Trọn Đi, tôi được nhà Dòng định hướng tiếp tục việc học để phục vụ Dòng. Tôi học Anh Văn 1 năm tại Việt Nam một năm tại Philippines. Với khả năng ngôn ngữ được, tôi bước vào ngưỡng cửa Đại Học ở Philippines. Hiện tại, tôi đang học tại De La Salle University of The Philippines, Manila với chuyên ngành Master of Arts in Education with specialization in Formative Counseling/Spiritual Direction. 

 
Nhìn lại quãng đường đã qua, tôi thấy Hồng Ân Chúa trải dài trên cuộc đời tôi. Ngày đó, khi tốt nghiệp đại học tôi cũng suy nghĩ nhiều về Ơn Gọi của tôi, nên tiếp tục theo Chúa hay thôi, bạn tôi sau khi tốt nghiệp hầu hết đã việc làm lương khá cao. Nếu tiếp tục theo Chúa tôi sẽ bỏ hết để vào Nhà Dòng. Tôi cũng suy nghĩ nhiều bao nhiêu tiền của ba mẹ bỏ ra cho tôi ăn học, tôi chưa làm ra đồng tiền nào để trả ơn, tôi bất hiếu lắm không?... Những lần ngồi nói chuyện với ba, mặc không nói ra nhưng tôi biết ba mẹ vẫn thích tôi đi tu hơn. Sau những ngày tháng cầu nguyện, tôi quyết định tiếp tục sống Ơn Gọi Dâng Hiến, tôi xin Chúa nâng đỡ ban ơn cho Gia Đình, xin Chúa làm thay tôi những công việc tôi không thể làm được để trả ơn cho ba . Tin tưởng vào Ơn Chúa, tôi vững bước ra đi. Quả thật, Chúa đã ban ơn chúc lành cho gia đình cách riêng cho chính bản thân tôi. Tôi cảm nhận Hồng Ân tình thương Chúa nâng đỡ tôi từng phút giây trong cuộc sống, những gia đình bản thân tôi được hôm nay do Ơn chúa ban. Chỉ cần một phút giây không Chúa, tôi sẽ không thể làm được . Hằng ngày, tôi cầu xin Chúa ban ơn nâng đỡ, hướng dẫn cùng đồng hành với tôi trong mọi công việc, mọi dự tính tôi sẽ làm. 
 
 Bác V, Chú Vui, Chú Trúc và các em. 
 
Xin được kết thúc bằng bài hátKhúc Ca Tạ Ơncủa Phan Đình Tùng 
 
Lời bài hát: Khúc Ca Tạ Ơn 
 
TK1:
Đời con những nốt nhạc thiêng, Chúa thêu dệt nên thành khúc ca tuyệt vời. 
Đời con khúc hát tri ân, xin dâng một đời lời tạ ơn thiên Chúa. 
Tạ ơn Chúa đã rộng ban phúc ân tràn lan tình mến thương vàn. 
Tạ ơn những nỗi oan khiên Chúa đã tôi luyện một niềm tin trung kiên 

ĐK:
Xin tạ ơn con xin tạ ơn Chúa, mãi muôn đời con xin tạ ơn Chúa. 
trần gian bao khó nguy ngập tràn, tình Ngài thương con bước đi bình an. 
Xin ngợi ca bao la tình thương Chúa, mãi muôn đời ca vang tình thương Chúa. 
Trọn niềm tin con phó trong tay Ngài, đời con tất cả hồng ân. 

TK2:
Đời con những tháng ngày trôi, Chúa an bài cho thật biết bao lạ lùng. 
Đời con tiếng hát không ngơi, ca khen muôn đời lời tạ ơn Thiên Chúa. 
Tạ ơn những lúc bình an Chúa thương tặng ban cuộc sống vui chan hoà 
Tạ ơn những lúc nguy nan Chúa đã thương ban niềm cậy trông miên man.

TK3:
Đời con những lúc buồn vui, Chúa luôn kề bên cùng sớt chia vui buồn. 
Đời con tiếng hát vang xa, hoan ca muôn đời lời tạ ơn Thiên Chúa. 
Tạ ơn những lúc hiền ngoan Chúa thương tặng ban nguồn Thánh ân tuôn tràn. 
Tạ ơn những lúc điêu ngoa Chúa đã thương tha bằng tình yêu bao la. 

Hình chp Phi Lut Tân. 
 
Duyên Lãng, vào Tun Thánh 2014. 
Maria Bích Huyn.
-----------

Ghi chú của Blog KYDV:
Quý vị cũng có thể xem bài viết này tại Hình ảnh - Văn bản KYDV - Soeur Maria Bích Huyền